G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 7]: (A A) LÝ TÍNH SỰ XÁC TÍN VÀ SỰ THẬT CỦA LÝ TÍNH (411)Sự tất yếu và cần thiết phải có một lịch sử của Tinh thần để hiểu bản thân Tinh thần. Những gì Tinh thần là “tự-mình” (hay “cho-ta”) chỉ có thể biện minh bằng tiến trình nó trở thành “cho mình”. (412)Vậy ở đây, Phạm trù là sự thống nhất của Tư duy và Tồn tại, nhưng là một sự thống nhất chưa được phát triển một cách cụ thể. (413)Phạm trù “là tính bản chất [ ] của cái hiện hữu nói chung” ám chỉ học thuyết về phạm trù của Aristote. Khi nói về phạm trù như là “tính bản chất của cái đang hiện hữu” (Wesenheit des Seienden), Hegel muốn nói đến Khái niệm “ousia” (Hy lạp: “bản thể”, “tính bản chất”) của Aristote. (Xem: Aristote: Categoriae (“Các phạm trù”), Q.1, 7E; Siêu hình học. Z.1), và “của cái hiện hữu đối lập lại với ý thức” là ám chỉ quan niệm về phạm trù của Kant như là sự quy định về cái hiện hữu được ý thức hình dung như là “đối tượng” của kinh nghiệm. (414)Ám chỉ cái “Tự mình” (das Ansich) theo nghĩa là “Vật-tự thân” (Ding-an sich) của Kant. Ở đây là phần phê phán của Hegel đối với Kant và Fichte, tiếp nối phần phê phán đã trình bày trong quyển “Glauben und Wissen”/“Tin và Biết” ở thời kỳ Jena (bản Lasson: phê phán Kant, tr. 235; phê phán Fichte, tr. 313). (415)Ám chỉ và phê phán rất nặng lời đối với cách làm của Kant: đề ra “Bảng các phạm trù” bằng đường vòng, thông qua “manh mối” (Leitfaden) của “Bảng các chức năng phán đoán”. (Xem: Kant: Phê phán lý tính thuần túy, B 105 và tiếp). Trước hết, Kant khẳng định tính đồng nhất của Tự-ý thức (ông gọi là “sự thống nhất tổng hợp nguyên thủy của Thông giác siêu nghiệm”, rồi sau đó là danh mục các phạm trù mà [cố tình] không biện minh. Hegel xem đây là “sự cam kết” hay “khẳng quyết” chủ quan, không nói lên được sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại. Trái lại, Fichte đã nhận ra sự cần thiết của một sự “diễn dịch” thực sự, nhưng cũng không làm triệt để và rơi vào “tính vô tận tồi”. (416)Phạm trù thuần túy hay nhất thể trực tiếp trở thành cái nhất thể phủ định, thành tính cá biệt mà vận động của nó là phủ định và không ngừng vượt bỏ mọi tính quy định. Đây là cách lý giải của Hegel về phép biện chứng của Fichte, giống như Hegel đã viết trong Lô-gíc học và Siêu hình học ở thời kỳ Jena: “Tính cá biệt, như là tính cá biệt tuyệt đối, đơn giản, là cái Tôi; và tính quy định được thiết định cho cái Tôi không phải như một tính quy định ngoại tại, tự-mình mà như một tính quy định phải (soll) tự thủ tiêu” (bản Lasson, B XVIII, tr. 178). (417)Phép biện chứng: “Tôi/không-Tôi” của Fichte là sự luân phiên thay đổi của các quy định này. Cái khác bị thủ tiêu khi vừa xuất hiện, nhưng nó lúc nào cũng xuất hiện trở lại và do đó, cái “không-Tôi” không thể nào bị tiêu trừ được (“tính vô tận tồi”). Như sẽ thấy trong tiết sau (Quan sát giới Tự nhiên), việc tìm kiếm vô tận trong cái biết và khám phá về Tự nhiên đối lập lại với cái nhất thể “yên tĩnh” tự xác tín về Sự thật của mình. Sự thật (Chân lý) này vẫn còn là một cái “Bên kia” đối với thuyết duy tâm hình thức này. (418)Ám chỉ thuyết duy tâm chủ quan của Berkeley (1685-1753) và của Fichte (1762-1814). (419)Ám chỉ lý luận về “cú hích” (Anstoss) [Pháp: “un choc étranger/Anh: “an extraneous impulse) trong “Học thuyết khoa học” của Fichte (Fichte: “Cơ sở Học thuyết khoa học”, Grundlage der Wissenschaftslehre, trang 195 và tiếp). Theo Fichte, tính quy định của “cái Tôi tuyệt đối” là sự “nỗ lực” (Streben) vô tận. Nỗ lực này đòi hỏi rằng tất cả thực tại phải được “cái Tôi” thiết định một cách tuyệt đối. Nhưng vì không có nỗ lực nào mà không có đối tượng, nên “cái Tôi” cần đến sự đề kháng của “cái không-Tôi” để “cái Tôi” có thể trở nên “thực hành (praktisch) trong việc vượt qua “cái không-Tôi”. Đồng thời, cái Tôi- hữu tận phải phản tư xem nó có thực sự nắm bắt toàn thể thực tại bên trong nó không. “Cú hích” của đối tượng là điều kiện để cho “nỗ lực” nói trên được phản tư và để cho cái Tôi nhận biết về chính mình và có thể tự quy định chính mình như vậy. Hegel tóm tắt sự phê phán của mình đối với quan niệm của Kant và Fichte về lý tính: Một mặt, khẳng định rằng lý tính là sự xác tín rằng mình là tất cả thực tại; mặt khác, lý tính không đạt được một thực tại nhất định nào mà không có “cú hích ngoại tại” (Fichte) hay “tác động của cảm năng” (Kant). Hegel gọi đó là “tính nước đôi tự mâu thuẫn”, tức một thuyết “nhị nguyên” chứ không phải là tính vô tận đích thực của sự phản tư vào trong chính mình. (420)Thuyết duy tâm chủ quan của Fichte diễn đạt một cách khẳng định cùng một Sự thật (hay chân lý) mà thuyết hoài nghi đã diễn đạt một cách phủ định. Do đó, Hegel xem thuyết duy tâm chủ quan ở thời đại ông là một hình thức của “Ý thức bất hạnh”, chỉ có điều, Ý thức bất hạnh này không biết về sự bất hạnh của mình. (theo J.H). (421)“Sự thống nhất của Thông giác”: Xem “Sự thống nhất tổng hợp của Thông giác” như là sự thống nhất tối cao của nhận thức trong “cái Tôi tư duy”. (Kant: “Phê phán lý tính thuần túy”, B131-136). Kant xem “sự thống nhất của Thông giác” là nguyên tắc tối cao của Giác tính (Verstand) để tổng hợp những dữ kiện cảm tính do cảm năng mang lại. Hegel tiếp thu và đánh giá cao ý tưởng nền tảng này, nhưng lại xem đó là nguyên tắc tối cao của lý tính (Vernunft) như là sự thống nhất nguyên thủy (ursprünglich-einig) giữa Tư duy và Tồn tại, và của thuyết “duy tâm tuyệt đối”. (Xem: Chú giải dẫn nhập: 7.2). (422)Ở đây, Hegel vừa tiếp thu vừa phê phán học thuyết của Kant về “sự thống nhất tổng hợp của Thông giác” (Phê phán lý tính thuần túy, B131-136); học thuyết về “cảm năng” (Sđd, B33-73) và Khái niệm về “Vật-tự thân” (Sđd, BXXVII và tiếp; 294-315) cùng với lý luận về “cú hích” ngoại tại của đối tượng trong học thuyết của Fichte và việc cải biến Khái niệm “vật-tự thân” của Kant trong triết học Fichte. (Xem: Toàn tập Fichte, Gesamtausgabe, tập 1, 4, trang 241 và tiếp). Đoạn văn này có ý nghĩa then chốt để hiểu rõ hơn quan niệm của Hegel về “lý tính” như là sự thống nhất của Tư duy và Tồn tại. (423)“Alle Realität sein sollte”: “Phải là tất cả thực tại”: Hegel luôn luôn vạch rõ sự mâu thuẫn giữa “yêu sách” của thuyết duy tâm của Fichte với việc “thực hiện trọn vẹn” (“Erfüllung”) yêu sách ấy. Ngay trong các tác phẩm đầu tiên, Hegel đã nêu vấn đề này: Trong: “Sự khác biệt giữa hệ thống của Fichte và Schelling về triết học”/“Differenz der Fichteschen und Schellingschen Systems der Philosophie” (bản Lasson, I, tr. 53): “Tôi = Tôi tự chuyển hóa thành cái Tôi phải ngang bằng với cái Tôi”; rồi trong “Tin và Biết”/“Glauben und Wissen”, Sđd, tr. 323: “Kết quả của thuyết duy tâm hình thức này là sự đối lập giữa một cái thường nghiệm (Empirie) không có nhất thể và một tính đa tạp bất tất của một tư duy trống rỗng”. . G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 7 ]: (A A) LÝ TÍNH SỰ XÁC TÍN VÀ SỰ THẬT CỦA LÝ TÍNH (411)Sự tất yếu và cần thiết phải có một lịch sử của Tinh thần để hiểu bản thân Tinh. định và không ngừng vượt bỏ mọi tính quy định. Đây là cách lý giải của Hegel về phép biện chứng của Fichte, giống như Hegel đã viết trong Lô -g c học và Siêu hình học ở thời kỳ Jena: Tính cá biệt,. của “Bảng các chức năng phán đoán”. (Xem: Kant: Phê phán lý tính thuần túy, B 1 05 và tiếp). Trước hết, Kant khẳng định tính đồng nhất của Tự-ý thức (ông g i là “sự thống nhất tổng hợp nguyên