HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA VIỆT NAM
3.1. Kết luận
• Thành tựu
1. Ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu đã đạt được kim ngạch xuất khẩu cao, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Liên tục có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm và là 1 trong 5 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta.
2. Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng. theo hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam (VIORES), thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong 10 năm tới vẫn là 3 thị trường chính: Mỹ, EU và Nhật Bản hiện đang chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của
ngành hàng. Cùng với 3 thị trường lớn này, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
3. Nguồn nguyên liệu được cải thiện
• Hạn chế
1. Kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững. Hiệu quả thực sự đạt được không cao do phải nhập chủ yếu nguôn nguyên liệu từ nước ngoài. Hiện nay, nước ta có tới hơn 13 ha rừng, trong đó có 8,6 ha rừng sản xuất. Nhưng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các donh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ là rất khó. Bởi gỗ muốn đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ thì phải là gỗ khai thác từ rừng trồng lâu năm, gỗ phải có đường kính lớn. nhưng đến nay, trữ lượng gỗ rừng trồng cả nước đạt khoảng 60 triệu m3 , cho khai thác đạt 3,2 triệu m3/ năm. Nhưng phần lớn là gỗ keo và gỗ bạch đàn với chất lượng chỉ làm củi đốt và nguyên liệu sản xuất ván dăm nhân tạo chứ không thể sử dụng được dể sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Rừng trồng sản xuất ở nước ta người dân ít trồng các loại cây gỗ lâu năm mà chủ yếu là trồng keo, bạch đàn chỉ trồng trong 5-6 năm đã khai thác. Vì vậy mà nguồn nguyên liệu gỗ trong nước không đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu gỗ của các doanh nghiệp. Khoảng 80% các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu gỗ, chiếm tới 60% giá thánh sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ hay là đang gia công thuê cho nước ngoài? Đây là 1 bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ nói và chính phủ Việt Nam trong việc phát triển bền vững và ổn định ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
2. Thị phần xuất khẩu gỗ của Việt Nam trên trường thế giới còn thấp. Sản phẩm đồ gỗ của nước ta mới chiếm 7,5% kim ngạch hip khẩu đồ gỗ của Nhật Bản, 0,86% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, 0,42% kim ngạch nhập khẩu của EU.
3. Các sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu của Việt Nam mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu
cầu của thị trường. Nhiều lô hàng hóa bị trả về và nhiều kiện hàng hóa chư đáp ứng được các yêu cầu của các đối tác xuất khẩu.
4. Quy mô sản xuất của các doanh nghiập còn nhỏ. Đến nay, cả nước có hơn 2500 doanh nghiệp chế biến gỗ. Trong đó có khoảng 50% là số cơ sở chế biến gỗ qyu mô nhỏ làm ra sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa hoặc gia công, sơ chế theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất còn phân tán, chưa quy hoạch kết hợp giữa vùng trồng nguyên liệu và khu chế biến. Những làng nghề truyền thống chậm được khôi phục và tạo điều kiện để phát triển.
5. Các thiết bị trong công nghệ chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ còn lạc hậu. Thực tế, Việt Nam chưa bao giờ sản xuất được những sản phẩm đồ gỗ được làm từ ván ép, ván dăm vì công nghệ làm ván gỗ nhân tạo của Việt Nam còn kém, không htể cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
6. Công tác thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý, phân công hợp tác còn yếu…
Định hướng phát triển của ngành hàng
Theo đề án quy hoạch ngành chế biến gỗ đến năm 2015 và định hướng 2025 của Viện khoa học và lâm nghiệp Việt Nam xây dựng theo yêu cầu của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn mục tiêu đến năm 2025 phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực của sản xuất Lâm Nghiệp, cho kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD. Tổng giá trị sản xuất chiếm 3% trong tổng GDP quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015, tổng công suất gỗ xẻ đạt 4,5 triệu m3/năm, 750 nghìn m3 sản phẩm ván MDF/ năm, 100 nghìn m3 ván dăm đồng thời giải quyết việc làm cho 350 nghìn lao động.
3.2. Đề suất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong thời gian tới.
- Nhà nước cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các Doanh nghiệp tiếp cận được với đất để trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất một cách bền vững. trước mắt vẫn tăng cường nhập khẩu, còn về lâu dài, công tác trồng rừng phải được tăng cường theo 2 hướng: Trồng cây mọc nhanh chu kỳ 5 - 7 năm, đường kính gỗ dưới 30cm để lấy nguyên liệu chế biến ván ghép thanh, ván nhân tạo và bán thành phẩm phục vụ sản xuất đồ mộc. Với cây gỗ lớn từ 15 năm trở lên cần tăng cường khâu chọn giống từ cây bản địa, cây du nhập để trồng thâm canh, tăng năng suất nhằm tiến tới đến năm 2020 giảm tối đa nguồn gỗ nhập khẩu, chủ động nguồn nguyên liệu trong nước. ngoài ra nhà nước còn có các chính sách đối về hỗ trợ thu hip, tiền lương cho các cá nhân, tổ chức trồng rừngđặc biệt là trồng các cây gỗ lâu năm ( 15-35 năm).
- Nhà nước cần có những cơ chế mạnh hơn và hữu hiệu hơn về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt cần hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất nước.
- Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn nữa cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài như thuế xuất-hip khẩu, ưu đãi về mặt bằng…
- Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại đặc biệt là đối với các sản phẩm từ gỗ: đồ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, thủ công mỹ nghệ…. bằng cách tập trung, không dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước, Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước bằng cách quảng bá thông tin để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu ngoại tệ, góp phần quân bình cán cân nhập siêu.
II. Từ phía DN
- Chủ động tìm nguồn nguyên liệu gỗ trong nước cũng như nước ngoài. Liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất nguyên liệu trrong nước bằng cách tạo các ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng như: tạo thêm công ăn, việc làm cho các cá nhân, tổ chức tròng rừng bằng viêcj mở rộng quy mô
sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp phù trợ cho nghành công nghiệp chế biên gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu; khôi phục, xây dựng, phát tiển các làng nghề truyền thống.
- Chủ động mở rộng tiếp cận đối tác nhập khẩu thông qua các chương trình xúc tiến và marketing sâu rộng nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng được uy tín thương hiệu
- Đầu tư vào các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại cho năng suất cao hơn, chi phí nhỏ hơn và đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực thực sự có tay nghề cao nhằm sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đồng thời tận dụng được chết các ưu đãi mà nhà nước, chính phủ giành cho ngành hàng.
- Ngành gỗ là 1 trong những ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái vì vậy mà các doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ. Tận dụng các phế phẩm, các nguyên liệu thừa nếu có thể để phát triển các ngành công nghiệp chế biến khác: công nghiệp bột giấy…
- Mở rộng, tiếp cận các tín hiệu từ thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế về nhu cầu, thị hiếu của việc tiêu dùng các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu; về các thông tin các cơ chế, chính sách của chính phủ, nhà nước Việt Nam cũng như của các đối tác xuất khẩu;…