1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình phân tích lượng khánh sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm đường ruột xảy ra trên lớp biểu mô của vách ruột p4 docx

5 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 386,85 KB

Nội dung

170 7.4. BỆNH THẬN CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH (Nephrosis acuta et chromica) 7.4.1. Đặc điểm Quá trình viêm xảy ra ở ống thận, đây là một bệnh toàn thân, là sự tiếp diễn của quá trình rối loạn trao đổi chất (rối loạn trao đổi protein, lipit, chất khoáng và nước), từ đó gây nên sự thoái hoá ở mô bào thận tiểu quản và làm rối loạn cơ năng của thận. Bệnh còn có tên gọi là hội chứng thận hư (vì các kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của thận hư có thể gặp trong nhiều bệnh cầu thận tiên phát và thứ phát. Tổn thương thận cũng đa dạng, mặc dù các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa tương đối giống nhau). Triệu chứng lâm sàng và sinh hóa được đặc trưng là: protein niệu nhiều, protein máu giảm, albumin máu giảm, lipit máu tăng, phù. 7.4.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân do tiên phát - Bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu. - Bệnh cầu thận mạn tính (xơ hóa cầu thận ổ, đoạn, bệnh cầu thận màng, viêm cầu thận màng tăng sinh; các bệnh viêm cầu thận tăng sinh và xơ hóa khác). b. Nguyên nhân do kế phát - Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm cấp tính và mạn tính gây nên (bệnh lao, cúm, lợn đóng dấu, viêm phế mạc truyền nhiễm ở ngựa, bệnh thiếu máu truyền nhiễm). - Do hậu quả của các chứng trúng độc (trúng độc thủy ngân và các kim loại nặng, nấm mốc độc, ) - Bệnh hệ thống: các chất độc của cơ thể sản sinh ra do rối loạn trao đổi chất, làm tổn thương ống thận (chứng xeton huyết, bệnh gan, chứng đái tháo đường) - Khi gia súc bị bỏng nặng, 7.4.3. Cơ chế sinh bệnh Người ta cho rằng, bệnh thận không phải bắt nguồn đầu tiên ở thận mà là bệnh của toàn thân, dẫn đến rối loạn về tính chất lý hoá thể keo trong tổ chức. Sự rối loạn đó là biểu hiện về trở ngại trao đổi chất (trao đổi protit, lipit, nước, muối NaCl) của cơ thể và gây ra các triệu chứng lâm sàng, sinh hóa đặc trưng: Albumin niệu nhiều: albumin trong huyết tương mang điện tích âm, bình thường nó khó lọt qua được màng lọc của cầu thận vì lớp điện tích âm của màng lọc cầu thận ngăn cản. Trong hội chứng thận hư, do lớp điện tích âm của màng nền cầu thận bị hủy hoại → cầu thận để lọt dễ dàng các phân tử mang điện tích âm như là albumin, còn globulin là phân tử lớn không chui ra ngoài mạch quản → hàm lượng globulin trong máu tăng. Khi lượng albumin được bài xuất ra ngoài nhiều gây nên giảm lượng albumin trong máu. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 171 Do giảm albumin trong máu và sự tổng hợp protein của gan không bù đắp kịp → giảm áp lực thể keo máu gây ra phù (do nước di chuyển từ lòng mao mạch ra). Cũng do giảm áp lực thể keo máu và rối loạn điều chỉnh tổng hợp protein đã kích thích gan tổng hợp lipoprotein → tăng lipit máu. Thể tích máu giảm (do thoát dịch ra tổ chức) gây hoạt hóa hệ Renin - Angiontensin - Aldosteron và hệ thần kinh giao cảm gây tăng tái hấp thu Na + , nước của ống thận → phù. Mặt khác những chất ứ đọng lại ở thận tiểu quản, cùng với thận tiểu quản bị sưng sẽ làm cho gia súc bí đái và gây nên phù. Những chất độc sinh ra trong quá trình rối loạn trao đổi chất sẽ phá hoại các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng tập trung về thận và gây nên thoái hoá ở thận tiểu quản. Ở thận tiểu quản hình thành trụ niệu trong, lớp tế bào thượng bì lóc ra và bị vỡ thành những mảnh nhỏ đọng lại trong tiểu quản hình thành hệ thống trụ niệu hạt. Nếu bệnh ở thể cấp tính, mới phát hiện thì thận tiểu quản hấp thu mạnh, nước tiểu ít và đặc, trường hợp bệnh thận mạn tính, làm cho vách thận tiểu quản tái hấp thu kém, làm cho gia súc đi đái nhiều và tỷ trọng nước tiểu thấp. 7.4.4. Triệu chứng a. Bệnh nhẹ Trong nước tiểu có ít albumin, tế bào thượng bì thận và trụ niệu, nước tiểu có tính toan. b. Bệnh nặng Hàm lượng protein trong nước tiểu cao (30%). Cặn nước tiểu có tế bào thượng bì thận, nhiều loại trụ niệu (trụ trong, trụ sáp, trụ hạt, ). Trường hợp cấp tính: con vật mệt mỏi, ăn ít, đái ít, lượng nước tiểu giảm và tỷ trọng cao. Khi bệnh ở thể mạn tính: lượng nước tiểu nhiều và tỷ trọng nước tiểu giảm. Gia súc bị phù nặng ở yếm, âm nang, bốn chân, có khi tràn dịch màng phổi hoặc phúc mạc, gia súc gầy dần hay bị rối loạn tiêu hoá. Xét nghiệm máu và nước tiểu thấy: protein toàn phần trong máu giảm, lipit trong máu tăng, nồng độ albumin trong máu thấp, nồng độ Na + trong máu thấp, tốc độ lắng máu tăng, albumin trong nước tiểu nhiều. 7.4.5. Bệnh tích Ở thể nhẹ, thận không sưng hoặc hơi sưng. Trên kính hiển vi thấy tế bào ở quai Henle sưng to thành hình tròn, nguyên sinh chất có hạt, nhân tế bào to, lòng quản hẹp. Bệnh nặng hơn thận sưng to, mềm, lớp vỏ dày, màu xám. Trên kính hiển vi ngoài hiện tượng thoái hoá hạt còn thấy thoái hoá không bào, nhân tế bào bị phá, tế bào nhiễm mỡ. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 172 Trong trường hợp tế bào thận bị thoái hoá hạt thì thận sưng to, rắn, cắt ra có màu vàng đục. 7.4.6. Tiên lượng Tuỳ theo tính chất của bệnh nguyên mà quyết định tiên lượng. Nếu bệnh nhẹ, khi loại trị bệnh nguyên, thận sẽ hồi phục. Nếu bệnh nặng, thời gian bệnh kéo dài, thận bị thoái hoá rất khó hồi phục. 7.4.7. Chẩn đoán Cần nắm được đặc điểm của bệnh: Nước tiểu nhiều protein, có tế bào thượng bì thận, có trụ niệu (trụ trong, trụ hạt). Gia súc bị phù nặng. Trong trường hợp bệnh thận không ghép viêm thận thì huyết áp không cao và không bị ure huyết, albumin trong máu giảm, protein toàn phần giảm, lipit toàn phần tăng. Cần phải chẩn đoán phân biệt với: bệnh viêm thận cấp, bệnh viêm bể thận. 7.4.8. Điều trị Nguyên tắc điều trị: Tiến hành đồng thời ba vấn đề (điều trị theo cơ chế sinh bệnh, điều trị triệu chứng, điều trị dự phòng các biến chứng). a. Hộ lý Khi không bị ure huyết và chứng ure nước tiểu thì cho ăn những thức ăn có nhiều protein để bổ sung lượng protein mất qua đường nước tiểu. Hạn chế cho uống nước khi gia súc bị phù, không cho ăn muối. b. Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc điều trị nguyên nhân chính (ví dụ nếu là hậu quả của bệnh truyền nhiễm thì dùng kháng sinh can thiệp). - Điều trị theo cơ chế sinh bệnh (dùng thuốc ức chế miễn dịch - Prednisolon) - Dùng thuốc lợi tiểu, giảm phù tăng sức đề kháng và sát trùng đường niệu Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó, lợn Glucoza 20% 1000 - 2000ml 400 - 500ml 150 - 400ml Cafeinnatribenzoat 20% 15ml 5 - 10ml 1 - 3ml Canxi clorua 10% 50 - 70ml 20 - 30ml 5 - 10ml Urotropin 10% 50 - 70ml 30 - 50ml 10 - 15ml Vitamin C 5% 20ml 10ml 3 - 5ml Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần. - Điều trị dự phòng các biến chứng (tắc nghẽn tĩnh mạch - do tăng đông máu): dùng Aspirin (chống ngưng kết tiểu cầu), hoặc thuốc kháng vitamin K (Syntrom, Wafarin). Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 173 7.5. VIÊM BÀNG QUANG CẤP ( Cystitis) 7.5.1. Đặc điểm Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc bàng quang và gây co thắt bàng quang, làm cho con vật đi tiểu khó. Khi viêm bàng quang còn làm cho quá trình hình thành cuội niệu được dễ dàng. Bệnh thường thấy ở chó, bò, ngựa, các loại gia súc khác ít gặp. Tùy theo tính chất viêm mà bệnh có các thể: viêm cata, viêm xuất huyết, viêm màng giả. Tùy theo thời gian bệnh có viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính. 7.5.2. Nguyên nhân - Do tác động của một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả, phó thương hàn, ) hoặc do tác động của các loại vi trùng sinh mủ (Staphylococcus, Streptococcus, Colibacillea, ) những loại vi trùng này qua máu hoặc qua thận vào bàng quang, hoặc có sẵn trong bàng quang, khi bàng quang bị tổn thương hay khi sức đề kháng của cơ thể giảm là cơ hội tốt để vi trùng phát triển và gây bệnh. - Do viêm thận hoặc viêm niệu quản, quá trình viêm lan xuống bàng quang. - Ở gia súc cái bệnh hay gặp khi bị viêm tử cung hoặc âm đạo. - Do các kích thích cơ giới (dùng ống thông niệu đạo, do cuội niệu kích thích vào vách bàng quang). - Do tắc niệu đạo, nước tiểu tích lại trong bàng quang và bị phân giải tạo thành những sản vật độc, những sản phẩm này kích thích vào niêm mạc bàng quang gây viêm. - Do ảnh hưởng của các chất độc. 7.5.3. Cơ chế sinh bệnh Các yếu tố gây bệnh tác động đến hệ thống nội cảm thụ của niêm mạc bàng quang và được dẫn truyền lên thần kinh trung ương, từ đó gây nên hiện tượng sung huyết ở niêm mạc bàng quang → viêm. Các sản phẩm tạo ra trong quá trình viêm như (tương dịch, bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bị bàng quang,…) sẽ trở thành môi trường tốt cho vi trùng phát triển. Những độc tố của vi khuẩn cùng với những chất phân giải của dịch viêm và sự phân giải của nước tiểu thành amoniac kích thích vào vách niêm mạc bàng quang làm cho bàng quang bị co thắt→ con vật đi đái dắt. Nếu cơ vòng bàng quang co thắt con vật đi đái khó khăn. Những chất phân giải từ bàng quang và độc tố của vi khuẩn thấm vào máu làm cho gia súc bị nhiễm độc, gây sốt và có biểu hiện triệu chứng toàn thân. Khi viêm bàng quang còn làm cho quá trình hình thành cuội niệu được dễ dàng. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 174 7.5.4. Triệu chứng Con vật đau bàng quang khi đi tiểu, luôn luôn có động tác đi tiểu nhưng nước tiểu ít hoặc không có. Con vật tỏ vẻ không yên, cong lưng, đau bụng, rên rỉ. Con vật kém ăn, uể oải, thân nhiệt tăng. Sờ nắn bàng quang hoặc khám qua trực tràng con vật đau đớn, bàng quang trống rỗng. Trường hợp cơ vòng bàng quang co thắt, nước tiểu tích đầy trong bàng quang, lên men, có thể gây vỡ bàng quang, gia súc thở có mùi amoniac. Nước tiểu thay đổi: Nếu viêm cata thì nước tiểu đục, có chứa nhiều dịch nhày và một ít protein. Nếu viêm xuất huyết, nước tiểu có máu. Nếu viêm hoá mủ, nước tiểu có mủ vàng hoặc xanh. Nếu viêm thể màng giả, nước tiểu có màng giả. Trong cặn nước tiểu có nhiều bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bì của bàng quang, màng giả, dịch nhày và vi trùng. Ở viêm mạn tính, triệu chứng nhẹ, hiện tượng đi tiểu khó và đau không rõ, gia súc không sốt, bệnh kéo dài. 7.5.5. Bệnh tích Niêm mạc bàng quang sưng, lấm tấm xuất huyết hay từng vệt xuất huyết, có dịch nhầy, mủ. Bệnh ở thể nặng trên mặt bàng quang phủ một lớp màng giả, bàng quang bị loét từng mảng. 7.5.6. Tiên lượng Thể viêm cata thì tiên lượng tốt còn các thể viêm khác thì tiên lượng xấu. Viêm bàng quang dễ dẫn tới loét hoặc hoại tử bàng quang và viêm bàng quang dẫn tới viêm thận, bể thận, viêm phúc mạc, gây chứng bại huyết, liệt bàng quang và gia súc chết. 7.5.7. Điều trị a. Hộ lý Để gia súc yên tĩnh, cho ăn những loại thức ăn ít kích thích, cho uống nước tự do. b. Dùng thuốc điều trị Dùng kháng sinh để tiêu viêm và diệt khuẩn Dùng thuốc lợi niệu: có thể dùng một trong các loại thuốc sau: (Axetat kali, Diuretin, Urotropin, bông mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô). Hình 7.4. Niêm mạc bàng quang xuất huyết Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . et chromica) 7.4.1. Đặc điểm Quá trình vi m xảy ra ở ống thận, đây là một bệnh toàn thân, là sự tiếp diễn của quá trình rối loạn trao đổi chất (rối loạn trao đổi protein, lipit, chất khoáng. do lớp điện tích âm của màng nền cầu thận bị hủy hoại → cầu thận để lọt dễ dàng các phân tử mang điện tích âm như là albumin, còn globulin là phân tử lớn không chui ra ngoài mạch quản → hàm lượng. VI M BÀNG QUANG CẤP ( Cystitis) 7.5.1. Đặc điểm Quá trình vi m xảy ra trên niêm mạc bàng quang và gây co thắt bàng quang, làm cho con vật đi tiểu khó. Khi vi m bàng quang còn làm cho quá trình

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN