G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 5]: SỰ ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ VÀKHÔNG ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ CỦA TỰ-Ý-THỨC; LÀM CHỦ VÀ LÀM NÔ (318) § 178 Tự-Ý thức hiện hữu tự-mình và cho-mình trong khi và bằng cách (indem und dadurch)hiện hữu tự-mình và cho-mình cho một Tự-ý thức khác; nghĩa là nó chỉ hiện hữu như một tồn tại ĐƯỢC THỪA NHẬN (EIN ANERKANNTES). Khái niệm về sự thống nhất này của nó ở trong sự NHÂN ĐÔI (VERDOPPLUNG) của Tự-ý thức, [tức] của sự vô-tận(319) tự thực hiện mình bên trong Tự-ý thức là một sự đan xen đa diện và đa nghĩa. | Sự đan xen ấy làm cho các yếu tố của nó, một mặt, phải được phân biệt hẳn với nhau; và mặt khác, ngay trong sự phân biệt này, đồng thời phải được nắm lấy và được nhận thức như không hề bị phân biệt, hay nói cách khác, được nắm lấy và được nhận thức trong ý nghĩa đối lập của chúng. Ý nghĩa nhị bội này của các yếu tố được phân biệt nằm trong bản chất của Tự-ý thức, tức cái bản chất theo đó Tự-ý thức là vô tận, hay, trực tiếp là cái đối lập của tính quy định trong đó nó được thiết định. Sự phơi bày chi tiết [hay: sự tháo rời, phân tích/Auseinanderlegung] về Khái niệm của sự thống nhất [nhất thể] tinh thần này trong sự nhân đôi của nó sẽ trình bày trước mắt ta tiến trình vận động của SỰ THỪA NHẬN (ANERKENNEN). § 179 [I. Tự-ý thức được nhân đôi:] Cho Tự-ý thức, có một Tự-ý thức khác; Tự-ý thức đã đi đến chỗ ra khỏi chính bản thân mình. Điều này có ý nghĩa nhị bội: thứ nhất, nó đã tự đánh mất mình vì nó tìm thấy bản thân nó như một bản chất khác (ein anderes Wesen); thứ hai, nó đã, qua đó, thủ tiêu các khác này, bởi nó cũng không nhìn thấy cái khác như là cái bản chất mà nhìn thấy chính bản thân nó ở trong cái khác(320). § 180 Nó phải thủ tiêu cái tồn-tại-khác này của nó. | Làm như thế là thủ tiêu cái ý nghĩa nhị bội thứ nhất và vì thế, bản thân là ý nghĩa nhị bội thứ hai: một là; nó phải nhắm tới việc thủ tiêu cái bản chất độc lập-tự chủ khác để qua đó trở thành xác tín về chính mình như là bản chất; hai là, khi làm như thế, nó tiến hành thủ tiêu [và vượt bỏ] (aufheben) chính bản thân nó, bởi cái khác này là chính bản thân nó. § 181 Việc thủ tiêu có ý nghĩa nhị bội này đối với cái tồn tại-khác-có-ý-nghĩa- nhị-bội của nó cũng đồng thời là một sự quay trở lại có ý nghĩa nhị bội vào trong chính nó; vì, thứ nhất, thông qua việc thủ tiêu, nó nhận lại được chính nó, bởi nó lại trở thành ngang bằng với chính nó qua việc thủ tiêu cái tồn-tại-khác của nó; nhưng, thứ hai, nó cũng mang trở lại cái Tự-ý thức khác cho chính mình, bởi nó đã xác tín chính mình trong cái khác, [nhưng nay] thủ tiêu cái tồn tại này của chính nó ở trong cái khác, và như thế, để cho cái khác lại được tự do(321). § 182 Bằng cách ấy, tiến trình vận động của Tự-ý thức trong quan hệ với Tự-ý thức khác phải được hình dung như là việc làm (das Tun)(322) của một [trong các Tự ý thức]. | Nhưng, bản thân việc làm này của một Tự- ý thức lại có ý nghĩa nhị bội, vừa là việc làm của nó, vừa là việc làm của cái [Tự-ý thức] khác; bởi lẽ cái khác cũng độc lập-tự chủ như nó, cũng khép kín và không có gì bên trong cái khác mà không thông qua bản thân cái khác. Cái [Tự-ý thức] thứ nhất không [còn] có đối tượng ban đầu [chỉ trong hình thái thụ động] như đối tượng của sự ham muốn, mà là một đối tượng tồn tại độc lập cho-mình; do đó, đối với đối tượng ấy, cái [Tự-ý thức] thứ nhất không thể sử dụng cho các mục đích của riêng mình, nếu đối tượng ấy không tự-mình làm những gì cái thứ nhất [muốn] làm nơi đối tượng. Vậy, tiến trình vận động hoàn toàn là tiến trình nhị bội của cả hai Tự-ý thức. Mỗi cái nhìn cái khác làm đúng hệt điều mình làm; bản thân mỗi cái làm những gì nó đòi hỏi nơi cái khác, và vì thế, cũng làm những gì mình làm chỉ trong chừng mực cái khác cũng làm đúng hệt những điều ấy. | Việc làm đơn phương do một phía hẳn là vô ích, vì những gì phải diễn ra chỉ có thể hình thành nhờ vào việc làm của cả hai. § 183 Vậy, việc làm có ý nghĩa nhị bội, không chỉ trong chừng mực nó là một việc làm vừa được làm đối với chính mình, vừa đối với cái khác, mà còn trong chừng mực việc làm ấy là việc làm không tách rời của cái [Tự-ý thức] này cũng như của cái [Tự-ý thức](323) kia. § 184 Trong sự vận động này, ta thấy quá trình được lặp lại giống như đã diễn ra trước đây như là sự tương tác của các Lực, tuy nhiên, trong trường hợp này, là được lặp lại ở bên trong lòng Ý thức. Điều đã diễn ra trước đây là cho ta [người quan sát tiến trình kinh nghiệm], còn ở đây diễn ra cho bản thân các đối cực. [Hạn từ] trung giới [ở đây] là Tự-ý thức phân hoá thành những cái đối cực; và mỗi đối cực là sự trao đổi qua lại của tính quy định của riêng nó và sự quá độ [chuyển hóa] tuyệt đối [trọn vẹn] thành cái đối lập. Với tư cách là ý thức, nó [mỗi đối cực] đương nhiên đi ra khỏi chính nó, tuy nhiên, trong sự tồn tại-bên-ngoài-chính- nó (Ausser-sichsein), nó đồng thời tự giữ lại bên trong chính mình: nó tồn tại cho mình (für sich) và cái tồn-tại-bên-ngoài-của-nó tồn tại cho nó (für es). Chính là cho nó nên nó trực tiếp là một ý thức khác và không phải là ý thức khác; cũng là cho nó mà cái khác này chỉ tồn tại cho-mình khi nó tự thủ tiêu như là cái tồn tại cho-mình, và chỉ tồn tại cho-mình ở trong cái tồn tại cho-mình của cái khác. Mỗi cái đối cực là hạn từ trung giới cho cái khác, qua đó mỗi cái trung giới chính mình với chính mình, và thống nhất với chính mình; và mỗi cái là cho-mình cho cái khác như một tồn tại cho-mình trực tiếp; cái tồn tại này đồng thời là cho-mình chỉ nhờ thông qua sự trung giới này. Chúng thừa nhận nhau như là đang thừa nhận lẫn nhau (Sie anerkennen sich, als gegenseitig sich anerkennend)(324). § 185 Bây giờta hãy xét xem Khái niệm thuần túy này về sự thừa nhận, về sự nhân đôi của Tự-ý thức trong sự thống nhất của nó xuất hiện ra cho Tự-ý thức như thế nào trong tiến trình vận động của nó. Trước hết, nó [tiến trình này của Khái niệm] sẽ trình bày phương diện không ngang bằng (Ungleichheit) của cả hai Tự-ý thức, hay là, trình bày sự phân hóa của [hạn từ] trung giới [Tự-ý thức] thành những đối cực, và với tư cách là các đối cực, chúng đối lập với nhau; một bên của đối cực chỉ là cái được thừa nhận, còn bên kia chỉ là cái thừa nhận(325). § 186 [II. Cuộc đấu tranh giữa các Tự-ý thức đối lập:] Tự-ý thức thoạt đầu là cái tồn tại-cho-mình đơn giản, ngang bằng với chính mình thông qua việc loại trừ mọi cái khác ra khỏi nó. | Đối với nó, bản chất của nó và đối tượng tuyệt đối là “cái Tôi”; và trong tính trực tiếp này, hay trong sự kiện đơn thuần của sự tồn tại cho-mình này của nó, nó làCÁI CÁ BIỆT (EINZELNES)(326). Đối với nó, “cái khác” là đối tượng không có tính bản chất, như là đối tượng được biểu thị bằng đặc tính của cái phủ định. Thế nhưng, “cái khác” cũng là một Tự-ý thức; một cá nhân (Individuum) xuất hiện đối lập với một cá nhân. Xuất hiện ra một cách trực tiếp như thế, chúng quan hệ với nhau theo phương cách của những đối tượng thông thường. | Chúng là những hình thái độc lập, những cá thể bị chìm đắm trong sự tồn tại [hay trong tính trực tiếp] của Sự sống, - vì đối tượng trong tính trực tiếp ở đây được quy định như là Sự sống. Do đó, đối với nhau, chúng là các hình thái của ý thức đã chưa hoàn tất được sự vận động của sự trừu tượng tuyệt đối, của việc triệt tiêu mọi sự tồn tại trực tiếp và của việc tồn tại đơn thuần như là tồn tại phủ định thuần túy của ý thức ngang bằng với chính mình; nói khác đi, chúng [những ý thức này] đã chưa tự thể hiện cho nhau trong hình thức của tồn tại cho-mình thuần túy, tức, như làTự-ý thức(327). Mỗi cái quả là có sự xác tín về chính mình, nhưng không phải là sự xác tín về cái khác, và vì thế, sự tự xác tín của riêng nó vẫn không có tính chân lý [không đúng sự thật]. | Bởi nó ắt sẽ có được sự thật nếu sự tồn tại cho-mình của nó đã đối diện với nó như một đối tượng độc lập, hay, cũng đồng nghĩa như thế, nếu đối tượng đã tự thể hiện như là sự tự-xác tín thuần túy này. Nhưng, dựa theo Khái niệm của sự thừa nhận, điều này chỉ có thể có được khi mỗi cái là “cho” cái khác những gì cái khác là “cho” nó, chỉ khi mỗi cái – trong chính mình thông qua việc làm của chính mình và lại thông qua việc làm của cái khác – hoàn thành sự trừu tượng thuần túy này của sự tồn tại-cho mình(328). . G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 5]: SỰ ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ VÀKHÔNG ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ CỦA T - -THỨC; LÀM CHỦ VÀ LÀM NÔ ( 318 ) § 17 8 T - thức hiện hữu tự-mình và cho-mình trong. bản thân nó. § 18 1 Việc thủ tiêu có ý nghĩa nhị bội này đối với cái tồn tại-khác-c - -nghĩa- nhị-bội của nó cũng đồng thời là một sự quay trở lại có ý nghĩa nhị bội vào trong chính nó; vì,. đối tượng ban đầu [chỉ trong hình thái thụ động] như đối tượng của sự ham muốn, mà là một đối tượng tồn tại độc lập cho-mình; do đó, đối với đối tượng ấy, cái [T - thức] thứ nhất không thể