37 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN (1973 – 2010)_2 pptx

10 246 0
37 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN (1973 – 2010)_2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

37 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN (1973 – 2010) Tuy nhiên, hiện nay không ít nhà đầu tư nước ngoài, kể cả của Nhật Bản vẫn còn băn khoăn là liệu môi trường đầu tư của Việt Nam có ổn định lâu dài và nhất là một số hạn chế, bất cập lâu nay tồn đọng có nhanh chóng được tháo gỡ như: kết cấu hạ tầng của nhiều địa phương, địa bàn đầu tư quá yếu kém, thủ tục hành chính còn cồng kềnh, phiền hà, trong khi đó giá cả thuê đất, văn phòng, nhà xưởng, một số dịch vụ kèm theo cần thiết khác lại quá đắt so với tương quan chung khu vực Những băn khoăn này đã được nhiều doanh nhân Nhật Bản trao đổi và đề nghị tại một số cuộc hội thảo về đầu tư vào Việt Nam đã được tổ chức tại Tô-ky-ô ngày 20-2-2006; tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (Hà Nội, 6-6-2006); tại Hội khảo kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và Lễ ra mắt Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản (Hà Nội, 21-8-2006); tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ (Hà Nội, 2-6-2008). Trên thực tế, để tiếp tục tháo gỡ những trở ngại đó, hiện nay cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản đều đang tích cực triển khai giai đoạn 3 của Chương trình hành động "Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản" về cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản Nhật Bản là nước đã tích cực hỗ trợ phát triển tài chính để góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt vào cuối năm 1992. Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã xấp xỉ 10,5 tỉ USD, trong đó trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) những năm qua, Nhật Bản đều tiếp tục khẳng định vị trí là nhà tài trợ đứng đầu ở Việt Nam. Vì thế, ODA của Nhật Bản trong năm 2006 cho nước ta đã đạt mức cao, trị giá 835,6 triệu USD. Năm 2007, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, đạt 1,1 tỉ USD/năm trong khi ODA của Nhật Bản dành cho quốc tế nói chung đã giảm. Năm 2008, mặc dù trong bối cảnh khó khăn suy thoái chung của kinh tế thế giới và khu vực, trong đó Nhật Bản còn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức cả về chính trị, kinh tế và xã hội, song Chính phủ Nhật Bản vẫn cam kết tiếp tục ưu tiên vốn ODA dành cho Việt Nam là 94.353 triệu yên (khoảng 994 triệu USD). Năm 2009, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 155 tỷ yên, cao nhất từ trước đến nay. Khoản vốn vay này sẽ được đầu tư cho 6 dự án lớn: Xây dựng đường tàu điện ở Thủ đô Hà Nội; Đường vành đai 3 Hà Nội; Đường tàu cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Dầu Giây; Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, Cải thiện môi trường nước ở thành phố Huế; và Dự án xây dựng mạng lưới truyền tải điện. Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như: khôi phục Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), xây dựng Cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai, xây dựng hệ thống cấp nước ở Gia Lâm (Hà Nội) và Hải Dương, xây dựng các cầu nhỏ ở nông thôn, và hơn 200 trường tiểu học ở vùng bão, nâng cấp và xây dựng nhiều công trình như: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10, các cầu trên quốc lộ 1, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, đại lộ Đông - Tây (Thành phố Hồ Chí Minh), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), cầu Thuận Kiều (Hải Phòng), cầu Thanh Trì (Hà Nội), đường hầm xuyên đèo Hải Vân v.v Đáng lưu ý, cầu Bãi Cháy hiện đang là cầu lớn và hiện đại nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Đông - Nam Á, và là một trong 5 cầu hiện đại nhất thế giới. Hiện nay, Nhật đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng các dự án: Dự án Sân bay quốc tế Long Thành, Dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang-Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.như đường cao tốc Bắc- Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nghiên cứu khả thi hai đoạn đường sắt cao tốc: Hồ Chí Minh - Nha Trang và Hà Nội – Vinh, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, hỗ trợ Dự án Sân bay quốc tế Long Thành, Dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang-Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Về việc phát triển nguồn nhân lực, công tác giáo dục - đào tạo và thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa của Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tích cực. Hằng năm, thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài chính khác nhau, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học - kỹ thuật của Việt Nam. Một số lượng lớn chuyên gia và tình nguyện viên Nhật Bản hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam với nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, tiểu vùng Mê Công mở rộng Về năng lượng, phát triển tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu Từ các quan điểm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường toàn cầu, hai bên công nhận tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và đưa quan hệ hợp tác này lên một tầm cao mới bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình với nhận thức về sự cần thiết bảo đảm không phổ biến hạt nhân, bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân phù hợp với những qui định của các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên. Hai bên hoan nghênh việc kết thúc thành công cuộc đàm phán trên nguyên tắc về nội dung của Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình. Chính phủ Việt Nam đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân tại địa điểm nhà máy điện hạt nhân thứ 2 thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, sự hợp tác của Nhật Bản trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, than, dầu và khí tự nhiên, dự trữ dầu, điện, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng sạch và ICT. Hai bên khẳng định hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam, dưới hình thức phối hợp khảo sát địa chất, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường nhằm phát triển nguồn tài nguyên bền vững và chương trình nghiên cứu và phát triển chung trên cơ sở giữa hai Chính phủ. Sự hợp tác hiện nay giữa hai nước trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, như hợp tác liên quan tới rừng, xây dựng các công trình hạ tầng ứng phó với nước biển dâng…sử dụng công nghệ tiên tiến liên quan tới bảo tồn năng lượng, phát triển năng lượng sạch và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp và các lĩnh vực khác là điều quan trọng chủ yếu trong việc tạo ra tính tương hợp giữa môi trường và nền kinh tế cũng như trong việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu đồng thời đạt được sự tăng trưởng bền vững. Hai bên nhất trí giao các Bộ ngành liên quan của hai nước trao đổi ý kiến để thực hiện các mục tiêu trên, bao gồm khả năng thành lập một cơ chế tín dụng bù trừ song phương. Về hợp tác khoa học và kỹ thuật Hai bên nhắc lại và hoan nghênh kết quả đạt được của cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về Khoa học và Kỹ thuật được tổ chức tại Hà Nội ngày 19 tháng 6 năm 2009. Phía Việt Nam hoan nghênh các nỗ lực của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác song phương về vũ trụ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Nhật Bản xem xét khả năng thiết lập một trường Đại học chất lượng cao tại Việt Nam, và bày tỏ tin tưởng rằng đây sẽ là nội dung hợp tác thiết thực và có ý nghĩa đặc biệt đối với quan hệ Việt Nam - Nhật Bản về lâu dài. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ xem xét đề nghị trên của phía Việt Nam. Về hợp tác khu vực và quốc tế Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ và hợp tác giữa Nhật Bản và các nước khu vực sông Mê Công trong mấy năm qua đã đạt được tiến triển đáng kể trong nhiều lĩnh vực như chính trị và kinh tế, đóng góp thiết thực cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Hai bên hoan nghênh kết quả Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản lần thứ hai tổ chức vào ngày 29 tháng 10 năm 2010, ghi nhận kết quả đáng kể trong việc triển khai “Kế hoạch Hành động 63 Mê Công-Nhật Bản” và những sáng kiến khác do các nước khu vực sông Mê Công đề xuất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Sáng kiến “Một Thập kỷ hướng tới Mê Công xanh” và “Chương trình Hành động Sáng kiến Hợp tác Kinh tế Công nghiệp Mê Công-Nhật Bản”, bày tỏ hy vọng những sáng kiến này sẽ được thực hiện có hiệu quả. Hai bên chia sẻ nhận thức về tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác giải quyết các thách thức khu vực và quốc tế. Thủ tướng Na-ô-tô Can ca ngợi vai trò xây dựng của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của Nhật Bản với tư cách Chủ tịch APEC 2010 và khẳng định rằng Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để đảm bảo thành công của Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 18 vào tháng 11 năm 2010. Hai bên nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ nhằm thúc đẩy hơn nữa những khuôn khổ khu vực hiện có như ASEAN-Nhật, ASEAN+3 và Hội nghị Cấp cao Đông Á; tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực cùng quan tâm; khuyến khích các nỗ lực hội nhập khu vực tại Đông Á, trong đó bao gồm các nghiên cứu về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện ở Đông Á (CEPEA) và sự đóng góp hiệu quả của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN - Đông Á (ERIA). Hai bên khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác nhằm sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó bao gồm việc mở rộng thành viên thường trực và không thường trực, để tăng tính đại diện, tính chính đáng, hiệu quả và khả năng đáp ứng thực tế của tổ chức này đối với cộng đồng quốc tế trong thế kỉ 21. Phía Việt Nam khẳng định lại việc Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hai bên khẳng định lại sự ủng hộ đối với việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên Bán đảo Triều Tiên, phù hợp với Tuyên bố chung tháng 9 năm 2005 của đàm phán 6 bên và các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề nhân đạo. Hai bên bày tỏ sự hài lòng đối với kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng Na-ô-tô Can và cho rằng chuyến thăm đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản. Triển vọng phát triển Tuy còn có những hạn chế, bất cập trong từng lĩnh vực hợp tác cụ thể, song nhìn lại toàn bộ chặng đường phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 35 năm qua, sự tiến triển này ngày càng khả quan hơn. Hướng tới kỷ niệm trọng thể 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, nhiều hoạt động kỷ niệm phong phú như trao đổi đoàn các cấp, các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai nước đã được tổ chức tại Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt mới đây, Đại nhạc hội Việt Nam - Nhật Bản với tên gọi "Giấc mơ về một nền hòa bình" đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai đêm 24 và 26-5-2008. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương, có một chương trình âm nhạc lớn được dàn dựng trọng thể và rất công phu tại Việt Nam với sự tham dự của nhiều ca sĩ Nhật Bản nổi tiếng; và cũng là lần đầu tiên nhiều ca sĩ tên tuổi của Việt Nam đã được giới thiệu tới công chúng Nhật Bản qua các kênh truyền hình trung ương của cả hai nước, được đông đảo công chúng hoan nghênh Vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay và triển vọng cho cả hai nước là làm thế nào tiếp tục nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của quan hệ hợp tác phát triển toàn diện về nhiều lĩnh vực sao cho phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển thực tiễn của cả hai nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa; vừa hợp tác vừa cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ, sôi động. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho không chỉ của các vị lãnh đạo cấp cao, các nhà quản lý, các cơ quan chức năng liên quan, mà còn của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải pháp hợp tác phát triển giữa hai nước. Thiết nghĩ, nước ta cần chủ động xây dựng một chiến lược hợp tác phát triển toàn diện dài hạn với Nhật Bản từ nay đến năm 2020, trước hết là phối hợp cùng với phía Nhật Bản thúc đẩy nhanh việc sớm ký kết VJEPA, và coi Nhật Bản là một trong số không nhiều những đối tác quan trọng hàng đầu mà hiện nay chúng ta đang có quan hệ hợp tác phát triển. . 37 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN (1973 – 20 10) Tuy nhiên, hiện nay không ít nhà đầu tư nước ngoài, kể cả của Nhật Bản vẫn còn băn khoăn là liệu môi trường đầu tư của Việt Nam có. nghiệp Việt Nam (Hà Nội, 6-6 -20 06); tại Hội khảo kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và Lễ ra mắt Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản (Hà Nội, 21 -8 -20 06); tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa. vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) những năm qua, Nhật Bản đều tiếp tục khẳng định vị trí là nhà tài trợ đứng đầu ở Việt Nam. Vì thế, ODA của Nhật Bản trong năm 20 06 cho nước ta đã đạt mức

Ngày đăng: 26/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan