1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Linh_ in thiết kế môn học KTNT nam

34 339 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 192,5 KB

Nội dung

Từ một nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, nhữngnăm gần đây, Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu các sản phẩm gỗchế biến với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đạt kim ngạch xuấ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết địnhtới sự thành công của công cuộc CNH-HĐH của Việt Nam Xuất khẩu đang

là đầu ra quan trọng cho nhiều ngành kinh tế Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

từ gỗ đã trở thành một trong những thế mạnh đóng góp vào sự phát triểnkinh tế Việt Nam Từ một nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, nhữngnăm gần đây, Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu các sản phẩm gỗchế biến với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đạt kim ngạch xuất khẩu cao.Sản phẩm của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam đã có mặt tại thị trườngnhiều nước Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia vềxuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong khu vực các nước ASEAN, nằmtrong top 10 các quốc gia xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhất thếgiới Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở Việt Nam liên tụctăng trong những năm gần đây đạt 3,4 tỷ USD (năm 2010), phấn đấu năm

2011 đạt tới mốc 4 tỷ USD và đạt ra kỳ vọng kim ngạch 8-9 tỷ USD vàonăm 2025 Đây cũng là một trong 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu caonhất của cả nước Nhưng cũng giống như nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lựckhác, ngành gỗ đạt được mức tăng trưởng cao nhưng hiệu quả chưa cao.Đứng trước xu thế toàn cấu hóa của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc ViệtNam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thếgiới năm 2007 đã dặt ra những thách thức lớn cho ngành xuất khẩu gỗ vàcác sản phẩm từ gỗ cũng như các ngành hàng xuất khẩu khác của Việt Nam.Các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những cơ chế, chính sách mới cho phùhợp để đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định và bền vững

Mục đích của việc nghiên cứu: hệ thống hóa các vấn đề chung về xuấtkhẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhậpWTO Trình bày thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng xuất khẩu của gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ củaViệt Nam

Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích thống kê

Trang 2

Bài tập sử dụng số liệu do Tổng Cục Thống kê, Bộ Công thương, BộNgoại Giao, Bộ Tài Chính công bố và các trang web chính thức của WTO,IMF.

Bài tập được chia làm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về mặt hàng và các lợi thế để phát triển xuấtkhẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của ViệtNam và các đối tác chính nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ Việt Nam.Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngxuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam

Trang 3

PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG VÀ CÁC LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG Ở VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về mặt hàng

1.2 Các lợi thế để phát triển xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở Việt Nam

1.2.2 Các lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Các lợi thế về điều kiện tự nhiên

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG TỪ VIỆT NAM

2.1 Khái quát về thực trạng xuất khẩu và các cơ chế, chính sách quản

lý của Việt Nam đối với mặt hàng

2.1.1 Khái quát về thực trạng xuất khẩu

2.1.2 Các cơ chế, chính sách quản lý của Việt Nam đối với mặt hàng 2.2 Tổng quan về các tác chính nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ Việt Nam

3.2 Định hướng phát triển của ngành hàng

3.3 Đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG VÀ CÁC LỢI THẾ

ĐỂ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG Ở VIỆT NAM TỔNG

QUAN VỀ MẶT HÀNG

1.1 TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG

Khai thác và chế biến các sản phẩm từ gỗ ở Việt Nam đã hình thành từrất sớm và đạt được những thành tựu to lớn trong tổng kim ngạch của nềnkinh tế quốc dân

Trước năm 1986, khi Việt Nam chưa thực hiện chính sách đổi mới,việc khai thác và chế biến các sản phẩm từ gỗ ở Việt Nam do Nhà nướcquản lý Các hoạt động khai thác và chế biến gỗ chủ yếu phục vụ nhu cầutrong nước là chủ yếu Vì vậy mà hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

từ gỗ chưa phát triển Sau 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mớinền kinh tế thì cơ chế quản lý gỗ và lâm sản, gỗ cũng được đổi mới Gỗđược công nhận là một loại hàng hóa thông thường, được quản lý theo cơchế thị trường và lưu thông tự do Từ đó tạo tiền đề cho ngành xuất khẩu gỗ

và các sản phẩm từ gỗ phát triển Các văn bản, thông tư, quyết định, chỉ thị,hướng dẫn hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ được ban hành.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày24/3/1998 về xuất khẩu sản phẩm gỗ lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu,tiếp theo là Quyết định số136/1998-QĐ-TTg ngày 31/7/1998 sửa đổi bổsung một số qui định về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ lâm sản Ngày1/6/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg về một sốgiải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ Nhờ cócác thủ tục thông thoáng về xuất nhập khẩu gỗ đã tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều gỗ nguyên liệu (từ 1997-1999 hàngnăm đã nhập tới 400.000 m3 gỗ) Nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khíchchế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ nên công nghiệp chế biến gỗ trong giaiđoạn này đã phát triển mạnh mẽ hướng theo xuất khẩu cả về lượng và chất

Trang 5

và trở thành 1 ngành xuất khẩu mũi nhọn, tạo nhiều kim ngạch cho đấtnước: Năm 2000 đạt kim ngạch xuất khẩu 219 triệu USD, năm 2001 đạt 335triệu USD, năm 2002 đạt 435 triệu USD, năm 2003 đạt 560 triệu USD vànăm 2004 đạt 1,054 triệu USD và đạt kim ngạch 3,4 tỷ USD vào năm 2010.Trong vòng một thập kỷ, kim ngạch gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng gấp 15,5lần và tính bình quân giá trị kim ngạch gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng trungbình 500 triệu USD/ năm Đưa ngành gỗ trở thành ngành hàng xuất khẩuchủ lực của Việt Nam, nằm trong top ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao,đứng thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản Chất lượng các sảnphẩm đồ gỗ của Việt Nam ngày càng được nâng cao, có khả năng canh tranhđối với các nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, gỗ và các sảnphẩm từ gỗ hiện mới chỉ chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhucầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu gỗ vàcác sản phẩm từ gỗ là rất lớn.

1.2 CÁC LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ

1.2.1 CÁC LỢI THẾ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

 Vị trí địa lý

Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các hoạt độngthương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ nóiriêng

Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Nam Á, gần trung tâmcủa khu vực Đông Nam Á Phía Bắc giáp với Trung Quốc; phía tây giáp vớiLào, Campuchia; phía Nam và phía đông giáp với Biển Đông Việt Namnằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiềucảng biển quan trọng như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn…và cácsân bay lớn: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất…cùng với các tuyến đườngsắt, đường bộ xuyên Á; đường biển, hàng không nối liền nước ta với các

Trang 6

quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát triển toàn diện hệ thông giao thông vận tải ở Việt Nam Điều nàykhông chỉ tạo điều kiện cho sản phẩm gỗ xuất khẩu mà còn nhập khẩu cácvật liệu như gỗ, ván MDF, máy móc, mặt dán và trang thiết bị cần thiết để

hỗ trợ và phát triển đồ nội thất lành mạnh và cụm chế biến gỗ

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương vàĐịa Trung Hải; trên đường di lưu di cư của các loài động, thực vật nên nước

ta có tài nguyên gỗ và các sản phẩm từ gỗ vô cùng phong phú

 Đặc điểm về địa hình

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là địa hìnhđồi núi thấp mang đặc trưng của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiệnphát triển trồng các cánh rừng nhiệt đới làm nguyên liệu cho gỗ và các sảnphẩm từ gỗ xuất khẩu.Ngoài ra nước ta còn có 3260 km đường biển tạo điềukiện cho việc phát triển diện tích rừng ngập mặn ven biển

 Đặc điểm về khí hậu

Khí hậu nước ta mang đặc trưng của khu vực nhiệt đới ẩm gió mùanóng nắng mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cho các cánh rừng nhiệt đớinước ta phát triển Hơn thế nữa khí hậu nước ta còn phân hóa theo mùa rõrệt tạo điều kiện cho phát triển khai thác, chế biến và bảo quản gỗ và các sảnphẩm từ gỗ xuất khẩu quanh năm

 Các điều kiện tự nhiên khác

- Sông ngòi: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước giàuphù sa cung cấp lương nước dồi dào cho việc trồng và canh tác gỗ và các sảnphẩm từ gỗ xuất khẩu

- Đất đai: diện tích đất feralit lớn thích hợp với các cây gỗ nhiệt đới,diện tích đất badan lớn ở vùng Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho vùngphát triển gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu

- Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta rất lớn khoảng 13triệu ha, được chia làm 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản

Trang 7

xuất Trong đó có 4,5 triệu ha được giao và cho thuê Mỗi năm nước ta khaithác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre rừng và khoảng 100triệu cây nứa phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước và cung cấp 1 phầnnguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu.

1.2.2 CÁC LỢI THẾ VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

 Dân số, trình độ văn hóa – xã hội

Theo số liệu thống kê, số dân nước ta là 84 156 nghìn người (năm2006) Về số dân, nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sauIndonexia và Philippin) và đứng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới Với dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồidào và rẻ Năm 2005 dân số hoạt động trong lĩnh vực kinh tế của nước ta là42,53 triệu người, chiếm 51,2% trong tổng số dân Với mức tăng dân số nhưhiện nay mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động tạo cơ sở vững chắccho việc phát triển ngành công nghiệp gỗ và các sản phẩm từ gỗ nói riêng vàcác ngành kinh tế khác nói chung Cơ cấu lao động trong ngành nông – lâm– ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 57,3% (năm 2005)

Nhưng dân số đông cũng gây sức ép lớn cho nền kinh tế Đặc biệt với

sự gia tăng dân số, sự tác động của quá trình đô thị hóa cũng là nguyên nhânlàm thu hẹp diện tích đất rừng làm diện tích đất ở, đất chuyên dùng…đang làkhó khăn cho nguyên liệu gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu của ViệtNam

Cơ cấu dân số trẻ, người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sảnxuất phong phú gắn liền với truyền thống của dân tộc, đặc biệt trong sảnxuất đối với ngành công nghiệp khai thác và chế biến các sản phẩm từ gỗ ởViệt Nam vốn là một ngành nghề truyền thống

Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ chương trình pháttriển giáo dục đào tạo của nhà nước nhưng lực lượng lao động có tay nghề

Trang 8

cao vẫn còn ít, đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu cũng

là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra để phát triển kinh tế ngành côngnghiệp gỗ và các sản phẩm từ gỗ nói riêng và các lĩnh vực khác của nền kinh

tế nói chung trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Các cơ sở hạ tầng trong nước khá đầy đủ để hỗ trợ chuỗi cung ứng cầnthiết cho sự tăng trưởng công nghiệp khai thác và chế biên gỗ và các sảnphẩm từ gỗ Hệ thống cơ cở hạ tầng, giao thông vận tải tương đối hoàn thiện

và đang được hoàn thiện theo hướng CNH-HĐH Số lượng doanh nghiệpchế biến gỗ phát triển nhanh đặc biệt là doanh nghiệp chế biến gỗ đã lên tới

2562 DN, trong đó có trên 1450 DN tư nhân và 421 DN FDI Cả nước cóhơn 800 nhà máy cưa xẻ và hơn 4000 xươnge xẻ gỗ thủ công Công nghiệpbột giấy và giấy đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta

- Ở Việt Nam Đã hình thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ có quy môlớn ở Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Định và Quảng Nam

- Do thu hút được nhiều DN FDI nên các DN gỗ Việt Nam đã tiếp cận và

đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuấtkhẩu

- Thị trường xuất khẩu được mở rộng Ngoài các thị trường trọng điểm như

Mỹ, EU và Nhật, các sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang thâm nhập vào thịtrường Đông Âu, Trung Đông và Nam Mỹ;

- Về cơ chế chính sách quản lý ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhà nước đãban hành nhiều văn bản phù hợp với đặc thù của ngành khai thác và chế biến

gỗ của Việt Nam và luật pháp quốc tế

Việt Nam có lợi thế trong việc xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG TỪ

VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CỦA VIỆT NAM.

2.1.1 Thực trạng chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ

A Khái quát về tệưc trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vủaViệt Nam giai đoạn 2006 - 2010

Ngành chế biến gỗ trong thời gian qua đã tạo ra được các sản phẩmphục vụ trong nước và xuất khẩu như gỗ xẻ, gỗ xây dựng, đồ mộc thôngdụng, đóng tàu thuyền, giao thông vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, dămmảnh và các sản phẩm Song, Mây xuất khẩu Cơ cấu sản phẩm trên cơ sởgiá trị hàng hoá được thể hiện tại biểu sau:

Nguồn: Dự thảo chiến lựơc phát triển Lâm Nghiệp VN giai đoạn

2006-2020 của Cục Lâm Nghiệp

Cơ cấu sản phẩm và khối lượng sản phẩm giữa các vùng cũng khácnhau, Vùng đồng bằng Sông Hồng sản phẩm chế biến chủ yếu gồm gỗ xâydựng như khung cánh cửa, ván sàn, trang trí nội thất, đồ mỹ nghệ Vùng

Trang 10

Bắc Trung bộ sản phẩm là gỗ xẻ và phôi đồ mộc đểcung cấp cho các vùngkhác chế biến Vùng Duyên hải miền Trung sản phẩm là bàn ghếngoài trời,sản phẩm song, mây, dăm mảnh Vùng Đông Nam bộ là vùng phát triểntương đối toàn diện, sản phẩm đa dạng bao gồm đồ mộc dân dụng các loại,

gỗ xây dựng, đồ gỗ mỹnghệ, sản phẩm song, mây, tre lồ ô, dăm nguyênliệu.v.v

Bảng tóm tắt kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam từ 2000 – 2010 (đơn vị tỷ USD)

2005 Đánh giá chung về cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ

gỗ năm 2006 là tương đối ổn định so với năm 2005 Mỹ tiếp tục là thị trườngxuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhất, đạt kim ngạch hơn 744 triệuUSD trong năm 2006, tăng 31,2% so với năm 2005 và chiếm 38,55% trongtổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này Thị trường xuất khẩu lớn thứ

2 vẫn là EU với kim ngạch đạt 500,2 triệu USD, tăng 9,47% so với năm

2005 Trong đó Anh vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tiếp đến là Pháp,Đức Bỉ, tây ban Nha, Italia Thị trường xuất khẩu thứ 3 là Nhật Bản kimngạch xuất khẩu đạt 286,8 triệu USD, tăng 1,9% so với năm 2005 và chiếm14,86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng Năm 2006, xuất

Trang 11

khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào các thị trường khác cũng tăng so với năm

2005 Hungary tăng mạnh nhất là 37,7% với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,86triệu USD, Ả-rập-út tăng thứ 2 với kim ngạch đạt 3,39 triệu USD tăng 6% sovới năm 2005 tuy nhiên cũng có một số thị trường nhập khẩu sản phẩm từ

gỗ giảm như: Áo giảm 57,9%, Singapore giảm 21,9%, Tây Ban Nha giảm17%, Tiểu Vương quốc Ả Rập giảm 16%, Hồng Công giảm 16%, Đức giảm7%, Hi Lạp giảm 4,5% Năm 2006 cũng là năm đánh dấu bước đột phá trongquan hệ ngoại giao của Việt Nam đó là việc Việt Nam đàm phán thành côngviệc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO điều này giúp cho kimngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sẽ có triển vọngtăng trong giai đoạn tới

Giai đoạn từ năm 2007 – 2010, khi Việt Nam chính thức là thành viênthứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra cơ hội lớn cho việcphát triển nền kinh tế và hội hip kinh tế quốc tế Gia nhập WTO là một bướcngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cựcđối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam Đây là thời cơ lớn cho nước tatrong hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động thương mại đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ Bởi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểmcủa hoạt động ngoại thương ở các nước đặc biệt là đối với 1 nước đang tronggiai đoạn CNH-HĐH đất nước như Việt Nam Gia nhập WTO tạo ra những

cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt Nam tiếp cận

và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, nhất là các sản phẩm có tínhchất riêng biệt của địa phương như hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từgỗ.Việc gia nhập vào WTO tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rộngthị trường mà không còn gặp phải những rào cản thuế quan và phi thuế quan.Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận với các thị trường nguyên liệu gỗ

và các sản phẩm từ gỗ một cách dễ dàng và phù hợp Điều đó được thể hiện

là kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ năm 2007 là 2,4 tỷ USDđưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt tới mốc 2 tỷ, tạo tiền

đề cho việc tiếp tục tăng kim ngạch gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu.Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 24% so với

Trang 12

năm 2006 Đưa ngành gỗ là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởngcao với tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức trên 20%/năm Về cơ cấu thịtrường xuất khẩ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam chủ yếu là 3 thịtrường chính là Mỹ, EU và Nhật bản Ngoài ra, Việt Nam còn bước đầu mởrộng thị trường sang các quốc gia như Nga, các nước Đông Âu cũ, …

Cơ cấu các chủng loại sản phẩm từ gỗ xuất khẩu năm 2007 được thể hiện (tỷ trọng tính theo kim ngạch)

ăn, kệ, tủ chén, Bàn cà phê, kệ sách, bình phong…với các thị trường chínhlà: Mỹ, Nhật Bản,Anh, Oxtraylia, Pháp, Đức, Canada, Hà lam, Hàn Quốc,New Zealand, Italia, Trung Quốc…Nhìn chung các sản phẩm xuất khẩu từ

gỗ năm 2008 đều tăng so với năm 2006 Đây là 1 dấu hiệu đáng mừng củangành gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu của Việt Nam kể từ khi Việt Namchính thức gia nhập WTO (1/1/2007)

Trang 13

Năm 2008 mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn,nhưng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ thuđược những thành công lớn Đây là một trong những mặt hàng nằm trongtop kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu

gỗ và các sản phẩm từ gỗ là 2,78 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2007.Nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2008 giảm

so với năm 2007 và 2006 (24%) Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là donăm 2008 là năm Việt Nam chính thức là thành viên của WTO được mộtnăm, ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu vủa Việt Nam gặp phảinhiều thách thức lớn như:

 Sự phát triển thiếu bền vững do phải nhập tới 80 - 85%nguyên liệu Nhiều doanh nghiệp do khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vàonên trở thành nơi sản xuất, gia công sản phẩm và do đó hiệu quả thu về thấp.Chính sách về thuế đất, tích tụ đất trồng rừng Rừng tự nhiên là rừng sảnxuất chưa thông thoáng; các doanh nghiệp chế biến gỗ khó tiếp cận với đất

và rừng để xây dựng vùng nguyên liệu

 Công nghệ thiết bị sản xuất lạc hậu so với các nước trên thếgiới Ngành công nghiệp phù trợ của Việt Nam (đồ cơ khí, sơn, keo, các loạigiấy, ) rất yếu

 Ngoài số ít đơn vị có tên tuổi, còn phần lớn là các doanhnghiệp quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp Mặc dù số lượng các doangnghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu của Việt Nam là hơn

970 nhưng hầu hết là quy mô vừa và nhỏ Với quy mô đó, các doanh nghiệpViệt Nam khó có thể cạnh tranh với một số doanh nghiệp ở các nước xungquanh như: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc….Thực tế, số doanh nghiệp cóthể sản xuất xuất khẩu 100 container/ tháng trở lên hay nhà máy có diện tíchtrên 10 ha là rất hiếm Chính điều này đã khiến cho các doanh nghiệp ViệtNam bỏ lỡ nhiều hợp đồng lớn do không đủ năng lực sản xuất và cung cấpsản phẩm Nhiều doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang các thị trường lớn như:

Mỹ, EU, Nhật Bản phải qua trung gian nước ngoài để đến nhà phân phối lớn(hình thức chuyển khẩu)

Trang 14

 Nguồn nhân lực thừa nhưng vẫn thiếu đội ngũ lao động lànhnghề, năng suất lao động thấp.

 Công tác xúc tiến thương mại chưa hiệu quả, thiếu thông tinthị trường quốc tế cũng như các công ước, điều lệ, luật pháp của các đối tácnhập khẩu

Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã lan ra toàn cầu đãtác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗcủa Việt Nam làm cho giá của hầu hết các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu giảmmạnh, lượng đơn đặt hàng bị hủy bỏ hoặc giảm sút Hơn nữa, mức tăng vượttrội của tỷ giá hối đoái năm 2008 (So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND

đã tăng khoảng 9%, vượt xa mức thay đổi quanh 1% những năm gần đây)đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của ngành hàng gỗ vàcác sản phẩm từ gỗ có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợngoại tệ tăng cao

Về thị trường, năm 2008, Mỹ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu cácsản phẩm của gỗ chủ lực ở Việt Nam Nhưng tốc độ tăng trưởng có xuhướng chậm lại Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của ViệtNam vào thị trường Mỹ đạt 1049 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2007 vàchiếm 38% tỷ trọng xuất khẩu của ngành hàng Như vậy, mặc dù gặp phảisuy thoái kinh tế nhưng xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Mỹvẫn rất khả quan Trong giai đoạn này, nền kinh tế Mỹ đang rơi sâu vào suythoái nên đồng nghĩa với việc người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu để chống đỡlại khủng hoảng ưu tiên dùng các mặt hàng thiếu yếu hơn là các mặt hàngmang tính giải trí như các sản phẩm đồ nội thất ngoài trời… Vì vậy, để duytrì được kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ thì các DN của ngành gỗ nên chútrọng vào các sản phẩm giá rẻ nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác ở Châu

Á như: Trung Quốc, Malaysia….Về cơ cấu sản phẩm, năm 2008 chủ yếu làcác sản phẩm đồ nội thất trong nhà và nội thất ngoài trời Ngoài ra còn cocác sản phẩm khác như: gỗ ván, dăm gỗ, gỗ mỹ nghệ, hòm gỗ, hòm kệ, vàcác sản phẩm từ gỗ khác

Trang 15

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn thứ 2của Việt Nam trong năm 2008 với kim ngạch xuất khẩu đạt 371,7 triệuUSD, tăng 21% so với năm 2007

Năm 2008 xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang EU cũng đạt kimngạch khá cao, đạt 730,15 triệu USD, tăng 15,23 so với năm 2007 trong đóxuấ khẩu sang thị trường Anh giảm và sang các thị trường Đức, Pháp, HàLan là những thị trường nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn của ViệtNam tăng mạnh, còn các thị trường nhỏ nhưng đầy tiềm năng như: ThụyĐiển, Phần Lan, Hi Lạp… tăng rất mạnh Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính kinh tế Mỹ mà kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sảnphẩm từ gỗ sang các thị trường như là: Bỉ, Ailen… lại giảm mạnh

Ngoài ra các DN xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ cũng đã xúc tiến

mở rộng thị trường sang khu vực Trung Đông như hướng tới các thị trường

Ả Rập, Tiểu Vương Quốc Arập Thống nhất…và một số thị trường khác nhưNauy, Thái Lan, Nam Phi…

Đến năm 2009, kim ngạch gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu đạt

2,59 tỷ USD, giảm 7% so với năm 2008 Các nguyên nhân làm giảm tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ:

- Tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhucầu tiêu thụ sản phẩm gỗ Theo ước tính thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm

gỗ của người Mỹ và các nước EU trong giai đoạn khủng hoảng giảm đến30%, do đó kéo theo sự giảm sút về sản xuất kinh doanh của các DN chếbiến gỗ Việt Nam

- Chính phủ tập trung nỗ lực để kìm chế lạm phát và giảm nhập siêu.Điều đó hoàn toàn đúng với một quốc gia có nền kinh tế mở quy mô nhỏnhư Việt Nam Nhưng đối với một ngành sản xuất như ngành gỗ mà nguồnnguyên liệu chủ yếu dựa vào nhập khẩu thì quả là một khó khăn Lợi nhuậncủa sản phẩm gỗ xuất khẩu tối đa cũng chỉ được 10%, trong khi các yếu tốđầu vào tác động đến giá thành từ 18% - 20% là một gánh nặng đối vớidoanh nghiệp

Trang 16

- Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tạicác thị trường lớn cụ thể: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU có

sự kiểm soát chất lượng, nguồn gỗ gỗ với các luật lệ mới được ban hànhnhư: đạo luật LACEY của Mỹ (căn cứ vào đạo luật này, hành động lấy gỗkhai thác, sử dụng, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu không tuân thủ quy địnhcủa luật pháp bất kỳ quốc gia nào được xem là vi phạm luật tại Hoa Kỳ).Hay ở EU sẽ thực hiện Hiệp định "Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp,quản trị rừng và buôn bán gỗ" (FLEGT) mà theo Hiệp định này tất cả cácchuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩmquyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông quacác bằng chứng gốc

- Giá dầu tăng dẫn đến giá vận chuyển nguyên liệu tăng rất cao

- Sức cạnh tranh mua nguyên liệu của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc,Malaysia, Indonexia,

- Đánh giá chất lượng gỗ nhập khẩu ở Việt Nam mất nhiều thời gian vàthủ tục dẫn đến chi phí tăng

Về thị trường năm 2009:

Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhất của ViệtNam với kim ngạch đạt 1395 triệu USD, tăng 26% so với năm 2008 vàchiếm 53,9% trong tổng cơ cấu xuất khẩu của ngành hàng Nhìn chung cácsản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ đều có xuhướng tăng Trong đó mặt hàng đồ nội thất tiếp tục duy trì là mặt hàng cókim ngạch xuất khẩu vào Mỹ lớn nhất bất chấp những hậu quả của cuộckhủng hoảng tài chính Mỹ Và việc tăng cường của các chính sách đối vớimặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Mỹ như: Dự luật nông nghiệp FarmBill được quốc hội Hoa Kỳ thông qua áp dụng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạtđộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khi thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốccủa sản phẩm Ngoài ra Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải cóchứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thựctrạng trồng rừng tại Việt Nam Trong năm 2009, việc đáp ứng tất cả các yêucầu và tiêu chuẩn do Hoa Kỳ đưa ra đối với gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu

đã gây ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ củaViệt Nam Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗcủa Việt Nam đã cố gắng vượt qua được các rào cản và thâm nhập được vào

Trang 17

thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt đượckhá cao (1395 triệu USD)

Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam là EU với kim ngạch đạt 763,7triệu USD, chiếm 29,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sảnphẩm từ gỗ của Việt Nam năm 2009 So với năm 2008, kim ngạch xuấtkhẩu giảm khoảng 1,04 lần Có sự giảm sút này là do: Cuộc khủng hoảng tàichính bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2007 đã

Năm 2009, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam đạt 3,88 triệu m3 Trong

đó, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 3,7 triệu m3 , còn lại là từ rừng tự nhiên.Để phục vụ ngành chế biến xuất khẩu gỗ, năm vừa qua, Việt Nam vẫn phải nhập đến 4 triệu m3 gỗ

Sang năm 2010, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ củaViệt Nam đạt 3,4 tỷ USD, là một bước nhảy vọt thần kỳ trong lịch sử hìnhthành và phát triển ngành hàng gỗ và các sản phẩm từ lan rộng ra phạm vitoàn thế giới làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, cácquốc gia trong khu vực EU đều rơi vào suy thoái và giảm tăng trưởng:Đức,Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha…Khu vực đồng Euro chính thức rơi vàocuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập Vì vậy mà việc xuấtkhẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vào thị trường EU gặp phảinhiều khó khăn khi đưa sản phẩm vào thị trường EU như: nhu cầu trong tiêuthụ sản phẩm hàng hóa của người dân trong nước giảm do họ phải cắt giảmchi tiêu để chống đỡ lại khủng hoảng ưu tiên dùng các mặt hàng thiếu yếuhơn là các mặt hàng mang tính giải trí như các sản phẩm đồ nội thất ngoàitrời…, tỷ giá đồng tiền euro không ổn định gây cản trở trong việc xuất –nhập khẩu hàng hóa vào thị trường này

Thị trường xuất khẩu thứ 3 của Việt Nam là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 550 triệu USD tăng 24% so với năm 2008 Ngoài ra, Việt Nam cào xuất khẩu sang các thị trường các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,Hồng Kông…cũng đạt được kim ngạch khá cao.gỗ xuất khẩu Năm 2010, ngành gỗ đã xuất sắc vượt qua nhiều khó khăn để đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất tử trước đến nay (31%)

Ngày đăng: 16/03/2013, 07:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tóm tắt kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt  Nam từ 2000 – 2010 (đơn vị tỷ USD) - Linh_ in thiết kế môn học KTNT nam
Bảng t óm tắt kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam từ 2000 – 2010 (đơn vị tỷ USD) (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w