Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản) Mấy năm gần đây, trên văn đàn Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩm viết theo thể cố sự tân biên, và đã có không ít tác phẩm xuất sắc. Quan niệm của các nhà văn về thể cố sự tân biên đơn giản là: tác giả sử dụng các tác phẩm đã nổi tiếng để tiến hành cải biên, dùng cái nhìn hiện đại để đánh giá lại hình tượng nhân vật, tình tiết câu chuyện, và nội dung tư tưởng của tác phẩm; tổ chức lại hình tượng nhân vật, tình tiết câu chuyện, nội dung tư tưởng trong nguyên tác để phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại, từ đó thể hiện một phương thức sáng tác mới. Một điều dễ nhận thấy là ở Trung Quốc, tứ đại kì thư thời Minh - Thanh (Thủy hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai) được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn để viết lại, sáng tạo lại dưới hai hình thức phổ biến là tiểu thuyết và phim, hiện nay xuất hiện thêm hình thức thứ ba cũng khá ăn khách là Game online. Tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, được nhiều nhà làm phim Trung Quốc tái hiện lại qua các bộ phim như:Hồng lâu mộng, Tân hồng lâu mộng, Đại Ngọc truyện. Gần đây nhất tác phẩm này đã được nhà văn Nhật Ashibe Taku chuyển thể thành tiểu thuyết hình sự tân thời với tên gọi khá ăn khách Án mạng lầu hồng (xuất bản tại Nhật năm 2004). Trong đó, nhân vật chính Giả Bảo Ngọc trở thành thám tử “nghiệp dư” phá vụ án giết người hàng loạt tại Giả phủ mà nạn nhân là các cô gái trong Kim Lăng thập nhị thoa. Truyện bắt đầu bằng cảnh Bảo Ngọc cùng các cô gái xinh đẹp nhà họ Giả được Nghênh Xuân mời đến Đại Quan viên. Nghênh Xuân là chị gái của Bảo Ngọc được tuyển vào cung làm quý phi. Để đón chào cô về thăm nhà, họ Giả đã cho xây hẳn một Đại Quan viên tráng lệ và rộng lớn. Nhưng trong lần về thăm nhà này, Nghênh Xuân lờ mờ cảm nhận được có một tội ác nào đó sẽ xảy ra. Vì vậy, cô cho mời họ hàng đến đây để lánh nạn. Cuốn sách ban đầu diễn biến rất chậm. Nhưng sau khi thi thể Nghênh Xuân được phát hiện đang nổi lênh đênh trên mặt hồ trong khu vườn, một loạt cái chết khác liên tục diễn ra. Nhịp độ cuốn tiểu thuyết tăng dần lên đúng với đặc trưng của thể loại trinh thám (12) , khác hẳn với nhịp điệu tự sự trong văn bản gốc - tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng. Ashibe Taku sử dụng lại toàn bộ nhân vật trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, nhưng lại “tân biên” với “phong cách và cốt truyện khác hẳn”. Nguyên gốc Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần là cuốn tiểu thuyết viết về những mối tình giai nhân - tài tử. Tác phẩm tái hiện lại cuộc sống xa hoa ở Giả phủ, cùng những quan hệ tình cảm đan xen…, từ đó phản ánh bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến Trung Quốc trong buổi suy tàn. Án mạng lầu hồng khác với những tác phẩm viết lạiHồng lâu mộng đã có trước đó, thuần túy là cuốn tiểu thuyết trinh thám với hệ thống tình tiết là các vụ giết người hàng loạt. Ashibe Taku mượn Hồng lâu mộng làm bối cảnh nền cho tác phẩm của mình, đặc biệt nhiều tình tiết trong Hồng lâu mộngđược ông sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Sự phóng tác, tái sáng tạo của Ashibe Taku đi khá xa so với nguyên bản. Hồng lâu mộng với 120 chương, 732 nhân vật được mệnh danh là đại kỳ thư về nhiều phương diện (nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca, hội họa, đạo đức, ẩm thực…) của văn học cổ Trung Quốc, trong khi Án mạng lầu hồng về cơ bản là cuốn tiểu thuyết bình dân. Ngôn từ thơ ca của Hồng lâu mộng đã bị thay thế bởi ngôn ngữ khẩu ngữ hiện đại trong Án mạng lầu hồng. Nhân vật Giả Bảo Ngọc từ một công tử hào hoa trở thành một thám tử không chuyên. Sau khi cuốn sách ra mắt bạn đọc Trung Quốc vào đầu năm 2009, ngay lập tức đã xuất hiện hai luồng phản ứng trái chiều nhau. Một số tỏ ra hứng thú, số khác lại tỏ ra “bất bình” vì cho rằng tác phẩm của Ashibe Taku đã báng bổ Hồng Lâu Mộngcủa Trung Quốc. Mới đây, sự kiện một cô gái trẻ viết tiếp Hồng Lâu Mộng trên mạng Internet cũng khiến dư luận và báo giới hết sức quan tâm. Tác giả bắt chước bút pháp của Tào Tuyết Cần, căn cứ vào các tình tiết của nguyên tác và tham khảo những nghiên cứu của các nhà Hồng học để xây dựng khung bố cục, và tự mình sáng tạo nội dung tình tiết. Tiểu thuyết Kim Bình Mai của tác giả Vương Thế Trinh vốn được phát triển từ một số tình tiết trong truyện Thủy Hử của Thi Nại Am, về sau cũng được khá nhiều đạo diễn chuyển thể thành phim. Hay từ truyện Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, người ta có thể lẩy ra các câu chuyện nhỏ khác cũng không kém phần hấp dẫn như: Kết nghĩa vườn đào, Quan Vũ, Ngựa Xích Thố, Cái chết của Xích Thố, Lưu Bị thăm bạn, Đại chiến Xích Bích,… Trong số bốn tiểu thuyết lớn của Trung Quốc thời Minh - Thanh, Tây du ký được xem là tác phẩm hấp dẫn nhất đối với người đọc mọi thế hệ. Sức hấp dẫn của nó đã tạo nên không gian sáng tạo vô cùng đa dạng cho các tác giả về sau này để viết lại chính nó. Tây du ký là câu chuyện trường thiên về hành trình thỉnh kinh của năm thầy trò: Tam tạng, Tề thiên, Bát giới, Sa tăng, và con ngựa trắng (Bạch mã). Trong tiểu thuyết, Huyền Trang được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc thỉnh kinh Phật giáomang về Trung Quốc. Từ hàng trăm năm nay, Tây du ký được “cải biên”, tái sáng tạo hoặc viết tiếp không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở một số quốc gia khác trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau: tiểu thuyết, hí khúc, kịch, kinh kịch, tuồng, điện ảnh, hội họa… Có thể kể tên một số tác phẩm viết lại, sáng tạo lại hoặc viết tiếp Tây du ký như sau: - Tiểu thuyết: Tục Tây du ký, Hậu Tây du ký, Tân Tây du ký, Tây du tân ký, Đông du tân ký. - Tiểu thuyết mạng: Ngộ Không truyện. - Điện ảnh: Tân Tây du ký (Đài Loan), Đại thoại Tây du (Hồng Kông),… - Kịch truyền hình: Tây du ký (Trung Quốc), Tây du ký hậu truyện, Tây du ký (Nhật bản), Tề Thiên Mĩ hầu vương (Đài Loan). - Kịch sân khấu: Tây du ký. - Kinh kịch: Ba lần đánh bạch cốt tinh. - Trò chơi điện tử: Đại thoại Tây du, Mộng ảo Tây du, Tây du ký MUD,… Không gian của Tây du ký bao trùm lên nhiều tiểu thuyết có một giá trị nhất định khác như Bình Yêu truyện, Phong Thần diễn nghĩa, hoặc có liên quan ít nhiều với nó như Đông du ký, Bắc du ký và Nam du ký. Tây du ký còn có liên hệ đến những hí khúc mà phần lớn tác giả và thời kỳ sáng tác đều không rõ ràng. Những kịch bản ấy mà nội dung có liên hệ đến Tây du ký và còn được nhắc đến là Tỏa Ma Kýnh, Tây du dý tạp kịch, Na Tra tam biến, Tỏa Bạch Viên, Tề Thiên Đại Thánh, Trảm Kiện Giao và Ngũ Long Triều Thánh (13) . Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến một trường hợp viết lại Tây du ký, nhằm làm ví dụ minh họa cho sự phong phú thể cố sự tân biên, đó là tác phẩm Tân tây du ký của tác giả Trần Cảnh Triều. Tác phẩm này gồm có năm hồi, là cuốn tiểu thuyết châm biếm hoang đản, tiêu biểu cho tiểu thuyết thời mãn Thanh. Cấu tứ của nó là lấy năm nhân vật thần thoại chính trong Tây du ký, đặt vào bối cảnh xã hội Trung Quốc cuối đời Thanh. Tính “cố sự” ở tác phẩm này không còn đậm nét. Đường Tăng cùng đệ tử phụng mệnh Phật tổ Như Lai đến Tây Ngưu Giá Châu để khảo sát tình hình tân giáo. Sau đó họ đến Thượng Hải. Tại đây Ngộ Không nhận thấy, người dân tỏ ra sợ hãi và trốn tránh người ngoại quốc. Đồng thời bốn thầy trò được tận mắt chứng kiến rất nhiều điều chướng tai gai mắt của xã hội thực dân nửa phong kiến. Đường Tăng và Trư Bát Giới mấy lần rơi vào cạm bẫy (bị giam tại kĩ viện, bị mê hoặc và trúng độc nha phiến, Trư Bát Giới bị quy là “phần tử” thuộc phái duy tân ), Tôn Ngộ Không phải nhiều phen biến hóa để cứu sư phụ. Chi tiết hiện đại hơn cả là bốn thầy trò Đường Tăng tham gia trường học ngoại ngữ Trung Anh. . Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản) Mấy năm gần đây, trên văn đàn Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều. để phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại, từ đó thể hiện một phương thức sáng tác mới. Một điều dễ nhận thấy là ở Trung Quốc, tứ đại kì thư thời Minh - Thanh (Thủy hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa,. thích và lựa chọn để viết lại, sáng tạo lại dưới hai hình thức phổ biến là tiểu thuyết và phim, hiện nay xuất hiện thêm hình thức thứ ba cũng khá ăn khách là Game online. Tiểu thuyết Hồng lâu mộng