CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU GIAI ĐOẠN XI - XV_4 ppt

8 476 2
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU GIAI ĐOẠN XI - XV_4 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN XI - XV Sau khi kết thúc chiến tranh, Vua Pháp Louis IX bắt đầu xây dựng chính quyền trung ương tập quyền. Từ thế kỷ XV trở đi, Pháp đã hoàn thành thống nhất vương quốc (Lúc nầy các lãnh địa đã được xáp nhập vào vương quốc) , vương quốc được chia thành nhiều Tỉnh do vua chỉ định quan cai trị. Trong vương quốc thuế khoá, pháp luật, quân đội được thống nhất. Cùng với việc thống nhất chính quyền, chủ nghiã dân tộc tư sản được hình thành, ý thức dân tộc bắt đầu nãy nở, ngoài tiếng địa phương, còn có tiếng Pháp chung và nền văn hóa chung. 2- Nước ANH chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền a - Chế độ phong kiến phân quyền ở Anh : Vào nửa đầu thế kỷ XI (1066), Vương quốc Anglo-Sachxon nằm trên đảo Anh, bị William là công tước xứ Normandy xâm chiếm. (lúc nầy tại vương quốc Anglo-sachxon qúa trình nông nô hóa đang diễn ra và chưa hoàn thành). Vua Anh ( đồng thời là công tước xứ Normandy ) đã tịch thu rất nhiều ruộng đất và tài sản của những người chống lại Ông và lập nên lãnh địa của mình ( bằng 1/7 đất đai toàn quốc) . Số ruộng đất còn lại, vua đem ban cấp cho bọn đại qúi tộc ( Huân tước , bá tước) và đại tăng lữ. Bọn qúi tộc Anglo-sachxon đầu hàng hoặc không phản đối cũng được bảo đảm quyền lợi kinh tế như cũ. Như vậy chế độ phong kiến phân quyền ở Anh được thành lập, tuy nhiên không sâu sắc và triệt để như ở Pháp và ở Ðức vì vua có quyền lực mạnh mẽ , khống chế cả bọn qúi tộc và tăng lữ địa phương. Ðến thế kỷ XII, thành thị ở Anh pháp triển, Vua Anh đã nhận lấy tiền chuộc của thị dân và công nhận các bản hiến chương thành thị. Do đó Vua được một lực lượng hùng mạnh ủng hộ đó là thị dân. Ðể xóa bỏ quyền lực của lãnh chúa địa phương, Vua Anh đã lập ra tòa án tuần hồi đi hết các địa phương để xét xử ( trừ nông nô vẫn bị xét xử trong tòa án của lãnh chúa). Từ giữa thế kỷ XII trở đi, Họ Plantagenet lên cầm quyền ở Anh, đã đưa nước Anh hùng mạnh nhất Châu âu thời bấy giờ. b - Khởi nghiã nông dân Wat - Tyler : + Nguyên nhân : - Từ thế kỷ XIV trở đi, nền kinh tế hàng hóa ở Anh phát triển, nhưng nông dân Anh vẫn điêu đứïng vì phải nộp tô tiền. - Do ảnh hưởng của nạn dịch đen làm cho nông dân đói khổ, mùa màng thất thu, nông dân lại phải cung cấp chiến phí cho chiến tranh. Nên một cuộc khởi nghiã nông dân đã nổ ra. + Diễn biến : Khởi nghiả nổ ra vào năm 1381, do một người thợ nề tên là Wat-Tyler và nhà truyền giáo John Ball lãnh đạo. - Ðịa điểm : Ban đầu nổ ra ở vùng Ðông Nam Anh, mạnh nhất là hai bá quốc Essex và Kent, sau đó lan ra phần lớn nước Anh. -Tính chất: Trước tiên là chống thuế ( gọi là thuế toàn dân hay thuế đầu người, đánh vào mọi người từ 15 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái) , về sau phong trào phát triển mạnh lên, nông dân chuyển sang bạo động chống áp bức bóc lột. Thành phần tham gia : Gồm đại đa số nông dân ở hai bá quốc Essex & Kent, cùng một số thị dân nghèo ở các thành thị. Nông dân đã tập hợp thành đội ngũ tấn công vào bọn qúi tộc, phá hủy các tu viện của giáo hội và lâu đài của lãnh chúa. Ðược sự ủng hộ của thị dân ( họ mở cửa kinh thành London), nghiã quân đả tấn công và chiếm giữ kinh thành trong 3 ngày (13,14,15 / 06/ 1381), đốt phá nhà cửa của hoàng tộc , giết một số quan to và đòi gặp Vua Richard II để đưa ra một số yêu sách. Phái Essex đưa ra 4 yêu sách : - Thủ tiêu chế độ nông nô. - Ân xá những người khởi nghiã. - Ðảm bảo tự do buôn bán trong cả nước. - Qui định mức địa tô tiền cố định. Phái Kent đưa ra 3 yêu sách : - Chia ruộng đất của giáo hội cho nông dân. - Nông dân được sử dụng mọi tài nguyên công xã. -Thủ tiêu phân biệt đẳng cấp và pháp luật hà khắc. - Kết qủa : Cuộc đấu tranh của nông dân đã thu được một số kết qủa, nhưng do hai đạo quân không thống nhất hành động với nhau, lãnh tụ Wat-Tyler mất cảnh giác nên bị qúi tộc ám hại. Quân đội nhà Vua bí mật được triệu tập, đã kịp thời đàn áp, khởi nghiã thất bại. Tuy nhiên sau khởi nghiã, chế độ nông nô ở Anh không tồn tại được nữa c - Sự thành lập chính quyền quân chủ chuyên chế Anh : Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV ở Anh xãy ra cuộc nội chiến giữa hai giòng họ , lịch sử gọi đó là chiến tranh hai Hoa Hồng. Nội chiến diễn ra trong 30 năm (1455 - 1585) , kết qủa cả hai phe đều bị tiêu diệt, quyền hành rơi rơi vào tay Henri Tudo (con rễ của giòng York) Henri lập ra triều đại Tudo ( tồn tại đến cách mạng tư sản Anh 1640), được qúi tộc mới ( bọn kinh doanh theo phương thức TBCN : biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi Cừu và thuê công nhân chăn nuôi) và thị dân dồn toàn lực ủng hộ để bảo vệ nền mậu dịch, chế phục lãnh chúa phong kiến và đàn áp phong trào nông dân. Như vậy chế độ quân chủ chuyên chế Anh đã được thành lập vào cuối thế kỷ XIV . IV- VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI SƠ VÀ TRUNG KỲ TRUNG ÐẠI Về mặt giáo dục : Ở thời sơ kỳ, chỉ có một số trường học do nhà thờ và tu viện mở ra để đào tạo các tăng lữ Sang thời trung kỳ, do nhu cầu về văn hoá giáo dục đòi hỏi được mở rộng, nhằm đào tạo trí thức chung cho xã hội phong kiến (,nhu cầu quản lý trang trại, mua bán ở thành thị) do đó một số trường Trung học và Ðại học được thành lập nhưng dạy với phương pháp giáo điều và hệ tư tưởng của chủ nghĩa kinh viện. Về triết học : Thời kỳ nầy trào lưu chính là triết học kinh viện, phái nầy chiếm địa vị thống trị, nó bênh vực cho quan điểm của giáo hội. Về văn học : Văn học thời sơ kỳ bị giáo hội chi phối nên nội dung hết sức nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần trong xã hội nên phải nhường chổ cho nền văn hóa thế tục Về nghệ thuật : Thời kỳ nầy có hai ngành nghệ thuật phát triển, đó là kiến trúc và hội họa. Kiến trúc : phổ biến hai loại kiến trúc. - Roman : Thịnh hành vào thế kỷ IX - XI, do bắt chước theo kiểu La mã, chủ yếu là dùng cổng vòm, nhưngthô kệch và nặng nề, tường dày, cửa sổ thấp và nhỏ, nhưng có ưu điểm là vững chắc, phù hợp với yêu cầu phòng ngự trong chiến tranh. - Gothique : Không chắc chắn bằng kiểu Roman, nhưngtrông vui và nhẹ nhàng hơn, có những cột cao và duyên dáng, có cửa sổ lớn, lấp kính màu, có nhiều tranh sặc sở ( nhà thờ Saint Deni - gần Paris, là nhà thờ đầu tiên xây dựng theo kiểu Gothique năm 1132). - Hội họa : Hoàn toàn phục vụ giáo hội, nên nội dung khô khan, những bức họa thiếu chất sống vì dựa vào kinh thánh, với màu sắc âm u. Tuy nhiên từ thế kỷ XIII trở đi , khi tư tưởng nhân văn xuất hiện, thì các ngành nghệ thuật mới bắt đầu chuyển biến, gần gũi với cuộc sống và con người hơn, gây được cảm xúc vui tươi sảng khoái cho người xem. . CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN XI - XV Sau khi kết thúc chiến tranh, Vua Pháp Louis IX bắt đầu xây dựng chính quyền trung ương tập quyền. Từ thế kỷ XV. chung. 2- Nước ANH chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền a - Chế độ phong kiến phân quyền ở Anh : Vào nửa đầu thế kỷ XI (1066), Vương quốc Anglo-Sachxon. dịch, chế phục lãnh chúa phong kiến và đàn áp phong trào nông dân. Như vậy chế độ quân chủ chuyên chế Anh đã được thành lập vào cuối thế kỷ XIV . IV- VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI SƠ VÀ TRUNG KỲ TRUNG

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan