1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của vụ pháp chế- ủy ban dân tộc

33 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 159 KB

Nội dung

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của vụ pháp chế- ủy ban dân tộc

Trang 1

Nơi thực tập : Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2009

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Đồng bào dân tộc thiểu số hiện chiếm gần 14% dân số cả nước (trên 12triệu người), trong đó thanh niên dân tộc thiểu số có gần 4 triệu người cư trútrên địa bàn rộng thuộc các vùng xung yếu chiến lược của đất nước Trongthời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồngbào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn

Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận của công tácgiáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, vớimục tiêu “Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đếncuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng phápluật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình,của nhà nước và xã hội Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấphành pháp luật của cán bộ, nhân dân Tạo bước phát triển mới trong công tácPBGDPL để hỗ trợ tích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng caodân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ pháttriển toàn diện con người Việt Nam”

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một công việc đặc thù cũngnhư là nhiệm vụ thường xuyên của Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc), trong thờigian vừa qua Vụ Pháp chế đã thực hiện công tác này theo đúng chức năngnhiệm vụ, thực hiện công việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho hệ thống các

cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương và đối với đồngbào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đó là một nhiệm vụquan trọng mà Đảng và Nhà nước giao phó

Trang 3

Phần MỞ ĐẦU

1 MỤC ĐÍCH THỰC TẬP

- Tìm hiểu tổ chức hoạt động của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc;

- Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán

bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước;

- Vận dụng kiến thức đã học ở Học viện vào thực tế, qua đó củng cốnhững kiến thức đó và bước đầu rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ quản lý nhànước;

- Nắm đuợc mối quan hệ giữa Ủy ban Dân tộc và Vụ Pháp chế với các

cơ quan khác trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước;

- Thực hiện đúng vai trò của người cán bộ, công chức

3 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP

- Thời gian: Từ ngày 02/03/2009 đến 02/05/2009

- Địa điểm: Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc

4 BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Nơi thực tập: Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc

- Thời gian thực tập: + Từ ngày 02/03/2009 đến 02/05/2009

+ Quá trình thực tập được tóm lược như sau

Trang 4

STT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC NGƯỜI HƯỚNG

Chuyên viên NguyễnChí Tuấn

Chuyên viên NguyễnChí Tuấn

Vụ Pháp chế

- Hoàn thành công việc nhà trườnggiao cho , hoàn thành các côngviệc các anh chị hướng dẫn giaocho trong quá trình thực tập

Chuyên viên NguyễnChí Tuấn

- Hoàn thành những công việc cuốicùng được giao dưới sự huớng dẫncủa các anh chị trong cơ quan vàcủa thầy cô trong nhà trường

Chuyên viên NguyễnChí Tuấn

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC

Trang 5

1.1 Khái quát về Ủy ban Dân tộc

Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, thực hiện chứcnăng quản lí nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lí nhànước về các dịch vụ công thuộc phạm vi của Ủy ban Dân tộc theo quy định tại

Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ về Quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc bao gồm có 17 Vụ, đơn vị trựcthuộc, trong đó có Vụ Pháp chế, bao gồm:

- Vụ Địa phương II

- Vụ Địa phương III

Trang 6

1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế

Vụ Pháp chế là đơn vị của Uỷ ban Dân tộc, có chức năng tham mưugiúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng,Chủ nhiệm) thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực công tácdân tộc; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệthống hoá, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luậtthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc, kiểm tra việc thực hiệnpháp luật và thực hiện các công tác khác được giao

Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc được quyđịnh tại Quyết định số 343/QĐ – UBDT ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng, Chủnhiệm Ủy ban Dân tộc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Vụ Pháp chế và theo Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứcpháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàdoanh nghiệp nhà nước, cụ thể như sau:

1.2.1 Công tác xây dựng pháp luật:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập dự kiếnchương trình xây dựng pháp luật dài hạn, hằng năm và theo dõi, đôn đốc,giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch đó;

- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo

sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;

- Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạp pháp luật thuộc thẩm quyềnban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, văn bản quy phạm pháp luật liên tịchgiữa Uỷ ban Dân tộc với cơ quan có thẩm quyền, do các Vụ, đơn vị thuộc Uỷban Dân tộc soạn thảo hoặc liên tịch soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Chủnhiệm ban hành;

Tham gia ý kiến về mặt pháp lý các dự thảo văn bản có chứa quy phạmpháp luật hoặc văn bản khác khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao;

Trang 7

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị tài liệu, hồ

sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành củacấp trên để Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị cơ quan, tổ chức góp ý kiến, đềnghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng,Chủ nhiệm tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

do các bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc địa phương gửi lấy ý kiến

1.2.2 Công tác rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổchức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vựccông tác dân tộc, tổng hợp, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phương án xử lý kếtquả rà soát trong phạm vi được giao;

- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Dân tộcban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, địaphương ban hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc;

- Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất Bộtrưởng, Chủ nhiệm xem xét, xử lý đối với các văn bản trái pháp luật

1.2.3 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm thuộc phạm

vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc;

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục phápluật của Uỷ ban Dân tộc;

- Phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện phápluật về lĩnh vực công tác dân tộc, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật,tổng kết thực tiễn việc thi hành pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc;

Trang 8

- Tham gia ý kiến đối với văn bản xử lý các vi phạm pháp luật tronglĩnh vực công tác dân tộc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dântộc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.

1.2.4 Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị xây dựng, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban

hành tiêu chí xác định thành phần các dân tộc thiểu số; quy định việc xác địnhlại thành phần dân tộc theo yêu cầu của công dân và theo quy định của phápluật

1.2.5 Quản lý, phân công, nhận xét, đánh giá, theo dõi việc chấp hành

nội quy và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức thuộc Vụ; quản lý tài sảnđược Uỷ ban giao cho đơn vị Đề xuất việc thực hiện các chế độ, chính sáchđối với cán bộ, công chức thuộc biên chế của Vụ, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệmquyết định

1.2.6 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.

1.3 Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc

1.3.1 Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các chuyênviên, làm việc theo chế độ trực tuyến theo Quy chế làm việc của Vụ

1.3.2 Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm,chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động của Vụ

Các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệmtheo đề nghị của Vụ trưởng Phó Vụ trưởng giúp Bộ trưởng phụ trách một sốmặt công tác của Vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ đượcphân công

1.3.3 Vụ trưởng Vụ pháp chế có trách nhiệm xây dựng Quy chế làmviệc của Vụ, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt

1.4 Mối quan hệ công tác của Vụ Pháp chế với cơ quan cấp trên, cùng cấp và tổ chức, đơn vị trong và ngoài ngành

1.4.1 Quan hệ công tác với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc

Trang 9

Vụ Pháp chế tuân thủ sự lãnh đạo của Ủy ban Dân tộc, phái báo cáo xinchỉ thị của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc dối với những vấn đề vượt quá quyền hạnđược giao và công việc đột xuất; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo Ủyban Dân tộc giao cho Vụ Vụ không được chuyển các vấn đề thuộc thàmquyền giải quyết của mình lên lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.

Các báo cáo, đề án và tờ trình lên lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phải do lãnhđạo Vụ kí, có đầy đủ hồ sơ kèm theo và theo đúng quy trình gửi báo cáo, tờtrình đã được Ủy ban Dân tộc quy định

Khi lãnh đạo Ủy ban Dân tộc yêu cầu các công chức của VỤ báo cáohoặc làm việc trực tiếp thì phải chấp hành nghiêm túc

Lãnh đạo Vụ được kí các văn bản chuyên môn theo thẩm quyền Đốivới các văn bản khác, lãnh đạo Vụ chỉ được kí sau khi báo cáo và được lãnhđạo Ủy ban Dân tộc đồng ý

Các công chức trong Vụ Pháp chế phải tham gia đầy đủ các cuộc họp

do lãnh đạo Ủy ban Dân tộc triệu tập

1.4.2 Quan hệ với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.

Quan hệ giữa Vụ Pháp chế với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc làquan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ của u

Tôn trọng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vu, đơn

vị khác; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của các Vụ chức năng thuộc Ủy ban Dântộc đối với các hoạt động của Vụ Tham gia giải quyết các công việc chungcủa Ủy ban Dân tộc, phối hợp tham gia ý kiến với Vụ trưởng, thủ trưởng cácđơn vị khác để xử lí các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ hoặc củacác đơn vị đó nhưng có liên quan đến chức năng của Vụ Pháp chế Đối vớinhững vấn đề liên quan còn ý kiến khác thì báo cáo lãnh đạo Ủy ban Dân tộcquyết định

1.4.3 Quan hệ với các địa phương, ngành

Quan hệ với địa phương, ngành để hỗ trợ, phối hợp, tổ chức thực hiệnpháp luật trong hoạt động quản lí nhà nước về dân tộc Phổ biến, hướng dẫn,

Trang 10

kiểm tra các địa phương, ngành việc thực hiện pháp luật trong hoạt động thểdục, thể thao.

Khi giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn có liên quan đến địa phương,ngành cần báo cáo với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và trao đổi với địa phương,ngành sau đó mới tiến hành công việc theo chức năng của Vụ

Trang 11

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CỦA VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC

2.1 Mục đích của công tác giáo dục, phổ biến pháp luật

Thứ nhất, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhànước tới các cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm côngtác dân tộc, nâng cao kiến thức pháp luật để triển khai tốt công việc chuyênmôn theo quy định

Thứ hai, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc vùng sâu,vùng xa, vùng biên giới, giúp người dân nắm rõ được các chính sách, phápluật của Đảng và Nhà nước để thực hiện tốt vai trò công dân của mình

2.2 Đối tượng và nội dung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật hướng đến hai nhóm đối tượngchính:

2.2.1 Nhóm đối tượng thứ nhất : Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán

bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc

- Phổ biến, quán triệt, triển khai các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghịquyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dân tộc, côngtác dân tộc; Các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Dân tộc ban hànhtheo thẩm quyền hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ để ban hànhtheo thẩm quyền và kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản này

- Phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, côngchức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phòng chốngtội phạm, hội nhập kinh tế quốc tế; bình đẳng giới; phòng, chống các tệ nạn

xã hội; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện quy chế dânchủ cơ sở; phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; quy chếthực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị …

Trang 12

- Đối với cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương: phổ biến, quántriệt gắn với việc triển khai kế hoạch thực hiện các văn bản quy phạm phápluật về dân tộc, công tác dân tộc tại địa phương.

2.2.1 Nhóm đối tượng thứ hai: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào

dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới

Phổ biến sâu rộng về đường lối chủ trương, chính sách dân tộc củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương của địaphương về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh biên giới; các quy định phápluật gắn trực tiếp với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùngbiên giới như quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ phát triển rừng, khiếu nại,

tố cáo, phòng chống ma tuý, hôn nhân và gia đình; phổ biến giáo dục kiếnthức và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số.Vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục tập quán vàtruyền thống tốt đẹp của dân tộc mình phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;

an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sáchchế độ mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện quy chế dân chủphù hợp với các đặc thù địa bàn nông thôn miền núi Phổ biến và hướng dẫnđồng bào dân tộc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục

do pháp luật quy định; gắn với việc vận động đồng bào các dân tộc định canhđịnh cư, xoá đói giảm nghèo

2.3 Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

Vụ Pháp chế có trách nhiệm là Trường trực của Hội đồng phối hợpcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban; đầu mối phối hợp với các

Vụ, đơn vị để triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong

hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc

- Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm và dài hạncủa Uỷ ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phê duyệt;hướng dẫn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương xây dựng kế

Trang 13

hoạch hằng năm về phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu

số, đồng bào vùng biên giới và đưa công tác này vào nề nếp; chủ trì, đôn đốccác đơn vị thuộc Uỷ ban Dân tộc và Ban Dân tộc các tỉnh thực hiện Kế hoạchnày

- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc Bộ, ngành có liên quan tổchức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức của Uỷ ban Dân tộc;biên soạn tài liệu, xây dựng đề cương, hướng dẫn nội dung phổ biến các vănbản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc cho cán bộ, công chức và đồngbào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện tốt các đề án củaChính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

về dân tộc; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác dân tộc theo quy định và đề nghị

Bộ Tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan, đơn

vị, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùngbiên giới

2.4 Các cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế

Trong thời gian vừa qua, Vụ Pháp chế đã thực hiện phổ biến giáo dụcpháp luật bằng các cách thức sau:

Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật qua các phươngtiện thông tin đại chúng, tăng cường nội dung giới thiệu các quy định phápluật thông qua hình thức tuyên truyền miệng, kết hợp với chương trình giáodục của nhà trường ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biêngiới;

Thứ hai, thông báo, phổ biến văn bản pháp luật theo các hình thức thảoluận, trao đổi, cung cấp tài liệu qua các loại hình như sách, báo, đĩa hình, đĩa

Trang 14

tiếng, panô, áp phích quảng cáo, trong đó có cả tài liệu song ngữ dành chođồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới;

Thứ ba, Vụ đã xây dựng các câu lạc bộ phổ biến chính sách, pháp luật,trợ giúp pháp lí cho các dân tộc thiểu số, đồng bào biên giới Tuyên truyềnphổ biến cho nhiều đối tượng heo hinh thức lồng ghép các buổi sinh hoạt vănhóa, lễ hội truyền thống trong cộng đồng thôn, bản, phum, sóc, play ;

Thứ tư, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua những người tiêu biểunhư: già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người làm kinh tế giỏi , thôngqua các cuộc vận động, các phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củacác Ban Dân tộc, Ban Dân vận ở địa phương cùng các ban ngành có liênquan, tạo điều kiện cho các cán bộ ở cơ sở hiểu biết đầy đủ tầm quan trọngtrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó nhằm tham gia hiệu quả củahoạt động trên đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biêngiới

2.5 Thực trạng thực công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ pháp chế thời gian qua

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặcbiệt đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó rất chútrọng tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Công tác phổ biến, tuyêntruyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho cán

bộ và nhân dân là nhiệm vụ rất khó khăn Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao,nghiêm túc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong

hệ thống chính trị, Vụ Pháp chế của Ủy ban Dân tộc trong thời gian vừa qua

đã thực hiện công tác theo đúng thẩm quyền của mình và thực hiện đổi mớinhiều nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn dân cư, đồngthời có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tổ chức tuyêntruyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùngsâu, vùng xa, vùng biên giới

Trang 15

2.5.1 Những kết quả đạt được trong năm 2008 và quý I năm 2009

a, Kết quả đạt được trong năm 2008

Thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủtướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạnnăm 2008-2012 và Công văn hướng dẫn số 612/BTP-PBGDPL ngày07/03/2008 của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho lãnh đạo Ủy banDân tộc xây dựng và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành Chương trình phổbiến giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc cho đối tượng là cán bộ làm côngtác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2012 Tham mưu cholãnh đạo Ủy ban Dân tộc chuẩn bị ban hành Quyết định thành lập hội đồngphối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc

Vụ đã cử chuyên viên tham gia cùng cùng đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủyban vào đoàn kiểm tra số 2 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục phápluật của Chính phủ do đồng chí Phan Trung Kiên-Ủy viên Trung ương Đảng,Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đi kiểm tra côngtác phổ biến giáo dục pháp luật tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Bộ Xâydựng kiến nghị những giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của côngtác này tại các địa phương và đơn vị nêu trên

Vụ cũng đã chủ trì và phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan tổ chức

10 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật tại Ủy ban Dân tộc và các địa phương, tổchức thành công hai cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa

và tiến hành 02 cuộc kiểm tra việc thực hiện các tiểu đề án của Bộ Tư lệnh Bộđội biên phòng và Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cụ thể nhưsau:

- Phổ biến, giáo dục pháp luật tại Ủy ban Dân tộc:

Phối hợp với các Vụ, đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ tiếnhành 02 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 400 lượt cán bộ, côngchức, viên chức…của Ủy ban Dân tộc về 04 đạo luật gồm: Luật ban hành văn

Trang 16

bản quy phạm pháp luật; Luật thuế thu nhập cá nhân; Luật khiếu nại,tố cáosửa đổi, bổ sung; Luật cán bộ,công chức…đạt kết quả tốt.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương:

Thực hiện Quyết định số 21/QĐ_UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm vềviệc giao nhiệm vụ công tác năm 2008, tiếp tục triển khai đề án “Nâng caohiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới”theo QĐ số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Chươngtrình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS của Ủyban Dân tộc, Vụ Pháp chế đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan

tổ chức 08 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương cho khoảng

800 lượt đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc cảu 7 tỉnh và các già làng,trưởng bản, trưởng thôn có uy tín trong cộng đồng ở các thôn, bản, buôn, ấp,phum, sóc của 82 xã, cụ thể như sau:

+ Thực hiện Quyết định số 21 và triển khai Chương trình mục tiêu quốcgia phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS của Ủy ban Dân tộc:

Vụ Pháp chế phối hợp với Trường Cán bộ Dân tộc, Vụ Tuyên truyền,Ban Dân tộc các địa phương đã tiến hành bốn cuộc tuyên truyền, phổ biến ,giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, gài làng, trưởng ban,trưởng thôn của 42 xã của các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Trị và Quảng Bình vềLuật Phòng chống ma túy; Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật giaothông đường bộ; Luật Hôn nhân và Gia đình(01 cuộc theo Quyết định giaonhiệm vụ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; 03 cuộc theo Chương trình mục tiêuquốc gia phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS)

+ Triển khai và tổng kết việc thực hiện Đề án “Nâng cao hiểu biết phápluật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới”:

Vụ Pháp chế phối hợp với Ban Dân tộc các địa phương đã tiến hànhbốn cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu

số, đồng bào vùng biên giới tại 40 xã của huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa;

Ngày đăng: 16/03/2013, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w