Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
155,34 KB
Nội dung
ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG TÂM THẦN TRẺ EM I/ Đại cương: Đặc trưng của quá trình phát triển có thể khái quát gồm 3 hiện tượng: 1/ Hiện tượng thích nghi: chủ yếu ở thời kì sơ sinh, là hiện tượng thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể để phù hợp với môi trường sống mới. 2/ Hiện tượng tăng trưởng: các cơ quan, bộ phận phát triển vầ kích thước và chức năng. Chú ý có một số cơ quan cơ thể mà các đơn vị cấu tạo chính không còn tăng thêm sau sinh như thận, não nhưng tế bào vẫn phát triển về chất. Tăng trưởng là hiện tượng đặc thù của cơ thể trẻ em. 3/ Hiện tượng trưởng thành: là sự hoàn thiện tới mức cao nhất thường xảy ra vào thời kì dậy thì. Các nội tiết tố hoạt động mạnh làm các tế bào sinh dục biến đổi cấu trúc và chức năng, các cơ quan cũng tăng trưởng để trưởng thành. II/ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất: - Di truyền - Chủng tộc - Nội tiết - Tâm lý tình cảm III/ Đặc điển của sự phát triển: Sự phát triển các cơ quan bộ máy là không cùng tốc độ ; - Não: năm đầu tiên phát triển rất nhiều và gần như hoàn chỉnh lúc tròn 6 tuổi - Cột sống: phát triển mạnh lúc dậy thì - Tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục: phát triển chủ yếu ở thời kỳ dậy thì IV/ Các chỉ số đánh giá phát triển thể chất: - 1/ Cân nặng theo tuổi: Đường biểu diễn cân nặng theo tuổi dùng để theo dõi dinh dưỡng, phát hiện suy dinh dưỡng cấp: Cân nặng của trẻ giảm hoặc đứng cân 2 tháng liền báo hiệu nguy cơ bệnh suy dinh dưỡng. - 2/ Chiều cao theo tuổi: Đường biểu diễn chiều cao theo tuổi dùng để theo dõi suy dinh dưỡng mãn : suy dinh dưỡng kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều đợt trong quá khứ để lại hậu quả thiếu chiều cao so với tuổi. Kết hợp cả hai chỉ số trên ta có chỉ số cân nặng theo chiều cao để đánh giá chế độ dinh dưỡng hợp lý chưa (béo phì hoặc quá gầy gò) - 3/ Vòng đầu và sự phát triển của não: Phản ảnh khối lượng não . sơ sinh 34 -35 cm . 1 tuổi 46 -47 cm . 6 tuổi 54 -55 cm (gần như người lớn) - 4/ Vòng cánh tay . trẻ từ 1 - 5 tuổi : 14 -15 cm Nếu số đo dưới 12 cm: trẻ suy dinh dưỡng nặng . Đo vòng cánh tay là cách đơn giản phát hiện được suy dinh dưỡng nhưng rất muộn và không có giá trị khi trẻ bị phù (trong số đó có suy dinh dưỡng thể phù), - 5/ Sự phát triển của răng: . Chế độ ăn và sức khỏe của sản phụ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ răng trẻ. . Suy dinh dưỡng, còi xương làm răng chậm mọc, dể hư . Răng sữa bắt đầu mọc từ tháng thứ 6 : . 0-6 tháng chưa mọc răng. . 6 -12 tháng: 4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới . 12 -18 tháng: 4 răng sữa tiền hàm . 18 -24 tháng: 4 răng nanh . 24 -30 tháng: 4 răng hàm lớn . Tổng cộng: hoàn tất mọc 20 răng sữa. - 6/ Tuổi của xương: Người ta chụp X-quang xương bàn tay ,cổ tay,bàn chân …,xem các điểm hóa cốt của chúng để biết tuổi xương và đánh giá sự trưởng thành của xương so với tuổi thật và tuổi thật so với chiều cao. Thông thường 3 tuổi này ăn khớp với nhau. - 7/ Đánh giá mức độ dậy thì: Tuổi dậy thì trung bình của bé gái là 11 tuổi ( 9 tới 16) . độ 1: chưa có dấu hiệu . độ 2: vú bắt đầu phát triển, mọc ít lông nách, lông mu . độ 3 -4: núm vú phát triển, lông nhiều hơn, môi lớn môi nhỏ phát triển . độ 5: bắt đầu có kinh nguyệt ( khoảng 2 năm sau độ 2) Tuổi dậy thì trung bình của bé trai là 12 tuổi ( 10 tới 18) . độ 1: chưa có dấu hiệu . độ 2: tăng thể tích tinh hoàn và dương vật, mọc lông nách, lông mu . độ 3: bể giọng . độ 4: cơ phát triển . độ 5: bắt đầu có dấu hiệu xuất tinh V/ Đặc điểm phát triển của từng thời kì: 1/ Sơ sinh: Chủ yếu là hiện tượng thích nghi, chấm dứt kiểu sống lệ thuộc để sống độc lập; hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có biến đổi nhiều nhất: phổi bắt đầu hô hấp trao đổi khí còn hệ tim mạch chuyển tuần hoàn nhau thai thành tuần hoàn sơ sinh. Các cơ quan khác như da, trung tâm điều nhiệt, hệ tiêu hóa cũng có biến đổi thích nghi. Trẻ đẻ càng non càng khó thích nghi Trẻ sơ sinh mất cân sinh lý 10% trong tuần đầu, rồi mỗi ngày lên cân lại 25 tới 30 gram. Trẻ ngủ 20 –trên 24 giờ, có các phản xạ nguyên phát, các động tác thì lộn xộn, không kiểm soát được trừ động tác bú, quay đầu nhìn theo. Trương lức cơ tăng ở chi và giảm ở thân. Khả năng nhận thức và phát triển tình cảm: tủy mỗi trẻ, tùy môi trường và tùy vào sự chăm sóc vỗ về âu yếm của mẹ. Đặc điểm về bịnh lý thời kì này: các bệnh bẩm sinh, bệnh do di truyền, các bịnh nhiễm trùng sơ sinh.Trẻ cần được bú mẹ,nhất là sữa non để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng 2/ Thời kỳ nhũ nhi: - Phát triển thể chất: . 3 tháng tuổi : trẻ lên cân 20gram/ ngày . 6 tháng: nặng gấp đôi lúc sanh . 12 tháng: nặng gấp 3 lúc sanh hoặc hơn, chiều cao từ 70 - 75cm (gần bằng nửa người trưởng thành) . trẻ đẻ non nếu được dinh dưỡng đầy đủ sẽ bắt kịp trẻ bình thường - Phát triển tâm thần vận động: Ngủ giảm dần còn 14 -16giờ một ngày, tới 6 tháng ngủ được 8giờ một đêm. Vận động và nhận thức: Từ 2 tháng trương lực cơ các chi giảm dần, cổ giữ vững, nằm sấp thỉnh thoảng tự ngóc đầu; biết dõi mắt nhìn theo người hoặc vật. Từ 3 tháng giảm dần phản xạ Moro, biết quay đầu lắng nghe biểu lộ tình cảm. Từ 4 tháng biết lật, cười ra tiếng, biết la khóc vì sợ hãi, biết biểu lộ thích thú. Từ 6 tháng, biết trườn, cổ giữ thẳng được đầu, chuyển vật từ tay này qua tay kia cầm, đưa vật vào miệng, nhặt đồ chơi bằng 5 ngón tay, biết nhận người lạ, và trốn các mối đe dọa. Từ 9 tháng, tự ngồi vững, nhặt vật nhỏ bằng 2 ngón tay, phát âm và hiểu được từng tiếng, thích trò chơi âm thanh và hình ảnh. Từ 12 tháng, bước đi, tự đứng dậy một mình, chơi được trò chơi đơn giản, nói câu 2 -3 từ, biết lời khen và cấm đoán - Tình cảm và quan hệ xã hội: tuổi này trẻ tự thiết lập cách phản ứng với môi trường xã hội.Khi vui, khi hờn giận, không vừa lòng, trẻ biết sử dụng gương mặt, mắt tiếng cười, tiếng khóc để bày tỏ cho người khác biết và làm theo ý mình. Từ 6 tháng, trẻ biết nhớ mẹ. - Đặc điểm bịnh lý: 2 -3 tháng: có thể giống đặc điểm bịnh lý thời kỳ sơ sinh. Các bịnh dễ mắc trong thời kì này là nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi; trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, và các tai nạn như chấn thương, bỏng, dị vật đường thở 3/ Thời kỳ 1 -2 tuổi: Trẻ 12 tháng-15 tháng dã bắt đầu đi rồi đi được một mình do tiểu não dần dần hoàn thiện chức năng , trẻ biết tranh giành đồ chơi , nghe và làm theo các chỉ dẫn hoặc động tác đơn giản,trẻ tò mò nhưng hoàn toàn chưa biết các mối nguy hiểm,trẻ dễ bị tai nạn Trẻ18 tháng trẻ chạy vững ,bò dược lên cầu thang,tiêu tiểu biết gọi,tự múc thức ăn nhưng không khéo. Trẻ 21 tháng biết vịn lên cầu thang,nói vài câu dài,biết rửa tay Trẻ 24 tháng trẻ bước xuống cầu thang được,nói được nhiều hơn,biết hát tự mặc đồ Về tâm thần : nhận thức bắt đầu phong phú và hình tượng hóa.Trẻ tập đi,tập kiểm soát tiêu tiểu là trẻ tự kiềm chế ,kiẻm soát bản thân,nhận biết sơ khởi luật lệ xã hội, và tự tin Về bệnh tật,trẻ hay mắc các bệnh như trẻ nhũ nhi lớn,các bệnh mũi họng,viêm amiđan ,các tai nạn.Sốt cao co giật thường xảy ra nhất là ở lứa tuổi này. 4/ Thời kỳ 3-5 tuổi: Trẻ tăng cân chậm hơn ( 2kg/năm ), mỗi năm tăng 5cm chiều cao. Vòng đầu đạt 55cm ,dủ răng. Về tâm thần : khi đi học trẻ cảm thấy như bị bỏ rơi, trẻ cần được chăm lo vỗ về khi xa mẹ để thích nghi dần với đời sống cộng đồng.Tuổi này trẻ bắt đầu phân biệt được giới tính. Về bệnh tật,trẻ thường bị bệnh lây do đời sống tập thể;viêm amiđan;hen 5/Thời kỳ 6-12 tuổi: Tròn 6 tuổi, não được1300g như người lớn,sự biệt hóa và tăng trưởng não bộ đả hoàn thành.Trẻ bắt đầu thay răng. Tuổi này trẻ cần được đi hoc để hoàn thiện ngôn ngữ,phát triển trí tuệ,đi học trẻ biết ý thức hoàn thành nghĩa vụ,tạo được các quan hệ xã hội ; trẻ tham gia vào trò chơi tập thể.dần dần chia tay tuổi thơ. Tuổi này trẻ giảm mắc bệnh dần .Các bệnh mãn nếu không chữa hoăc kiểm soát sẽ có biến chứng hoặc di chứng.Các bệnh học đường hay xuất hiện như vẹo cột sống,tật khúc xạ 6/ Thời kỳ dậy thì: Các tuyến nội tiết tăng hoạt động,đăc biệt là tuyến sinh dục làm trẻ tăng trưởng mãnh liệt,trẻ tăng chiều cao,tăng khối lượng cơ,xương ; tim tăng gấp đôi khối lượng;dung tích sống tăng gấp đôi để cuối cùng trẻ đạt kích thước như người lớn. Về tâm lý tình cảm:Trẻ vẫn còn là đứa trẻ,rất cần được sự chỉ dạy của người lớn một cách khéo léo phù hợp.Do đây là giai đoạn tự khẳng định mình,hay đối kháng gia đình,chưa hình thành lý tưởng,trẻ thường có tâm lý không ổn định,tính khí thất thường,hành vi nông nổi, rất dễ dẫn tới những hậu quả không lường trước được. [...]...Về bệnh tật: giai đoạn này trẻ thường ít bệnh tật hơn cả ,tuy nhiên tự tử và các bệnh tâm thần lại xuất hiện nhiều TÀI LIỆU THAM KHẢO: -Tạ Thị Ánh Hoa;Sự phát triển tâm thần và vận động; Bài giảng nhi khoa tập 1;Trường Đại học Y Dược TP HCM,1996,tr30-36 -Hoàng Thị Diễm Thúy;Sự phát triển tâm thần và vận động; Bài giảng nhi khoa tập 1;Trung tâm Đào tạo & BDCBYT TP HCM,2004 tr -John Olson;The... Feigelman;Growth,Development,and Behavior;Nelson Textbook of Pediatrics,18th edition,2007,tr41-61 CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 1/ Nêu đặc trưng của quá trình phát triển nói chung và các yếu tố ành hưởng đến quá trình này 2/ Nêu 7 chỉ số để đánh giá quá trình phát triển trẻ em 3/ Trình bày sơ lược các đặc điểm và các khả năng đạt được của trẻ qua từng thời kỳ . ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG TÂM THẦN TRẺ EM I/ Đại cương: Đặc trưng của quá trình phát triển có thể khái quát gồm 3 hiện tượng:. được dinh dưỡng đầy đủ sẽ bắt kịp trẻ bình thường - Phát triển tâm thần vận động: Ngủ giảm dần còn 14 -16giờ một ngày, tới 6 tháng ngủ được 8giờ một đêm. Vận động và nhận thức: Từ 2 tháng. chức năng , trẻ biết tranh giành đồ chơi , nghe và làm theo các chỉ dẫn hoặc động tác đơn giản ,trẻ tò mò nhưng hoàn toàn chưa biết các mối nguy hiểm ,trẻ dễ bị tai nạn Trẻ1 8 tháng trẻ chạy vững