Việc trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc đồng nghĩa với lợi thế Việt Nam sẽ có điều kiện và cơ hội để thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện với tổ chức quốc tế lớn nhất hành
Trang 1TS Lª Mai Anh *
1 Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập
Liên hợp quốc
Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại Liên
hợp quốc, nguyên Tổng thư kí Liên hợp quốc
- ông K Waldheim đã long trọng phát biểu:
“Ngày 20/9/1977, ngày mà Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kết nạp
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý
nghĩa quan trọng không chỉ đối với Việt Nam
mà đối với cả Liên hợp quốc Sau cuộc chiến
đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do,
nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những
cố gắng to lớn của Liên hợp quốc nhằm thiết
lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”.(1)
Phải nhìn lại những năm 70 của thế kỉ XX
(là thời kì khó khăn đối với Việt Nam - đất
nước vừa bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh,
bị cô lập với thế giới bên ngoài trong điều
kiện lại đang phải đương đầu với nhiều thách
thức trước việc làm cho nền kinh tế và đời
sống xã hội khởi sắc khi bắt đầu bước sang
giai đoạn phát triển tiếp theo) thì mới có thể
thấy hết ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập
Liên hợp quốc
Việc trở thành thành viên chính thức của
Liên hợp quốc đồng nghĩa với lợi thế Việt
Nam sẽ có điều kiện và cơ hội để thiết lập
quan hệ hợp tác toàn diện với tổ chức quốc tế
lớn nhất hành tinh này và như vậy, trên mọi
phương diện, Liên hợp quốc trở thành một
trong số đối tác phát triển lớn của Việt Nam
Song song với phát triển các quan hệ hợp tác
song phương, Liên hợp quốc còn đóng vai trò là cầu nối và diễn đàn quốc tế quan trọng
để Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế tại khu vực (với ASEAN) cũng như liên khu vực (với diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); diễn đàn hợp tác
Á - Âu (ASEAM)
Mặt khác, khi hiện diện và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Liên hợp quốc với
tư cách của thành viên chính thức, Việt Nam
sẽ có nhiều thuận lợi để thiết lập, tăng cường
và mở rộng quan hệ hợp tác với các thành viên Liên hợp quốc, nhất là thành viên của khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương Thông qua các chương trình hỗ trợ
về nhiều lĩnh vực, Liên hợp quốc góp phần quan trọng trong việc giúp Việt Nam khả năng tiếp cận với nền kinh tế thế giới và khu vực Đã có một sự thay đổi lớn về kinh tế và
xã hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực mà xuất phát điểm
là việc gia nhập Liên hợp quốc Sau 28 năm, quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc tiến triển tốt đẹp và Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cộng đồng các quốc gia thành viên Liên hợp quốc Việt Nam duy trì quan hệ với Liên hợp quốc chủ yếu thông qua hai kênh: a) Với hệ thống phát triển Liên hợp quốc;(2) b) Thông qua diễn đàn Liên hợp quốc, trong đó, với tư
* Giảng viên chính Khoa luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2cách thành viên của tổ chức này, Việt Nam
có các hoạt động tích cực theo các khuôn khổ
hoạt động của Liên hợp quốc hoặc trên
những cương vị mà Việt Nam nắm giữ ở các
cơ quan, thiết chế của Liên hợp quốc
2 Các giai đoạn phát triển chính
của quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên
hợp quốc
Từ năm 1977 đến nay, quan hệ giữa Việt
Nam với hệ thống phát triển Liên hợp quốc
(mà trọng tâm là với UNDP) đã có những
bước tiến khá dài, với nhiều thành tựu quan
trọng ở những giai đoạn tái thiết sau chiến
tranh, cải cách mở cửa và thực hiện đổi mới
để hội nhập khu vực và quốc tế
* Giai đoạn 1977 - 1986
Có thể nói, ngay từ đầu, Việt Nam đã
tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của nhiều
thành viên Liên hợp quốc Đại hội đồng
Liên hợp quốc khóa 32 (1977) đã thông qua
Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ
chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái
thiết sau chiến tranh.Trong giai đoạn này,
tuy chiến tranh lạnh tác động làm cho quan
hệ Việt Nam - Liên hợp quốc còn ở mức
hạn chế nhưng Việt Nam vẫn đã tận dụng
được nhiều nguồn lực từ hệ thống phát triển
Liên hợp quốc
Cụ thể, trong giai đoạn này, do quan hệ
giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài hầu
như vẫn cách biệt nên UNDP thực tế đã trở
thành một trong những kênh quan trọng nhất
giúp Việt Nam tiếp cận với việc chuyển giao
kĩ thuật công nghệ mới, tri thức và thiết bị
tiến tiến từ bên ngoài Hệ thống phát triển
Liên hợp quốc đã góp phần tạo điều kiện
thuận lợi để nâng cao trình độ công nghệ và
thúc đẩy tiến bộ về khoa học kĩ thuật ở Việt Nam Vấn đề cung cấp trang thiết bị, đào tạo tay nghề để vận hành được các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp là trọng tâm của chương trình hợp tác giai đoạn 1977 - 1986
Hệ thống này cũng đã cung cấp cho Việt Nam chuyên gia tư vấn quốc tế, các cơ hội đào tạo ở trong và ngoài nước Xét từ góc
độ kinh tế, kĩ thuật và cả về chính trị, sự trợ giúp của hệ thống phát triển Liên hợp quốc
ở giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam
* Giai đoạn từ 1986 đến 1995
Từ năm 1986 Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Lúc này sự hỗ trợ của hệ thống phát triển Liên hợp quốc tập trung vào lĩnh vực xây dựng thể chế và chính sách kinh tế vĩ
mô, phục vụ cho cải cách kinh tế và phát triển nguồn nhân lực Các hoạt động hợp tác với Liên hợp quốc là nguồn hỗ trợ đáng kể cho xây dựng các chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lí của các cơ quan và trình
độ cho công chức trong quá trình cải cách Rất nhiều các dự án do Liên hợp quốc tài trợ được triển khai tại Việt Nam đã có tác dụng cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội và tạo ra những động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để
có thể chủ động hội nhập một cách bình đẳng vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trên thực tế, kênh hợp tác với hệ thống phát triển Liên hợp quốc đã góp một phần tích cực vào việc nâng cao trình độ kĩ thuật trong sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học - kĩ thuật và giải quyết những vấn
Trang 3đề xã hội khác ở Việt Nam Đặc biệt, Hệ
thống phát triển Liên hợp quốc đã có những
hỗ trợ thiết thực cho quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam.(3)
* Giai đoạn từ 1995 đến nay
Nét điển hình trong quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam với hệ thống phát triển
Liên hợp quốc giai đoạn này là sự vượt ra
ngoài phương thức hỗ trợ dự án truyền
thống để chuyển dần sang cung cấp tư vấn
chính sách.(4)
Sang giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX,
những cải cách tích cực trong nền kinh tế
đã giảm đáng kể tỉ lệ nghèo ở Việt Nam
nhưng so với thế giới và ngay cả một số
nước trong khu vực vẫn còn ở mức cao Vì
vậy, UNDP bắt đầu tập trung nhiều hơn
vào việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng các
chiến lược, chính sách và định chế phục vụ
mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và phát triển
con người bền vững
Trong thời gian này, cùng với cải cách
mở cửa, Việt Nam đã nỗ lực tham gia vào
tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế mà
trọng tâm là tiến trình gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) Hệ thống phát
triển Liên hợp quốc đã cung cấp cho Chính
phủ Việt Nam những chuyên gia tư vấn chất
lượng cao để giúp Việt Nam tiếp cận với
thông tin và kiến thức mới nhất về toàn cầu
hóa và WTO Từ đây lộ trình chủ động gia
nhập WTO dần được hình thành
Các lĩnh vực hợp tác khác cũng ngày
càng được tăng cường giữa Việt Nam và hệ
thống này, như lĩnh vực phát triển chính sách
xã hội, quản lí môi trường và tài nguyên
thiên nhiên Nhiều dự án của UNDP đã góp
phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường thời kì 2001 - 2010, nâng cao hiểu biết cộng đồng về chiến lược này, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lí tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam
Tóm lại, thực tiễn hoạt động phong phú
của hệ thống phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy:
- Sở dĩ có được chất lượng hoạt động của
hệ thống này trong những năm qua tại Việt Nam là vì Việt Nam đã sớm hình thành được khuôn khổ chính sách phù hợp với các hoạt động trợ giúp của hệ thống phát triển Liên hợp quốc;
- Trong thực tế hoạt động của mình, Liên hợp quốc luôn có ưu tiên cao cho phát triển năng lực và đây được coi là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả Do vậy, cũng như bất kì đối tác nào của Liên hợp quốc, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và nhanh chóng hoàn thiện chiến lược mới để phát triển năng lực quốc gia cũng như năng lực trong các ngành kinh
tế, khoa học kĩ thuật, pháp luật, thông qua hợp tác kĩ thuật - công nghệ tiên tiến;
- So với trước đây, hệ thống phát triển của Liên hợp quốc hiện nay đã có những thay đổi ở mức toàn cầu, vì vậy, cần có sự hiểu biết đầy đủ về phía đối tác Việt Nam đối với các ưu tiên và chính sách của Liên hợp quốc để có thể thăm dò và khai thác các cơ hội tốt từ phía Liên hợp quốc nhằm bổ sung cho những nỗ lực phát triển quốc gia nói trên của Việt Nam
Đây chính là cơ sở quan trọng để điều
Trang 4chỉnh và phát triển quan hệ đối tác Việt Nam
- Liên hợp quốc trong thời gian tới Mặc dù
Việt Nam hiện đang có nhiều nguồn viện trợ
phát triển phong phú và Liên hợp quốc chỉ là
một trong số đó nhưng sự giúp đỡ của tổ
chức này cho Việt Nam vẫn là mối quan tâm
hàng đầu của Chính phủ Việt Nam Ưu tiên
của quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc thời
gian tới là tập trung trước hết vào lĩnh vực
xóa đói, giảm nghèo, trong đó, tăng trưởng
kinh tế là điều kiện cơ bản để vượt qua đói
nghèo và xóa bỏ hiện trạng nghèo đói
Liên hợp quốc trong mối quan hệ đối tác
phát triển với các nước như Việt Nam cũng
rất chú trọng đến vấn đề ưu tiên cho phát
triển năng lực, theo đó, Liên hợp quốc trong
vai trò tài trợ còn Việt Nam phải tự làm lấy
các công việc của mình Bên cạnh đó, Liên
hợp quốc vẫn có định hướng tham gia tích
cực vào các ngành và các lĩnh vực hoạt động
có lợi ích quan trọng đối với Việt Nam.(5)
Ngoài kênh hợp tác với hệ thống phát
triển Liên hợp quốc, Việt Nam còn thông qua
Liên hợp quốc để có diễn đàn triển khai nhiều
hoạt động đối ngoại, ngoại giao của mình, qua
đó tăng cường thế và lực tại Liên hợp quốc cả
về chiều rộng cũng như chiều sâu, phù hợp
với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương, đa dạng hóa và sẵn sàng là bạn, là
đối tác tin cậy với các nước, với các tổ chức
quốc tế Việt Nam tham gia vào một số chức
vụ và cơ quan của Liên hợp quốc Việt Nam
ngày càng tích cực và chủ động trong các hoạt
động duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, giải
trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế - xã
hội, dân số và bảo vệ môi trường, vốn là những chương trình nghị sự được thực hiện trong khuôn khổ Liên hợp quốc.(6)
3 Việt Nam trong vai trò cầu nối giữa Liên hợp quốc và ASEAN
Ngoài tư cách thành viên Liên hợp quốc, ngày 20/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations - ASEAN) Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN với tư cách thành viên chính thức đã thực sự mở ra thời kì phát triển mới của quan hệ quốc tế khu vực - thời
kì khu vực hóa, phát triển đồng thời với xu thế toàn cầu hóa
Cũng như những tổ chức quốc tế khu vực khác, ASEAN và các nước thành viên ASEAN (trong đó có Việt Nam) đã thể hiện vai trò của mình thông qua những đóng góp
cụ thể cho việc duy trì hòa bình an ninh tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ giữa hai
tổ chức này còn rất khiêm tốn Hiện tại, sự hợp tác giữa ASEAN với nhiều cơ quan của Liên hợp quốc, đặc biệt là với Hội đồng bảo
an vẫn trên cương vị của một nước ASEAN
là thành viên Liên hợp quốc hoặc thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an nhiều hơn là giữa một tổ chức khu vực với
cơ quan quan trọng này của Liên hợp quốc Thực tế đó cho thấy, việc phát huy vai trò cầu nối của một nước đồng thời là thành viên của cả hai tổ chức như Việt Nam và một số nước ASEAN khác đang rất có ý nghĩa đối với việc tạo lập mối quan hệ giữa
Trang 5hai tổ chức này.(7)
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế và khu
vực đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam
ngày càng tập trung vào tăng cường quan hệ
về chiều sâu và mở rộng lĩnh vực hợp tác
nhiều mặt với cả Liên hợp quốc và ASEAN
Định hướng về chiến lược của Việt Nam
phù hợp với điều kiện quan hệ quốc tế và
khu vực hiện nay là: “Tiếp tục giữ vững môi
trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế
thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm độc lập
và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội”.(8)
Muốn thực hiện tốt định hướng trên thì
ngoài những đóng góp cho hai tổ chức, trước
mắt cũng như về lâu dài, trong quan hệ với
Liên hợp quốc, Việt Nam luôn coi trọng vai
trò của tổ chức này Việt Nam nhất quán
khẳng định quan điểm của mình trong việc
coi Liên hợp quốc là cơ chế và diễn đàn quốc
tế đa phương lớn nhất, có khả năng giải
quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung
của nhân loại, như vấn đề xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường, chống khủng bố
và tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, giải
trừ quân bị Vì vậy, Việt Nam luôn mong
muốn và sẵn sàng tham gia tích cực hơn nữa
vào các hoạt động chung của các cơ quan
cũng như các thiết chế khác nhau thuộc hệ
thống Liên hợp quốc
Trên thực tế, trong chưa đầy 20 năm của
thời kì đổi mới, mở cửa, với đường lối đối ngoại tích cực của mình, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 167 quốc gia,
có quan hệ thương mại với hơn 150 quốc gia
và vùng lãnh thổ, là thành viên tích cực của Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào không liên kết, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
và đang nỗ lực cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Trong tư cách thành viên chính thức, ngoài việc giữ các cương vị quan trọng trong
hệ thống Liên hợp quốc, sự nỗ lực của Việt Nam trong các hoạt động của Liên hợp quốc còn thể hiện ở sự ủng hộ các hoạt động chống khủng bố của Liên hợp quốc và những phối hợp tích cực với các thành viên khác dựa trên khuôn khổ pháp lí quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhiệt tình ủng hộ các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về cải tổ và dân chủ hóa Liên hợp quốc theo hướng nâng cao tính đại diện, công khai và chịu trách nhiệm trước các nước thành viên Ngày 8/4/2005, phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với đề mục 45 và
55, liên quan đến báo cáo của Tổng thư kí Liên hợp quốc về cải tổ Liên hợp quốc, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Duy Chiến
đã thể hiện quan điểm của Việt Nam đối với một số nội dung chính trong hoạt động và cải tổ Liên hợp quốc như sau:
- Theo Việt Nam, đối với vấn đề phát triển, các nước phát triển nên tôn trọng cam
Trang 6kết đã đưa ra trong khoản trợ giúp phát triển
không giới hạn và tạo ra các điều kiện cần
thiết để hàng hóa từ các nước đang phát
triển có thể vào được thị trường của các
nước phát triển;
- Việt Nam kiên quyết ủng hộ việc tiếp
tục nỗ lực đối phó với nguy cơ phổ biến vũ
khí hủy diệt hàng loạt nhằm bảo vệ nền hòa
bình chung trên thế giới;
- Việt Nam cũng nhấn mạnh về sự cần
thiết phải tôn trọng các nguyên tắc pháp
luật quốc tế, trong đó việc sử dụng vũ lực
chỉ nên được coi là sự lựa chọn cuối cùng
và với sự cho phép của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc
- Riêng vấn đề cải tổ Liên hợp quốc, Việt
Nam tái khẳng định lập trường cho rằng, cải
cách Hội đồng bảo an chỉ là một phần của
tiến trình dân chủ hóa Liên hợp quốc, trong
đó bao gồm cả các biện pháp khôi phục
quyền lực của Đại hội đồng và làm cho Hội
đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc
hoạt động có hiệu quả hơn Việt Nam tiếp
tục nỗ lực ủng hộ làm cho Hội đồng bảo an
có tính dân chủ, hiệu quả và minh bạch
hơn Theo Việt Nam, việc cải tổ Hội đồng
bảo an chỉ được coi là hoàn thành khi có sự
tăng thêm số lượng thành viên và cải cách
phương pháp làm việc, nhất là việc sử dụng
quyền phủ quyết trong Hội đồng bảo an
nên được giới hạn
Hiện nay, quan điểm về cải tổ Liên hợp
quốc cũng đang được chia sẻ trong nội bộ
thành viên ASEAN thông qua việc phối hợp
lập trường của ASEAN về các vấn đề giải
quyết tại Liên hợp quốc Trong xây dựng quan hệ với Liên hợp quốc, ASEAN có chiến lược duy trì một ghế ủy viên không thường trực của các nước thành viên ASEAN tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.(9) Định hướng trên mang tính khả thi, bởi mặc dù tình hình thế giới có những chuyển biến phức tạp nhưng hòa bình và hợp tác vẫn là xu thế lớn, chi phối tính chất quan hệ giữa các nước lớn với các nước vừa
và nhỏ, trong đó, vai trò và vị thế của các vừa và nhỏ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
Qua phân tích các điều kiện quan hệ quốc tế, khu vực và các điều kiện về nội lực của Việt Nam, có thể thấy, Việt Nam đang
có nhiều tiền đề thuận lợi để thực hiện chủ trương tranh cử ghế ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm
kì 2007 - 2008
Là thành viên ASEAN, khi giữ cương
vị của uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ đại diện cho quan điểm lập trường của ASEAN
để tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến khu vực tại diễn đàn Liên hợp quốc Ngược lại, với tư cách ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an và nước thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam có thể đảm nhiệm vai trò của điều phối viên để triển khai phối hợp hành động trong việc duy trì hòa bình an ninh quốc tế và khu vực giữa hai tổ chức tại ASEAN Đây là một trong những điểm quan trọng để cải thiện
và nâng cao hơn một bước quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Liên hợp quốc trong việc
Trang 7duy trì hòa bình và an ninh quốc tế cũng
như các phương diện hợp tác khác./
(1) Liên hợp quốc, tổ chức, những vấn đề pháp lí cơ
bản -Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện Luật,
Nxb khoa học xã hội , Hà Nội 1985, tr 49 - 50
(2) Liên hợp quốc không phải là tổ chức đơn thể mà
bao gồm nhiều cơ quan, quỹ, chương trình và tổ chức
chuyên môn Các tổ chức tài trợ chính của hệ thống
Liên hợp quốc cho Việt Nam gồm: Chương trình phát
triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình lương
thực thế giới (WFP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEP), Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Cao
ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Tổ chức
y tế thế giới (WHO) trong đó, Chương trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) có vị trí đặc biệt Các hoạt
động của UNDP mang quy chế trung lập của một tổ
chức thuộc Liên hợp quốc Có mặt liên tục tại Việt
Nam từ năm 1977, cho đến nay, UNDP đã cung cấp
trên 420 triệu USD trợ giúp phát triển cho Việt Nam
Chương trình hợp tác 2001 - 2005 là chu kì thứ sáu mà
UNDP thực hiện tại Việt Nam
(3) Chẳng hạn, UNDP đã cùng với Ủy ban kinh tế và
xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tư vấn cho
Chính phủ Việt Nam soạn thảo Bộ luật đầu tiên về đầu
tư trực tiếp nước ngoài; cùng với Tổ chức phát triển
công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) hỗ trợ xây
dựng và thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài
Trong hợp tác quốc tế ở khuôn khổ khu vực, UNDP đã
hỗ trợ để dẫn tới việc kí kết Hiệp định về hợp tác phát
triển bền vững lưu vực sông Mê Kông và thành lập ủy
hội Mê Kông vào năm 1995; giúp Việt Nam chuẩn bị
các điều kiện cần thiết về kiến thức, nguồn nhân lực,
thể chế và chính sách để gia nhập ASEAN năm 1995
(4) UNDP hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010), xây dựng,
sửa đổi, ban hành hệ thống luật kinh tế đồng bộ, toàn
diện, minh bạch và có tính khả thi cao hơn (bao gồm
Luật thương mại, Luật khoáng sản, Luật dầu khí, Luật
đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp luật về thuế )
(5) - Như các ngành về nông nghiệp, công nghiệp, y
tế, giáo dục, thương mại, giao thông và một số vấn đề
xã hội cấp bách như kiểm soát ma túy, HIV/AIDS và
bảo vệ môi trường
- Liên hợp quốc cũng dành ưu tiên cho việc hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực về cải cách cơ cấu nhà nước (như xây dựng chính sách, phát triển năng lực nghiên cứu trong nhiều ngành, nghề, thiết lập và phát triển hệ thống thông tin)
- Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các hợp tác khu vực (như với ASEAN, APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Kông)
(6) Từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã tham gia vào hoạt động của các thiết chế của Liên hợp quốc, như: giữ chức Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc các năm 1997, 2000, 2003; là thành viên Hội đồng kinh tế -
xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC), nhiệm kì 1998 - 2000; là thành viên Hội đồng thống đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế nhiệm kì 1997 - 1999 và 2003
- 2005; là thành viên của Hội đồng điều hành của Chương trình phát triển và quỹ dân số Liên hợp quốc nhiệm kì 2000 - 2002; là thành viên Ủy ban nhân quyền nhiệm kì 2001 - 2003; là thành viên Ủy ban phát triển xã hội nhiệm kì 2001 - 2005 - Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC) năm 1998, là thành viên chính thức của Hội nghị giải trừ quân bị (CD) năm 1996 Ngoài ra, hàng năm, Việt Nam đều tham gia vào cơ chế đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên hợp quốc để xây dựng lòng tin với các nước và làm tròn nghĩa vụ thành viên Liên hợp quốc
(7) Hiện ASEAN là tổ chức khu vực chưa có địa vị quan sát viên thường trực tại Liên hợp quốc Sự hạn chế trong quan hệ giữa hai tổ chức được lí giải bằng một số nguyên nhân: (1) ASEAN là một hiệp hội có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác với nguyên tắc tổ chức hoạt động của Liên hợp quốc; (2) Một số thiết chế của ASEAN không tương đồng với cơ chế hoạt động của các thiết chế của Liên hợp quốc, ví
dụ như cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực; (3) Chưa
có quy chế của ASEAN để điều phối hoạt động tại Liên hợp quốc
(8) Nghị quyết Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam (9) Sau Singapore, ASEAN dự kiến sẽ là Philipin tham gia ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kì
2005 - 2006 và Việt Nam nhiệm kì 2007 - 2008