200 b. Nguyên nhân bên trong - Do gia súc ăn phải những thức ăn độc, kém phẩm chất, thức ăn lạ. - Do gia súc táo bón lâu ngày. - Do sử dụng thuốc (bị dị ứng thuốc). - Do kế phát từ những bệnh truyền nhiễm (đóng dấu lợn, viêm hạch truyền nhiễm, ). - Do chức năng gan bị rối loạn. 9.7.3. Triệu chứng - Giai đoạn đầu trên da xuất hiện nhiều nốt nhỏ, tròn như đồng xu, sau đó lan to dần, những nốt này có màu đỏ, sờ tay vào thấy dày cộm. - Gia súc ngứa, khó chịu, kém ăn, có trường hợp sưng mí mắt, sưng môi, chảy nước mũi, nước dãi. Nếu bị nặng con vật có thể chết. 9.7.4. Tiên lượng Bệnh dễ hồi phục, gia súc có thể khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày nhưng thường hay tái phát. 9.7.5. Điều trị Nguyên tắc điều trị: loại trừ những kích thích của bệnh nguyên, bảo vệ cơ năng thần kinh trung ương và điều trị cục bộ. a. Hộ lý Để gia súc ở nơi yên tĩnh, loại bỏ thức ăn kém phẩm chất và thức ăn lạ, giữ ấm cho gia súc. b. Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc an thần: Aminazin hoặc Prozil, - Dùng thuốc làm giảm dịch tiết (tương dịch) và bền vững thành mạch: vitamin C kết hợp với canxi clorua tiêm chậm vào tĩnh mạch. - Dùng thuốc làm co mạch quản và làm giảm dịch thẩm xuất: Adrenalin 0,1%. - Dùng thuốc thải trừ chất chứa ở ruột: magiesulfat hoặc natrisulfat - Dùng thuốc tăng cường chức năng và giải độc của gan: dung dịch đường ưu trương và urotropin. - Điều trị cục bộ: dùng nước lạnh phun vào nốt phát ban, nổi mẩn hoặc dùng axit acetic 1%, trường hợp phát ban do ong, kiến đốt dùng vôi đã tôi bôi lên vết thương. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 201 Chương 10 NGỘ ĐỘC 10.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHÂT ĐỘC Từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết và sử dụng nhiều chất độc khác nhau trong đời sống săn bắn và hái lượm. Nhiều di tích khảo cổ trên thế giới, nhiều tư liệu thành văn và bất thành văn đã chứng tỏ điều đó. Vì thế, khoa học về độc chất cũng đã hình thành từ lâu đời. Độc chất học là môn học nghiên cứu về: - Đặc điểm lý - hóa học của các chất độc; - Phương pháp kiểm tra định tính và định lượng chất độc; - Ảnh hưởng, tương tác giữa chất độc và cơ thể sinh vật (Các quá trình hấp thu, phân bố, biến đổi, tích lũy và thải trừ, của chất độc trong cơ thể). - Các phương pháp chẩn đoán, dự phòng và điều trị ngộ độc. Ở phạm vi tài liệu này, chỉ đề cập đến độc chất học Thú y, không đề cập đến lĩnh vực độc chất học ở người, cây trồng và các sinh vật khác. 10.2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC Theo cách hiểu thông thường, chất độc (poison) là những chất hữu cơ và vô cơ có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp hóa học, ở liều lượng và nồng độ nhất định, có thể gây nên những rối loạn hoạt động sống của cơ thể. Các rối loạn này, có thể nhẹ hay nặng, có thể ngắn, lâu dài hay dẫn tới tử vong là tùy thuộc vào bản chất của chất độc và cũng tùy thuộc cả vào bản chất đặc thù của cơ thể sống bị phơi nhiễm bởi chất độc. Ở Việt Nam, các chất độc mạnh thường gặp trong tự nhiên là: - Thực vật: lá ngón, cây trúc đào, cây thông thiên, hạt mã tiền, cây sừng trâu, nấm lim, nấm phân ngựa, Cây và củ sắn (khoai mỳ), mầm củ khoai tây, cũng là những thứ có độc. - Động vật: nọc rắn, bọ cạp, mủ cóc, nọc ong, rết, cá nóc (có 300 loài cá có độc tố trên thế giới),… - Khoáng vật: thạch tín (As), thần sa, chu sa (Selen) Thời cận đại, khi các ngành kỹ nghệ hóa học phát triển, bên cạnh các chất độc nguồn gốc thiên nhiên, người ta đã tổng hợp được rất nhiều chất độc từ các phòng thí nghiệm. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 202 Hiện nay trên thế giới, ước tính có khoảng 4,5 triệu chất độc khác nhau. Bao gồm cả thể rắn, thể lỏng và thể khí. Mỗi năm, các nước đã tổng hợp chừng 300 ngàn chất độc mới. Có nhiều chất siêu độc. Độc lực của chúng gấp hàng ngàn lần các chất độc thiên nhiên, cổ điển. Dioxin, Tabun, là những thí dụ trong số các chất siêu độc đó. Các chất siêu độc này đã được các thế lực cầm quyền ở nhiều nơi sử dụng làm phương tiện giết người hàng loạt trong các cuộc chiến tranh hủy diệt. Dioxin là 1 nhóm những chất siêu độc. Hiện đã có 75 chất Dioxin khác nhau được quốc tế xếp vào hàng các chất độc thường xuyên gây ô nhiễm môi sinh. Chúng khó phân hủy, tồn tại lâu bền trong môi trường. Dioxin là 1 trong những chất gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất cho con người và vật nuôi khi bị phơi nhiễm. Nếu nhiễm trực tiếp, 1 gam Dioxin đủ giết 10 triệu người. Khoa học đã khẳng định: Dioxin là nguyên nhân gây ra 28 chứng bệnh khác nhau. Các chứng bệnh này đều rất nguy hiểm. Không (hoặc chưa) cứu chữa được. Không những thế, nó còn để lại di chứng cho nhiều thế hệ con cháu đời sau của những người (và vật nuôi) bị nhiễm độc. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng 175kg Dioxin, pha trong 1 triệu lít dung dịch để rải tại các vùng căn cứ của ta (Bắt đầu rải ngày 10/8/1961 và kết thúc 10/1971). Tổng thống Mỹ Clintơn đã thừa nhận có trên 4 triệu người Việt Nam bị nhiễm độc bởi Dioxin của Mỹ. * Theo quan điểm hiện đại, có nhiều chất và hợp chất, trước đây không coi là chất độc, nay phát hiện ra nhiều tác hại của chúng, nên cũng xếp vào nhóm các chất độc, bị cấm sử dụng. Thí dụ: nhiều thuốc trước đây dùng phòng trị bệnh (Chloramphenicol, Furazolidon,…); nhiều chất dùng trong bảo quản thực phẩm, dược phẩm (Hàn the, lưu huỳnh,…); nhiều chất dùng trộn vào thức ăn gia súc để kích thích tăng trọng (kháng sinh, hormon,…) và rất nhiều chất khác nữa nay đã bị cấm sử dụng vì độc tính trường diễn nguy hiểm, gây nên các bệnh hiểm nghèo cho người tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi (ung thư, quái thai,…) * Trên lâm sàng, nhiều chất thông thường như: muối ăn (NaCl), nước uống, với liều lượng cao được đưa vào cơ thể, trong thời gian ngắn, cũng gây ngộ độc. Thí dụ: Nếu nhầm lẫn cho gà ăn bột cá của lợn; gà sẽ ngộ độc, chết hàng loạt. Nếu cho trâu bò (nhất là bò sữa) ăn nhiều thức ăn tinh, không đúng cách, cũng sẽ gây ngộ độc. * Một số chất, bình thường là “trơ” nhưng trong những điều kiện nhất định lại là nguyên nhân gây độc hại cho cơ thể. Thí dụ: Silicat, nếu người và vật nuôi thường xuyên hít thở dạng bụi mịn silicat vào đường hô hấp sẽ gây chứng ngộ độc silicosis. Bụi than, tro cũng tương tự. Các bụi này còn mang theo các mầm bệnh vi sinh vật vào đường hô hấp. Chúng đồng thời cùng gây bệnh (Pneumoconiosis) ở phổi. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 203 * Tất cả các loại thuốc thú y, nếu sử dụng quá liều tối đa tác dụng (dosis tolerate Maxima) hoặc dùng không đúng cách sẽ gây ngộ độc thuốc. Đặc biệt ở các loài hoặc các cá thể có mẫn cảm cao với một loại thuốc nào đó. Một ngành khoa học mới, nghiên cứu về “bệnh do thuốc” đã và đang được nhiều người quan tâm. * Một lĩnh vực ngộ độc rất quan trọng, vì tính phổ biến của nó ở điều kiện khí hậu nóng ẩm và trình độ kỹ thuật thấp, tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là ngộ độc thức ăn. Khái niệm ngộ độc thức ăn ở đây cần được hiểu: Trong thức ăn tự chế biến tại trang trại hay thức ăn công nghiệp đều có thể có những chất độc hại do vi sinh vật khu trú trong đó sản sinh ra. Một trong những độc tố nguy hiểm nhất hiện nay đã biết là Aflatoxin, do nấm Aspergillus flavus sản sinh ra. Nó gây ung thư gan cho vật nuôi; nó tồn tại trong sản phẩm chăn nuôi và gây ung thư cho người tiêu dùng. 10.3. KHÁI NIỆM VỀ NGỘ ĐỘC Mọi biến đổi rối loạn về cơ năng hay thực thể của các khí quan hay toàn thân, do tác động của chất độc, được gọi là ngộ độc. Ngộ độc cấp tính: ngộ độc xảy ra rất nhanh. Sau khi hấp thu vào máu 1 - 2 phút đã có thể gây chết (hơi ngạt qua đường hô hấp, thuốc qua đường tiêm) hoặc 30 - 60 phút (ăn, uống qua đường tiêu hóa), 1 - 2 giờ hoặc hơn (qua đường da và niêm mạc). Có khi sau 1 - 2 ngày. Ngộ độc á cấp tính (bán cấp) xảy ra sau nhiễm độc nhiều ngày, có khi 1 - 2 tuần, loại này không chết nhanh nhưng sau điều trị thường để lại di chứng thứ cấp với những biểu hiện nặng nề hơn. Thí dụ ngộ độc khí clo. Có khi con vật chuyển sang dạng mạn tính. Ngộ độc mãn tính: ngộ độc xảy ra chậm nhưng kéo dài, thậm chí diễn ra hằng năm. Thường do nhiễm độc ở liều lượng nhỏ nhưng lại thường xuyên liên tục. Có hiện tượng tích lũy chất độc trong cơ thể. Thí dụ thường xuyên dùng nước ngầm ăn, uống hằng ngày mà trong nước này có chứa các kim loại nặng như: As, Pb, 10.4. NGUỒN GỐC NGỘ ĐỘC 10.4.1. Ngộ độc do chất độc nội sinh (Antacoid) Đây là những chất độc được sinh ra ngay trong quá trình sống của cơ thể. Do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, tạo ra. Bình thường, cơ thể sẽ chuyển hóa chúng, đào thải chúng ra ngoài. Trong điều kiện bất thường (Thí dụ con vật bị suy dinh dưỡng, con vật có bệnh gan, thận,…) các chất độc sẽ tích tụ lại, gây ngộ độc cho cơ thể. Thí dụ: Urê huyết, xêton huyết, ngộ độc kiềm, ngộ độc axit,… Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 204 10.4.2. Ngộ độc do các chất độc ngoại lai Từ môi trường sống xâm nhập vào cơ thể (Senobiotic) a. Từ thức ăn nước uống có chất độc, hoặc bị vấy nhiễm chất độc Đây là con đường quan trọng nhất, phổ biến nhất, hay gặp trong chăn nuôi thú y. Một số trường hợp cần quan tâm ở nước ta: * Củ sắn, lá sắn (khoai mỳ), cỏ ba lá, hạt đậu mèo, cỏ sudan (cỏ còn non), hạt lanh, hạt đậu Java, cỏ vòi voi, có chứa glucozit loại cyanogenetic. Khi ăn vào cơ thể, các glucozit này thủy phân cho ra axit cyanhydric (HCN) gây ngộ độc. * Cây trúc đào, cây thông thiên được trồng ở rất nhiều nơi trong nước ta. Trong cây có chứa glucozit cường tim. Khi các lá này lẫn trong cỏ, gia súc ăn phải sẽ bị ngộ độc nặng. Một con bò sữa nặng 300 - 400kg, ăn từ 30 - 40 lá đã có thể chết nhanh chóng, không cứu chữa được. * Một số rau họ chữ thập (họ rau cải) có chứa nhiều loại thioglucozit, con vật ăn nhiều sẽ bị các rối loạn sau: - Cừu cái có chửa, ăn nhiều lá cải bắp và cải dàu (Rapeceed) cừu con sinh ra có thể bị chết hoặc dị tật bẩm sinh. - Thai của các loài gia súc khác bị bướu cổ trước khi sinh. - Gia súc lớn ăn nhiều cây họ chữ thập sẽ bị dung huyết - tan máu (heamolysis), nước tiểu có màu đỏ của Hemoglobin (sắc huyết tố niệu). * Cây rau muối, cây họ chữ thập (rau cải) có hàm lượng nitrat cao. Nếu ủ lâu chưa dùng ngay (qua đêm) hàm lượng nitrat càng tăng cao. Dễ gây ngộ độc nitrat, nitrit. * Mầm củ khoai tây, vỏ màu xanh củ khoai tây có chất solanin, gia súc ăn nhiều, trong cơ thể, solalin sẽ thủy phân giải phóng nhiều chất solanidin gây ngộ độc. * Cây dương xỉ (rau dớn), cây lác, cây năn, cỏ medicago có chứa chất đối kháng với vitamin B1. Gia súc ăn nhiều, thường xuyên kéo dài sẽ mắc chứng thiếu vitamin B1, có khi rất trầm trọng. * Nhiều cây họ đậu ở vùng nhiệt đới có chứa các axit amin bất thường không phải protein (Non protein amino acid). Chúng có tác dụng đối kháng với các axit amin tương ứng. Nếu con vật ăn nhiều, do tác động cạnh tranh thay thế, chúng làm rối loạn quá trình trao đổi chất, gây độc hại cho cơ thể. * Lá và hạt cây keo dậu, cây bình linh (leucaena) làm thức ăn bổ sung đạm cho vật nuôi chứa nhiều chất mimosin có tác dụng ức chế tổng hợp Thyroxyn (T3 và T4) ở tuyến giáp trạng, gây bướu cổ cho gia súc. Trong các loài vật nuôi, loài nhai lại (nhất là dê) ít mẫn cảm hơn. Ngược lại gà mẫn cảm nhất với mimosin. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . 10.4.1. Ngộ độc do chất độc nội sinh (Antacoid) Đây là những chất độc được sinh ra ngay trong quá trình sống của cơ thể. Do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, tạo ra. Bình thường, cơ thể sẽ. hóa học của các chất độc; - Phương pháp kiểm tra định tính và định lượng chất độc; - Ảnh hưởng, tương tác giữa chất độc và cơ thể sinh vật (Các quá trình hấp thu, phân bố, biến đổi, tích lũy. huyết tố niệu). * Cây rau muối, cây họ chữ thập (rau cải) có hàm lượng nitrat cao. Nếu ủ lâu chưa dùng ngay (qua đêm) hàm lượng nitrat càng tăng cao. Dễ gây ngộ độc nitrat, nitrit. * Mầm củ