G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_2 ppsx

5 240 1
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC § 97 Vậy là, chúng ta [trong cấp độ xác tín cảm tính] phát biểu về cái cảm tính như là về một cái phổ biến; điều ta nói là: cái này, thì tức là nói: cái này phổ biến, hay là: nó tồn tại, tức cái tồn tại nói chung. Thực ra, trong xác tín cảm tính, ta không hề [muốn] hình dung cái này phổ biến hay cái tồn tại nói chung, nhưng ta lại [phải] nói ra cái phổ biến, hay nói khác đi, ta tuyệt đối không nói ra được điều mà ta thực sựcho rằng (meinen) ở trong sự xác tín cảm tính này. Như ta thấy, ngôn ngữ là cái đúng thật hơn; trong ngôn ngữ [khi nói ra], bản thân ta bác bỏ trực tiếp điều ta “cho rằng”; và bởi cái phổ biến là cái đúng thật của sự xác tín cảm tính, và bởi ngôn ngữ chỉ diễn đạt cái đúng thật này thôi, thế thì rõ ràng: ta không bao giờ có thể nói ra được [bằng từ ngữ] về cái tồn tại cảm tính mà ta “cho rằng” [hay ta “muốn nói”](189). § 98 Tình hình cũng giống hệt như thế đối với hình thức khác [hình thức thứ hai] của “cái này”, đó là, với cái Ở đây. Ở đây ví dụ là cái cây. Tôi ngoảnh mặt đi thì sự thật này đã biến mất và chuyển thành cái sự thật đối lập: cái Ở đây không phải là một cái cây mà đúng ra là một ngôi nhà. Bản thân “cái Ở đây” thì không biến mất, trái lại nó vẫn còn tiếp tục tồn tại trong sự biến mất của ngôi nhà, của cái cây và của v.v , và dửng dưng với việc là nhà, là cây. Vậy, “Cái này” cũng lại tự cho thấy như là tính đơn giản được trung giới (vermittelte Einfachheit), hay nói cách khác, như làtính phổ biến (Allgemeinheit)(190). § 99 Như vậy, khi sự xác tín cảm tính cho thấy nơi bản thân nó rằng cái phổ biến chính là sự thật của đối tượng của nó, thì chỉ còn có sự tồn tại thuần túy mới như là cái bản chất của nó, song không còn phải là cái tồn tại trực tiếp nữa mà là cái nơi đó [quá trình] phủ định và trung giới là cốt yếu. | Do đó, nó không phải là cái tồn tại [trực tiếp] được ta “cho rằng” [tưởng có thể đạt được trong sự xác tín cảm tính], mà là cái tồn tại với sự quy định rằng nó làsự trừu tượng hay là cái phổ biến thuần túy; và tư kiến riêng của ta (unsere Meinung) – vốn cho rằng cái đúng thật của sự xác tín cảm tính không phải là cái phổ biến – còn trơ lại đơn độc đối diện với cái Bây giờ và cái Ở đây trống rỗng hay dửng dưng này. § 100 [II. Bước kiểm tra thứ hai: cái Tự-mình cá biệt ở nơi chủ thể:] Bây giờ, nếu ta so sánh mối quan hệ trong đó cái biết và đối tượng xuất hiện từ lúc đầu với mối quan hệ giữa chúng khi đi tới kết quả nói trên, mối quan hệ này đã tự đảo ngược. Đối tượng – vốn phải là cái bản chất – thì bây giờ lại là cái không-bản chất của sự xác tín cảm tính, bởi lẽ cái phổ biến mà bây giờ đối tượng đã trở thành, không còn là một cái phổ biến như khi đối tượng phải là cái bản chất đối với sự xác tín cảm tính nữa; trái lại, sự xác tín cảm tính nay đã chuyển sang cái đối lập, tức là trong cái biết, – vốn trước đây là cái không-bản chất. Sự thật của sự xác tín là ở trong đối tượng nhưng như là ở trong đối tượng của tôi hay như là ở trongsự “cho rằng” của tôi; đối tượng sở dĩ tồn tại, vì Tôi biết về nó. Như thế, sự xác tín cảm tính tuy đã bị xua đuổi ra khỏi đối tượng, nhưng qua đó vẫn chưa được vượt bỏ (aufgehoben) mà chỉ bị đẩy lùi vào trong cái Tôi. | Ta còn phải tiếp tục xem kinh nghiệm khai mở cho ta những gì về thực tại này của sự xác tín cảm tính(191). § 101 Sức mạnh của sự thật của xác tín cảm tính bây giờ nằm ở trong cái Tôi, ở trong tính trực tiếp của cái thấy, cái nghe v.v của tôi; qua đó sự tiêu biến của cái Bây giờ và cái Ở đây cá biệt được cái Tôi “cho rằng” [trước đây] đã được chặn đứng, bằng cách chính tôi giữ chặt chúng lại. Cái Bây giờ là ban ngày, vì tôi nhìn thấy nó; cái Ở đây là một cái cây, cũng vậy. Thế nhưng, trong mối quan hệ này, sự xác tín cảm tính lại cũng trải nghiệm nơi nó cùng một phép biện chứng giống như trong mối quan hệ trước đây. [Vì], Tôi, con người này nhìn thấy cái cây và khẳng định [cho rằng] cái cây là cái Ở đây; nhưng một cái Tôi khác lại nhìn thấy ngôi nhà, vàkhẳng định [cho rằng] cái Ở đây không phải là một cái cây mà đúng ra là một ngôi nhà. Cả hai sự thật ấy đều có cùng một sự chứng thực (Beglaubigung), đó là tính trực tiếp của cái thấy và đều có sự vững chắc (Sicherheit) và sự đảm bảo của cả hai cái Tôi về cái biết của họ; tuy nhiên sự thật này tiêu biến đi trong sự thật kia(192). § 102 Cái không tiêu biến trong kinh nghiệm ấy là cái Tôi với tư cách là cáiphổ biến. | Cái thấy của nó không phải là một cái thấy cái cây hay ngôi nhà này mà là một cái thấy đơn giản [nói chung], được trung giới qua sự phủ định của ngôi nhà này và v.v , và trong khi tồn tại như vậy, nó lúc nào cũng là đơn giản và dửng dưng đối với tất cả những gì “diễn trò” (beiherspielt) với nó như ngôi nhà, cái cây Cái Tôi chỉ là một cái phổ biến, giống như cái Bây giờ, cái Ở đây hay cái Này nói chung; rõ ràng ý tôi muốn “cho rằng” có một cái Tôi cá biệt, nhưng, cũng giống như tôi không thể nói ra được điều tôi “cho rằng” nơi cái Bây giờ, cái Ở đây, tôi cũng không thể nói ra được cái Tôi [cá biệt]. Khi tôi nói: cái Ở đây này, cái Bây giờ này hay là cái Ở đây, Bây giờ cá biệt, tức thị tôi nói MỌI cái này, MỌI cái ở đây, MỌI cái bây giờ, MỌI cái cá biệt; cũng vậy, khi tôi nói: “Tôi, cái Tôi cá biệt này thì tôi lại nói chung: MỌI cái Tôi; bất cứ ai cũng đều là cái được tôi nói: “Tôi”, “cái Tôi cá biệt này”(193). Nếu đề ra đòi hỏi này cho Khoa học – như một hòn đá thử [một cuộc thẩm tra] đối với chính Khoa học, mà Khoa học đã chứng tỏ tuyệt đối không thể đứng vững được – là hãy “diễn dịch”, “cấu tạo”, “tìm ra một cách tiên nghiệm” hay tất cả cách nói nào khác về cái gọi là một sự vật này hay về một con người này, thì đúng lý ra, kẻ nêu lên đòi hỏi ấy hãy thử nói ra điều họ “cho rằng” về cái sự vật này hay về cái Tôi này là gì; nhưng [chắc chắn] việc nói ra điều ấy là không thể nào làm được(194). . G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC § 97 Vậy là, chúng ta [trong cấp độ xác tín cảm tính] phát biểu về cái cảm tính. trong cái biết, – vốn trước đây là cái không-bản chất. Sự thật của sự xác tín là ở trong đối tượng nhưng như là ở trong đối tượng của tôi hay như là ở trongsự “cho rằng” của tôi; đối tượng sở. Này nói chung; rõ ràng ý tôi muốn “cho rằng” có một cái Tôi cá biệt, nhưng, cũng giống như tôi không thể nói ra được điều tôi “cho rằng” nơi cái Bây giờ, cái Ở đây, tôi cũng không thể nói ra

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan