1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Về bộ toàn tập kiểu hàn lâm mới của Gogol ppsx

4 238 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 135,87 KB

Nội dung

Về bộ toàn tập kiểu hàn lâm mới của Gogol Như đã nói, cơ sở phương pháp luận của dự án Toàn tập là sự bảo đảm tính đầy đủ (tức là sự hiện diện tất cả các văn bản của nhà văn được biết cho đến thời điểm này, không cắt xén), sự cải tiến công tác chuẩn bị văn bản và chú giải khoa học, sự tham khảo kinh nghiệm của khoa Gogol học thế giới được xem xét từ lập trường hàn lâm, chứ không phải ý thức hệ. Mỗi một thành tố của phương pháp luận này là một nhiệm vụ khoa học thiết thực, thể hiện một giai đoạn mới mang tính quy luật, trong việc nghiên cứu sáng tác Gogol và xuất bản nó ở Nga. Cũng như trong mọi bộ toàn tập kiểu hàn lâm, công tác quan trọng hàng đầu là chuẩn bị văn bản các tác phẩm. Ở đây những người biên soạn vấp phải một số khó khăn đặc thù. Như ta biết, Gogol sinh thời chưa kịp chuẩn bị một bộ toàn tập hay tổng tập tác phẩm nào của mình. Hơn thế nữa, do điều kiện sống nhiều năm ở nước ngoài, ông đã ủy nhiệm cho một người bạn thân - N.Ia. Prokopovich - ấn hành một số tác phẩm của ông, và Prokopovich đã đưa vào các văn bản của Gogol (thường được người khác chép lại) không ít sửa chữa cả về chính tả, ngữ pháp lẫn văn phong. Những “sửa chữa văn phong” ấy đã được phát hiện và loại bỏ trong nhiều lần xuất bản các tổng tập và toàn tập Gogol trước đây, nhưng công việc này chưa được làm triệt để, theo một hệ phương pháp thống nhất, với sự sử dụng tất cả các cứ liệu văn bản học hiện có: các thủ bản của tác giả, các bản sao đã được tác giả xem lại, các bản in thử được tác giả sửa, v.v Những nguyên tắc và tiêu chí được xây dựng để giải quyết các vấn đề văn bản học trong lần xuất bản Toàn tập này là như sau: những tác phẩm nào được chính Gogol chuẩn bị văn bản để xuất bản thì in lại theo văn bản đã được tác giả chuẩn bị, những tác phẩm nào mà văn bản đưa in được người khác chuẩn bị thì in lại hoặc theo thủ bản cuối cùng của tác giả (nếu còn giữ được), hoặc bằng nghiên cứu văn bản học, thiết lập những tác bản loại trừ tối đa những sự can thiệp của người khác; những tác phẩm nào chưa được in hoặc chưa được in đầy đủ thì in theo bản thảo được lưu giữ (tất nhiên, có hiệu đính). Một vấn đề nữa cũng không thứ yếu đối với các xuất bản phẩm hàn lâm là bố cục - tức là sự sắp xếp các văn bản của Gogol vào các số tập sách được dự định theo trình tự niên đại, đồng thời theo các dấu hiệu thể loại và nhóm tác phẩm. Nguyên tắc được áp dụng trong bộ Toàn tập này của chúng tôi có thể được gọi là “nguyên tắc niên đại - thể loại - nhóm”. Cái đó có nghĩa là nhìn chung các văn bản được sắp xếp theo tuần tự thời gian từ văn bản sớm hơn đến văn bản muộn hơn, nhưng bên trong sự tuần tự ấy các văn bản có thể được tập hợp theo dấu hiệu thể loại hay nói đúng hơn, thể loại - nhóm, cố gắng làm sao cho các tác phẩm hiện ra trước độc giả như chúng đã hiện ra trong các sách của Gogol xuất bản lần đầu tiên. Trong Lời của Ban biên tập in trong tập 1 của bộ Toàn tập được liệt kê tất cả các tập với thành phần văn bản của chúng và được xác định cấu trúc nguyên tắc của từng tập. Các phần của từng tập nhìn chung được sắp xếp theo truyền thống đã định hình trong các xuất bản phẩm hàn lâm: mở đầu tập là những văn bản chuẩn, sau đó là “Những tác bản khác”, “Những bản nháp”, “Những phương án”, sau cùng là “Chú giải”. Ngoài ra, có tập (như tập 1) có phần “Dubia” (tồn nghi), có tập (như tập 4) có phần “Bỏ dở”. Các phần trong từng tập không chỉ phân loại các văn bản được công bố theo mức độ hoàn tất của chúng (như tác giả quan niệm) mà còn cho phép độc giả tìm hiểu một cách đầy đủ hơn trước đây cái “phòng thí nghiệm sáng tạo” của nhà văn. Điều này được thể hiện trong những nguyên tắc xuất bản khác nhau đối với những văn bản cơ bản (còn được gọi là văn bản chuẩn) và các tác bản nháp, các phác thảo và những nguồn thủ bản khác của tác giả. Cụ thể, những văn bản cơ bản (chuẩn) trong bộ Toàn tập này được công bố theo những chuẩn mực của phép chính tả và chấm câu hiện đại với mục đích làm cơ sở cho những xuất bản phẩm khác, phi hàn lâm, còn đối với những văn bản nháp được dành chủ yếu cho các chuyên gia nghiên cứu sâu Gogol thì sự can thiệp của biên tập viên được thực hiện ở mức tối thiểu. Những nguyên tắc ngôn ngữ học trong việc công bố các loại văn bản khác nhau của Gogol được xây dựng với sự hợp tác của một trong những nhà ngôn ngữ học đầu đàn của nước chúng tôi hiện nay - A.D. Shmelev. Ông là nhà tư vấn của bộ Toàn tập này về tất cả các vấn đề ngôn ngữ. Đến đây, thiết nghĩ cần nói kỹ hơn về những nguyên tắc chú giải được áp dụng trong bộ Toàn tập kiểu hàn lâm này. Nếu xét từ quan điểm khoa học hiện đại thì phần lớn những văn bản của Gogol đã được công bố còn chưa được chú giải tận tường. Điều này có thể nói cả về sự chú giải văn bản học lẫn chú giải lịch sử - văn học. Nếu trong trường hợp thứ nhất sự chú giải xưa kia gặp nhiều khó khăn do số lượng và chất lượng của các dữ liệu có trong tay các nhà nghiên cứu thì trong trường hợp thứ hai phải thêm vào một nhân tố nữa - đó là áp lực của hệ ý thức. Vì những lý do khác nhau các nhà chú giải trước đây không đề cập đến những đề tài hệ trọng như “Gogol và văn học Nga sau ông”, “Gogol và văn học thế kỷ XX”, “Gogol và văn học thế giới”, “Ý nghĩa của Gogol đối với văn hóa thế giới”, cũng có thể nói như thế về việc phản ánh sự tiếp nhận Gogol bởi văn học Nga hải ngoại, về đề tài tôn giáo trong sáng tác Gogol, về ảnh hưởng của ông tới nền triết học tôn giáo luận, v.v Những chú giải trong bộ Toàn tập mới đặt cho mình nhiệm vụ lấp đầy những khoảng trống ấy, phản ánh toàn bộ kinh nghiệm và vốn liếng được tích lũy trong khoa học ngữ văn và khoa Gogol học không chỉ ở Nga, mà trên toàn thế giới. Cụ thể, những nội dung sau đây được xác định như là những yêu cầu không thể thiếu trong chú giải: - khảo tả tỉ mỉ các nguồn thủ bản và ấn loát của văn bản; - lịch sử in ấn (đối với những tác phẩm kịch - thì cả trình diễn trên sân khấu), kể cả lịch sử kiểm duyệt; - lịch sử sáng tác (ý đồ, các giai đoạn hình thành, phát triển và biến thái trong các thủ bản, tác bản và các bản sao được tác giả duyệt y); - các nguồn văn học, sân khấu, folklore; - những thực tại chính trị- xã hội, văn hóa, đời sống được phản ánh vào tác phẩm; - sự tiếp nhận tác phẩm trong các giới phê bình và độc giả đương thời; - những giai đoạn tiếp theo của số phận tác phẩm sau khi tác giả qua đời; - giai đoạn đầu tiên của sự tiếp nhận tác phẩm ở nước ngoài và những giai đoạn tiếp theo. - lịch sử những kiến giải triết học, xã hội, tôn giáo xuất phát từ tác phẩm. Sự phản ánh tất cả những gì có giá trị được tích lũy trong nền phê bình, nghiên cứu văn học và triết học Nga, trong văn học Nga hải ngoại và trong khoa học thế giới sẽ cho phép các chú giải trở thành một nguồn tư liệu khoa học về Gogol đầy đủ nhất cho đến hôm nay. Tổng kết những gì đã nói, chúng tôi muốn được nhấn mạnh một lần nữa tính thời sự khoa học và xã hội của bộ Toàn tập mới của Gogol: đối với văn hóa Nga và văn hóa thế giới, di sản của nhà văn này đã và đang phát huy ý nghĩa rất to lớn, với nhiều tác phẩm của ông bạn đọc sẽ được làm quen lần đầu tiên, nhiều điều trong sáng tác của ông còn phải được nhận thức lại, thấu hiểu, đoán biết, và có tất cả mọi sở cứ để cho rằng, xuất bản phẩm này sẽ là quan trọng, hữu ích, đáp ứng nhu cầu của cử tọa độc giả rộng rãi và các nhà nghiên cứu . Về bộ toàn tập kiểu hàn lâm mới của Gogol Như đã nói, cơ sở phương pháp luận của dự án Toàn tập là sự bảo đảm tính đầy đủ (tức là sự hiện diện tất cả các văn bản của nhà. Trong Lời của Ban biên tập in trong tập 1 của bộ Toàn tập được liệt kê tất cả các tập với thành phần văn bản của chúng và được xác định cấu trúc nguyên tắc của từng tập. Các phần của từng tập nhìn. thể hiện một giai đoạn mới mang tính quy luật, trong việc nghiên cứu sáng tác Gogol và xuất bản nó ở Nga. Cũng như trong mọi bộ toàn tập kiểu hàn lâm, công tác quan trọng hàng đầu là chuẩn bị

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

w