1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HK I MÔN NGỮ VĂN 12 Năm học 2009 – 2010_1 ppsx

10 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 75,78 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN ƠN TẬP THI HK I MƠN NGỮ VĂN 12 Năm học 2009 – 2010 Gợi ý -Tháng 8-1945, nhân dân ta vừa giành được chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghóa, Chủ tòch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội và soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. Đến ngày 2 – 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đã đọc bản Tuyên ngôn này. -Khi đó, bọn đế quốc, thực dân chuẩn bò chiếm lại nước ta: +Sắp tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc được sự ủng hộ của đế quốc Mó + Tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau chúng là thực dân Pháp. +Pháp đã tung ra một luận điệu xảo trá: Đông Dương vốn là thuộc đòa của chúng, chúng có công “khai hoá”, “bảo hộ” xứ này nhưng bò phát xít Nhật xâm chiếm; nay bò Đồng minh đánh bại, thì Pháp sẽ trở lại Đông Dương là lẽ đương nhiên. -Vậy đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng đến là đồng bào trong nước, nhân dân thế giới. Đặc biệt là phe đồng minh Anh, Mó, nhất là thực dân Pháp. Câu 10: Anh/ chò hãy cho biết Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập nhằm mục đích gì ? Gợi ý: -Khẳng đònh quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trước quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới. - Ngăn chặn, cảnh cáo âm mưu tái xâm lược của thực dân Pháp, âm mưu can thiệp của đế quốc Mó, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. - Thể hiện lập trường nhân đạo và chính nghóa, nguyện vọng hoà bình cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Câu 11: Anh (chò) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Gợi ý - Đơn vò Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947, Quang Dũng được điều động gia nhập đơn vò này. - Đòa bàn hoạt động của đơn vò này khá rộng: bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miềm Tây Thanh Hoá và cả bên kia biên giới Việt – Lào. - Nhiệm vụ: vừa đánh tiêu hao lực lượng đòch, vừa tuyên truyền vận động nhân dân kháng chiến. - Thành phần xuất thân: hầu hết là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp. - Điều kiện chiến đấu: rừng núi hiểm trở, hoang sơ, khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Hầu hết họ đều bò bệnh sốt rét, nhiều người đã hi sinh vì ốm đau, bệnh tật nhưng họ vẫn hết sức lạc quan, thể hiện vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của tuổi trẻ. - Cuối năm 1948, Quang Dũng rời đơn vò Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác. Tại làng Phù Lưu Chanh, ông đã sáng tác bài thơ Nhớ Tây Tiến. Bài thơ được lưu truyền khá rộng rãi thời kháng chiến chống Pháp. - Về sau, khi cho in lại bài thơ, tác giả đặt tên là Tây Tiến. Câu 12: Những đặc sắc về giá trò nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tây Tiến” ? Gợi ý 1.Nội dung: -Nhà thơ đã khắc hoạ nổi bật cảnh núi rừng miền Tây thật hoang dã, hùng vó dữ dội nhưng cũng rất mó lệ, gợi cảm với những nét đẹp lung linh huyền ảo và có hồn. Bên cạnh đó, con người miền Tây cũng đẹp, tài hoa, tình tứ : những sơn nữ rực rỡ xiêm áo, e ấp trong đêm liên hoan, những chàng trai, cô gái vững vàng trên con thuyền độc mộc băng trên dòng nước cuộn trôi. -Nhà thơ thể hiện cái tột đỉnh gian lao mà những người lính Tây Tiến đã trải qua nhưng không hề bi l mà rất hùng tráng. Hình ảnh những chiến só Tây Tiến trong gian khổ vẫn hiện ra rất oai phong, lẫm liệt, hào hoa và hào hùng, đầy nét lãng mạn của những con người xuất thân từ mảnh đất Hà Nội thanh lòch nghìn năm văn hiến. -Quang Dũng không hề né tránh sự thật mà nhìn thẳng vào hiện thực khắc nghiệt, đau buồn, nhìn thẳng vào cái chết, sự hi sinh, nhưng bài thơ không gợi cảm giác bi l nào cho người đọc. 2.Nghệ thuật: -Hình ảnh vừa chân thực, vừa lãng mạn, táo bạo: cái nhìn hóm hỉnh, tinh nghòch, đậm chất lính tráng qua hình ảnh “súng ngửi trời”, ý chí bảo vệ biên cương tổ quốc và mộng lập công danh đánh tan kẻ thù xâm lược qua hình ảnh “mắt trừng gửi mộng”, hình ảnh “dáng kiều thơm” nói đến những dáng đẹp ở Hà nội -Dùng từ sáng tạo, đầy bất ngờ tạo sự liên tưởng mở rộng, chuyển nghóa: “nhớ chơi vơi”, “mùa em” -Nhòp điệu, thanh điệu dưới ngòi bút tài hoa biến hoá khác thường: có khi sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc đọc lên gợi cảm giác vất vả, nhọc nhằn; có lúc dùng câu thơ toàn thanh bằng đọc lên nghe êm ái, nhẹ nhàng. -Giọng điệu khi hào hùng, gân guốc, khi trìu mến thiết tha. Câu 13: Những yếu tố nào trong cuộc đời ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ tố Hữu ? Gợi ý -Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng và giàu truyền thống văn hoá, văn học. Những yếu tố đòa lí, văn hoá này có ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ Tố Hữu . -Gia đình: ng thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng thích thơ phú và ham sưu tầm văn hoạc dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới thơ ca dân gian cùng với cha mẹ. Phong cách và giọng điệu thơ Tố Hữu sau này chòu nhiều ảnh hưởng của thơ ca xứ Huế. -Thời đại: bước vào tuổi thanh niên đúng vào thời kỳ mặt trận Dân chủ Đông Dương đang phát triển mạnh mẽ, Tố Hữu sớm giác ngộ lí tưởng cộng sản. ng nhiệt tình tham gia phong trào cách mạng và làm thơ để phục vụ cách mạng từ thû ấy cho đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mó … sau này. Câu 14: Anh (chò) hãy trình bày những nét chính trong phong cách thơ Tố Hữu? Gợi ý 1.Về nội dung, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình – chính trò: -Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung; -Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu đậm tính sử thi; -Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình. 4.Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà: -Thể thơ đa dạng, đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền thống. -Ngôn ngữ thơ: thường phát huy cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. Câu 15: Nêu những chặng đường thơ của Tố Hữu ? Gợi ý 1. Tập thơ “ Từ ấy” ( 1937- 1946): là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ gặp ánh sáng lí tưởng, tâm thấy lẽ sống. Tập thơ gồm có 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Giá trò đặc sắc của tập thơ là ở chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi, trẻ trung của một cái tôi trữ tình mới. 2. Tập thơ “ Việt Bắc” ( 1946- 1954): -Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến. -Tập thơ thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư của quần chúng nhân dân kháng chiến. -Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam kháng chiến mà bao trùm là lòng yêu nước. 3. Tập thơ “ Gió lộng” ( 1955- 1961): ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi Đảng, Bác Hồ; cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; khẳng đònh tình cảm quốc tế vô sản. 4. Tập thơ “Ra trận” ( 1962- 1971), “Máu và hoa”( 1972- 1977): mang âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mó cứu nước và niềm vui toàn thắng. 5.Tập thơ “Một tiếng đờn”(1992) và “Ta với ta”(1999): là bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. ng tìm đến những chiêm nghiệm phổ quát về cuộc đời và con người. Câu 16: Theo anh (chò), hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu có những điều gì cần lưu ý, giúp người đọc hiểu sâu hơn về tác phẩm này? Gợi ý -Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ đòa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi che chở, đùm bọc cho Đảng, Chính phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ; -Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hiệp đònh Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. -Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội. -Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”. Câu 17: Anh/chò hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu). Gợi ý -Thể thơ lục bát: là thể thơ truyền thống của dân tộc, được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn, thần thục. -Sử dụng kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao-dân ca. -Dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ; tiểu đối, phép trùng điệp…tạo nên nhòp điệu uyển chuyển, cân xứng; tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, ngọt ngào như những lời ru đưa người đọc vào thế giới của kỉ niệm và tình nghóa thuỷ chung. -Ngôn ngữ: sử dụng một số cách nói dân gian. Cách xưng hô mình – ta quen thuộc; những thi liệu dân gian; dùng từ láy, …Đó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu tạo nên giọng điệu gần với hơi thở của ca dao. Câu 18: Nêu hoàn cảnh ra đời của đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm). Gợi ý -“Mặt đường khát vọng” là tập trường ca hùng tráng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trò – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. -Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thò vùng tạm chiếm miền Nam. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mó, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, họ đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. -Đoạn thơ trích phần đầu chương V có tên là “Đất nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Câu 19: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của chương “Đất nước”. (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm). Gợi ý -Sử dụng thể thơ tự do, câu thơ rất gần với lối nói tự nhiên đã chuyển tải dòng cảm xúc, suy tư dạt dào của tác giả ở đủ mọi cung bậc. -Sử dụng nhuần nhò và sáng tạo các chất liệu của nền văn hoá, văn học dân gian, đưa người đọc vào thế giới mó lệ, bay bổng của văn học dân gian nhưng cách cảm nhận lại mới mẻ, hiện đại. -Giọng thơ trữ tình-chính luận sâu lắng, thiết tha. Sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và suy tưởng đã tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ. . HƯỚNG DẪN ƠN TẬP THI HK I MƠN NGỮ VĂN 12 Năm học 2009 – 2 010 G i ý -Tháng 8 -19 45, nhân dân ta vừa giành được chính quyền trong cuộc Tổng kh i nghóa, Chủ tòch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc. thanh niên Hà N i thuộc nhiều tầng lớp. - i u kiện chiến đấu: rừng n i hiểm trở, hoang sơ, khắc nghiệt, i u kiện sinh hoạt thi u thốn. Hầu hết họ đều bò bệnh sốt rét, nhiều ngư i đã hi sinh. r i th i kháng chiến chống Pháp. - Về sau, khi cho in l i b i thơ, tác giả đặt tên là Tây Tiến. Câu 12 : Những đặc sắc về giá trò n i dung và nghệ thuật của b i thơ “Tây Tiến” ? G i ý 1. Nội

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN