1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, MỞ ĐẦU QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN (1986 - 1989)_2 doc

7 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 84,8 KB

Nội dung

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, MỞ ĐẦU QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN (1986 - 1989) Giữa lúc đó, các thế lực từ bên ngoài đã có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia. Đối với những hành động đó, Bộ Chính trị đề ra chủ trương, biện pháp bảo vệ quần đảo Trường Sa và xác định rõ: toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải bình tĩnh, sáng suốt đấu tranh tích cực, kiên trì, mưu trí để giữ vững chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ trương trên đã dấy lên phong trào cả nước bảo vệ Trường Sa và xây dựng địa bàn phòng thủ chiến lược. Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà cơ chế "khoán 100" không thể đáp ứng được, ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ-TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 (khoán 10) đề ra cơ chế khoán mới, xác định hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã. Nghị quyết 10 đã được giai cấp nông dân tiếp nhận, phấn khởi thực hiện, đưa lại nhiều chuyển biến rõ rệt: sản lượng lương thực tăng nhanh, không những cung cấp đủ nhu cầu cho nhân dân mà năm 1989 lần đầu tiên nước ta xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, khoán 10 chưa đề cập quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân và việc xây dựng hợp tác xã mới. Để giải quyết những khó khăn gay gắt về tài chính - tiền tệ, ngày 2-5- 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 11 về các biện pháp cấp bách chống lạm phát: tập trung lực lượng giải quyết việc thu mua; cung cấp và dự trữ lương thực; tăng cường quản lý vật tư; tạm thời bán hai giá những hàng thiết yếu; từng bước xoá bao cấp qua giá; thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn; thu các khoản chênh lệch giá; giảm phát hành tiền. Ngày 15-7-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 16 về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nghị quyết xác định các thành phần kinh tế đó tồn tại lâu dài; thực hiện các nguyên tắc quản lý dân chủ, công bằng, bình đẳng và tự quản. Trước những biến động phức tạp trong nước và trên thế giới, từ ngày 14 đến ngày 20-6-1988, Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đã họp Hội nghị lần thứ năm quyết địnhmột số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, bảo đảm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Hội nghị cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức chưa ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, chưa đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới và yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng cần phải tiến hành là: phát huy bản chất và truyền thống cách mạng tốt đẹp của Đảng; đổi mới tư duy, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và phương pháp công tác; nâng cao giác ngộ cách mạng, bồi dưỡng lý tưởng, phẩm chất, kiến thức và năng lực lãnh đạo chính trị của cán bộ, đảng viên; mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật trong Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từ giữa năm 1988, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực trong nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân. Nhiều tiềm năng lao động, đất đai, tiền vốn được khai thác và đầu tư cho sản xuất. Tốc độ tăng giá hàng và lạm phát đã bị kiềm chế một bước. Nạn đói được khắc phục. Trong quan hệ đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, cải thiện quan hệ Việt - Trung, quan hệ Việt Nam - ASEAN. Về vấn đề Campuchia, từ tháng 5- 1988, Bộ Quốc phòng tuyên bố rút 5 vạn quân và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện về nước. Tiếp đó, tháng 1-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố tại Phnôm Pênh: Việt Nam sẽ rút hết quân tình nguyện về nước vào tháng 9-1989 (sớm hơn 1 năm theo kế hoạch đã định), đi đôi với việc nước ngoài chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên Campuchia, chấm dứt việc sử dụng lãnh thổ nước ngoài làm căn cứ chống lại nhân dân Campuchia. Đồng thời, Tổng Bí thư cũng khẳng định thiện chí của Việt Nam mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và phấn đấu để sớm bình thường hoá quan hệ Việt - Trung, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, vì hoà bình và phát triển. Lập trường và biện pháp của Đảng ta về việc giải quyết vấn đề Campuchia và mối quan hệ Việt Nam - ASEAN, Việt Nam - Trung Quốc là thiện chí có nguyên tắc, đã góp phần mở ra những triển vọng mới về đối ngoại. Điều đó được thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại các cuộc họp không chính thức về vấn đề Campuchia tại Giacacta (JIM1, JIM2) và cuộc tiếp xúc cấp thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc bàn về vấn đề bình thường hoá quan hệ Việt - Trung và vấn đề Campuchia (tháng 1-1989). Từ ngày 20 đến ngày 29-3-1989, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI đã họp Hội nghị lần thứ sáu để kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho ba năm tới. Hội nghị khẳng định: Thực tế chứng minh đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn. Chính sách kinh tế nhiều thành phần và việc thực hiện ba chương trình kinh tế bước đầu đã giải phóng được sức sản xuất; dân chủ được phát huy; chiến lược bảo vệ Tổ quốc được chuyển hướng phù hợp; quan hệ quốc tế được mở rộng. Nhưng đất nước vẫn chưa ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Hội nghị đã đề ra những quan điểm và phương hướng chỉ đạo công cuộc đổi mới với những nguyên tắc cơ bản về đổi mới như sau: Một là, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện tốt hơn bằng quan niệm đúng đắn, hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp. Hai là, đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin mà là vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin và khắc phục những quan niệm không đúng về học thuyết đó. Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị phải nhằm tăng cường chứ không phải là làm yếu sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản. Bốn là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, song dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ với nhân dân nhưng phải chuyên chính với kẻ địch. Năm là, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Năm nguyên tắc trên đây cũng là những bài học mang tính quy luật mà Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đã đúc kết qua thực tiễn đổi mới. Hội nghị đề ra những chủ trương cụ thể nhằm tiếp tục công cuộc đổi mới. Đó là điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế; khai thác mọi nguồn vốn đầu tư và đổi mới cơ chế đầu tư; thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh theo quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội; kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thực hiện chính sách một giá; phát huy vai trò động lực của khoa học - kỹ thuật gắn với yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá; đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại; tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về chính sách xã hội phù hợp với việc đổi mới chính sách kinh tế; tăng cường công tác quốc phòng và an ninh. . VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, MỞ ĐẦU QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN (1986 - 1989) Giữa lúc đó, các thế lực từ bên ngoài đã có nhiều hành. JIM2) và cuộc tiếp xúc cấp thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc bàn về vấn đề bình thường hoá quan hệ Việt - Trung và vấn đề Campuchia (tháng 1-1 989). Từ ngày 20 đến ngày 2 9-3 -1 989,. kinh tế - xã hội. Hội nghị đã đề ra những quan điểm và phương hướng chỉ đạo công cuộc đổi mới với những nguyên tắc cơ bản về đổi mới như sau: Một là, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w