1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 10 ppsx

8 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 132,81 KB

Nội dung

Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 10 Một tên khác của Lí Thường Kiệt cho ta thêm một gợi ý về địa vị đó của hoạn quan. Ông Hoàng Xuân Hãn trong Lí Thường Kiệt, khi đối chiếu với sách Trung Quốc, thấy ông danh tướng của Lí cũng được gọi tên khác là Lí Thượng Cát. Do cách phiên âm qua một thứ chữ không thể sát với âm vận bản xứ nên khó có thể biết tên nào là đúng nhưng ta hãy đoán ra theo cung cách bình thường. Chữ "thượng"/"thường" gần cận, thường được thấy phiên âm cho chữ "thằng". Và nó không phải lúc nào cũng có ý nghĩa khinh miệt. Nguyễn Ánh gọi tướng Tây Sơn là "thằng Sâm", "thằng Hưng" nhưng bia ruộng đời Trần chỉ chủ đất hẳn là theo tiếng gọi thông tục đương thời, cũng như "thằng" ngày nay còn có ý nghĩa thân mật là khác. Với chữ "cát" thì ta có câu chuyện tranh chấp binh quyền cũng đời Lí về Vũ Cứt, Vũ Đái (chuyện năm 1150) Ngay chữ "Kiệt" cũng có thể từ "Cứt" mà ra như trong chuyện năm 1189 (Đại Việt Sử Lược, tr. 229): Vua sai quan lớn trong triều xử vụ kiện Mạc Hiển Tích (chắc vì bị tố cáo tư thông với Thái hậu), quan sợ, bị người đời chê: "Ngô Phụ quốc (giúp nước). là "lan (lồn), Lê Đô quan là "kích" (kít/cứt). Vậy thì Thường Kiệt / Thượng Cát có thể là "thằng Cứt". Ông Hoàng Xuân Hãn cho biết Thường Kiệt là tên "tự", dẫn bia Nhữ Bá Sĩ đoán tên tự có từ lúc xuất thân, hiểu một cách khác, là lúc vào cung, làm hoạn quan. Tự "thằng Cứt" là một thứ nickname trong cung gọi ông danh tướng tương lai nọ như ngày nay trong dân gian còn gọi "thằng Bò", "thằng Cu" , có vẻ còn dễ nghe hơn tên của đám nô Trần Quốc Tuấn là "Voi rừng", "Chó săn / Cồng cộc". Và như đã nói, cách nhìn của xã hội bên ngoài như thế cộng với sự bất toàn của thân xác không phải không ảnh hưởng đến hành vi của hoạn quan, nhất là khi họ ở vào vị thế có thể toả rộng quyền hành, dù là quyền hành nấp bóng quân vương, chế độ. Người bị thiến Tư Mã Thiên cố bù đắp nỗi nhục mất danh tiết bằng những trang Sử kí để đời. Sử quan Nguyễn ghi rằng: (Lê Văn Duyệt) năm 14, 15 tuổi thường tự than thở rằng "sinh ở đời loạn, không dựng cờ trống đại tướng, chép công danh vào sách sử, không phải là trượng phu." Không hẳn đó là nguyên văn lời ông, nhưng ý đó đúng là của một người muốn vượt khỏi bản thân. Chế độ vương triều của Trung Hoa, Đại Việt có rất nhiều dẫn chứng về sự lộng hành của hoạn quan. Triệu Cao làm việc phế lập trong triều Tần. Hoạn quan lộng hành nhiều nhất là dưới triều Minh. Theo quân đánh họ Hồ, cũng như trong các cuộc hành quân các nơi khác, cứ một ông tổng binh là có một hoạn quan theo kềm giữ: Tổng binh Trương Phụ đi có Nội quan Mã Kì báo cáo hành vi gọi là âm mưu vây cánh nên bị vua Minh rút về (1417), Nội quan Lí Lương đi theo Tổng binh Lí Bân (1426), giữ thành Đông Đô đến phút cuối với Tổng binh Vương Thông. Nội quan Sơn Thọ, người được ghi là Thái giám, bắt voi ở Quảng Ninh năm 1418, có mặt dài dài trong cuộc chiến. Sự xung đột giữa nho thần và hoạn quan có lúc đi đến chỗ khôi hài điếng người như trong câu chuyện xảy ra dưới triều Càn Long đã kể. Tuy nhiên sự khinh miệt của nho thần cũng dẫn đến phản ứng của hoạn quan khi thấy những người kia có thành kiến quá quắt, không hiểu cả lí lẽ bình thường. Trong cuộc tranh chấp về lễ nhạc giữa nhóm Nguyễn Trãi và Lương Đăng (1437), Tham nghị Nguyễn Liễu chê hoạn quan không đủ khả năng, không hiểu phép xưa (như của Chu Công), phép nay (như của nhà Minh), nên làm sai lệch cả. Lương Đăng, với quan điểm ngày nay thì chắc là làm theo "tinh thần dân tộc có sáng tạo" chế biến, nên nhũn nhặn xin dành quyền quyết định cho vua. Nguyễn Liễu sợ Thái Tông nghe lời, liền phản kháng trước: "Từ xưa đến nay chưa bao giờ có cảnh hoạn quan phá hoại thiên hạ như thế này." Thế là tranh chấp cá nhân trở thành tập thể. Đinh Thắng từ trong bước ra mắng: "Hoạn quan làm gì mà phá hoại thiên hạ? Nếu phá hoại thiên hạ thì chém đầu ngươi trước". Ông văn quan đa sự hay chữ, hú hồn vì thoát khỏi bị chém đầu, nhưng mang chữ thích vào mặt, những ngày tàn nằm ở châu xa hẳn phải ân hận về cơn cường ngạnh bảo vệ Thánh giáo của mình. Cũng nên lưu ý rằng Đinh Thắng là người đã có lòng can ngăn Nguyễn Trãi chớ đem Thị Lộ vào cung làm vây cánh, hành động đã khiến ông thái giám này chết (1442) theo ông Hành khiển đối thủ trong cuộc tranh cãi trên. Tản mạn thêm về dân số cung đình Ở nước ta, sự bình quyền nam nữ dường như có từ thời khởi thủy. Truyền thuyết Âu - Lạc vẫn đi dọc lịch sử và dòng chảy hiện thực cũng luôn luôn mở mạch theo khát vọng con người. Ầy vậy nhưng sự "lệch pha" từ cái gọi là "đạo tam tòng" của "văn minh nho giáo" bức xạ qua một ngàn năm (Bắc thuộc) đã làm cho phụ nữ Việt Nam phải mang hệ lụy. Chính sự bất bình đẳng và coi phụ nữ như cái "máy đẻ" cũng là một trong những nguyên nhân bùng nổ dân số. Điều này có thể thấy rõ hơn qua đối sánh nhịp điệu sinh nở ở phương Tây với phương Đông, ở các nước văn minh với các nước lạc hậu. Điều tất yếu trớ trêu là thể chế xã hội bao giờ cũng mang tính giai cấp và chế độ đa thê được thiết lập cũng cốt để thỏa mãn nhục dục cho những thế lực quyền môn mà đặc biệt là tầng lớp vua chúa. Sách Chu Lễ từ mấy ngàn năm trước ở Trung Quốc đã ghi rằng hoàng đế phải có 1 hoàng hậu, 3 phu nhân, 9 cung tần, 27 thế phụ, 81 ngự nữ. Vậy nhưng trên thực tế thì số vợ của nhiều ông vua đã không dừng lại đó mà nó lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng vạn bởi sự phóng túng của vua và sự a dua phỉnh nịnh của đám nịnh thần. Ví dụ: Hán Vũ Đế, Hán Nguyên Đế đều có khoảng 3.000 cung nữ. Còn Đường Huyền Tông lại tăng lên đến 4 vạn cung phi. Nam hoàng đế là vậy còn nữ hoàng đế thì sao? Người phụ nữ đầu tiên lên tiếng một cách hùng hồ để bênh vực quyền "thèm của lạ" cho giới mình từ thời trung cổ là nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Bà nói toạc móng heo: "Các nam hoàng đế có biết bao cung tần mỹ nữ thì nữ hoàng đế tại sao không được có những phi tần dũng nam cho mình. Và chính là đã lập ra Viện Chim Hạc nhằm tuyển mộ các trai tráng khôi ngô tuấn tú trong thiên hạ về để thường trực "làm tình" với mình. Mặc dù lúc ấy, bà đã bước vào tuổi "thất thập cổ lai hy". So với Trung Quốc, hàng vua chúa Việt Nam "khiêm tốn" hơn về đường thê thiếp. Người được sử sách lưu ấn đậm đà hơn cả là vua Minh Mạng (triều Nguyễn). Chỉ cần nêu một chi tiết cũng đủ thấy ông vua này "sưu tập" khá nhiều cung tần mỹ nữ. Có lần, vì hạn hán kéo dài, vua tỏ ra lo lắng và chỉ dụ cho viên quan Thượng Bảo Khanh rằng: "Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ xem vì đâu mà đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân: có lẽ trong thâm cung, cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc mà nên như vậy? Nay bớt đi, cho ra 100 người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai vậy". Ơi con số "giảm biên" mà đã 100 thì chắc trong "biên chế" phải là con số nghìn?! Nhằm giúp nhà vua có đủ sức để "xài" hết đám "của ngon vật lạ" ấy, viện Thái y đương thời đã phải chế ra toa thuốc bổ "nhất dạ ngũ giao" (một đêm giao hợp được 5 lần). Tương truyền, cứ mỗi đêm, vua "ngủ" với 5 bà thì 4 bà sinh con (nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử). Bởi vậy ông vua này có tới 142 người con (78 hoàng nam và 64 hoàng nữ). Mặc dù cũng đều là con vua, đều thuộc dòng ông hoàng bà chúa nhưng không phải ai cũng được tận hưởng cuộc sống đế vương. Trong số họ, có người được làm vua, có người thành thứ dân, lại có kẻ cắt tóc đi tu. Sự tranh gianh ngôi báu giữa họ nhiều khi đẩy tới thảm cảnh cốt nhục tương tàn. Những vụ việc thuộc "thâm cung bí sử" ấy ở nước ta cũng có nhưng không "đẫm máu" như Trung Quốc. Ghê rợn nhất có lẽ vẫn là vụ tiếm quyền Hồ Hợi, con thứ Tần Thủy Hoàng, vi sợ mất ngai vàng mà y đã chém sạch toàn bộ anh chị em ruột thịt của mình. "Dân số" cung đình khi quá tải cũng bi kịch và tai ương thế đó. Về mặt bản chất, đời sống tính dục giữa nam và nữ, giữa đế vương với thảo dân nói chung là không có gì khác nhau, có khác chăng thì chỉ khác ở cấp độ biểu hiện của nó. Chính Freud đã bóc trần "vùng cấm kỳ bí" của con người qua thuyết "phân tâm học về tính dục". Ở một bình diện tương tự khác, Engels cũng chỉ ra một sự thật éo le rằng, bản chất con người là ngoại tình còn bản chất tình yêu là không chia sẻ. Dù vậy, từ tính dục đến tình dục, từ tình dục đến tình yêu hay từ thủy chung đến ngoại tình cũng đều là những con đường mòn âm u thập thò nạn nhân mãn. Nạn nhân mãn ngày nay có thể nói là kết quả của sự "thăng hoa tính dục" mà ở đâu văn hóa càng thấp thì ở đó dân số càng cao. (tác giả Nguyễn Khắc Thạch) . Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 10 Một tên khác của Lí Thường Kiệt cho ta thêm một gợi ý về địa vị đó của hoạn quan. Ông Hoàng Xuân Hãn trong. Chế độ vương triều của Trung Hoa, Đại Việt có rất nhiều dẫn chứng về sự lộng hành của hoạn quan. Triệu Cao làm việc phế lập trong triều Tần. Hoạn quan lộng hành nhiều nhất là dưới triều Minh mà ra như trong chuyện năm 1189 (Đại Việt Sử Lược, tr. 229): Vua sai quan lớn trong triều xử vụ kiện Mạc Hiển Tích (chắc vì bị tố cáo tư thông với Thái hậu), quan sợ, bị người đời chê: "Ngô

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

w