Vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo chí
Trang 1Lời mở đầu
1 Lý do chọn đề tài:
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã đổ bao mồ
hôi, xương máu để lao động, tìm tòi, sáng tạo nhằm xây dựng các ngành nghề
phục vụ cho đời sống Và trong sự phát triển của lịch sử sản xuất, do nhiều khả
năng và đặc trưng riêng về kỹ thuật, về nguyên liệu, về truyền thống tay nghề
của một số nghề hay một số vùng nào đó đã hình thành dần dần trên đất nước ta
những làng nghề, những vùng nghề với trình độ nghề nghiệp rất thuần thục Hà
Tây là vùng đất như vậy, nơi tập trung tinh hoa nghề nghiệp và được mệnh danh
“ đất trăm nghề”
Phong phú về cảnh quan, đặc sắc về văn hoá - lịch sử, Hà Tây với 1.150
làng có nghề, 121 làng nghề được nhân dân tạo dựng nét văn hoá riêng, có giá
trị nổi tiếng: Lụa tơ tằm Vạn Phúc ( Hà Đông), vân sa (Ba Vì), sơn khảm
Chuyên Mỹ, sơn mài Duyên Thái ( Thường Tín), nón làng Chuông, chạm khắc
Thanh Thuỳ Làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
trong tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người dân, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc
Vai trò của làng nghề cũng được Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định rõ:
“Phát triển các ngành nghề truyền thống và cả các ngành nghề mới bao gồm tiểu
thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công
nghiệp chế biến nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục
vụ sản xuất và đời sống của nhân dân” Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Hà Tây, Báo Hà Tây đã bám sát các chủ trương, đường lối của
Đảng, bám sát nhiệm vụ của tỉnh để tổ chức, tuyên truyền, cổ động Do vậy,
làng nghề là mảng đề tài trung tâm, xuất hiện đều đặn trên Báo với số lượng tin
bài rất lớn
Trang 2ặt khác, tuy có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
nhưng hiện nay làng nghề đang đứng trước thử thách, bấp bênh: nguồn tiêu thụ
sản phẩm không ổn định trong sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường,
thiếu vốn, thiếu nhân lực có tay nghề Thêm vào đó, nhiều mâu thuẫn đang
nảy sinh: sản xuất bằng máy móc hiện đại làm mất đi nét đẹp độc đáo, tinh xảo
của sản phẩm thủ công truyền thống; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với tốc độ phát
triển của sản xuất nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng Thực tế
ở Hà Tây, nhiều làng nghề đang có nguy cơ mất nghề Vậy làm thế nào để vừa
giữ gìn nghề truyền thống vừa đẩy mạnh phát triển nghề mới? Đây là những
vấn đề bức xúc đòi hỏi báo chí phải kịp thời phát hiện và phản ánh sâu sắc
Báo chí là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân
Nhiệm vụ của báo chí là mang thông tin đến cho công chúng, tham gia phát hiện
và giải thích những vấn đề nóng hổi của xã hội để thực hiện chức năng tuyên
truyền, cổ động và tổ chức tập thể Do đó, người làm báo phải luôn bám sát đối
tượng, bám sát thực tế để nắm bắt được nhu cầu và những vấn đề mà quần
chúng quan tâm Hà Tây là mảnh đất trăm nghề, thấy rõ được tầm quan trọng
của làng nghề cũng như những vấn đề bức xúc nảy sinh, Báo Hà Tây đã tích cực
phản ánh, tuyên truyền, nêu thực trạng và đề xuất giải pháp Như vậy, Báo đã
thể hiện vai trò to lớn của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc phát
triển làng nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc
Đây chính là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: Vấn đề làng nghề được
phản ánh trên Báo Hà Tây làm khóa luận tốt nghiệp
2.Mục đích nghiên cứu:
Thông qua khảo sát tin bài về làng nghề trên báo Hà Tây, ta thấy được nét
khái quát bức tranh làng nghề của tỉnh; thấy được vai trò của Báo chí nói chung
và Báo Hà Tây nói riêng trong việc thông tin, tuyên truyền về làng nghề Ưu
điểm nổi bật của báo Hà Tây qua những bài viết chất lượng đã không chỉ biểu
dương thành quả phát triển kinh tế của từng làng nghề mà còn chỉ ra những bức
Trang 3xúc trong mỗi làng nghề, cũng như phương hướng để bảo tồn nét đẹp văn hoá và
thúc đẩy sự phát triển làng nghề nhanh, mạnh, vững chắc
Bên cạnh những ưu điểm, khoá luận cũng chỉ ra một số hạn chế của báo
trong thông tin về làng nghề Từ đó, bản thân người viết rút ra những bài học
kinh nghiệm, bài học tác nghiệp quý báu về mảng đề tài làng nghề - mảng đề tài
phong phú nhưng đòi hỏi ở người làm báo không chỉ tâm huyết với nghiệp báo
mà còn phải có tình yêu với mỗi làng nghề, phản ánh suy nghĩ, trăn trở với
những bất cập của nghề để góp sức gìn giữ và phát triển làng nghề Và như vậy,
nhà báo đã làm tốt nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hoá của vùng “ đất trăm nghề”
nói riêng và của dân tộc ta nói chung
3 Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu các văn bản nghị quyết của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hà Tây về
vấn đề khôi phục phát triển làng nghề; báo cáo mới nhất của Sở Công nghiệp Hà
Tây về tình hình phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ( Trong đó có làng
nghề); các tài liệu sách báo nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung và tài liệu
liên quan tới làng nghề nói riêng
- Sưu tầm, thống kê, phân loại các tác phẩm báo chí Phân tích nội dung
những tin bài đó và tìm hiểu hình thức thể hiện Từ phân tích, so sánh để tổng
hợp rút ra những nhận xét, đánh giá
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát tin, bài thông tin về làng nghề đăng tải trên báo Hà Tây
Trang 41.4 Đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Tây trong việc
phát triển làng nghề
- Chương 2 Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây
2.1 Từ góc độ hiệu quả kinh tế
2.2 Từ góc độ văn hoá
2.3 Từ góc độ xã hội
2.4 Từ góc độ môi trường
2.5 Hướng mở cho sự phát triển của làng nghề
- Chương 3 Hệ thống thể loại và hình thức thể hiện
3.1 Các thể loại thường được sử dụng
3.2 Hình thức thể hiện
3.3 Thông tin về làng nghề ở Hà Tây trong mối tương quan với một
số tờ báo khác ( Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn )
- Kết luận
+ Rút ra những nhận xét từ quá trình nghiên cứu
+ Kiến nghị của người viết để cải thiện, nâng cao hiệu quả phản ánh
Chương 1 Khái quát về làng nghề ở Hà Tây
1.1 Tiềm năng làng nghề.
Trang 5Tỉnh Hà Tây được hợp nhất bởi hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông Sơn Tây đi
ngược lên phía tây là vùng sơn cước, Hà Đông đi xuôi xuống phía nam là vùng
trũng, sông nước Với vị trí nằm sát kinh đô Thăng Long-Đông Đô- Hà Nội về
hai phía tây và nam với ba cửa ngõ vào kinh đô( trong bảy cửa ngõ) qua các
quốc lộ 1A; 6; 32, nơi đây đã diễn ra các mối quan hệ liên tục, mật thiết với kinh
đô
Hà Tây nằm cạnh khu vực tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long (
hạt nhân kinh tế của miền Bắc), nằm ở khu vực chuyển tiếp từ tây bắc và trung
du miền bắc giàu có về tài nguyên thiên nhiên với đồng bằng sông Hồng nổi
tiếng trù phú qua một mạng lưới giao thông về đường thuỷ, đường bộ, đường sắt
cùng các bến cảng tương đối phát triển
Các ưu thế thứ nhất cận thị( gần chợ búa, đô thị), thứ nhì cận giang( gần
các dòng sông lớn, gần các huyết mạch giao thông đường thủy) này đã tác động
đến sự phát triển kinh tế của Hà Tây
Cùng với vị trí địa lý, nguồn lực lao động cũng là nhân tố đặc biệt quan
trọng Người dân Hà Tây có truyền thống lao động cần cù, có bàn tay khéo léo,
có óc sáng tạo biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có tại địa phương để sản
xuất 300 năm trước đây, chỉ bằng cây tế- một loại cỏ mọc ở vùng nhiệt đới-
người dân Phú Xuyên( Chương Mỹ) đã đưa về quê mình chẻ, tách thành những
sợi guột nhỏ để buộc, nức những chiếc rổ, chiếc rá Nếu như người dân Phú
Xuyên chỉ bằng cây cỏ tế đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm cho sinh hoạt hàng
ngày thì nhân dân Chương Mỹ từ thế kỷ 17 cũng sử dụng nguyên liệu rất giản
đơn là cây tre, cây mây để đan rổ rá và nhiều vật dụng khác phục vụ cuộc sống
Người dân đã có công trong việc phát hiện ra cây mây- thứ cây được trồng nhiều
làm hàng rào hoặc mọc dại ven đường, có độ dẻo, dai, chuột nhiều thì bóng, lại
dễ làm, phù hợp với các mẫu mã hàng và không ngừng sáng tạo để sản phẩm
ngày thêm đa dạng Và rất nhiều các nguyên liệu, mặt hàng khác của nhiều làng
nghề thể hiện rõ sự khéo léo, sáng tạo hoà quyện trong tính cần cù, chịu thương
chịu khó của người dân Hà Tây
Trang 6Như vậy, những nhân tố vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng thiên nhiên phong
phú, dồi dào và người dân cần cù, tài hoa, khéo léo đã tạo đà cho việc hình thành
nên các nghề và phát triển mạnh thành làng nghề, xã nghề ở Hà Tây
Nghề, nghề phụ hay nghề thủ công nhiều nơi có nhưng phát triển trở thành
một hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới đời sống của làng, trở thành làng nghề thì
không phải đâu cũng có Song, ở Hà Tây lại rất phổ biến và từ lâu được coi là
đất trăm nghề Trong luỹ tre làng, người nông dân, người thợ thủ công chăm chỉ,
miệt mài làm ra các mặt hàng thủ công từ đơn giản tới phức tạp phục vụ cho sản
xuất, phục vụ đời sống hàng ngày Làng nào trong tỉnh cũng có người làm nghề
thủ công, có làng ít, có làng hầu hết mọi người cùng tham gia Những mặt hàng
thủ công không thể thiếu được trong sản xuất, trong cuộc sống hàng ngày như
cày, bừa, những chiếc gầu tát nước, những chiếc nong, nia, thúng, mủng, dần
sàng, chiếc bàn, bộ ghế và những dụng cụ sinh hoạt khác đều do bàn tay người
nông dân, người thợ thủ công trong tỉnh làm ra Những mặt hàng thủ công cao
cấp như lụa tơ tằm, gỗ chạm khắc, khảm trai, hàng thêu, ren cũng nổi tiếng từ
nghìn năm nay Chẳng thế khi đi khảo cứu về sự phát triển của thủ công nghiệp
Việt Nam, tác giả Phạm Gia Bền đã nhận định: “ở Hà Đông đâu đâu cũng làm
nghề thủ công và nghề thủ công nào cũng có và rất nổi tiếng, có nghề đã từ lâu
đời”( Sơ khảo lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp Việt Nam Phạm Gia Bền
Nxb Văn sử địa 1957) Hà Đông ở đây chính là tên gọi cũ của tỉnh Hà Tây bây
giờ
Từ xa xưa, tơ lụa Vạn Phúc, lụa hàng Hà Đông, the làng La đã có tiếng
trong nước và được các thương nhân nước ngoài chú ý, coi như một sản phẩm
thủ công quý giá, làm lễ vật dâng tặng, cúng tiến Nhiều tên tuổi làng nghề đã đi
vào ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thống dân gian, trở thành một di sản văn hoá
dân gian:
Sâm Động là đất trồng hành,
Mễ Hoà tre nứa đan mành ta mua
Quýt Đức thêu quạt thêu cờ Nhị Khê tiện gỗ đền thờ trạm hoa
Trang 7Làng Giai tơi lá che mưa, Trát Cầu bông sợi kém thua gì người, Lược thưa Thuỵ ứng chàng ơi, Trăm nghề quê thiếp xin mời chàng mua
Nhắc đến Hà Tây, người ta nghĩ ngay tới tầm tang canh cửi Những thềm
phù sa mầu mỡ bên các con sông cổ như sông Hà, sông Hồng, sông Đáy, sông
Tích, sông Nhuệ rất thích hợp cho việc trồng dâu nuôi tằm Làng lụa Vạn Phúc,
nơi dệt lụa hàng vân nổi tiếng ở Hà Đông xưa Từ lúc gà gáy khi xa khi gần là
âm thanh vang lên từ những khung dệt lụa, là tiếng thoi đưa rộn ràng, lúc dìu
dặt, khoan thai bao đời nay như nhịp điệu cuộc sống của làng Chẳng thế mà
người dân có những bài ca nghề nghiệp thể hiện niềm tự hào sâu sắc về quê
Cùng với the, lụa, lĩnh những chiếc nón che mưa che nắng nhưng cũng
góp phần làm duyên cho con người Nón làng Chuông(Thanh Oai) được làm từ
đôi bàn tay khéo léo của người thợ và trở thành biểu tượng cho nét đẹp dịu dàng,
kín đáo, giản dị của thiếu nữ Việt Nam Có lẽ vì thế mà nhiều bạn bè, du khách
quốc tế đến thăm Việt Nam đều thích mang những chiếc nón về làm kỷ niệm
Đường kim mũi chỉ tinh xảo trong những bức tranh thêu của làng nghề
Quất Động(Thường Tín) được khắp nơi biết đến Đó là thành quả của đức tính
kiên trì và tài khéo léo của người thợ thêu, cái tài đã nở hoa trên vải
Nếu như người thợ thêu dùng chỉ màu và chất liệu thể hiện sinh động thực
tiễn cuộc sống thì người thợ khảm trai dùng vỏ trai, xà cừ Làng nghề khảm trai
Chuôn Ngọ ( Chuyên Mỹ) đã tạo dựng cho mình danh tiếng vang xa Mỗi sản
phẩm khảm trai phản ánh tính thời đại và tính hữu dụng thẩm mỹ thật cầu kỳ,
huyền bí Người thợ bỏ nhiều công phu sáng tác, vẽ, mào, cưa, đục mảnh, hạ
Trang 8mặt tranh khảm, mài, đánh bóng, hoàn thiện một tác phẩm như một tác phẩm
nghệ thuật hấp dẫn khiến lòng người ngẩn ngơ
Còn rất nhiều các làng nghề nổi danh nữa khó có thể kể hết: Làng tiện Nhị
Khê cho ra đời hàng loạt sản phẩm thiết kế mẫu trang sức Sản phẩm sơn mài
Duyên Thái nước sơn bóng, lung linh, huyền ảo Đồ mây Phú Vinh nét đan
mềm mại, nét thắt dịu dàng, màu sắc trang nhã Mỗi làng nghề, mỗi vẻ làm
phong phú thêm truyền thống nghề thủ công ở Hà Tây
Không chỉ khéo tay hay nghề, làng nghề còn là đất văn vật, có nhiều người
hiển đạt được truyền tụng trong lịch sử dân tộc Làng tiện Nhị Khê quê hương
của Nguyễn Trãi, của Dương Bá Cung, của Lương Văn Can, của Lương Ngọc
Quyến Hay làng Bùng quê hương của những người thợ kim khí lại là quê hương
của trạng nguyên Phùng Khắc Khoan Hà Tây đã cung cấp nhiều nhân tài, vật
dụng quý giá bồi đắp tinh hoa vẻ vang cho đất nước
Ngày nay, Hà Tây đang nỗ lực phát huy lợi thế là vùng đất phát triển và
hợp tác trực tiếp - nhất là về kinh tế, kỹ thuật với thủ đô, vừa là thị trường lớn
tiêu thụ sản phẩm vừa có điều kiện để tiếp thu nhanh chóng đầu tư, thông tin và
công nghệ mới trong nước và quốc tế Cơ sở hạ tầng của Hà Tây được cải thiện
không ngừng, tạo điều kiện tốt cho công nghiệp nói chung và làng nghề nói
riêng có điều kiện phát triển
Về giao thông, mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh có chiều dài 4.503
km, trong đó 964 km đường ô tô, các quốc lộ 1A;Q16; 21A; 21B; 32, đường
Láng- Hoà Lạc, đường Hồ Chí Minh xuyên Việt với tổng chiều dài trên 200 km
Đường sắt có các tuyến Hà Nội- Lào Cai qua Hà Đông, Hoài Đức, trong đó ga
đầu mối dài 42,5 km; tuyến đường sắt Bắc-Nam đi qua các huyện Thường Tín,
Phú Xuyên - nơi tập trung số lượng rất lớn các làng nghề nổi tiếng của Hà Tây-
dài 29,5 km; về đường sông có 32 km sông Đà, 38 km sông Đáy; 78 km sông
Hồng; 35 km sông Tích; 46 km sông Bùi; 49 km sông Nhuệ; có hai cảng quy mô
tương đối lớn là cảng Sơn Tây và cảng Hồng Vân, ngoài ra còn nhiều cảng nhỏ
đang được phát triển đầu tư
Trang 9Tổng dân số Hà Tây là 2,5 triệu người, số người trong độ tuổi lao động có
trên 1,3 triệu người Đây là lực lượng lao động dồi dào, có văn hoá, có truyền
thống cần cù, thông minh từ xa xưa đã tạo nên nhiều làng nghề nổi tiếng
Với truyền thống ngành nghề, với nguồn nguyên liệu phong phú và nguồn
lực lao động kế thừa, phát triển đức cần cù, khéo léo, sáng tạo từ ông cha kết
hợp với cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức, đây là những tiềm năng lớn cho
phép Hà Tây bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống; đi đôi khuyến khích
nhân cấy phát triển nghề mới, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
bằng chính nguồn nội lực, thế mạnh của địa phương
1.2 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn ở Hà Tây.
Ngành nghề và làng nghề ở Hà Tây rất đa dạng, phong phú, phần lớn là
những làng có nghề cổ truyền được khôi phục, duy trì; ngoài ra còn có làng nghề
mới được hình thành và phát triển do tìm được nghề phù hợp với địa phương,
sản phẩm sản xuất phù hợp với thị trường, có kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo Hoạt
động trong làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình, là thành viên của các loại hình
doanh nghiệp sản xuất trên diện rộng khắp cả làng, có nơi cả xã và cả vùng như:
La Phù(Hoài Đức); Phú Túc( Phú Xuyên)
Làng nghề là lực lượng, hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phát triển làng nghề đồng nghĩa
với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhờ vậy sẽ tăng tỷ trọng của
công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế
nông thôn Đồng thời với phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo
theo phát triển nông nghiệp để cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và tiêu
thụ các sản phẩm của công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và các ngành nghề
Phát triển làng nghề góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nếu năm 1997,
tỷ trọng nông nghiệp là 40%, công nghiệp là 30% thì năm 2003 lần đầu tiên
công nghiệp vượt nông nghiệp và đến năm 2004 nông nghiệp chỉ còn 33,6%,
Trang 10công nghiệp vươn lên 37,1% đưa Hà Tây từng bước trở thành tỉnh công nghiệp,
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Xét riêng một số các huyện ở Hà Tây có làng nghề phát triển ta có thể thấy
rõ hơn điều này:
- Huyện Thường Tín (có 35 làng nghề) tỷ trọng công nghiệp- xây dựng
tăng dần từ 34,69%(năm 2000) lên 42% (năm 2005); Nông nghiệp từ 40,38%(
năm2000) giảm xuống 29,5%(năm 2005)
- Huyện Chương Mỹ(20 làng nghề) giá trị sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp của huyện đạt 120 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay
- Huyện Thạch Thất (có 9 làng nghề) cơ cấu kinh tế tăng trưởng bình
quân đúng hướng và mang tính đột phá rõ rệt Tỷ trọng nông nghiệp giảm khá
nhanh, từ 47,5% năm 2000 xuống còn 21,5%, tỷ trọng CN-TTCN tăng đột biến
từ 21% lên 59,3%
Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân Hiện nay, thời gian làm nông nghiệp chỉ
chiếm khoảng 30% quỹ thời gian của người nông dân, làng nghề đảm bảo tận
dụng các nguồn lao động hiện đang dư thừa Mặt khác, tính chất công việc ở các
làng nghề chủ yếu yêu cầu lao động chân tay, kỹ năng, trình độ tay nghề được
tích luỹ nâng cao trong quá trình sản xuất, phù hợp với lao động ở nông thôn
Khu vực kinh tế làng nghề đã giải quyết việc làm cho 185 nghìn lao động Làng
nghề chế biến nông sản Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai; các làng nghề cơ khí,
chạm khắc gỗ xã Thanh Thuỳ( Thanh Oai); Hợp tác xã khảm trai Ngọ Hạ(
Chuyên Mỹ) có từ 70% đến 90% số hộ tham gia làm nghề CN-TTCN, giá trị
sản xuất đạt trên 20 tỷ đồng/năm/làng Như vậy, phát triển nghề có thể đẩy lùi
nạn thất nghiệp ở nông thôn, tránh tình trạng “ nhàn cư vi bất thiện” Hơn nữa,
thu nhập từ sản xuất công nghiệp nông thôn (làng nghề) gấp 2-3 lần thu nhập
thuần nông, chiếm 70% thu nhập của các hộ nông dân kiêm nghề Có việc làm,
có thu nhập sẽ hạn chế rất nhiều tệ nạn xã hội, góp phần lành mạnh hóa cơ sở,
đặc biệt trong tầng lớp thanh niên ở nông thôn
Trang 11Có thể khẳng định, làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động, sử dụng
cơ sở vật chất của nông thôn để phát triển sản phẩm, tạo ra khối lượng hàng hoá
cung cấp cho xã hội Đây là sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nông
thôn bằng nội lực
Về giá trị xuất khẩu, nghề thủ công ở Hà Tây có vị trí rất quan trọng, mang
lại số ngoại tệ khá lớn cho tỉnh và nâng cao đời sống người dân làng nghề Tổng
giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2004 tăng 18,72% so với năm 2003 và tăng bình
quân thời kỳ 2001-2004 là 13,6% Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may
mặc, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, giày da các loại
Một nhân tố quan trọng thể hiện rõ vai trò của làng nghề là truyền thống
văn hoá Sản phẩm thủ công của làng nghề mang đậm dấu ấn truyền thống,
mang vẻ đẹp văn hoá tâm hồn nghệ nhân, thể hiện bản sắc văn hoá riêng, độc
đáo Nếu như không có làng nghề, người nông dân Hà Tây đơn thuần chỉ biết
làm nông nghiệp, hầu như không có sự giao lưu, hoà nhập với các khu vực khác
Làng nghề tồn tại và phát triển tạo cho người dân một cái nhìn rộng hơn ra xung
quanh, giúp hội nhập vào khu vực và thế giới Đồng thời qua các sản phẩm, du
khách cũng như bạn bè thế giới có thể hiểu hơn về nét bình dị, chân quê nhưng
rất mực tài hoa của người dân trên mảnh đất Hà Tây
Tóm lại, việc phát triển làng nghề là vấn đề có ý nghĩa chiến lược Làng
nghề gắn bó với nông thôn, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động đông đảo, cần
cù, sáng tạo, đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội cao Do đó, làng nghề
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phá vỡ thế thuần nông của
nhiều vùng, tăng thêm thu nhập của một bộ phận dân cư, đồng thời giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn, tránh được sức ép lao động thừa đổ ra đô thị,
thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Hơn nữa, phát triển
làng nghề còn là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá Những lợi thế cả về kinh
tế- văn hoá- xã hội này cần được khai thác triệt để, góp phần cùng toàn ngành
công nghiệp đưa Hà Tây thành tỉnh Công nghiệp trong thời gian tới
1.3.Thực trạng làng nghề ở Hà Tây.
1.3.1 Tổng số lượng làng nghề.
Trang 12Cuối năm 1999, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ban hành “ Quy định tạm
thời về tiêu chuẩn làng nghề và phát triển làng nghề” gồm các điểm sau:
- Số hộ và lao động làm nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở làng
đạt 50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng
- Giá trị thu nhập từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất ở làng trong 1 năm
- Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ( hội, câu lạc bộ, hợp tác
xã), chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, gắn với các mục
tiêu kinh tế- xã hội và làng văn hoá của địa phương
- Tên nghề của làng phải được gắn với tên làng: Nếu là làng nghề
truyền thống, cổ truyền còn tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên cho nghề
của làng Nếu làng có nhiều nghề phát triển, sản phẩm của nghề nào nổi tiếng
nhất thì nên lấy nghề đấy đặt tên nghề của làng, hoặc trong làng có nhiều nghề
không phải làng nghề truyền thống hay chưa có sản phẩm nghề nào nổi tiếng thì
tên nghề của làng nên dựa vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất
để đặt tên nghề gắn với tên làng.”
Hà Tây- mảnh đất trăm nghề với 1.150 làng có nghề nhưng số lượng làng
nghề được tỉnh công nhận theo các tiêu chí trên là 201 làng Trong đó bao gồm:
các làng nghề truyền thống ( chiếm số lượng lớn) và các làng nghề mới được
nhân cấy Làng nghề truyền thống là những làng có nghề với quy trình công
nghệ độc đáo mang tính cổ truyền gắn với tên tuổi của ông tổ nghề, tạo ra sản
phẩm có tiếng vang từ lâu đời Còn làng nghề mới được nhân cấy là những làng
có nghề mới được hình thành do áp dụng mô hình ngành nghề có hiệu quả của
nơi khác và nhân rộng tại địa phương
Trang 13Như vậy, trong các ngành CN-TTCN mà làng nghề tham gia sản xuất thì
ngành có số lượng làng nghề sản xuất nhiều nhất là ngành thủ công mỹ nghệ chế
biến lâm sản (65 làng)
1.3.2 Tình hình phân bố làng nghề.
201 làng nghề ở Hà Tây được phân bố khắp các huyện trong tỉnh với mức
độ nhiều ít khác nhau, nhiều nhất là huyện Thanh Oai( 38 làng); ít nhất là thị xã
Hà Đông (2 làng)
Tình hình phân bố làng nghề Hà Tây được sắp xếp giảm dần từ huyện
nhiều làng nghề nhất theo thứ tự của bảng sau:
1.3.3 Thành quả phát triển kinh tế -xã hội cao của làng nghề
Phong trào khôi phục làng nghề theo tiêu chí của tỉnh ngày càng sôi nổi và
rộng khắp Từ 972 làng có nghề năm 2001với 120 làng nghề được tỉnh công
nhận, tính đến tháng 10/2004 đã tăng lên 1.150 làng có nghề với 201 làng nghề
Nhiều làng nghề truyền thống đã được công nhận là làng văn hoá và bước đầu
Trang 14được đầu tư cơ sở hạ tầng để đón khách trong và ngoài nước đến thăm quan du
lịch Có 29 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: dệt lụa, mây tre
đan, gỗ mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài với giá trị gần 2000 tỷ đồng năm 2001
tăng lên trên 3000 tỷ đồng năm 2004
Năm 2004 là năm “ Phát triển công nghiệp”, các làng nghề ở Hà Tây được
đầu tư và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển nên đã có những
thành công đáng kể Sản phẩm có sức tiêu thụ tốt trên thị trường: Ước năm
2004, vải lụa thành phẩm đạt 7,43 triệu mét; mây giang đan 72,5 triệu sản phẩm;
thức ăn gia súc 194,5 ngàn tấn, tăng bình quân 13,1% Làng nghề góp phần
nâng tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh năm 2004 tăng 18,72% so với năm
2003 và tăng bình quân thời kỳ 2001- 2004 là 13,6% Mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là hàng may mặc, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, giày da các loại
Làng nghề có sự phát triển rất sôi động, đạt doanh thu rất cao:
- Từ 20 tỷ đồng đến 35 tỷ đồng có 7 làng nghề ( mộc Chàng Sơn, cơ khí
Vĩnh Lộc, làng Hữu Bằng)
- Từ 36 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng có 2 làng( làng chế biến nông sản Cát
Quế, Dương Liễu)
- Từ 50 tỷ đồng trở lên có 2 làng( Làng chế biến nông sản thực phẩm
Minh Khai, dệt La Phù )
Những làng nghề truyền thống phát triển mạnh tiêu biểu như làng nghề chế
tác tượng Sơn Đồng, làng nghề sơn mài Hạ Thái Làng nghề chế tác tượng ở
Sơn Đồng( Hoài Đức) có truyền thống gần 10 thế kỷ Sản phẩm tượng và đồ thờ
của Sơn Đồng hiện nay chiếm 60% thị phần trong nước Nhờ phát triển nghề
truyền thống, người dân Sơn Đồng có việc làm quanh năm với mức thu nhập cao
và ổn định Làng nghề Hạ Thái, xã Duyên Thái( Thường Tín) là một làng nghề
sơn mài truyền thống với lịch sử phát triển hơn 200 năm Hạ Thái hiện có 744
hộ( 2.674 nhân khẩu), trong đó hơn 80% số hộ tham gia phát triển nghề và hơn
70% thu nhập của người dân dựa vào phát triển nghề truyền thống Sản phẩm
sơn mài Hạ Thái chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức
Trang 15Bên cạnh các làng nghề truyền thống lâu đời, các làng, xã đã phối hợp mở
các lớp dạy nghề, truyền nghề thực hiện tốt chủ trương nhân cấy nghề mới của
tỉnh nên đã xuất hiện thêm nhiều làng nghề mới đạt hiệu quả kinh tế cao Từ
làng nghề truyền thống sản xuất hàng mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa(
Chương Mỹ), đến nay tất cả 33 xã, thị trấn đều có nghề này, trong đó có 5 làng
đạt tiêu chí làng nghề, thu hút trên 2 vạn người sản xuất, hàng năm đạt doanh
thu từ 300 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng; trong đó có 12 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
tập trung đạt giá trị hàng hoá và xuất khẩu từ 8 đến 15 tỷ đồng
Đặc biệt làng nghề dệt kim, may mặc, nhuộm gia công La Phù( Hoài Đức)
không những giải quyết việc làm cho 100% lao động trong xã mà thu hút gần
300 lao động trong khu vực; doanh thu đạt trên 120 tỷ đồng/năm So với các
làng nghề trong tỉnh, La Phù được đánh giá là làng nghề năng động với cơ chế
thị trường Sản phẩm dệt may của làng nghề đã có mặt tại thị trường Mỹ, EU,
Nhật Bản La Phù là xã chỉ có một thôn với 1.850 hộ, trong đó hơn 90% số hộ
phát triển ngành nghề nông thôn, chủ yếu là dệt, may và chế biến nông sản; có
18 công ty TNHH, hơn 100 tổ hợp và hộ sản xuất quy mô lớn, 660 máy dệt vải
và bít tất, 8.000 máy dệt len, 3.500 máy may công nghiệp
Như vậy, sự phát triển của làng nghề giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống
người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Năm 2004, tổng giá trị sản xuất
công nghiệp ước đạt 7.225,7 tỷ đồng tăng 20,7 so với 2003, đứng thứ 12/64 tỉnh
thành, trong đó có khoảng 50% là giá trị hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu do 201
làng nghề và 1.116 làng có nghề làm ra Cũng vì lẽ đó, tiểu thủ công nghiệp và
làng nghề ở Hà Tây được tổ chức JICA của Nhật Bản đánh giá là đơn vị dẫn đầu
trong toàn quốc
1.3.4 Những tồn tại kìm hãm sự phát triển mạnh của làng nghề
Làng nghề Hà Tây đang phát triển mạnh nhưng bên cạnh đó vẫn còn không
ít những tồn tại kìm hãm sự phát triển, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự mai
một của một số ngành nghề
Một loạt những vấn đề nan giải phải đề cập đến Đó là phát triển sản xuất
trong các làng nghề nói chung còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chưa theo
Trang 16quy hoạch; cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm; thiết bị máy móc chưa được đổi
mới, trang bị chưa đầy đủ, đồng bộ nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản
phẩm chưa cao Trong khi, kỹ thuật và công nghệ là quyết định sự tồn tại, phát
triển hay phá sản của một làng nghề
Thêm vào đó, nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề đòi
hỏi ngày càng lớn để hoạt động trong cơ chế thị trường Nhưng thực tế cho thấy
nhiều làng nghề, nhất là các hộ gia đình làm CN-TTCN vẫn còn gặp không ít
khó khăn, hạn chế về nguồn vốn đầu tư
Một khó khăn mà hầu hết các làng nghề đều gặp phải là thị trường tiêu thụ
hàng CN-TTCN còn hẹp Sản xuất kinh doanh ở làng nghề hiện nay vẫn là hình
thức tự tìm thị trường tiêu thụ là chính, hoặc muốn tiêu thụ được sản phẩm phải
qua nhiều khâu trung gian, dẫn tới giảm thu nhập của người lao động trong làng
nghề Mặt khác, mẫu mã chậm cải tiến thay đổi, chất lượng hàng chưa cao, chưa
có sản phẩm mũi nhọn nhất là hàng xuất khẩu nên chưa cạnh tranh được với thị
trường các nước
Sản xuất làng nghề phát triển kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường Đây
là vấn đề bức xúc, nan giải vì biện pháp khắc phục còn nhiều vướng mắc trong
khi ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và đe doạ sự
phát triển mang tính bền vững của làng nghề
Những khó khăn này đang ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển làng nghề
của tỉnh Bên cạnh đó, việc khôi phục nghề cũ, duy trì nghề mới, trong những
năm qua tuy phát triển khá nhưng vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm Đó là
việc phát triển ngành nghề chưa đều, chưa rộng khắp trong tỉnh, toàn tỉnh vẫn
còn 30% số làng chưa có nghề TTCN, còn sản xuất thuần nông Nhiều làng
nghề truyền thống hoạt động cầm chừng hoặc bị mai một, thậm chí có nguy cơ
mất nghề
Chỉ ra và tích cực tìm biện pháp giải quyết thực trạng trên là nhiệm vụ và
cũng là trách nhiệm của nhà báo Vậy, Báo Hà Tây đã phản ánh và tạo nên hiệu
quả thông tin như thế nào để giúp các nhà hoạch định đề ra chính sách đúng đắn,
Trang 17góp phần phát triển nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới, giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc kết hợp với đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao
1.4 Đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Tây trong việc phát triển
làng nghề
Bảo tồn và phát triển làng nghề chính là nền tảng phát huy giá trị văn hoá
dân tộc đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn Nghề thủ công truyền thống thật sự chỉ tồn tại,
phát huy thế mạnh vốn có của nó ở các làng nghề Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề này, hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng Cộng
Sản Việt Nam, khi bàn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã nêu: “ Nghiên
cứu, phục hồi các nghề thủ công truyền thống coi như một hướng công nghiệp
hoá của Việt Nam”
Ngày 19-1-1993, Quyết định số 25 của Thủ tướng chính phủ về: “ Một số
chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa văn nghệ” ở điều 2
mục 1 đã nêu:
- Hỗ trợ nguồn kinh phí và huy động mọi nguồn lực, kể cả thu hút vốn
đầu tư và viện trợ nước ngoài, để giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá,
kể cả những công trình mang tính chất tôn giáo đã được công nhận là di tích lịch
sử văn hoá
- Đầu tư 100% cho việc sưu tầm chỉnh lý, biên soạn bảo quản lâu dài,
phổ biến các sản phẩm văn hoá tinh thần như: văn hoá dân gian, các điệu múa,
các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn nghề thủ công truyền thống
Như vậy, làng nghề không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa
văn hoá Sản phẩm của làng nghề nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang
tính văn hoá cao, thể hiện tâm tư, tình cảm, ước nguyện của người lao động Giữ
gìn và phát triển làng nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đem lại
giá trị vật chất, nâng cao đời sống người dân mà còn là bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hoá tinh thần, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Phát triển làng nghề góp phần thực hiện hai trong ba mục tiêu “ Lương
thực, hàng tiêu dùng” do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng
Trang 18Sản Việt Nam đề ra đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ trung tâm là công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rõ: “ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền
thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác chế biến các nguyên
liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống người
dân ”
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng Sản Việt Nam xác
định một lần nữa: “ Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là: Phát huy cao độ
nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh có hiệu
quả và bền vững.” Đường lối này không chỉ triển khai cho nền kinh tế nói
chung mà cả cho nông thôn, trong đó có làng nghề thuộc công nghiệp nông
thôn Để triển khai đường lối này, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
2001-2010 mà Đại hội thông qua, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX có ghi rõ: “ Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn Hình thành
các khu tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề
gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu Chuyển dần một phần doanh nghiệp
gia công( may mặc, da giầy ) và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn
Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển
công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn” Đại hội cũng chủ trương: “ Chuyển nhiều
lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Phát triển mạnh TTCN, các làng
nghề, mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ”
Như vậy, việc phát triển công nghiệp nông thôn trong đó có làng nghề ngày
càng được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là một bộ phận quan trọng, không
thể tách rời quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Hà Tây là tỉnh có diện tích đất đai không rộng với tổng diện tích là 219,3
nghìn ha Bình quân đất nông nghiệp tính trên đầu người khoảng 500 m2, đất
canh tác khoảng 460m2 Với điều kiện thuận lợi trên diện tích đó chỉ có thể thu
nhập từ 100 nghìn tới 200 nghìn/1người/1 tháng Do đó, muốn nâng cao đời
sống nhân dân thì đi đôi với sản xuất nông nghiệp phải phát triển ngành nghề và
Trang 19dịch vụ Quán triệt tinh thần nghị quyết của Đảng, xuất phát từ thực tế, tỉnh Hà
Tây đã xác định: “ xây dựng phát triển các làng nghề truyền thống từ nay đến
năm 2000 và những năm đầu thế kỷ XXI giữ vai trò quan trọng, chẳng những
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, tạo thêm việc
làm cho người lao động, mà vấn đề quan trọng là thay đổi nếp nghĩ, cách nhìn
mới của nông dân trong thời kỳ đổi mới đất nước.( Nghị quyết 01 tỉnh Hà Tây
khoá VIII năm 1998)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX, Tỉnh uỷ, HĐND và
UBND tỉnh đã thống nhất lấy năm 2004 là “ Năm phát triển công nghiệp” với
mục tiêu: “ Đưa tiến trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh
phát triển lên một bước mới, làm chuyển biến nhận thức của nhân dân và cán bộ,
đảng viên; đưa CN-TTCN trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh” Năm 2005
là năm có vị trí quan trọng, tạo đà cho việc hoàn thành kế hoạch năm năm tiếp
theo( 2006-2010), tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khoá XIV đã thông qua Nghị
quyết về nhiệm vụ năm 2005 để thực hiện mục tiêu: Phấn đấu năm 2005 đưa tỷ
trọng công nghiệp- xây dựng lên trên 37% trong GDP của Tỉnh; 80% số làng
trong tỉnh có nghề, trong đó khoảng 250 làng đạt tiêu chí làng nghề CN-TTCN
Một trong những nội dung chính của nhiệm vụ năm 2005 là:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Tập trung phát triển công
nghiệp theo hướng xây dựng hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp tập
trung và các điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, nhất là làng nghề truyền
thống có lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong đó tập trung xây dựng hạ
tầng xong cho khu công nghiệp Bắc Phú Cát; Giai đoạn 1 khu công nghệ cao và
25 cụm, 55 điểm công nghiệp đã và đang triển khai Xây dựng thí điểm một số
điểm công nghiệp làng nghề
- Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cụ thể, kịp thời hơn cho các doanh
nghiệp, làng nghề hiện có và thu hút đầu tư thêm nhiều doanh nghiệp mới bằng
việc cải cách hành chính, bố trí mặt bằng, áp dụng chính sách khuyến khích thu
hút đầu tư, hỗ trợ trong các lĩnh vực công nghệ, thị trường, xúc tiến thương mại
Trang 20- Tăng thêm kinh phí khuyến công, tạo điều kiện để Trung tâm
Khuyến công và tư vấn hoạt động có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho các tổ chức,
cá nhân đào tạo, truyền nghề, nhân cấy nghề, tạo việc làm cho người lao động ở
nông thôn và các chương trình khuyến công theo Nghị định 134 của Chính Phủ
Tỉnh Hà Tây nhận thức sâu sắc: khôi phục, phát triển các làng nghề truyền
thống và nhân cấy nghề mới là một giải pháp quan trọng để khai thác và phát
huy nhân tố nội sinh tiềm ẩn ở nông thôn nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế
xã hội và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vì vậy, đã tổ chức nhiều buổi
làm việc trực tiếp với các huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế và làng nghề nhằm nắm bắt tình hình cụ thể để chỉ đạo có hiệu quả hơn;
tổ chức các hội nghị sơ kết của năm phát triển công nghiệp và trao bằng công
nhận làng nghề đợt IV cho 41 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh, đưa tổng số làng
nghề lên 201 làng; chỉ đạo và tổ chức tiếp đón, làm việc với trên 40 đoàn trung
ương và các tỉnh, thành phố bạn đến trao đổi kinh nghiệm, bàn hợp tác về phát
triển Công nghiệp và Làng nghề Tỉnh cũng có những chính sách ưu đãi: miễn
giảm thuế, ưu tiên vay vốn dài hạn lãi xuất thấp tạo điều kiện thuận lợi cho
làng nghề phát triển tốt trong cơ chế thị trường
Xác định vai trò quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế và giữ
gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tỉnh Hà Tây luôn có đường lối chỉ đạo
đúng đắn, có sự quan tâm kịp thời, thiết thực, hiệu quả Nhờ vậy, làng nghề
được tạo đà phát triển mạnh, góp phần đắc lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đưa Hà Tây sớm trở thành tỉnh Công nghiệp đồng thời góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá chung của đất nước
Chương 2
nội dung Thông Tin về làng nghề trên Báo Hà Tây
Báo Hà Tây là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà
Tây, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tây Được
thành lập ngày 2/6/1965, từ chỗ phát hành 1kỳ/tuần, 2 kỳ/tuần(1991); 3
Trang 21kỳ/tuần(1994); 4 kỳ/tuần(2002); 6 kỳ/tuần(2003) và từ tháng 1-2004 Báo xuất
bản hàng tuần 8 kỳ/tuần( 7 kỳ thời sự hàng ngày và số cuối tuần) Trong suốt 40
năm qua, Báo Hà Tây đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên mặt trận văn hoá
- tư tưởng, được Tỉnh uỷ giao cho Báo đã thể hiện vai trò xung kích trong lĩnh
vực tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, phát triển
kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh
Đưa thông tin phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá của tỉnh
và trong lĩnh vực kinh tế, Báo Hà Tây chú trọng đến việc phản ánh về làng nghề
nhằm kịp thời biểu dương những cá nhân, những làng nghề phát triển mạnh về
kinh tế đồng thời chỉ rõ các vướng mắc, bất cập ở một số làng nghề: thiếu nguồn
vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế thấp, nguồn thị trường hạn hẹp, không ổn định, vấn
đề ô nhiễm môi trường trầm trọng… Tất cả vì mục đích giữ gìn và làm cho làng
nghề ngày càng phát triển, người dân làng nghề có thu nhập cao, ổn định đời
sống Đây cũng là nền tảng căn bản đưa Hà Tây không chỉ nổi tiếng về “đất trăm
nghề” mà biết đẩy mạnh phát triển trăm nghề để thành tỉnh Công nghiệp có nền
kinh tế mạnh trong cả nước.
Làng nghề muốn duy trì tồn tại và phát triển bền vững phải kết hợp hài hoà
các yếu tố: đạt hiệu quả kinh tế cao, gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, tạo việc
làm cho người lao động Nhận thức được vấn đề này, Báo Hà Tây đã tích cực
tuyên truyền, thông tin phản ánh về làng nghề trên các góc độ: hiệu quả kinh tế,
văn hoá, xã hội, môi trường, hợp tác giao lưu trong khu vực và quốc tế Vì các
yếu tố trên có quan hệ mật thiết, tác động qua lại, ảnh hưởng tương tác với nhau
nên sự phân chia góc độ thông tin không phải riêng rẽ, đứt đoạn mà mang tính
tương đối nhằm khảo sát, nghiên cứu một cách có hệ thống, xuyên suốt những
vấn đề xoay quanh giữ gìn và phát triển bền vững làng nghề
Tin, bài về làng nghề được đăng tải trên Báo Hà Tây với số lượng lớn
Trong thời gian bài khoá luận khảo sát( tháng 6/2004-5/2005 ) có 210 tin, bài về
làng nghề, tần xuất đăng tải thường xuyên trên trang chính trị- xã hội, kinh tế-
công nghiệp và đặc biệt chuyên mục “ Du lịch làng nghề” xuất hiện đều đặn trên
số báo Hà Tây cuối tuần
Trang 222.1 từ góc độ hiệu quả kinh tế .( Khảo sát 60 tin bài)
2.1.1 Làng nghề truyền thống và những cá nhân làng nghề đạt hiệu
quả kinh tế cao:
Thông tin đầy đủ và đúng đắn tình hình thực tế: những việc làm được và
chưa làm được, phân tích rõ nguyên nhân, những biện pháp để tháo gỡ khó
khăn, tạo ra niềm tin, tạo sự thống nhất về tư tưởng và chú ý tổng kết, phổ biến
những nhân tố tích cực trong cuộc sống, những điển hình tiên tiến là nhiệm vụ
của báo chí Do vậy, Báo Hà Tây đã luôn đi sát thế mạnh kinh tế của địa
phương, kịp thời biểu dương những làng nghề và những hộ gia đình có hiệu quả
kinh tế cao để nhân rộng, phát triển trong toàn tỉnh
Làng nghề truyền thống ở Hà Tây đã trải qua bao biến động, thăng trầm Sự
chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường là thử thách lớn đối với tất cả
các làng nghề nhưng đồng thời mở ra cơ hội cho những làng nghề thích ứng,
nhạy bén với cơ chế mới, mạnh dạn đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại và năng
động tìm kiếm thị trường Nhiều làng nghề truyền thống đã không chỉ tồn tại
được mà còn đang trên đà phát triển mạnh mẽ Thành quả phát triển kinh tế của
các làng nghề này là nội dung xuyên suốt của một loạt các bài viết: Sôi động
làng nghề Thanh Thuỳ ( Báo Hà Tây 15-8-04), Nhộn nhịp làng nghề Nhị
Khê(HT 29-8-04), Phát huy thế mạnh làng nghề La Phù(HT, 5-9-04), Xã Phú
Cát thu nhập cao(HT, 2-10-04; Chương Mỹ 71% thu nhập từ phát triển
TTCN(HT29-1-05), Tạo vị thế vững chắc cho phát triển TTCN (HT,
12-2-05)….Các tin bài trên đều nêu bật chỉ số tăng trưởng đáng tự hào, khâm phục vì
sự phát triển nhanh, mạnh của làng nghề “giá trị thu nhập từ làng nghề bao gồm
sản xuất TTCN và dịch vụ thương mại đã chiếm tới 83% tổng giá trị sản xuất,
nông nghịêp chỉ chiếm tỷ trọng 17% là minh chứng cho sự phát triển làng nghề
và là địaphương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh”(Sôi động làng nghề Thanh
Thuỳ, HT15-8-04) Trong Nhộn nhịp làng nghề Nhị Khê tác giả bài viết đưa ra tỷ
trọng cao của CN- TTCN làng nghề để đi đến kết luận: chuyển dần từ sản xuất
nông nghiệp sang sản xuất TTCN ở những xã có nghề là một xu thế tất yếu
Huyện Ba Vì giá trị sản xuất TTCN chiếm 67%( HT, 7-10-04); Chương Mỹ 71%
Trang 23thu nhập từ phát triển TTCN ( HT, 29-1-05) cũng là những tin phản ánh vai trò
quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế địa phương, giúp đạt và vượt
những mục tiêu phát triển kinh tế của toàn tỉnh, thực hiện và đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Có thể khẳng định đời sống của người dân ngày thêm ấm no, thịnh vượng
là do có sự phát triển làng nghề : “ Đời sống của người dân Thanh Thuỳ đã được
cải thiện rõ rệt, số hộ giàu chiếm 35%, hộ khá 45% 80% số hộ ở đây dùng bếp
ga và công trình phụ khép kín Nhiều hộ đã trở thành ông chủ lớn giàu bạc
tỷ”(Sôi động làng nghề Thanh Thuỳ HT 25-8-04), và “Giá trị sản lượng và
doanh thu La Phù đang là niềm mơ ước của bao làng nghề truyền thống trong
và ngoài tỉnh…Nhờ nghành nghề phát triển đời sống gia đình được nâng lên,
nhiều biệt thự, nhà cao tầng sang trọng mọc lên”( Phát huy thế mạnh làng nghề
La Phù HT5-9-04)
Bám sát thực tế tình hình của địa phương, Báo Hà Tây đã nhanh chóng, kịp
thời thông tin phản ánh những chuyển biến tích cực trong đời sống người dân và
biểu dương những làng nghề đạt hiệu quả kinh tế cao Đây là chủ trương tuyên
truyền đúng đắn của báo nhằm khuyến khích, động viên các làng nghề phát triển
nhanh, mạnh và đạt hiệu quả cao hơn nữa Không chỉ dừng lại ở đó, phản ánh
không chỉ đơn thuần là phản ánh, Báo Hà Tây còn đi sâu phân tích, chỉ ra
nguyên nhân đạt được thành tựu này Đây chính là những bài học phát triển
ngành nghề bổ ích, quý báu để người dân trong tỉnh thấy rõ, hiểu thấu đáo rồi từ
đó áp dụng vào thực tế địa phương mình
Cũng như mọi làng nghề khác, những làng nghề đang phát triển mạnh đã
gặp vô vàn khó khăn trong khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường
Điểm khác là những làng nghề này tìm được hướng đi đúng để tồn tại và phát
triển Bài học thành công mà hàng loạt các bài báo đều chỉ ra: sự nhạy bén với
cơ chế mới, chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường, áp dụng máy móc hiện đại
nâng cao năng suất lao động Đồng thời, nhân tố không kém phần quan trọng là
sự quan tâm, chỉ đạo sáng suốt của chính quyền địa phương và lòng yêu nghề,
Trang 24gắn bó tâm huyết với nghề, quyết tâm làm giàu bằng chính nghề nghiệp cha ông
của người dân
Trong bài “Sôi động làng nghề Thanh Thùy”(25-8-04), tác giả bài viết nêu
bật sự nhanh nhậy chuyển đổi đúng hướng của làng nghề: “ Từ chỗ sản xuất
nhỏ, thủ công phát triển nâng lên để chuyên môn hóa các công việc, nghề điêu
khắc được cơ giới bằng máy móc để đáp ứng được yêu cầu sản xuất tiêu thụ với
số lượng lớn theo các hợp đồng với nước ngoài” Bước đi mạnh dạn áp dụng
máy móc hiện đại vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp được kết hợp với sự linh
hoạt, nhạy bén của người thợ làng nghề trong nắm bắt nhu cầu thị hiếu người
tiêu dùng: “Sau các loại sản phẩm bằng sừng ngà, thị hiếu người tiêu dùng
chuyển sang ưa thích dùng các sản phẩm làm bằng gỗ pơ mu, mun, trắc…
Các mặt hàng cũng phong phú, nhiều chủng loại phù hợp thị hiếu người tiêu
dùng” Phải cung cấp những gì thị trường ưa chuộng chứ không phải sản xuất
hàng loạt những gì mà mình có thể Quy luật sản xuất tất yếu này của nền kinh
tế thị trường đã được làng nghề tuân thủ và vận dụng Thanh Thuỳ- điển hình
làng nghề năng động với cơ chế mới, đáng được biểu dương để người dân làng
nghề khác học tập kinh nghiệm thành công, áp dụng cho làng nghề mình
Một làng nghề tiêu biểu khác là làng nghề La Phù Làng cũng thu được
thành công từ sự mạnh dạn cơ khí hoá từng công đoạn sản xuất nên đạt năng
suất lao động cao, đáp ứng yêu cầu sản phẩm số lượng lớn của hợp đồng xuất
khẩu: " Với danh tiếng là hàng thủ công nhưng vào làng La Phù, du khách sẽ
thấy cả xã như là một nhà máy khổng lồ, thu hút nhiều lao động có tay nghề và
dây truyền khép kín, từ thiết kế mẫu mã, chào hàng đi các nước đến sản xuất và
hoàn thiện tác phẩm"(Phát huy thế mạnh làng nghề La Phù) Tác phong làm
việc công nghiệp, có kế hoạch đã giải quyết được mâu thuẫn vẫn thường nảy
sinh ở các làng nghề khi bước vào cơ chế mới: Đó là không tìm kiếm được
nguồn thị trường; đó là sản phẩm làng nghề thủ công chau chuốt và mất nhiều
thời gian trong khi hợp đồng số lượng lớn và giao hàng gấp Vậy làm thế nào để
vừa giữ được nét tinh xảo của sản phẩm thủ công vừa đáp ứng được yêu cầu
khắt khe về số lượng, thời gian của khách hàng trong cơ chế thị trường cạnh
Trang 25tranh khốc liệt? Qua bài viết, tác giả đã nêu được những giải pháp hiệu quả của
làng nghề La Phù: " toàn xã có khoảng 85% số hộ có trang bị máy dệt, máy
may, máy thêu hiện đại, các công việc đều thực hiện theo các công đoạn dây
chuyền Khi các chủ doanh nghiệp nhận được các đơn đặt hàng mới, triển khai
xuống các hộ trong xã và các vệ tinh ở xã bạn, hộ thì chuyên dệt, hộ thì chuyên
may, chuyên thêu sau đó trả về cho chủ hộ doanh nghiệp kiểm tra theo yêu cầu
đặt hàng đủ điều kiện để xuất khẩu" Sản xuất có sự liên kết, phân công chuyên
môn hoá thành từng công đoạn nhằm khắc phục tình trạng manh mún, tự phát
nhỏ lẻ trong hộ gia đình và áp dụng triệt để máy móc vào những khâu sơ chế
ban đầu Một biện pháp hiệu quả vừa giữ vững chất lượng làng nghề truyền
thống vừa đảm bảo năng suất cao, hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh
trên thương trường Như vậy, làng nghề La Phù minh chứng cho sự thành công
trong giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất thô sơ thủ công với sản xuất dây
chuyền hiện đại của thời đại công nghiệp Nét truyền thống và hiện đại được kết
hợp nhuần nhuyễn: áp dụng máy móc vào sản xuất nhưng ở những khâu sơ chế
ban đầu, những công đoạn cần độ tinh xảo, gọt giũa, thì đôi tay chau chuốt của
người thợ thủ công là không thể thiếu Sản xuất năng suất cao, số lượng nhiều
nhưng chữ tín của làng nghề truyền thống, độ tinh xảo, nét đẹp của sản phẩm
nhờ vậy vẫn được trân trọng, gìn giữ
Cũng vẫn là vấn đề chủ động tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm, là sự tìm tòi,
sáng tạo hoàn thiện, đa dạng sản phẩm truyền thống trong cơ chế thị trường, tác
giả bài viết "Làng nghề Ninh Sở" giúp người đọc thấy được những yếu tố trên
đóng vai trò then chốt để Ninh Sở phát triển mạnh làng nghề: " Người dân Ninh
Sở không ngừng sáng tạo, đổi mới, thiết kế ra những mẫu mã phong phú, nhiều
chủng loại, đa màu sắc đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và
ngoài nước Các ông chủ nơi đây luôn nhạy bén trong việc tìm kiếm nguồn thị
trường, tìm đầu ra cho sản phẩm và luôn để lại ấn tượng về bản sắc riêng trong
làng nghề tre đan Ninh Sở"
Giúp làng nghề phát triển thì sự chỉ đạo sáng suốt của chính quyền và sự
yêu nghề, đồng lòng nhất trí của người dân là những yếu tố không thể thiếu Xã
Trang 26Đông Phương Yên tạo vị thế vững chắc cho phát triển TTCN(HT, 12-2-05) là bài
viết về một làng nghề chịu ảnh hưởng lớn của biến động thị trường:"Khi các
nước Đông Âu sụp đổ đã ảnh hưởng mạnh đến sức tiêu thụ hàng hoá" nhưng
Đảng bộ và nhân dân địa phương luôn đồng lòng tìm hướng đi mới, vượt qua
mọi khó khăn, năng động tìm nguồn tiêu thụ Nhờ đó " nghề mây tre giang đan
đã dần lấy lại thế mạnh vốn có"
Như vậy, không chỉ dừng lại ở việc nêu chỉ số kinh tế cao, Báo Hà Tây còn
tích cực đưa ra phương hướng, cách thức mà các làng nghề điển hình đã thực
hiện để vượt qua khó khăn, đạt thành tựu lớn về kinh tế Đây là những tấm
gương điển hình mà Báo Hà Tây tuyên truyền nhằm nhân rộng trong tất cả các
làng nghề trong tỉnh Đối với các làng nghề đang ngỡ ngàng, bị động trong cơ
chế mới thì những kinh nghiệm, những bài học quý báu này thật sự thiết thân và
bổ ích
Cùng với việc thông tin về thành tựu phát triển kinh tế chung của làng
nghề, những ông chủ trẻ, những nghệ nhân, những triệu phú làm giàu bằng
chính nghề nghiệp cha ông cũng được Báo Hà Tây chú trọng biểu dương, phản
ánh với số lượng bài lớn: Ông chủ làng nghề tơ lưới( HT, 25-7-04); Người biết
làm giàu từ nghề truyền thống(HT, 24-1-05); Làm giàu từ nghề truyền
thống(HT, 17-3-05); Nguyễn văn Hùng sức trẻ và vốn nghề truyền
thống(HT,14-4-05) Nghề nghiệp ông cha, ý chí quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê
hương đã đưa người thợ trở thành những ông chủ làng nghề giàu có Những điển
hình lao động tiên tiến này góp phần đẩy mạnh sự phát triển làng nghề đồng thời
tạo niềm tin tưởng vào tương lai nghề nghiệp địa phương, là đích vươn tới cho
người dân các làng nghề khác
2.1.2 Làng nghề truyền thống đạt hiệu quả kinh tế thấp đang có nguy
cơ mai một
Làng nghề truyền thống ở Hà Tây có sự phát triển không đồng đều: có rất
nhiều nghề đạt hiệu quả kinh tế cao, được tỉnh công nhận là làng nghề
CN-TTCN; nhưng cũng còn nhiều nghề đang lao đao, phát triển chậm, thậm chí có
nguy cơ mai một Tình trạng đó được phản ánh khá đậm nét trên mặt báo Hà
Trang 27Tây: Gian nan giữ một làng nghề(HT,21-7-04); Bài toán khôi phục làng nghề
giấy An Cốc( HT, 14-4-05); Trăn trở làng nghề Quất Động là những bài viết
tiêu biểu
Các làng nghề thổi thuỷ tinh, làm giấy, thêu đã từng rất hưng thịnh trong
quá khứ, sản phẩm nổi tiếng khắp trong nam ngoài bắc nhưng hiện nay đều
chung tình trạng kém phát triển, mai một: " Nguy cơ mất mất dần nghề truyền
thống cũng đang đến ngày một, ngày hai khi những tay thổi thuỷ tinh tài hoa
xưa kia của làng ngày càng cao tuổi Cùng với đó là mức thu nhập thấp, trung
bình mỗi ngày một lao động chỉ nhận được 12-15 nghìn đồng, việc làm lúc có
lúc không nên nhiều người quay lưng lại với nghề"( Bài Gian nan giữ một làng
nghề) Đồng thời với việc phản ánh sự kém hiệu quả trong phát triển kinh tế,
Báo Hà Tây đi sâu tìm hiểu thực trạng đi xuống của làng nghề, chỉ rõ nguyên
nhân và tích cực tìm giải pháp khắc phục
Nguyên nhân đầu tiên do thiếu tư liệu sản xuất: nguyên vật liệu phục vụ
cho sản xuất thiếu và nguồn vốn đầu tư -yếu tố quan trọng quyết định đến sản
xuất kinh doanh cũng trong tình trạng thiếu trầm trọng :" số vốn đầu tư vào sản
xuất khá lớn lại chậm quay vòng nên càng khó duy trì"( Bài Gian nan giữ một
làng nghề) và " Khi đề cập đến vấn đề khôi phục lại nghề thì lãnh đạo xã Hồng
Minh đã nêu lên nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư"( Bài Bài
toán khôi phục làng nghề giấy An Cốc) Thông tin về sự thiếu vốn của làng
nghề, Báo Hà Tây đã đóng góp tích cực giải quyết tình trạng này bằng cách
phân tích vị thế của làng nghề trong nông thôn, từ đó giúp các cấp, các ngành,
nhất là ngân hàng thấy việc đầu tư cho làng nghề phát triển có khả năng đem lại
lợi nhuận cao Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ở Chương
Mỹ(HT,29-4-04); Quỹ tín dụng Minh Khai lo đủ vốn cho phát triển nghành
nghề( HT,22-5-05 ) là những bài viết khẳng định đồng vốn thực sự cần thiết cho
khôi phục, phát triển làng nghề và đầu tư cho phát triển làng nghề là hướng đi
đúng đắn
Nguyên nhân thứ hai là thiếu lực lượng sản xuất, thiếu thế hệ trẻ tâm huyết
với nghề: " việc gắn bó với nghề chỉ chíếm 10% dân số trong làng, do đó kỹ
Trang 28thuật thêu của làng mai một, thất truyền là điều có thể xảy ra"( Bài Trăn trở
nghề thêu Quất Động) Tại các làng nghề này, vì thu nhập từ làm nghề thấp nên
lớp trẻ không mặn mà với nghề cha ông Các nghệ nhân đầy tâm huyết mà
không có lực lượng kế cận để truyền dạy nghề Và như thế, buồn thay, làng nghề
đang dần mất đi theo các nghệ nhân già khi khuất núi
Nguyên nhân thứ ba là không có thị trường tiêu thụ " Vực nghề lên được
một năm, Thống Nhất lại vấp phải khó khăn là đầu ra cho sản phẩm Thời buổi
đồ thuỷ tinh y tế không còn được ưa chuộng như xưa đang dần được thay thế
bằng vỉ thuốc, sản phẩm nhựa khiến cho tìm hợp đồng càng thêm chật vật"(
Bài Gian nan giữ một làng nghề), và mất đi thị trường tiêu thụ truyền thống: "
Do sản phẩm giấy An Cốc chủ yếu cung cấp cho làng Bình Đà làm pháo, thế
nên năm 1994 lệnh cấm pháo ban hành và thực thi thì nghề làm pháo mất đi kéo
theo sản phẩm làm giấy cũng không được tiêu thụ"(Bài Bài toán khôi phục nghề
giấy An Cốc) Không tìm được nguồn đầu ra cho sản phẩm là khó khăn vướng
mắc của rất nhiều làng nghề truyền thống, đặc biệt trong cơ chế thị trường, khi
sản phẩm của nhiều làng nghề chưa bắt kịp được thị hiếu ngày càng đa dạng,
khó tính trong và ngoài nước Những nguyên nhân này trực tiếp dẫn đến sự kém
phát triển, mai một của làng nghề truyền thống Tuy nhiên, giải pháp khôi phục
và phát triển làng nghề trong từng bài viết còn chung chung, chưa nêu bật cách
thức hữu hiệu có thể giải quyết đồng bộ khó khăn mà làng nghề mắc phải
Đưa tin bài phản ánh về sự mai một của làng nghề, Báo Hà Tây giúp cho
người dân thấy rõ những điểm yếu, những nguyên nhân kém phát triển của làng
nghề mình Cách duy nhất vượt qua khó khăn là đi xuyên qua chính nó Không
hề lẩn tránh, các nhà báo đã nhìn thẳng vào hiện thực, mạnh dạn vạch ra yếu
kém trong phát triển làng nghề Chính điều này đem lại hiệu quả tác động lớn:
người dân hiểu sâu sắc thực trạng và từ đó ý thức hơn trong việc khôi phục và
phát triển làng nghề truyền thống Báo Hà Tây đã góp phần tìm ra nguyên nhân
để làm cơ sở định hướng, hoạch định chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề
trong bối cảnh đổi mới- mở cửa, đẩy nhanh nhịp độ phát triển nền kinh tế, xã
hội
Trang 29Có thể nhận thấy rằng, những điển hình làng nghề tiên tiến với những bài
học phát triển kinh tế hiệu quả được Báo Hà Tây tích cực cổ động tuyên truyền,
thực sự trở nên quý giá, là tấm gương giúp những làng nghề đang mai một nỗ
lực học hỏi, cùng phát triển đi lên
2.1.3 Những làng nghề mới “nhân cấy” đang phát triển mạnh mẽ
Làng nghề ở Hà Tây phần lớn là những làng nghề truyền thống nhưng bên
cạnh đó, nhiều làng được tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN là
những làng nghề mới được nhân cấy Khôi phục phát triển nghề truyền thống để
đẩy mạnh kinh tế, bảo tồn những giá trị văn hoá được tiến hành đồng thời với
mở rộng đào tạo, nhân cấy, đưa nghề vào các làng thuần nông theo phương
châm ban đầu là làng có nghề, tiến tới làng nghề Đây là chính sách đúng đắn
của Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Hà Tây nhằm phấn đấu đạt 100% các
làng trong tỉnh đều có nghề CN-TTCN, xứng đáng hơn với danh hiệu “ mảnh
đất trăm nghề” và đưa Hà Tây nhanh chóng trở thành tỉnh Công nghiệp
Bích Hoà hiệu quả từ việc đưa nghề vào thôn, xóm( 22-1-05); Văn Khê
rộng ràng nghề khâu bóng( HT, 21-4-05); Xã Dũng Tiến làm tốt việc duy trì
nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới( HT, 3-5-05); Phát triển nghề mới ở
Phù Lưu Tế( HT, 16-5-05); là những bài viết về nghề mới được nhân cấy
thành công và thu hiệu quả hiệu quả kinh tế cao
Tại xã Bích Hoà bên cạnh nhiều thôn có nghề như bánh, bún Thanh Lương,
Kỳ Thuỷ - những nghề trở thành nguồn lực chính phát triển kinh tế; thì còn
không ít thôn thuần nông như Thôn Mùi Đảng uỷ, UBND và Hội phụ nữ xã đã
tích cực tiếp nhận dự án “ Phát triển ngành nghề nông thôn” của Trung ương
Hội phụ nữ và cử người đi học nghề mây, tre đan xuất khẩu: “ Sau hai tháng
học nghề, những học viên có tay nghề trở thành giáo viên, đào tạo 120 người
khác trong thôn có nghề, rồi những người này truyền lại cho các thành viên
trong gia đình.” ( Bài “Bích Hòa hiệu quả từ việc đưa nghề vào thôn xóm.” )
Đây chính là phương thức nhân cấy nghề mới rất bài bản, quy củ và hiệu quả
Thích ứng và tiếp nhận cái mới luôn là điều không dễ nhất là trong nghề nghiệp
Học, biết rồi giỏi nghề mới chỉ là bước đi ban đầu; để nghề duy trì tồn tại và
Trang 30phát triển cũng phải trải qua không ít khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực lớn: “ Đảng uỷ
và UBND xã đã họp lại và đưa ra hai giải pháp: Cấp vốn cho Hội phụ nữ để tìm
nguyên liệu đồng thời nhờ Tỉnh hội phụ nữ tìm đầu ra cho sản phẩm” Nhờ
vậy, chủ trương đưa nghề vào thôn xóm đã đạt kết quả khả quan, thôn Mùi từ
làng thuần nông trở thành làng nghề mây, tre đan xuất khẩu: “ Thôn Mùi có
920/1.420 khẩu chuyên làm nghề và 415 khẩu làm nông nghiệp kiêm TTCN, giá
trị sản lượng chiếm 84,7% tổng thu nhập toàn thôn” Ngoài nghề mây, tre đan ở
Thôn Mùi, các thônThượng và Giữa cũng xoá được làng thuần nông với nghề
may công nghiệp xuất khẩu và may dân dụng Tác giả bài viết đã chỉ ra sự đổi
thay: thu nhập bình quân đầu người khi có nghề đạt 4,5 triệu đồng trong khi
người chuyên làm nông nghiệp chỉ đạt 1,5 triệu Ta có thể dễ dàng thấy rằng, thu
nhập từ làm nghề TTCN gấp tới 3 lần so với làm nông nghiệp đơn thuần Phép
so sánh tưởng như quá giản đơn nhưng đầy ý nghĩa Người dân thấy hiệu quả
kinh tế và tin tưởng theo nghề, giữ nghề do đó các mặt xã hội, văn hoá của xã
cũng trên đà phát triển theo
Bài “Phát triển nghề mới ở Phù Lưu Tế” khẳng định sự năng động của
chính quyền xã quyết đưa nghề mây, tre đan, nghề dệt về phổ biến, phát triển tại
địa phương: “ Đến nay đã có 80 hộ làm nghề mây, giang đan và dệt vải, bước
đầu đem lại thu nhập ổn định” Để nghề phát triển thì đa dạng hoá sản phẩm,
kiểu dáng, mẫu mã để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng được bài báo tích cực rút
ra từ thực tế sự phát triển của làng nghề
Nếu nhân cấy nghề mới tại các xã, làng hoàn toàn thuần nông là việc làm
chính thì ở những nơi có làng nghề truyền thống, việc nhân cấy nghề đồng thời
phải kết hợp với nỗ lực khôi phục, duy trì và phát triển nghề cũ Sự kết hợp hai
nhân tố: nghề truyền thống cổ truyền của ông cha và năng động, linh hoạt tiếp
thu những nghề mới phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng được thể
hiện rõ nét trong bài “ Xã Dũng Tiến làm tốt việc duy trì nghề truyền thống và
nhân cấy nghề mới” Nghề thêu truyền thống của Dũng Tiến qua nhiều khó
khăn nay đã có được phát triển mạnh: “ Ước tính mỗi tháng nghề thêu làm ra
hàng trăm sản phẩm với doanh thu khoảng 50-60 triệu đồng, thu hút từ 25-30
Trang 31lao động địa phương” Song song với phát triển nghề thêu, xã mở thêm nghề
phun sơn áo dài và kết quả thu được cũng rất cao: “ có khoảng 100 hộ làm phun
sơn áo dài, thu hút khoảng 350 lao động làm tại các cơ sở Nghề này cho lãi
20% trên giá thành một chiếc áo dài” Cả nghề truyền thống và nghề mới nhân
cấy đều góp phần giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, đưa kinh tế
Dũng Tiến tăng trưởng không ngừng
Nhân cấy nghề mới tại các xã thuần nông là chủ trương chính sách hoàn
toàn đúng đắn nhằm từ có nghề, phát triển mạnh thành làng nghề, nâng tổng số
làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn trong tỉnh lên cao hơn nữa Mặt khác,
tại các xã có nghề truyền thống đang phát triển khá hoặc thậm chí mai một, nhân
cấy thêm nghề mới vẫn mang tính hiệu quả cao giúp đa dạng hoá ngành nghề,
phát huy tối đa nội lực địa phương Như vậy có thể khẳng định, bên cạnh việc
giữ gìn và duy trì, phát triển nghề truyền thống thì nhân cấy nghề mới cũng được
Báo Hà Tây đẩy mạnh tuyên truyền Qua các bài báo, người dân có thể thấy:
Muốn giàu mạnh về kinh tế phải có nghề ngoài nông nghiệp
2.2 từ góc độ văn hoá(Khảo sát 40 tin bài)
Ngoài tiềm năng phát triển kinh tế, mỗi làng nghề còn mang trong mình
dấu ấn thời gian, là tinh hoa từ bao đời truyền lại, là nét đẹp văn hoá đáng trân
trọng, lưu giữ và phát triển Xây dựng, phát triển kinh tế nhằm mục tiêu cuối
cùng là văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện
Như vậy, văn hoá và kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau, văn hóa không thể
chỉ là kết quả của kinh tế mà còn là, và phải là động lực của sự phát triển kinh
tế
2.2.1 Làng nghề nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống, thể
hiện bản sắc văn hoá dân tộc
Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối đa dạng, vùng
đất sinh ra và nuôi dưỡng các vị anh hùng như: Ngô Quyền, Phùng Hưng,
Nguyễn Trãi Xuất phát từ đặc thù tự nhiên, xã hội và sức sáng tạo của con
người, hàng trăm nghề kết tinh những đặc điểm và giá trị đó đã được hình thành
ở vùng đất này Trải qua hàng trăm năm với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử,
Trang 32các làng nghề truyền thống vẫn được lưu giữ và phát triển tới ngày nay Vì vậy,
làng nghề truyền thống là một trong những yếu tố lưu giữ các giá trị văn hoá
Làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có ông tổ nghề, có
những ngôi đền chùa ghi dấu tích lại để con cháu làng nghề ngàn đời sau
ngưỡng vọng trong niềm tự hào, biết ơn “ ở làng nghề khảm trai truyền thống
Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ có một ngôi đền cổ xây dựng từ thời Lý, thế kỷ thứ
XI đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Đó là ngôi đền thờ một vị tướng
Triều Lý, ngài tên Trương Công Thành - người đã sáng lập nghề khảm trai
Chương Mỹ để phát triển liên tục tới ngày nay”( Đẹp giàu làng quê Chuyên Mỹ,
HT 27-9-04)
Với bề dày lịch sử, những bước phát triển của làng nghề trong quá khứ vẫn
in đậm mãi trong tâm khảm người làng nghề và tình yêu nghề, tự hào về nét văn
hoá lâu đời của làng nghề cứ lưu truyền mãi “Sự tích của làng nghề quê hương
thì hầu như mọi người ở Chuyên Mỹ đều thuộc” Cũng vì yêu nghề, tận tuỵ với
nghề, chân trọng tinh hoa văn hoá, những thành quả mà cha ông nối tiếp nhau
gây dựng nên “ Trong quá trình phát triển, nghề khảm trai cũng có nhiều đận
thăng trầm Tuy vậy, người dân Chuyên Ngọ không để mất nghề” Nhờ đó, làng
nghề truyền thống không bị mai một mà ngày thêm phát triển, giá trị văn
hoáđược bồi đắp qua nhiều thế hệ ngày thêm dài, thêm đẹp
Giữ gìn và phát triển làng nghề chính là giữ gìn và phát triển bản sắc văn
hoá dân tộc lâu đời và độc đáo, những nét đẹp tinh hoa làng nghề, góp phần
không nhỏ đưa làng nghề đạt hiệu quả kinh tế cao trong cơ chế mới Mối quan
hệ giữa truyền thống văn hoá với phát triển kinh tế, giữa nét đẹp và giầu là mấu
chốt để làng nghề tồn tại và không ngừng đi lên Bài học kết hợp quý báu này
giúp các làng nghề khác trong tỉnh học tập, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
trên cả hai mặt hiệu quả kinh tế và văn hoá tinh thần
Truyền thống văn hóa làng nghề còn được thể hiện qua phong tục, tập
quán, nếp sống đậm nét văn hoá dân gian, tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn
nhau Trong mối quan hệ, người dân luôn đặt cái tâm lên hàng đầu, sẵn sàng
chia sẻ, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau “ Bà chủ có tâm có đức”( HT, 17-10-04)
Trang 33đã biểu dương, ngợi ca nét đẹp văn hóa trong tâm hồn bà chủ làng nghề “Tiếng
về bà và gia đình bà có lẽ cả xứ Đoài đều biết Người ta biết bà là chủ của ba cơ
sở sản xuất TTCN, ba cửa hàng buôn bán lẻ và giới thiệu sản phẩm, thường
xuyên giải quyết việc làm cho 30-40 lao động trong đó có nhiều người tàn tật”
Tấm lòng của người làng nghề thật đáng cảm phục, gần 50 lao động làm cho các
cơ sở sản xuất của bà Huệ hầu hết là những người lính đã hoàn thành nghĩa vụ
trở về, có nhiều người là con em các hộ chính sách, người bị nhiễm chất độc hoá
học Cái tâm sáng, cái tình gắn bó chia ngọt sẻ bùi là nét đẹp mang tính nhân
văn trong cốt cách người thợ, những nghệ nhân, những doanh nghiệp không chỉ
có “ mắt ngọc, tay vàng” mà cả trái tim bằng vàng nữa
2.2.2 Trong sản phẩm làng nghề (nhất là sản phẩm thủ công mỹ
nghệ), văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể
Sản phẩm làng nghề vừa mang giá trị sử dụng vừa mang giá trị thẩm mỹ,
giá trị văn hoá Bởi, đó thành quả của bàn tay tài hoa khéo léo, của đức cần cù
chịu thương chịu khó, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, khiếu thẩm mỹ cao của người
thợ, hơn thế đó là thẩm mỹ của dân tộc, của tâm hồn người Việt
Thêu là công việc tưởng như nhàn nhã nhưng để có những bức thêu tinh
xảo, nâng lên tầm nghệ thuật thì đòi hỏi người thợ phải kết hợp nhuần nhị nét tài
hoa khéo léo với sự lao động miệt mài tới quên mình trên từng đường kim, mũi
chỉ Trong bài “ Bức tranh thêu Bác Hồ ở làng nghề thêu Quất Động”(HT,
22-5-05), điều này được thể hiện rõ: “ Không chỉ là những đường thêu đơn giản mà
đòi hỏi tính kỹ thuật cao, độ chính xác của từng chi tiết Họ miệt mài ngày qua
ngày bên bàn khâu luyện đôi tay trở nên khéo léo như các hoạ sĩ” Những bức
tranh muôn màu sắc, sống động như chính cuộc sống thể hiện trí tưởng tượng,
óc sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm với tạo vật của những thợ thêu Họ lao động,
sáng tạo ra tác phẩm bằng tất cả tâm hồn, trí tuệ, tài năng của mình Và như vậy,
họ không chỉ còn là thợ nữa mà thực sự là những nghệ nhân, những hoạ sĩ ghi
lại hình ảnh cuộc sống chất chứa đầy tâm tư tình cảm, đắm say với cảnh với
người: “ Tranh thêu là sản phẩm tinh thần của người thợ được họ gửi gắm sự
hứng thú, say mê vào từng hoạ tiết” Bức chân dung Bác Hồ là sản phẩm người
Trang 34thợ Quất Động tâm đắc nhất, đó không chỉ là thành quả của sự khéo léo, kiên trì
“ Thêu chân dung một vị lãnh tụ không thể chỉ thổi hồn như những bức tranh
khác mà phải gạn cái tinh tuý nhất của nghề thêu” mà còn là kết tinh từ tình
cảm kính yêu chân thành với vị lãnh tụ dân tộc Qua từng mũi kim, sợi chỉ chau
chuốt, tỉ mỉ nét văn hoá tinh thần được thể hiện rõ Đó chính là tấm lòng của
nghệ nhân làng nghề, yêu nghề, say nghề khao khát ghi lại hình ảnh đầy ý nghĩa
cho thế hệ hôm nay và cho mai sau
Cũng như những bức tranh thêu Quất Động, chiếc quạt giấy ở làng nghề
Chàng Sơn không chỉ là đồ vật thông thường mà dưới bàn tay chau chuốt đã
được nâng lên thành tác phẩm nghệ thuật, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước
vọng và cả tình yêu với nghề, với người của nghệ nhân Đây là nội dung bài báo
Nghệ nhân Lân Tuyết với lời hứa làm vẻ vang chiếc quạt giấy( HT, 4-7-04); Qua
sản phẩm, ta không chỉ thán phục óc sáng tạo phong phú, sự khéo léo của nghệ
nhân mà từ đó hiểu, học được nhiều điều sâu sắc về tâm hồn con người, về cuộc
sống, về xã hội: “Với tôi, chiếc quạt được ví như một người phụ nữ, vì thế, nó
phải có sự e ấp khiêm nhường” Do vậy, “ nhiều khi ngắm nghía chiếc quạt của
chị lại hình dung nó như những tia mặt trời dịu dàng vừa hắt lên vào buổi sáng
sớm, người lại tưởng tượng thấy nó như một bông hoa vừa độ khoe sắc ” Tâm
hồn người nghệ nhân phải sáng lắm, lòng yêu nghề, yêu đời phải say lắm mới
tạo nên những tác phẩm đẹp, mang đậm hơi thở tươi mới của cuộc sống tới vậy
Cái tài và cái đức được kết hợp hài hoà trong niềm đam mê sáng tạo theo quy
luật cái đẹp và theo nguyên tắc hướng tâm: “ Hoạ tiết trang trí trên quạt cũng là
một ẩn số thú vị với những người có tâm với cái đẹp Dù là những hoạ tiết ở
tranh Đông Hồ; tranh cổ, tranh vẽ, dù là tranh hoa lá, người hay cảnh vật đều
theo một nguyên tắc hướng tâm” Chính vì lẽ đó, ẩn ý sâu xa, tiềm ẩn mà nghệ
nhân gửi gắm trong tác phẩm của mình thực sự cuốn hút khách hàng Họ mua
sản phẩm không chỉ với mục đích đơn thuần là sử dụng mà để chiêm ngưỡng tài
năng, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn nghệ nhân, tìm sự đồng
cảm trên con đường hướng tới Chân- Thiện- Mỹ
Trang 35Ta có thể thấy rằng, những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh thêu, tranh
lụa, quạt giấy, những bức chạm khắc gỗ với cánh cò bay, cành trúc uốn cong,
mái đình, cây đa, con cò bến nước đã khắc hoạ hình ảnh quê hương, con người
Hà Tây rất riêng nhưng vẫn rất chung trong cộng đồng Việt, góp phần thể hiện
bản sắc văn hoá Việt Nhờ vậy, chúng ta thêm yêu và tự hào về mảnh đất quê
hương Hơn nữa thông qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này, người nước
ngoài cũng có thể hiểu hơn về đất nước - con người Việt Nam Chúng ta anh
dũng trong chiến đấu nhưng cũng rất mực tài hoa, cần cù, khéo léo trong lao
động xây dựng quê hương, mang tâm hồn nghệ sĩ sáng tạo nên cái đẹp cho đời
2.2.3 Nét đẹp văn hóa làng nghề đang có nguy cơ mất đi theo sự mai
một của nghề
Bên cạnh thông tin ngợi ca sự phát triển văn hoá, kinh tế thịnh vượng của
làng nghề, các nhà báo Hà Tây cũng chung một nỗi niềm đau đáu trước hiện
thực: một số làng nghề truyền thống đang mai một Sản phẩm làng nghề hàm
chứa giá trị kinh tế và giá trị tinh thần, thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá nhưng
sản phẩm làng nghề đang thưa dần, các giá trị văn hoá tinh thần đang đứng trước
nguy cơ mất theo với nghề Một trăn trở, một góc nhìn đau đáu trên bề dày văn
hoá làng nghề
Tác giả bài “Về làng La” đã viết: “Đi giữa làng La sôi động thời mở cửa,
tôi thử hình dung về những làng La xưa, vào những năm đầu của thế kỷ trước
Trong không gian tĩnh mịch giữa mênh mông đồng lúa, làng mạc, đó đây tiếng
thoi đưa lách cách, râm ran, tiếng gà gáy trưa eo óc những âm thanh thanh
bình mang đậm nét đặc thù của làng dệt vang bóng một thời” Tác giả tìm đến
nghệ nhân làng nghề, cụ Nguyễn Học Biểu 75 tuổi- người quyết tâm gây dựng
lại nghề dệt the truyền thống của làng đã bị mai một gần như thất truyền Câu
chuyện với cụ Biểu thật cảm động bởi cụ đã thổ lộ hết tấc lòng của người am
hiểu nghề, yêu giá trị văn hoá tinh thần toát lên từ mỗi sợi ngang, sợi dọc, mỗi
hoạ tiết hoa văn trong từng mảnh vân, sa, quế, cóc, kỳ lân Để từ xa xưa, dân
trong vùng đã truyền tụng những làng dệt với những sản phẩm nổi tiếng “ The
Lai, lụa Vạn, lĩnh Bưởi, chồi Phùng”
Trang 36Giá trị văn hoá tinh thần, nét riêng thể hiện bản sắc của làng nghề, của tâm
hồn làng nghề đang dần bị mất đi, bài “ Về làng La” đã phản ánh sự cố gắng hết
sức mình của người nghệ nhân già mong khôi phục lại nghề, giữ gìn những giá
trị văn hoá từ ngàn đời cha ông truyền lại: “ Ông đã cao tuổi rồi, qua hơn ba
năm quyết tâm đầu tư tiền của, mặt bằng, nhân lực, hiện ông đã có hai khung
dệt, trong làng có 6 khung nữa Tuy nhiên ông Biểu vẫn thấy việc khôi phục làng
nghề vẫn khó khăn quá” Thông qua việc phản ánh, tác giả bài viết đã làm cho
mỗi người đọc thêm hiểu, thêm chân trọng hơn mỗi làng nghề Làng nghề không
chỉ đơn thuần là cả làng cùng làm chung một cái nghề nào đó mà là sự hội tụ để
làm nên những giá trị văn hoá đặc sắc: Một vẻ đẹp tâm hồn người làng nghề kết
tinh trong sản phẩm, một lòng yêu nghề, một niềm trăn trở, một quyết tâm khôi
phục nghề tới đau đáu, say mê
Không dừng lại ở đó, tác giả khẳng định: “ Đúng là có bột mới gột nên
hồ” mà khả năng của một người, một gia đình là có hạn Khôi phục nghề truyền
thống tạo việc làm cho lao động ở địa phương, làm giàu cho gia đình và xã hội
là việc làm có ý nghĩa, do đó cần sự nỗ lực của tất cả mọi người Sản phẩm của
làng nghề vừa mang giá trị kinh tế vừa thể hiện bản sắc văn hoá Việc nhân cấy
nghề, khôi phục nghề truyền thống cần có cách làm bài bản và sự quan tâm đúng
mức của chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản Nếu chỉ dựa vào tâm
huyết và cách làm nhỏ lẻ của một vài người thì kết quả sẽ hạn chế rất nhiều Hà
Tây là đất trăm nghề, phát huy thế mạnh của làng nghề trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là việc làm cần thiết
Qua bài báo này, người dân Hà Tây và nhất là thế hệ trẻ làng nghề, những
nhà chức trách, chính quyền địa phương sẽ nhận ra rõ hơn tấm lòng yêu say
nghề của nghệ nhân cha ông mình, cảm động và trân trọng hơn những giá trị văn
hoá làng nghề Hiệu quả thông tin đã thể hiện từ sự tác động, ảnh hưởng tới tâm
tư, tình cảm và hành động của độc giả tiếp nhận thông tin Và, trăn trở của cụ
Biểu sẽ là trăn trở chung của tất cả mọi người, cụ sẽ không còn đơn độc trong
cuộc khôi phục làng nghề Với sự quyết tâm chung, sự đồng lòng đó, làng nghề
với những giá trị văn hoá đẹp sẽ không bị mai một mà phát triển ngày thêm bền
Trang 37vững Bởi lẽ, bảo tồn và phát triển làng nghề chính là nền tảng phát huy những
giá trị văn hoá dân tộc cũng là cách làm tăng trưởng kinh tế nông thôn Đây
cũng là phương thức làm tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi
người Việt tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn
hoá Việt Nam
2.2.4 Làng nghề đồng thời là làng văn hóa
Gắn sự phát triển của ngành nghề TTCN với việc xây dựng nông thôn mới,
xây dựng làng văn hoá, khu phố văn minh là chủ trương đúng đắn Rất nhiều
làng ở Hà Tây được tỉnh công nhận hai danh hiệu: làng nghề CN-TTCN đồng
thời là làng văn hoá
Một loạt các bài viết: Làng nón, làng văn hoá Phú Xuyên( HT, 26-6- 04);
Đổi thay ở làng Trung Thượng ( HT, 21-8-04); Tìm đường đến ấm no ( HT,
11-9-04); Đời sống mới ở Đại Phu( HT, 5-3-05); Điểm sáng bên bờ sông Đáy(
HT,6-3-05); phản ánh sự kết hợp giữa nét đẹp và giầu, giữa phát triển kinh tế
đồng thời phát triển văn hoá làng nghề
Tại các làng này, đời sống người dân cả đời sống vật chất và đời sống tinh
thần đều thật sự đổi thay “ Đến Trung Thượng hôm nay, thấy đường làng, ngõ
xóm đều được bê tông hoá thoáng thông, sạch sẽ, với đầy đủ hệ thống cống rãnh
thoát nước, hệ thống đèn đường phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện Hệ thống
đài phát thanh, tủ sách của thôn hoạt động thường xuyên phục vụ tốt cho công
tác tuyên truyền.”.( Bài Đổi thay ở làng Trung Thượng) và đời sống vật chất từ
làm nghề thất đáng biểu dương: “Trung Thượng có 70% số lao động tham gia
làm hàng bông Tổng doanh thu từ nghề truyền thống đạt 74% tổng thu nhập,
góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4 triệu đồng/năm”
Tiêu chuẩn làng nghề hay làng văn hoá không phải tự nhiên có được mà
đòi hỏi một quá trình nỗ lực cố gắng không ngừng, làng nghề Đại Phu là một ví
dụ tiêu biểu Trong bài, nhân dân nơi đây vừa nỗ lực lao động sản xuất nghề “
nhà nhà lách cách tiếng chẻ lạt, đan hàng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
cho lao động lúc nông nhàn” vừa tiến hành nhiều biện pháp thiết thực để xây
dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng: “ mở hội nghị bình xét thi đua giữa các
Trang 38cụ trong hội đạt gương sáng, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu
thảo thường xuyên tuyên truyền trên loa để các hộ gia đình tự liên hệ đối
chiếu”.( Sức sống mới ở Đại Phu;HT, 5-3-05) Với sự đồng lòng quyết tâm của
toàn thể người dân, làng nghề Đại Phu đã trở thành làng kiểu mẫu qua sự kết
hợp hài hoà giữa xây dựng kinh tế giàu mạnh với xây dựng nếp sống văn hoá
mới, đời sống văn hoá mới
Phấn đấu đạt danh hiệu làng nghề đồng thời là làng văn hoá là mục tiêu
chung của tất cả các làng có nghề trong tỉnh Bởi làng nghề và làng văn hoá có
mối quan hệ mật thiết, bổ xung cho nhau Kinh tế làng nghề phát triển chính là
góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy truyền thống nhân
nghĩa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; và ngược lại yếu tố văn hoá cũng có tác
động tích cực trở lại, tạo nên sự phát triển bền vững, tạo nên nét đẹp riêng mà
cũng rất chung mang đậm bản sắc Việt cho làng nghề
Thông qua các bài viết từ góc độ văn hoá, Báo Hà Tây đã giúp cho những
người thợ thêm yêu nghề nghiệp truyền thống tổ tiên đồng thời thức tỉnh thế hệ
trẻ, giúp họ nhận ra nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ trong làng
nghề; giúp họ thêm trân trọng, nâng niu hơn những sản phẩm thủ công độc đáo,
kết tinh từ bàn tay, khối óc, từ lòng yêu nghề, say nghề, từ khát khao sáng tạo
theo quy luật cái đẹp để phục vụ làm đẹp cho đời, cho người Cái đẹp độc đáo
của sản phẩm làng nghề chính là kết tinh, hội tụ từ cái đẹp trong tâm hồn nghệ
nhân
Trong xu thế hội nhập và phát triển, tình yêu làng nghề, yêu những truyền
thống văn hoá làng nghề mà Báo Hà Tây đã tích cực thông tin, tuyên truyền còn
khơi dậy niềm tự hào trong người dân làng nghề, để họ thấy vẻ đẹp của chính
mình, của quê hương mình, hoà nhập mà không hoà tan, không làm mất đi bản
sắc văn hoá riêng độc đáo Từ đó, mỗi người ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong
việc giữ gìn, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống Điều này có ý nghĩa
quan trọng, không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà sâu sắc hơn là gìn giữ bản
sắc văn hoá dân tộc, để nét đẹp văn hoá làng nghề sẽ được mãi lưu truyền và toả
sáng
Trang 392.3 từ góc độ xã hội.( Khảo sát 35 tin, bài)
Nhu cầu giải quyết việc làm và tình trạng thất nghiệp đặc biệt trong thanh
thiếu niên là vấn đề gay gắt, bức xúc, diễn ra hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi từng
cá nhân và toàn xã hội phải có trách nhiệm quan tâm, giải quyết Tỉnh Hà Tây có
gần 2,5 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 1/2 dân số; trong
đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm tới 76% tổng số lao động Số người lao
động có việc làm gần 98%, số người thiếu việc làm hơn 11%
Qua tỷ lệ trên ta thấy, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở nông thôn chiếm số
lượng rất lớn Thêm vào đó, việc sử dụng quỹ thời gian lao động của người có
việc làm ở nông thôn còn thấp Đây thực sự là áp lực không chỉ cho địa phương
mà còn cho nhà nước trong việc hoạch định chính sách và hoàn thành những chỉ
tiêu phát triển kinh tế xã hội
Trình độ của lực lượng lao động ở nông thôn cũng là điều đáng lo ngại
Thực tế, mới chỉ có 10% lao động có trình độ kỹ thuật do đó chất lượng lao
động của nông thôn không thể đáp ứng được yêu cầu của thành thị Vì vậy, dòng
người ở nông thôn đổ ra thành phố kiếm việc làm thì cũng chỉ là bán sức lao
động với mức lương rẻ mạt, công việc bấp bênh, không ổn định Vậy giải pháp
cho vấn đề này là gì?
Phát triển các ngành nghề TTCN, làng nghề là chủ trương đúng đắn của
Nhà nước và chính quyền địa phương tỉnh Hà Tây Đây chính là chìa khoá, là
giải pháp tối ưu giải quyết tình trạng thất nghiệp -vấn đề nan giải, bức xúc -
trong nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, hạn chế áp lực quá lớn
về dân số và việc làm cho các thành phố lớn, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn và rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Thu nhập kinh
tế cao, làng nghề có cơ hội và điều kiện phát triển với đông đảo lực lượng lao
động yêu và tâm huyết với nghề, nét văn hoá làng nghề nhờ đó cũng được bảo
lưu gìn giữ Một tiền đề vững chắc cho sự ổn định an ninh trật tự, hạn chế các tệ
nạn xã hội
Trang 402.3.1 Làng nghề tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, góp
phần ổn định an ninh trật tự xã hội
Làng nghề phát triển kéo theo nhu cầu lực lượng lao động lớn để đáp ứng
sản xuấtlà điều tất yếu Ngay cả ở những nơi nghề nông là nghề chính, các
nghành nghề TTCN vẫn đóng góp đắc lực trong vấn đề giải quyết việc làm cho
nông dân lúc nông nhàn Đời sống khá giả, người dân thoát khỏi cảnh nghèo và
cũng vì có nghề để làm, tránh “ nhàn cư vi bất thiện”, nên an ninh trật tự xã hội
tại các làng nghề rất ổn định Nội dung này được thể hiện xuyên suốt trong rất
nhiều bài viết
Thế mạnh làng nghề Trường Yên( HT, 7-9-04); Sôi động làng nghề Đông
Phương Yên(HT, 16-4-04); Các xã vùng khu cháy giải quyết việc làm cho người
lao động(HT, 11-1-05); Việc khuyến công ở Thanh Hải(HT, 25-1-05); Một
doanh nhân năng động(HT, 8-3-05) là những bài tiêu biểu Trong các bài, yếu
tố tạo việc làm, hiệu quả kinh tế cao và giữ gìn an ninh trật tự xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau thúc đẩy sự phát triển bền vững của làng nghề
Các làng nghề TTCN, đặc biệt là nghề mây, tre, giang đan xuất khẩu rất
thích hợp cho lực lượng lao động ở nông thôn, từ trẻ nhỏ tới các cụ già đều có
thể cùng tham gia sản xuất:“ Nghề chủ đạo nhất là ngành nghề thủ công mây,
giang đan thu hút đông số lượng người cùng tham gia Hiện nay toàn xã có 5
công ty TNHH, 10 doanh nghiệp, 20 tổ hợp Chỉ tính riêng một công ty, hay một
doanh nghiệp thì trong xưởng thường xuyên từ 40-50 lao động”( Bài Thế mạnh
làng nghề Trường Yên) Ngành nghề đã tạo việc làm cho khối lượng lao động
lớn trong xã “có tổ hợp thu hút đến hàng ngàn vệ tinh lao động làm hàng gia
công” Nhờ vậy, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt: “toàn xã không có hộ
đói, tỷ lệ hộ giàu, thu nhập hàng trăm triệu/năm đạt 8%, còn lại là số hộ trung
bình và khá” Đẩy mạnh phát triển ngành nghề TTCN truyền thống của địa
phương, Trường Yên đã giúp cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt
trong từng hộ gia đình Họ yêu nghề, gắn bó với nghề hơn, đời sống vật chất
tinh thần được nâng cao và an ninh trật tự được đảm bảo tốt