- Học sinh vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và điền được tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào đồ thị.. - Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.. B
Trang 152
Ngày soạn: 04/01/2011
Tiết: 29 ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
I- MỤC TIÊU:
- Học sinh nêu được khái niệm điện thế nghỉ, điện thế hoạt động
- Học sinh vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và điền được tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào đồ thị
- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
II- TRỌNG TÂM KIẾM THỨC:
- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
III- CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ sơ đồ hình 28.1 - 28.3; hình 29.1, 29.2 SGK
- Bảng 28 SGK
IV- TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1 ổn định tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt HTK ống với hệ thần kinh mạng lưới và hệ thần kinh chuỗi hạch
- Khi bị kích thích phản ứng của hệ thần kinh ống có gì khác với hệ thần kinh mạng lưới và hệ thần kinh chuỗi hạch
3 Bài mới:
- Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào,
cơ thể
- Điện sinh học bao gồm: Điện thế nghỉ (điện
tĩnh) và điện thế hoạt động
* TB sống có điện => cơ thể có điện ( điện sinh học)
I- ĐIỆN THẾ NGHỈ:
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa 2
màng tế bào khi tế bào không bị kích thích (nghỉ
ngơi), phía trong màng tích điện âm so với phía
ngoài màng tích điện dương
- Trị số điện thế nghỉ là rất bé
- Trị số điện thế nghỉ của các loài khác nhau là
khác nhau, các loại tế bào khác nhau cũng khác
nhau
+ Cho HS quan sát hình 28.1
+ GV: giới thiệu cách đo (sgk)
- Kết quả đo cho ta thấy điều gì ? + Yêu cầu HS nêu được:
- Có sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng TB
- ở 2 phía của màng TB có phân cực (trong tích điện âm , ngoài tích điện dương)
II- CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ:
- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di
chuyển của ion qua màng tế bào
- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với
ion
- Bơm Na-K
+ GV: Treo bảng 28.1, 28.2 và 28.3 và bảng 28
1 Sự phân bố ion, sự di chuyển của iôn và tính
thấm của màng tế bào với ion
- Sở dĩ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và
ngoài màng sinh chất vì :
- Phía trong màng: (K+ cao, Na+ thấp), ngoài
màng: (K+ thấp, Na+ cao)
- Màng TB có tính thấm cao với K+
Học sinh thực hiện lệnh trong SGK Đặc điểm về tính thấm chọn lọc của màng tế bào ?
+ Điện thế nghỉ hình thành do nguyên nhân nào?
Trang 253
Cho nên K+đi từ trong ra ngoài màng ( qua cổng
K+)
* Mặt ngoài tích điện dương vì :
- Khi K+ ra ngoài, mang theo điện (+) làm cho
trong màng trở nên (-)
- K+ bị lực hút trái dấu trên màng giữ lại, nên
không đi xa mà nằm lại sát mặt ngoài màng
Làm cho mặt ngoài tích điện (+)
+ Đáp án:
K+ có thấm liên tục ra bên ngoài màng
tế bào được không ? Tại sao?
2 Vai trò của bơm Na-K
- Bơm Na-K là các chất vận chuyển có bản chất
là prôtêin Làm nhiệm vụ chuyển K+
từ bên ngoài vào bên trong, làm cho nồng độ K+
bên trong màng tế bào luôn cao hơn bên ngoài màng,
duy trì điện thế nghỉ Hoạt động của bơm Na-K
tiêu tốn năng lượng
- Bơm Na-K còn có vai trò hình thành điện thế
hoạt động: Chuyển Na+
từ phía trong ra phía ngoài màng tế bào
Vai trò bơm Na - K:
- Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong
- Duy trì nồng độ K+ trong cao hơn K+ ngoài
+ GV sau khi nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh các điểm trọng tâm thì rút
ra kết luận chung :
III- ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
Khi tế bào bị kích thích thì tế bào thần kinh
hưng phấn, xuất hiện điện thế hoạt động
1 Đồ thị điện thế hoạt động Học sinh quan sát hình 29.1 SGK
Điện thế hoạt động chia làm mấy giai đoạn ? Tại sao mỗi giai đoạn lại có tên
gọi như vậy ?
- Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: Mất phân
cực (khử cực), đảo cực, tái phân cực
2 Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
- Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng, Na+ từ
dịch mô ồ ạt tràn vào dịch bào gây nên sự mất
phân cực (khử cực) rồi đảo cực (ngoài tích điện -,
trong tích điện +) Tiếp đó cổng Na+
bị đóng lai, cổng K+
mở, K+ tràn ra ngoài dịch mô gây nên tái
phân cực (ngoài tích điện +, trong tích điện -)
- Quá trình trên làm xuất hiện điện thế hoạt động
(xung thần kinh) Lúc này trong dịch bào chứa
nhiều ion Na+
hơn ngoài dịch bào, còn io K+ trong dịch bào ít hơn ngoài dịch bào Bơm Na-K giúp
điều chỉnh lại nồng độ các ion về trạng thái ban
đầu
Học sinh quan sát hình 29.2 SGK
- Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng mất phân cực (khử cực), đảo cực, tái phân cực ?
Học sinh thực hiện các lệnh trong SGK
4 Củng cố:
- Điện thế nghỉ là gì ? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào ?
- Điện thế hoạt động là gì ? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào ?
5 Bài tập về nhà:
- Học theo hướng dẫn SGK