G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_3 ppt

5 335 1
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC § 103 [III. Bước kiểm tra thứ ba: tính cá biệt ở trong sự tiếp xúc trực tiếp:] Vậy, sự xác tín cảm tính trải qua kinh nghiệm rằng, bản chất của nó không ở trong đối tượng, cũng không ở trong cái Tôi; và tính trực tiếp cũng không phải là một tính trực tiếp của cái này lẫn cái kia, vì nơi cả hai, điều mà tôi “cho rằng” hóa ra là một cái không bản chất, và đối tượng lẫn cái Tôi đều là các cái phổ biến, trong đó bất kỳ cái Bây giờ, cái Ở đây, và cái Tôi mà tôi “cho rằng” đều không đứng vững được hay đều không tồn tại. Bằng con đường này, ta đi đến kết quả là, ta phải thiết định (setzen) cái toàn bộ (das Ganze) của bản thân sự xác tín cảm tính mới như là cái bản chất của nó, chứ không còn thiết định chỉ một [trong hai] mô-men (Moment) của nó như đã diễn ra trong hai trường hợp trước đây, trong đó trước tiên, cái đối tượng-đối-lập-với-cái-Tôi, rồi sau đó tới lượt cái Tôi phải là tính thực tại [bản chất] của nó. Vậy, chỉ có bản thân toàn bộ sự xác tín cảm tính mới bám chặt vào nơi nó với tư cách là tính trực tiếp, và qua đó, loại trừ ra khỏi bản thân nó tất cả mọi sự đối lập vốn đã có chỗ ở bên trong các yếu tố trước đây(195). § 104 Thế là, tính trực tiếp thuần túy này không còn liên quan gì nữa với [sự kiện có] cái tồn tại-khác (das Anderssein), của cái Ở đây [trong hình thức] là cái cây chuyển hoá (übergeht) thành một cái Ở đây không phải là cây; của cái Bây giờ là ban ngày chuyển hoá sang cái Bây giờ là ban đêm; hoặc với [cái tồn tại khác của cái Tôi thành] một cái Tôi khác có một cái khác là đối tượng. Sự thật [chân lý] của xác tín này đứng vững như là mối quan hệ tự-ngang bằng với chính mình; mối quan hệ ấy không tạo nên sự phân biệt về tính bản chất và tính không-bản chất giữa cái Tôi và đối tượng; và vì thế trong quan hệ này, nói chung, không một sự phân biệt nào có thể thâm nhập vào được. Vậy, cái Tôi này khẳng định [“cho rằng”] cái Ở đây là cái cây và không quay mặt đi để cho cái Ở đây có thể trở thành một cái không-phải-cây đối với Tôi; tôi cũng không hề muốn biết đến việc một cái Tôi khác thấy cái Ở đây là một cái-không-phải-cây; hoặc cũng không hề biết việc bản thân cái Tôi, vào một lúc khác, thấy cái Ở đây như là cái-không-phải-cây, thấy cái Bây giờ như là cái-không-phải-ban-ngày; trái lại, cái Tôi là trực quan thuần túy [tôi đang nhìn thấy đây]: cái Tôi vẫn tồn tại đây đối với tôi, cái Bây giờ là ban ngày hay cái Ở đây là cây cũng đang tồn tại đây; tôi không so sánh bản thân cái Ở đây và cái Bây giờ với nhau, trái lại, bám chặt lấy MỘT mối quan hệ trực tiếp: cái Bây giờ là ban ngày. § 105 Tuy nhiên, vì lẽ sự xác tín này hoàn toàn không chịu đi ra ngoài chính nó nữa, khi ta lưu ý với nó rằng cũng có một cái Bây giờ là ban đêm hay cũng có một cái Tôi mà đối với cái Tôi ấy, bây giờ là ban đêm, nên ta đi đến thẳng với nó và yêu cầu nó chỉ ra (zeigen) cho ta xem cái Bây giờ được nó khẳng định. Ta buộc phải yêu cầu chỉ ra (zeigen) cho ta, vì sự thật của mối quan hệ trực tiếp này là sự thật của cái Tôi này, tự giới hạn mình vào một cái Bây giờ hay một cái Ở đây. Giả thử một thời gian sau ta mới hỏi tới sự thật này, hoặc giữ một khoảng cách với nó, ắt sự thật này chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi như thế là ta đã thủ tiêu tính trực tiếp vốn có tính bản chất đối với nó. Do vậy, ta phải bước vào trong cùng một thời điểm hay cùng một vị trí trong không gian để chỉ ra cho ta các điểm này, tức là ta để cho mình đồng nhất hóa hay biến thành kẻ giống hệt như cái Tôi cá biệt này, là kẻ đang có cái biết với sự xác tín [cảm tính]. Vậy, bây giờ ta hãy xem cái trực tiếp được chỉ ra cho ta đó có đặc điểm gì. § 106 Cái Bây giờ được chỉ ra: cái Bây giờ này. [Nhưng], cái Bây giờ đã ngưng không còn tồn tại nữa khi nó được chỉ ra; cái Bây giờ đang tồn tại là một cái khác với cái Bây giờ được chỉ ra, và ta thấy rằng cái Bây giờ vừa mới là cái này, thì trong khi nó tồn tại, đã không còn tồn tại nữa. Cái Bây giờ, – như nó được chỉ ra cho ta – là một cái Bây giờ đã qua [đã tồn tại]; và cái sau này mới chính là sự thật của nó, chứ nó không có tính chân lý của sự tồn tại. Vậy, đúng thật rằng nó đã tồn tại. Nhưng cái gì đã tồn tại [đã qua] thì trong thực tế, không phải là cái bản chất [cái thực tồn](196); nó không tồn tại; trong khi vấn đề ở đây [đối với sự xác tín cảm tính] lại là liên quan đến sự tồn tại. § 107 Vậy, trong việc “chỉ ra” (Aufzeigen) này, ta chỉ thấy duy nhất một sự vận động với tiến trình như sau: 1. Trước hết, tôi chỉ ra cái Bây giờ, và nó được khẳng định [cho rằng] như là cái đúng thật. | Tuy nhiên, tôi chỉ nó ra như cái đã qua hay như một cái đã bị thủ tiêu, [tức] tôi thủ tiêu cái sự thật thứ nhất. | 2. Bước thứ hai, bây giờ tôi khẳng định nó như là sự thật thứ hai, rằng nó là cái đã qua, đã bị thủ tiêu. 3. Nhưng cái đã qua [đã tồn tại] thì không tồn tại; tôi thủ tiêu cái tồn tại-đã qua hay cái tồn tại-đã-bị-thủ-tiêu ấy, tức thủ tiêu cái sự thật thứ hai, do đó, tôi phủ định sự phủ định của cái Bây giờ, và bằng cách ấy tôi quay trở lại với khẳng định thứ nhất, rằng cái Bây giờ đang tồn tại. Như thế, cái Bây giờ và việc chỉ ra cái Bây giờ có đặc điểm là: cả cái Bây giờ lẫn việc chỉ ra cái Bây giờ đều không phải là một cái đơn giản trực tiếp mà là một sự vận động [một tiến trình] với nhiều bước (Momente) khác nhau trong đó(197): Một cái Này được thiết định, nhưng đúng ra là một cái khác được thiết định, hay là cái Này bị thủ tiêu; rồi cái tồn tại khác này, – hay là bản thân việc thủ tiêu của cái thứ nhất – cũng lại bị thủ tiêu, và bằng cách như thế quay trở lại với cái thứ nhất. Nhưng, cái thứ nhất được- phản tư-vào-trong-chính-nó ấy [phủ định của phủ định] không phải hoàn toàn chính xác giống như cái ban đầu, tức cái biết một cái trực tiếp –, mà cũng là một cái đã được phản tư vào trong chính mình (ein in sich Reflektiertes)(198), hay là cái đơn giản (Einfaches) vẫn mãi tồn tại như chính nó trong cái tồn tại khác của nó: một cái Bây giờ là nhiều cái Bây giờ một cách tuyệt đối, và đó mới là cái Bây giờ đúng thật; cái Bây giờ như là cái Ban ngày đơn giản có trong nó nhiều cái Bây giờ: các giờ; rồi một cái Bây giờ như thế, – một giờ –, cũng có nhiều các phút như thế và cái Bây giờ [phút] cũng có nhiều cái Bây giờ tương tự và v.v Vậy, bản thân việc “chỉ ra” [cái Bây giờ] chính là một tiến trình vận động diễn đạt cái Bây giờ là gì trong tính đúng thật [tính chân lý] của nó; đó là: cái Bây giờ là một kết quả hay là một đa thể (Vielheit) của cái Bây giờ được tập hợp chung lại [và được hợp nhất]. | Tóm lại, việc Chỉ ra chính là sự trải nghiệm rằng: cái Bây giờ là cái phổ biến. . G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC § 1 03 [III. Bước kiểm tra thứ ba: tính cá biệt ở trong sự tiếp xúc trực tiếp:] Vậy, sự xác tín cảm tính trải qua kinh nghiệm. là cái-không-phải-cây, thấy cái Bây giờ như là cái-không-phải-ban-ngày; trái lại, cái Tôi là trực quan thuần túy [tôi đang nhìn thấy đây]: cái Tôi vẫn tồn tại đây đối với tôi, cái Bây giờ là. đối tượng. Sự thật [chân lý] của xác tín này đứng vững như là mối quan hệ tự-ngang bằng với chính mình; mối quan hệ ấy không tạo nên sự phân biệt về tính bản chất và tính không-bản chất giữa

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan