Cuộc Tấn Công Quân Sự Đầu Tiên của Hoa Kỳ tại vịnh Đà NẵngNăm 1845 potx

10 246 0
Cuộc Tấn Công Quân Sự Đầu Tiên của Hoa Kỳ tại vịnh Đà NẵngNăm 1845 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuộc Tấn Công Quân Sự Đầu Tiên của Hoa Kỳ tại vịnh Đà Nẵng, tháng Năm 1845 Lịch sử, như chúng ta được giảng dạy, cần phải được học hỏi để không lập lại những sai lầm của quá khứ. Chiến hạm Constitution đã đóng một vai trò trọng tâm trong một biến cố rõ ràng không được học hỏi và bài học của nó không được khắc ghi trong lòng. Vào buổi sáng ngày 10 tháng Năm 1845, chiến hạm to lớn đã cập bến hải cảng Turon, Cochin China (Đà Nẵng, Việt Nam ngày nay). Nó đã đi được nửa đường trong một hành trình vòng quanh thế giới khởi hành một năm trước đó. Các hải cảng khác đã ghé lại bao gồm Rio de Janerio, Zanzibar, Quallah Battoo, Singapore, và Brunei. Đi vòng quanh để thả neo tại phía tây một hòn đảo được các người Hoa Kỳ sau này gọi là “Núi Khỉ,” công tác đầu tiên là sắp xếp tang lễ cho một nhạc sĩ tên Cooke, người đã từ trần ngay vào lúc tàu đến hải cảng. Một trong số người phục dịch gốc Trung Hoa trong thủy thủ đoàn đứng làm thông dịch viên để có được một ngôi mộ nằm trong phạm vi nghĩa đia chôn cất người bản xứ tại chân ngọn núi. Với khoản tiền tương đương hai mỹ kim, sự trông coi ngôi mộ vĩnh viễn đã được hứa hẹn. Tang lễ đã mau chóng được cử hành, và rồi chiếc thuyền dời neo vào sâu trong vịnh và gần thị trấn hơn. Các sự chuẩn bị đã khởi sự để tiếp tế nước cho con tàu. Ba ngày sau đó, Thuyền Trưởng John Percival, bình phục sau một cơn chiến đấu kéo dài chống chứng bệnh thống phong, đã phái Trung Úy William Chaplin lên bờ để hội kiến với các quan chức của thị trấn (Người Hoa Kỳ gọi họ là “Quan Lại”.) Cùng đi với ông ta là một phái đoàn nhỏ bao gồm các sĩ quan cấp thấp, các thủy thủ, và các binh sĩ thuộc Thủy Quân Lục Chiến để mang lại cho ông “uy thế” – và sự bảo vệ nếu cần. Được hướng dẫn bởi một trong số thủy thủ gốc Trung Hoa, phái đoàn đi dọc theo các đường phố trong thị trấn và xuyên qua chợ. Sau cùng, hai hàng lính mang váy màu đỏ dài tới đầu gối có mang một huy hiệu tròn màu xanh lá cây phía trước váy và đội nón gỗ hình chóp được bọc thiếc, và cầm các chiếc lao dài với đuôi nheo màu sắc sặc sỡ, đứng hai bên con đường dẫn tới khu vườn của ngôi nhà của vị quan chức chủ chốt. Các người phục dịch mời Chaplin ngồi một bên của chiếc bàn đặt ngoài trời, đoàn tùy tùng đứng ở sau lưng ông ta. Không lâu sau đó, viên “Quan Lại” xuất hiện, được tháp tùng bởi một người cầm lọng và các người khác, và ngồi xuống bên đối diện. Cuộc gặp gỡ thì ngắn ngủi: trao đổi các sự giới thiệu và các câu chào hỏi lịch sự, và sự chấp nhận bởi viên Quan Lại lời mời thăm viếng chiến thuyền Hoa Kỳ. Ngày kế tiếp, Thứ Tư, ngày 14 tháng Năm, phía “Trung Hoa” [“Chinese” trong nguyên văn, chú của người dịch] đến thăm Percival và đã được tiếp đón với nghi lễ thích hợp, bất kể sự việc là thủy thủ đoàn đang sơn lại chiếc thuyền với thân tàu màu đen theo qui ước cùng mẫu sọc màu trắng sau khi đã được sơn trước đây bằng màu trắng với một sọc màu đỏ trong khi hải hành vùng hải phận nhiệt đới. Dù thế, mọi việc diễn ra tốt đẹp, và phía “Trung Hoa” đã ra về sau khi được hướng dẫn thăm chiếc thuyền. Tuy nhiên, trong cuộc thăm viếng này, một thành viên cấp thấp của phái đoàn thăm viếng đã lén quay trở lại buồng tàu của Percival và trao một lá thư, nói rằng anh ta sẽ mất mạng nếu thượng cấp anh ta biết được. Khi mở lá thư ra, sau khi đoàn khách của mình ra về, Percival thấy lá thư được viết bởi một giáo sĩ truyền đạo người Pháp, một Giám Mục tên là Dominique Lefevre,cho hay ông lấy làm “ngạc nhiên khi thấy không nhận được hồi âm cho lá thư trước đây của ông,” và lên tiếng cầu cứu lần nữa khi ngôi làng của ông bị “trao cho quân cướp” và rằng ông cùng mười hai người dân Cochin China, sau đó đã bị bắt và bị kết án tử hình tức thời.” John Percival đã nổi tiếng về việc hành động bốc đồng từ những ngày đầu tiên đi biển; đến nỗi ông được gán cho biệt hiêu “anh Jack Điên” (Mad Jack). Trong tình trạng đương thời, ông ta đã hành động đúng với tiếng tăm của mình. Không cần suy nghĩ rằng cuộc điều tra cẩn thận sẽ phát hiện rằng nhân vật người Pháp này đã có một thành tích đối đầu kéo dài với vị Hoàng Đế Thiệu Trị, hay việc ông ta đã từng bị cảnh cáo về việc tử hình và bị trục xuất khỏi quốc gia trưo’c đó. Như viên Trung Úy Thứ Năm (Fifth Lieutenant, chức vụ thường để chỉ sĩ quan cầm lái tàu, chú của người dịch] tên John B. Dale đã viết trong nhật ký của mình, phản ảnh quan điểm của vị Thuyền Trưởng của anh ta, “Đây là một cơ hội cho một sự giải cứu khỏi quốc gia bán khai này. Đối với chúng ta, việc hay biết rằng một tín hữu Thiên Chúa Giáo có tính mạng bị lâm nguy là đủ rồi. Các biện pháp mạnh nhất và nhanh chóng nhất phải được thực hiện. Tình nhân loại là mệnh lệnh [cao hơn] của chúng ta hơn là luật lệ của các quốc gia.” Viên Thuyền Trưởng mau chóng tập họp một nhóm đổ bộ gồm năm mươi thủy thủ và ba mươi lính Thủy Quân Lục Chiến, tất cả đều được trang bị vũ khí, chất lên các chiếc tàu nhỏ của chiến thuyền, đột nhập lên bờ và đi đến tư dinh vị “Quan Lại.” Nhân vật Đông Phương này ngồi đối diện với viên Thuyền Trưởng tại cùng chiếc bàn như khi gặp gỡ Trung Úy Chaplin. Percival yêu cầu một lá thư mà ông đã viết phải được gửi cho nhân vật người Pháp, và đòi hỏi rằng ba nhân vật địa phương phải được giao cho ông ta để làm con tin, nếu không ông ta sẽ tiến đánh. Viên “Quan Lại,” có vẻ bình tĩnh, đem giao các con tin, và đoàn quân Hoa Kỳ đã trở về chiến hạm mà không có biến cố gì xảy ra. Hai mươi bốn giờ trôi qua và không có gì xảy ra. Percival di chuyển chiến hạm Constitution đến gần thị trấn và một trong ba đồn phòng thủ lân cận hơn, và bắn mười viên đại pháo để dò tọa độ. Ông ta cũng phái các toán đổ bộ đi chiếm đoạt ba chiến thuyền buồm cách đó một dặm rưỡi. Các thuyền này được kéo về gần “Thiết Hạm Cổ Xưa” (Chiến Hạm Constitution) và cắm neo xuống. Sĩ quan Hải Hành (Sailing Master) Isaac Strain được cắt cử để bảo đảm chúng ở yên vị trí đó. Sau ba ngày nữa mà không có tin tức gì cả, vào ngày 19 Percival di chuyển sát gần hơn nữa Thành Phố Đà Nẵng, và lần này kéo các dây buộc chặt dây neo để ông ta có thể giữ các khẩu pháo bên sườn phải chiếc tàu nhắm vào bờ. Các viên chức địa phương từ chối không làm bất kỳ điều gì cho đến khi các con tin được thả. Percival lại đột nhập lên bờ một lần nữa, nhưng không dành đạt được gì bằng lời nói suông. Ông đã thả các con tin ra về. Ngày thứ ba, hôm 20, trời mới sáng có gió mạnh và biển động mạnh. Dưới bức màn mưa có gió thổI mạnh, ba chiến thuyền buồm tháo dây buộc và theo gió thổi chạy trốn ngươc về dòng sông chảy qua Đà Nẵng. Một cuộc khai pháo của chín khẩu súng một bên mạn tàu từ chiến hạm to lớn của Hoa Kỳ khiến cho một thủy thủ đoàn phải thả neo và nhảy ra khỏi thuyền, một vài người có lẽ đã bị chết đuối. Hai chiếc thuyền kia vượt qua cồn cát và có vẻ như một cách bình thường sẽ trốn thoát được. Tuy nhiên, Percival đã phóng các chiếc tàu có vũ trang truy kích chúng, và chúng được phóng đi một cách cuồng nhiệt để truy đuổi con mồi. Chiếc xuồng lớn và bốn chiếc xuồng nhỏ lao tới vào khoảng từ sáu đến tám con tàu có vũ trang của phía Cochin [Việt Nam], dưới lằn đạn của một trong các đồn phòng thủ, và không có hành động nào khác kháng cự lại các xuồng này. Một chiếc thuyền buồm thứ nhì bị bắt giữ trở lại và giao cho một toán nhỏ canh chừng nó. Nhiều toán quân mặc áo đỏ được trông thấy ở cả hai bên bờ khi mà các chiếc xuồng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục truy kích chiếc thuyền buồm cuối cùng. Không một hành động nào được phát ra để ngăn chặn họ, mặc dù họ đi ngang qua các chiếc tàu chở đầy các binh sĩ có vũ trang và ở trong tầm bắn của một trong các đồn phòng thủ. Vào khoảng một dặm ngược dòng sông, chiếc thuyền buồm được tìm thấy đã đáp vào bờ và bị bỏ rơi, các buồm của nó bị phá hủy. Kiểm tra nó một cách mau chóng, các binh lính Hoa Kỳ đang sửa soạn để trục nó lên thì thấy xuất hiện vào khoảng 150 binh lính vũ trang xếp hàng một đứng vào vị trí cách xa khoảng hai mươi thước Anh (yard). Thủy thủ đoàn các chiếc xuồng, đang cơn hăng máu, tức thời nhảy vào dòng nước sâu ba bộ Anh (feet) chung quanh tàu của họ và, với các thanh đoản kiếm trong tay, phát ra các lời hỗn độn nhắm vào các lính bản xứ với “một lối la hét đích thực của người da trắng gốc Anglo-Saxon.” Toán binh sĩ [Việt Nam] “đã vắt chân bỏ chạy một cách hấp tấp nhất” và không bao giờ được trông thấy nữa. Trên con đường trở về xuồng, các lính Thủy Quân Lục Chiến làm trò với việc thu thập các trái dừa, được quan sát một cách im lặng bởi một người đàn ông lớn tuổi hút thuốc qua ống điếu ngồi trước cổng nhà gần đó. Cả ba chiếc thuyền buồm được kéo về thả neo gần chiến hạm Constitution. Ngày 21 trời tiếp tục giông bão, và không có sự truyền tin nào với thị trấn. Đã có một sự ngạc nhiên khó chịu chào đón các người Hoa Kỳ buổi sáng hôm đó: ba chiếc thuyền mang “lá cờ vàng của xứ Cochin” đã im lìm trôi đi trong đêm và giạt vào các vị trí dưới đồn phòng thủ đóng ở trên đồi bên sườn Núi Khỉ. Khí hậu bình lặng hơn hôm 22 cho phép Percical cố gắng đi xem xét ba chiếc thuyền. Ông ta bị cự tuyệt [Câu này không rõ nghĩa, khi đọc tiếp câu kế sau, chú của người dịch]. Một trong các chiếc thuyền buồm bị bắt giữ trở lại được khám phá là bị dò thủng nặng nề, vì thế nó được giao hoàn cho các viên chức địa phương. Không có gì được đưa ra để cho biết tại sao hai chiếc thuyền kia lại không được giao hoàn. Cuối cùng, vào ngày 24, hai lá thư nhận được từ các viên chức trên bờ. Một lá thư phủ nhận sự hay biết nào về vị giám mục người Pháp và yêu cầu trả lại hai chiếc thuyền buồm còn lại. Lá thư kia, ngược lại, nói rằng vị giám mục sẽ được giao trả khi các chiếc thuyền buồm được hoàn lại. Ngoài ra, các khoản tiếp tế không còn được cung cấp nữa. (Khá kỳ lạ, xuyên qua các ngày đối đầu, các khoản tiếp liệu và nước uống cho chiến hạm vẫn tiếp diễn như thể các quan hệ vẫn bình thường và thân thiện!) Percival đồng ý với các yêu cầu này. Khoản tiếp liệu được tái lập, nhưng giám muc Lefevre không hề xuất hiện. Sáng hôm sau, Percival đưa ra một nỗ lực sau cùng đòi phóng thích vị giám mục bằng cách gửi lên bờ một lá thư cho hay ông ta sẽ rời đi để đến Thành Phố Quảng Châu, nơi ông sẽ tường trình sự việc với người Pháp tại đó. Họ chắc chắn sẽ tìm cách trả đũa. Câu trả lời ông nhận được cho thấy rõ ràng là sự phỉnh phờ của ông bị lật tẩy và rằng sẽ không còn sự thông tin với bất kỳ người nào khác được cho phép. Sau hết Percival có vẻ như đã bước đến điểm mà ông ta ngừng lại và xem xét các hành động của mình. Nhìn quanh, ông có thể nhìn thấy bên dưới vẻ lầm lì bề ngoài, các thẩm quyền địa phương đang chuẩn bị để hành động hơn là nói chuyện. Có ba chiếc thuyền mới đến. Và các chiếc thuyền buồm hoàn trả đã được sửa chữa lại. Ba chiếc tàu khác nằm ụ cũng đang được tái trang bị như thế. Trông lên bờ, ông có thể nhìn thấy các đồn phòng thủ được tái chỉnh trang và mở rộng, các lối tiếp cận đến chúng được bố trí nhằm làm gây nhiều khó khăn hơn và tầm tác xạ của chúng được khai quang. Ông đã chẳng làm được điều gì mà chỉ làm trầm trọng hơn các quan hệ giữ Hoa Thịnh Đốn và Huế, kinh đô của xứ Cochin. Sau khi mặt trời lặn hôm 26 tháng Năm, năm 1845, sau mười sáu ngày cuồng nhiệt và không hiệu quả, chiến hạm Constitution đã ra đi, để lại nhiều sự việc như chúng đã xảy ra. “Anh Jack Điên”, trong sự thất vọng, đã bắn sáu phát từ các khẩu pháo Paixhans bên sườn phải của chiếc thuyền vào một hòn đảo nhỏ vô tội bên ngoài lối vào hải cảng. Chỉ có một phát trúng mục tiêu. Trung Úy Dale vô cùng đanh thép đã tóm tắt kinh nghiệm đầu tiên của Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến - Hải Quân tại Việt Nam khi viết trong tập nhật ký của mình tối hôm đó: “Nó có vẻ, tôi phải nói như thế, đã phô bày một thiếu sót đáng buồn của “sự cân nhắc vững chắc”, khi khởi sự một sự việc như thế này, không mang nó đến một kết thúc mỹ mãn.”/- thuyền buồm An Nam thời bấy giờ (Ghi chú: các hình vẽ người lính Cochin [nguyên văn, chú thích của người dịch] và thuyền buồm vũ trang được cung cấp một cách quảng đại bởi Thuyền Trưởng John Charles Roach, Họa Sĩ Hải Quân Chiến Đấu, đã vẽ chúng dựa theo các bản phác thảo của Trung Úy Dale). . Cuộc Tấn Công Quân Sự Đầu Tiên của Hoa Kỳ tại vịnh Đà Nẵng, tháng Năm 1845 Lịch sử, như chúng ta được giảng dạy, cần phải được học hỏi để không lập lại những sai lầm của quá khứ nghiệm đầu tiên của Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến - Hải Quân tại Việt Nam khi viết trong tập nhật ký của mình tối hôm đó: “Nó có vẻ, tôi phải nói như thế, đã phô bày một thiếu sót đáng buồn của. xuống bên đối diện. Cuộc gặp gỡ thì ngắn ngủi: trao đổi các sự giới thiệu và các câu chào hỏi lịch sự, và sự chấp nhận bởi viên Quan Lại lời mời thăm viếng chiến thuyền Hoa Kỳ. Ngày kế tiếp,

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan