Có thể nói, theo đa số, phần kết thúc của truyện đã tạo một ấn tượng không tốt về Tấm - làm mất đi hình ảnh đẹp về một cô gái hiền lành, chân chất, khiến người ta có thể đặt dấu hỏi về n
Trang 1Truyện "Tấm Cám" và vấn
đề tiếp nhận trong trường
trung học phổ thong
Trang 2Có thể nói, theo đa số, phần kết thúc của truyện đã tạo một ấn tượng không tốt về Tấm - làm mất đi hình ảnh đẹp về một cô gái hiền lành, chân chất, khiến người ta có thể đặt
dấu hỏi về niềm tin, về lẽ công bằng: Phải chăng, khi người hiền tiêu diệt điều ác thì tự tay
họ lại tạo ra một điều ác mới? Cô giáo Phạm Thị Ninh Thủy (Trường THPT Hùng Vương -
Bình Định) viết: “Hành động diệt trừ cái ác đến tận cùng và làm cho mọi người nhận thức được: không nên làm điều ác là đúng Tuy nhiên, hành động đó lại là do phe thiện, phe chính nghĩa làm thì sẽ phản tác dụng trong việc tôn vinh điều thiện” Thầy giáoĐặng Văn
Du (Trường THPT PleiKu - Gia Lai) cho rằng hành động đó “quá rùng rợn”, “thể hiện sự nông nổi của kẻ sớm nhận vinh quang, thắng lợi”, “mọi nguồn gốc tốt đẹp trong cô Tấm
hiền hậu, trong sáng, tốt bụng đã mất đi khi cô trở thành hoàng hậu” Trong bàiThử xem lại
truyện Tấm Cám, luật sư Huỳnh Phúc nói, ông luôn “bị ám ảnh về hành động của Tấm”, và
nỗi ám ảnh này không chỉ riêng bản thân ông mà nó còn “gây rợn” cho nhiều thế hệ trong
gia đình ông Từ đó, tác giả đi đến kết luận: “Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tấm
Cám có lẽ là truyện duy nhất mà cái thiện ở thế thắng lại xử cái ác tàn bạo như thế”(3)
Tự thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người đều có một cách lý giải, cách hiểu và đánh giá
đoạn kết truyện Tấm Cám Tuy nhiên, xét nhiều góc độ thì hành động trả thù của Tấm đã
tác động không tốt về mặt tình cảm đối với giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp nhận
văn bản
b) Về phía học sinh
Câu 1, có 26,58% học sinh nói “không”; 73,42% “thích”
Câu 2: có 6,25% cho rằng Tấm ác; 31,75% nhận xét Tấm hiền; 52% nói Tấm vừa hiền vừa ác
Câu 3: 25% đồng tình và 75% không đồng tình
Kết quả trên cho thấy, có quá nhiều học sinh không thích đoạn kết truyện Tấm Cám Tôi nói “quá nhiều” có vẻ không đúng khi có tới 73,42% học sinh thích Tấm Cám, trong
khi số “không thích” chỉ có 26,58 % Thật ra, con số 26,58% nếu tính theo cấp độ so sánh thì đúng là nhỏ hơn nhiều so với 73,42% nhưng nó lại phản ảnh một hiện trạng, một thực tế đáng buồn mà bản thân chúng ta thấy kinh ngạc - hình ảnh đại diện cho phe thiện, phe
Trang 3chính nghĩa lại không chiếm được hết thảy sự đồng tình, yêu mến của mọi người Đáng ngạc nhiên, nhân vật đại diện cho cái thiện, cái tốt đẹp lại có sự phân thân giữa hai chiều
tình cảm:vừa hiền vừa ác trong cái nhìn của người tiếp nhận
Giải thích điều này, đa phần các em học sinh cho rằng ở Tấm có hai tính cách Một
cô Tấm hiền lành, trong sáng và một cô Tấm độc ác, tàn nhẫn Em Nguyễn Thị Thu Trang (Trường THPT chuyên Hùng Vương - Gia Lai) viết: “Truyện đã dạy em biết vượt lên hoàn cảnh, yêu cuộc sống và khát khao được sống, giá kết thúc truyện sẽ vẫn là một cô Tấm giàu
lòng vị tha, tốt bụng thì Tấm Cám là một câu chuyện cổ hay nhất” Hay Cao Lê Như Quỳnh (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định) nghi ngờ: “Đọc truyện Tấm Cám, em có
cảm tưởng như nhìn thấy hai cô Tấm, một ngoan hiền, vị tha; một dữ dằn, tàn nhẫn Dường
như, có sự không nhất quán trong việc xây dựng nhân vật của tác giả dân gian khi viết Tấm
Cám” Nguyễn Võ Thanh Nhã (Trường THPT PleiKu) đặt vấn đề: “Một cô Tấm hiền lành
sao lại nỡ giết người, mà đó lại là người em cùng dòng máu” Nguyễn Thị Mỹ Hằng
(Trường THPT PleiKu) cũng viết: “Tấm hiền nhưng đến lúc hưởng hạnh phúc thì quên đi mọi tình nghĩa” Thật đau lòng khi học sinh chúng ta, những trái tim trong sáng, ngây thơ lại có cái nhìn không thiện cảm đến vậy khi nói về Tấm
Nhìn rộng ra, em Đặng Thị Diễm Chi (Trường THPT Hùng Vương- Bình Định) lập luận: “Hổ dữ còn không ăn thịt con, thế nhưng Tấm lại đưa mẹ Cám vào tình huống quá tàn nhẫn - ăn thịt con mình Hành động này quá ác độc” Còn em Trịnh Hữu Hạnh (Trường
THPT PleiKu) lại có cái nhìn tinh tế: “Em nghĩ, nếu người nước ngoài đọc Tấm Cám, họ sẽ
không bao giờ cảm nhận được nét hiền dịu, nhu mì của phụ nữ Việt Nam Họ sẽ hiểu nhầm Tấm là sau bao nhiêu lần chết đi sống lại, rốt cuộc chỉ để trả thù Hóa ra, Tấm còn độc ác hơn cả Cám” Thái Việt Nguyên (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định) xác
định: “Truyện dân gian bao giờ cũng mang tính giáo dục cao, sao Tấm Cám lại đề cao tội
ác?”
Truyện cổ tích là truyện dân gian, khởi điểm từ dân gian và lưu truyền, tồn tại cũng
từ dân gian Bản thân truyện cổ tích có một sức sống mạnh mẽ không gì thay thế được trong đời sống tinh thần của con người Chính vì vậy, việc để lại một hình ảnh “không đẹp”, “không thiện cảm” như vậy trong những trang sách, đối với các em là điều không công bằng, nếu không nói là phản tác dụng giáo dục
Trang 4Về câu 4 (giáo viên và học sinh), có 17,85 % giáo viên và 28,47% học sinh (nhóm 1) không đồng tình, 82,15% giáo viên và 71,53% học sinh (nhóm 2) đồng tình với việc viết lại
phần kết như SGK Văn 10
Lý do của nhóm 1 là truyện Tấm Cám tồn tại bao đời và đã ăn sâu trong lòng mọi
người, không thể thay đổi được Và hành động Tấm giết Cám, làm mắm cho mẹ Cám ăn là một sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ chuyên làm điều ác Việc thay đổi, chỉnh sửa phần kết của văn bản là việc làm gượng ép Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh (Trường
THPT Nguyễn Tất Thành - Gia Lai): “Việc thay đổi kết thúc (như SGK Văn 10) gây thắc
mắc, hoang mang, thậm chí càng khơi gợi sự tò mò, dễ dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc”
Ở nhóm 2 có nhiều ý kiến, nhưng tập trung nhất ở những lý do sau: Theo em Trần Thị Thanh Thảo (Trường THPT Chuyên Hùng Vương): “Viết lại để kết thúc phù hợp với mạch truyện, viết lại để làm nên một cô Tấm tốt đẹp hơn, viết lại để khẳng định cái ác chắc chắn sẽ bị khuất phục trước cái đẹp, cái lương thiện; đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ lòng vị tha, bao dung trong cuộc sống Em nghĩ, nếu được như vậy thì ý nghĩa truyện càng tăng lên rất nhiều” Theo Lê Nguyễn Hoàng Thùy (Trường THPT Trần Cao Vân - Bình Định):“Tấm Cám là câu chuyện cổ được nhiều em nhỏ biết đến, có thể xem nó là
một câu chuyện giáo dục trẻ em lòng thương người, nhân cách sống, lòng vị tha Vì vậy, theo em, nên viết lại để truyện có một kết thúc nhân đạo hơn” Theo Lê Minh Chiến
(Trường THPT Kon Tum): “Viết lại truyện Tấm Cám như SGK Văn 10 mang tính chất
nhẹ nhàng, không gây cảm giác man rợ về hành động trả thù của Tấm, đồng thời còn giúp người đọc có cái nhìn thiện cảm hơn về nhân vật Tấm”
Có thể nói, theo ý kiến chung (72%), đoạn kết như SGK Văn 10 là một cách kết thúc
nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lý, đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT
Đại văn hào Lev Tolstoi cho rằng: “Văn học phải làm cho trái tim con người trở nên thông minh hơn Đó là một trong những chức năng quan trọng của văn chương” Thiết nghĩ, văn học trong nhà trường không chỉ giúp học sinh ngày càng lĩnh hội những tri thức mới mà nhiệm vụ hàng đầu của nó là bồi dưỡng, nâng cao cái đẹp trong tâm hồn, giúp các
em có được một trái tim trong sáng, nhân hậu, tràn đầy tình thương Hiểu rõ tầm quan trọng
và ảnh hưởng của văn học đến hành vi, đạo đức, lối sống của học sinh nên trong quá trình
Trang 5biên soạn và chọn lọc, những nhà nghiên cứu, giảng dạy luôn có sự thay đổi, chỉnh lý, bổ sung nội dung chương trình phù hợp với mục đích giáo dục Việc thay đổi đoạn kết thúc
truyện Tấm Cám trong SGK Văn 10 hiện nay ít nhất cũng đã giải quyết phần nào lúng túng
và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, phân tích tác phẩm Về phía giáo viên, có được sự thoải mái, tự tin, bớt đi phần định hướng, giải thích Về phía học sinh, có được cách nhìn, cách nghĩ theo hướng tích cực, thống nhất về tính cách nhân vật Tấm Nói tóm lại, sự thay đổi phần kết của truyện, một mặt vừa đảm bảo chức năng giáo dục, thẩm mỹ của một tác phẩm văn học; mặt khác, vẫn đảm bảo được đặc trưng của truyện
cổ tích là hướng về lối kết thúc có hậu Ý nghĩa từ việc lược giản, chỉnh sửa, thay đổi một
số nội dung tác phẩm cho phù hợp mục tiêu giảng dạy đã thể hiện quan điểm của những người biên soạn sách giáo khoa là hướng về đối tượng tiếp nhận, làm thế nào để chất lượng, tác động và ảnh hưởng của mỗi tác phẩm đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận mang lại hiệu quả cao nhất
Tuy nhiên, truyện Tấm Cám từ khi ra đời đến nay đã có đời sống riêng và tồn tại
trong lòng người đọc với nhiều sắc thái tình cảm Việc thay đổi phần kết của truyện chỉ là phương cách tạm thời, sử dụng cho học sinh bậc THPT Như vậy, mỗi học sinh THPT sẽ có
hai văn bản truyện Tấm Cám, một văn bản được học trong nhà trường và một văn bản đọc
từ các bộ hợp tuyển, tuyển tập truyện cổ tích và từ phía đời sống văn học dân gian Người giáo viên cần biết và chủ động chuẩn bị đủ vốn kiến thức để giúp các em xử lí tốt khi xảy ra những so sánh văn bản Hy vọng với vốn sống, vốn tri thức và những hiểu biết sâu rộng, toàn diện của bậc sinh viên cao đẳng và đại học, phần kết của truyện sẽ là những khám phá mới, mở ra những hướng nhìn đúng đắn, phù hợp về giá trị nhân văn cũng như vẻ đẹp
của Tấm Cám trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam(4)…