Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo pps

6 219 0
Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo Bước ra từ thế giới hiện thực ký ức, hai hình tượng nhân vật nổi bật thường gặp trong sáng tác của Thái Bá Lợi là người lính và người phụ nữ. Người lính ở đây không hiện lên trong ánh hào quang, trong vòng nguyệt quế của chiến thắng mà hiện lên với tất cả sự thật gian khổ hy sinh không thể nào kể xiết ở chiến trường và cả một phần hình ảnh, cuộc sống của họ trong những ngày hòa bình đầu tiên. Đó là những nhân vật như Thạch - trung đoàn truởng, Thanh chiến sĩ trinh sát trong Hai người trở lại trung đoàn; Hải cũng đã từng là trung đoàn trưởng trong Bán đảo; tư lệnh Phan Nam, hai bố con Trần Thán và Tánh, Nhiếp trong Họ cùng thời với những ai; rồi cả “tôi” và “nó” trong Trùng tu; và còn nhiều nhân vật người lính hữu danh vô danh khác. Trong số họ, nói như Thái Bá Lợi, có “những người tốt và chưa tốt, kẻ phản bội và người trung thành, trong con người khi hèn nhát và lúc dũng cảm, người sống hời hợt và người có tình yêu say đắm, người xốc nổi và người điềm đạm, người sáng suốt và người chậm chạp… Họ sống qua những ngày mà hoàn cảnh buộc họ phải hết mình mới sống được. Đó là những ngày trong sáng và chân thật mà mỗi lần nhớ lại ta đều thấy cay cay ở góc mắt” (Họ cùng thời với những ai, tr.238). Không tô hồng, lãng mạn hóa, cũng không cuờng điệu, hoặc quá lời, là người trong cuộc, Thái Bá Lợi đã làm hiện lên qua ký ức những điều mình đã thấy đã nghĩ về người lính trong chiến đấu, trong tình cảm đồng chí đồng đội, tình cảm quân dân, trong tình yêu và cả trong nỗi niềm day dứt riêng tư thầm kín của họ. Với Thái Bá Lợi, ngòi bút của anh dường như luôn ý thức được rằng cần phải viết đúng sự thật nhưng cũng “đừng bao giờ làm tổn thương những gì thiêng liêng của người lính, của con người”. Có lẽ vì thế mà những trang văn của anh viết về người lính làm ta xúc động, gợi lên rất nhiều suy ngẫm về những ngày đã qua và cả hôm nay. Cùng với hình tượng người lính, hình tượng nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của Thái Bá Lợi cũng để lại rất nhiều cảm tình cho người đọc. Xưa nay, trong văn học nhân loại, trước “cuộc bể dâu” người phụ nữ bao giờ cũng chịu nhiều sóng gió nhất. Trong văn học viết về chiến tranh, hình tượng người phụ nữ thường là những nạn nhân với số phận bi thương xiết bao đau đớn. Nằm trong dòng chảy của văn xuôi cách mạng viết về hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết của Thái Bá Lợi vừa mang được những phẩm chất cao cả của cộng đồng vừa có được những nét riêng của thân phận, không ai giống ai. Hoàn cảnh buộc họ có lúc phải cương nghị, nén lòng, nhưng vẫn rất giàu nữ tính. Như phần trên đã nhắc đến, đó là Mây - người con gái du kích đất Quảng, tự tin, dũng cảm và mưu trí dẫn đường cho cả đoàn quân mạo hiểm lách qua hai cái chốt giặc trong Hai người trở lại trung đoàn. Đó là Tân, người con gái đất Bắc trôi dạt vào một làng chài nơi Bán đảo. Đó là Lê, người con gái trên đất Gio Linh- Cam Lộ, người xã đội trưởng làm nhiệm vụ tìm những con đường cho bộ đội qua về sông Bến Hải, có “một khuôn mặt không có gì phải chú ý với cặp má đầy đặn, đôi mắt nhỏ và hơi sâu, cái mũi thẳng”… nhưng “đôi bàn tay thon nhỏ và đen sạm” của cô làm cho Nhiếp “quên đi những khuôn mặt, những cái nhìn của những người con gái khác (Họ cùng thời với những ai). Đó là Mai, nữ du kích ở vùng tranh chấp ngày đêm chuyển đạn tải thương trong chiến dịch Mậu Thân ở Thừa Thiên- Huế năm 1968, trong Trùng tu. Và cả Khê ma ma, trong một tiểu thuyết gần đây nhất của Thái Bá Lợi. Nếu người phụ nữ trong văn học kháng chiến chống Pháp phải nén lòng mình “hễ ai hỏi chuyện chồng con / lắc đầu nguây nguẩy em còn đánh Tây” (Ca dao), thì những cô gái trong sáng tác của Thái Bá Lợi, dù trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến, họ phải sống hết mình cho nhiệm vụ, nhưng ngọn lửa tình khát vọng vẫn luôn bừng cháy. Có người bộc lộ một cách da diết, thủy chung nhưng không tránh khỏi lầm lỡ (Mây); có người tỏ tình “mạnh bạo và lạ lùng” (Lê); có người dù hoàn cảnh phải “đi bước nữa” nhưng suốt đời như vẫn còn mang canh cánh bên lòng một mối tình xưa (Tân); ngược lại có người gặp ai cũng tỏ ra tha thiết niềm nở nhưng chỉ "lượn lờ” “không yêu được cái gì cho đến nơi đến chốn”, mà thực ra họ cũng “không yêu ai hết” (Nhương - cô y tá trong Họ cùng thời với những ai) nếu không nói là chỉ yêu chính mình. Dù vậy, tất cả những người con gái ấy vẫn là biểu tượng của tình thương, là một chỗ dựa tinh thần cho người lính nơi chiến trận. Họ gánh vác trên đôi vai mềm mại của mình cả tiền tuyến và cả hậu phương. Họ là tiếng nói thầm, là niềm ám ảnh thương nhớ không nguôi trong tâm hồn những người chiến sĩ như Hải trong Bán đảo, Nhiếp trong Họ cùng thời với những ai, và cả nhân vật “nó” - người lính năm xưa, người cán bộ trùng tu di tích hôm nay. Cuộc sống, tình yêu, và sự hy sinh của những con người ấy, như ý nghĩ của một nhân vật trong Họ cùng thời với những ai đã làm cho người khác “phải xem xét lại tất cả những điều mình đã sống trước đây”, và bây giờ nếu làm điều gì không phải đều thấy họ vẫn như còn hiển hiện trong ký ức. Có lẽ cũng không phải ngẫu nhiên, với tiểu thuyết Khê ma ma, Thái Bá Lợi đã lấy tên nhân vật nữ trung tâm làm tên gọi cho tác phẩm. Và, cũng qua hình tượng nhân vật người con gái trẻ trung đầy cá tính được ghi lại dưới hình thức nhật ký ấy, nhà văn đã gửi gắm khát vọng của mình về một mẫu người trong xã hội hiện đại: vừa sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên, vừa giàu tình cảm nhân ái, vừa thông tuệ và đầy đủ bản lĩnh để thích ứng chủ động trước mọi hoàn cảnh đổi thay của cuộc sống. Phải chăng, người phụ nữ muôn đời vẫn là nơi cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng mọi vẻ đẹp của sự sống và tính cách trên cõi đời này. * Nằm trong mạch đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi nước ta sau 1975, Thái Bá Lợi là một trong những cây bút bằng trải nghiệm va đập với cuộc sống và bằng sự sàng lọc qua ký ức đã sớm có được một cách tiếp cận phức hợp về con người. Như trên có lần đã dẫn, một mặt anh quan niệm “viết về bất cứ đề tài nào thì cũng đạt mục đích cuối cùng là tôn vinh con người, Con Người viết hoa…”; nhưng mặt khác, có lần anh cũng mượn lời nhân vật để bày tỏ thái độ rất dè dặt “vì tính đa nghi bẩm sinh” khi nghe một ai đó chỉ toàn nói những điều tốt đẹp về con người. Dường như, ở đây, nhà văn đã bắt gặp một quan niệm về sự khác biệt giữa chủ nghĩa nhân đạo hiện đại và chủ nghĩa nhân đạo truyền thống; ấy là chủ nghĩa nhân đạo hiện đại không bao giờ đánh mất niềm tin vào con người, nhưng cũng không quá kỳ vọng vào con người. Xuất phát từ cái nhìn nhiều chiều như thế mà nhân vật của Thái Bá Lợi từ người lính đến người phụ nữ, từ những nhân vật chính mà tác giả dụng công xây dựng đến nhân vật chỉ thoáng qua đều hiện lên chân thực, sinh động, không hề tô vẽ, nhưng vẫn mang được những giá trị nhân bản đáng quý. Và có lẽ cũng chính vì vậy mà đằng sau giọng văn điềm tĩnh, cách viết kiệm lời, bình dị, như vừa viết vừa nhớ lại, tưởng như không có gì lạ nhưng đã làm nên một bản sắc khó lẫn của Thái Bá Lợi. Người đọc tinh ý vẫn cảm nhận được sức cuốn hút của một vẻ đẹp vừa trí tuệ, vừa tình cảm; vừa sâu sắc, vừa mới mẻ. Cùng với những đặc điểm mang tính ổn định để làm nên một phong cách, Thái Bá Lợi còn là nhà văn có ý thức và có khả năng tự vận động, đổi mới bút pháp sáng tạo của mình. Chỉ cần nhìn vào những tác phẩm đã có từ các truyện vừa Hai người trở lại trung đoàn, Bán đảo đến các tiểu thuyết Họ cùng thời với những ai, và Trùng tu, Khê ma ma…gần đây, ta cũng thấy được vẫn một Thái Bá Lợi quen thuộc ấy, nhưng ngày càng thâm thúy hơn, minh triết hơn và hình thức thể hiện cũng không ngừng thay đổi, biến hóa. Đều cùng là thế giới hiện thực hồi ức, nhưng nghệ thuật trần thuật đã chuyển dần từ tuyến tính sang đồng hiện, từ lối kết cấu tác phẩm theo kiểu đan xen giữa thực tại và dòng chảy ý thức trong Trùng tu, đến lối cấu trúc ghép mảng, hòa trộn thể loại, vừa quen thuộc vừa pha một chút lạ hóa trong Khê ma ma. Điều đó chỉ có được ở những nhà văn chuyên nghiệp, thực sự có vốn sống, tài năng, bản lĩnh và giàu ý thức trách nhiệm với bạn đọc. Tuy nhiên, cũng không khỏi có người cho rằng, Thái Bá Lợi điềm tĩnh quá, đắn đo quá nên anh viết chậm. Sau Họ cùng thời với những ai, Bán đảo gần hai chục năm, anh mới có lại Trùng tu và Khê ma ma. Mà cuốn tiểu thuyết nào của anh cũng thường rất mỏng khoảng chừng không quá hai trăm trang thậm chí có xu hướng ngày càng ngắn lại dường như thiếu đi một tầm cỡ cần thiết. Nhưng biết làm sao được, khi Thái Bá Lợi không nằm trong số những cây bút chạy theo thời thượng, anh chỉ cầm bút viết những gì khi anh đã quan sát, trải nghiệm đến độ nhuần chín trong suy nghĩ và cảm xúc; hơn nữa, phải chăng điều ấy cũng nằm trong quan niệm như có lúc anh đã mượn lời nhân vật để phát biểu:“nếu… muốn lưu danh cần gì đến hàng chục ngàn trang, vài câu hay vẫn lưu danh được” (Trùng tu, tr.46). Cũng có người trách rằng, nhân vật và sự việc trong tiểu thuyết của Thái Bá Lợi thường thiếu một sự bứt phá, thường không được tác giả đẩy đến cùng, ngay cả lúc anh nói “trùng tu” thì “cũng chưa rõ Thái Bá Lợi định trùng tu cái gì” (Thanh Thảo). Thế nhưng, cũng biết làm sao được, khác với sử thi, một thể loại“không những đã hoàn tất, mà còn già nua” thì “tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển, còn chưa định hình” và “tâm lý hướng về sự hoàn tất thể hiện tính cổ điển của tất cả các thể loại phi tiểu thuyết” (3) . Bởi vậy, nhà văn Nguyên Ngọc có lý khi nhận xét: “Thái Bá Lợi rất ít khi viết dài, rất ít khi anh để cho một cuốn sách của mình đi đến chỗ nói rốt ráo đến độ chẳng còn gì để nói tiếp nữa” và ông coi đó là “phẩm chất đối thoại mở” - một nét khiến ta nhận ra tính hiện đại ở tác phẩm của Thái Bá Lợi (4) . Dẫu sao, với một nhà văn như Thái Bá Lợi, người đọc vẫn có quyền yêu cầu, và tiếp tục hy vọng chờ đợi ở anh những sáng tác mới hay hơn, tầm cỡ hơn. Tiểu thuyết Minh sư mà anh đang ấp ủ và sắp hoàn thành với hơn 600 trang viết về nhân vật lịch sử chúa Nguyễn Hoàng, sẽ đáp ứng lòng mong đợi ấy chăng? . Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo Bước ra từ thế giới hiện thực ký ức, hai hình tượng nhân vật nổi bật thường gặp trong sáng tác của Thái Bá Lợi là. Thái Bá Lợi còn là nhà văn có ý thức và có khả năng tự vận động, đổi mới bút pháp sáng tạo của mình. Chỉ cần nhìn vào những tác phẩm đã có từ các truyện vừa Hai người trở lại trung đoàn, Bán. * Nằm trong mạch đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi nước ta sau 1975, Thái Bá Lợi là một trong những cây bút bằng trải nghiệm va đập với cuộc sống và bằng sự sàng lọc

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan