CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN XI - XV Vì vậy, trên lãnh thổ thành thị những mâu thuẫn giai cấp của chế độ phong kiến trở nên gay gắt cực độ : - Thị dân giàu không chịu đựng nổi sự tùy tiện của bọn phong kiến. - Dân nghèo chống lại nạn lao dịch và sưu thuế, chống cướp đoạt và hạch sách về tòa án. Tất cả những điều đó dẫn đến chổ bùng nổ cuộc đấu tranh giai cấp. Từ cuối thế kỷ XI, gọi là những cuộc cách mạng công xã và tiếp diễn trong các thế kỷ XII , XIII. Hình thức đấu tranh : Ôn hòa : Thành thị bỏ tiền ra nộp cho lãnh chúa để chuộc lại tự do cho thành thị (hình thức nầy tránh cho thị dân khỏi đổ máu và thành thị khỏi bị tàn phá) Vũ trang : Do thái độ tham lam của lãnh chúa, một số thành thị đã tiến hành đấu tranh vũ trang (điển hình là thành thị Laon ở Bắc Pháp ) Kết qủa : Qua đấu tranh lâu dài có hàng loạt thành thị được giải phóng khỏi quyền lực của lãnh chuá phong kiến , và những công xã hay quốc gia thành thị ra đời. ( Các công xã nầy có toàn quyền về chính trị, được tự do về kinh tế) Chính quyền thành thị lúc đầu do toàn thể thị dân bầu ra, nhưng chẳng bao lâu, chính quyền đó trở thành độc quyền của một số thị dân giàu có (thương nhân, bọn cho vay lãi, chủ nhà đất lón, chủ xưởng, ) , bọn nầy có ưu thế về tiền bạc và có nhiều mánh lới về chính trị nên dễ dàng nắm được chính quyền và dần dần trở thành Thị dân qúi tộc hay Qúi tộc thành thị , họ thi hành nhiều chính sách hẹp hòi, bất công, gây thiệt hại cho thị dân lớp dưới. 4- Tác dụng của thành thị trong xã hội phong kiến TÂY ÂU Thành thị không những đóng vai trò quan trọng về hoạt động công thương nghiệp, tham gia tích cực vào đời sống chính trị của xã hội phong kiến, thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa giáo dục mà còn có tác động lớn đến nông thôn phong kiến a- Thành thị thúc đẩy kinh tế phát triển . b- Thành thị ra đời làm thay đổi tình trạng xã hội và tăng cường đấu tranh giai cấp. c - Thành thị ra đời gớp phần chống phong kiến phân tán , giải phóng nông nô, thúc đẩy nhanh qúa trình chuyển biến từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền. d- Thành thị ra đời , thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và giáo dục. Như vậy, thành thị trung đại tuy còn nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, nhưng nó đã phát huy tác dụng đối với chế độ phong kiến, thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển lên. II - GIÁO HỘI THIÊN CHÚA GIÁO & PHONG TRÀO VIỄN CHINH CHỮ THẬP 1- Tổ chức của thiên chúa giáo - Ở thời sơ kỳ trung đại , giáo hội cơ đốc giáo ở Tây âu, đã trở thành lãnh chúa lãnh phong kiến lớn nhất Tây âu. (Chiếm hữu 1/3 tổng số ruộng đất Tây âu,có hàng vạn nông nô phụ thuộc.) - Từ năm 1054, giáo hội cơ đốc giáo phân hóa thành hai giáo phái riêng lẽ. + Giáo hội Thiên chúa giáo ở Tây âu do giáo hoàng La mã đứng đầu. + Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống ở Ðông âu, đứng đầu là hoàng đế Bizantium. 2- Phong trào viễn chinh chữ thập a- Nguyên nhân : + Sâu xa : Do kinh tế ngày càng phát triển, nên nhu cầu của bọn qúi tộc ngày càng tăng lên. Họ có tham vọng về một phương Ðông giàu có. Thương nhân Tây âu vốn vấp phải đối thủ có thế lực, đó là thương nhân Ả rập và thương nhân thổ nhĩ kỳ. Họ muốn có cuộc viễn chinh đông phương để tiêu diệt kể cạnh tranh của mình. Nông dân Tây âu vốn bị qúi tộc PK áp bức bóc lột nặng nề, họ tham gia thập tự chinh với ý đồ tìm một nơi sống tốt ở phương Ðông để thoát khỏi cảnh sống cơ cực. + Trực tiếp : Vào nững năm đầu thế kỷ XI, quân đội Hồi giáo Turk-Seljuk đe dọa Bizantium và chiếm đóng kinh thành Jerusalem, đồng thời ngược đãi những tín đồ Tây âu sang viếng mộ Chúa. Trước tình hhình đó, hoàng đế Bizantium cầu cứu giáo hoàng La mã giúp đở để chống lại Turk- Seljuk .Ðáp lời kêu gọi của hoàng đế Bizantium, tháng 11 năn 1095 giáo hoàng Urbain II triệu tập hội nghị ở Clermont (Pháp) , kêu gọi và đứng ra tổ chức cuộc chiến tranh tôn giáo để giải phóng đát thánh Jerusalem. b- Tính chất và thành phần tham gia : Ðây là những cuộc xâm lược cướp bóc, nhưng được ngụy trang bởi cái võ tôn giáo.Thành phần tham gia gồm giai cấp phong kiến, thị dân ,nông dân. c - Diễn biến : Phong trào Viễn chinh chữ thập diễn ra gần hai thế kỷ ( từ năm 1096 đến 1270) bao gồm 8 cuộc viễn chinh lớn nhỏ . - Ðợt 1 : ( 1096 - 1099 ) Do Pie Ẩn sĩ lãnh đạo, bao gồm đông đảo nông dân Ðông và Bắc Pháp (họ mang theo gia đình, tài sản với hy vọng sẽ tìm được mãnh đất định cư ở phương đông) . Cuối cùng quân chữ thập cũng chiếm được Antiose (xứ Xiry) và thành Jerusalem , lập nên vương quốc Jerusalem và các quốc gia latinh khác ở Phương Ðông. Nhưng sau đó bị các quốc gia Hồi gíao xung quanh tấn công và thu hồi lại gần hết đất đai. - Ðợt 2 : (1147-1149) Gồm đạo quân của Vua Pháp Louis VII và hoàng đế Ðức Conrat III - Ðợt 3 : ( 1147 - 1192 ) Gồm quân của hoàng đế Ðức Frederik I râu hung ; Vua Pháp Philippe II August ; Vua Anh Richard Tim sư tử . Cả hai đợt nầy do các đạo quân không thống nhất, mỗi đạo hành động theo một hướng, nên cuối cùng thất bại. - Ðợt 4 : (1202-1204) Do Giáo hoàng Innocento III (cầm đầu giáo hội từ năm 1198 đến 1216) đứng ra vận động và kêu gọi tổ chức, nhờ có quyền thế, nên ông đã quy động được 3.5 vạn qúi tộc tham gia. Năm 1204, quân chữ thập chiếm được kinh thành Constantinople ( vì lúc bấy giờ triều đình Bizanium đang xung đột, nên không có lực lượng bảo vệ kinh thành) và lập ra đế quốc Latinh Constantinople . Nhưng quân chữ thập không giữ được bao lâu, năm 1261 hoàng đế Hy lạp chiếm lại. . CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN XI - XV Vì vậy, trên lãnh thổ thành thị những mâu thuẫn giai cấp của chế độ phong kiến trở nên gay gắt cực độ : - Thị. phong kiến, nhưng nó đã phát huy tác dụng đối với chế độ phong kiến, thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển lên. II - GIÁO HỘI THIÊN CHÚA GIÁO & PHONG TRÀO VIỄN CHINH CHỮ THẬP 1-. thiên chúa giáo - Ở thời sơ kỳ trung đại , giáo hội cơ đốc giáo ở Tây âu, đã trở thành lãnh chúa lãnh phong kiến lớn nhất Tây âu. (Chiếm hữu 1/3 tổng số ruộng đất Tây âu, có hàng vạn nông