1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thơ – những cấu trúc ngoài văn bản _1 pdf

5 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 193,72 KB

Nội dung

Thơ – những cấu trúc ngoài văn bản Tôi bắt đầu bằng một giai thoại: Vương An Thạch (1021-1086) làm bài thơ có hai câu: Minh nguyệt sơn đầu khiếu Hoàng khuyển ngọa hoa tâm Minh nguyệt là trăng sáng, sơn đầu khiếu là kêu trên đầu núi, Hoàng khuyển là chó vàng, ngọa hoa tâm là nằm trong lòng hoa, tức là chỗ nhụy hoa. Nghĩa là: Trăng sáng kêu trên đầu núi, chó vàng nằm giữa đóa hoa. Thật là vô lý! Trăng sáng làm sao lại kêu? Chó làm sao nằm được giữa đóa hoa? Nhà thơ Tô Thức, hiệu là Tô Đông Pha (1037-1101) cũng cho là vô lý bèn chữa lại: Minh nguyệt sơn đầu chiếu Hoàng khuyển ngọa hoa âm Nghĩa là: Trăng sáng dọi trên đầu núi, chó vàng nằm dưới bóng hoa. Chữa chữ khiếu thành chữ chiếu, tâm thành âm, cho là đắc sách. Chuyện đến tai Vương An Thạch, Vương An Thạch cười chê Đông Pha kiến thức hẹp hòi. Sau này vì mang tội làm thơ phỉ báng Triều đình, Tô Đông Pha bị biếm ra Hoàng Châu, ở đó có con chim tên là “minh nguyệt” và có loài sâu tên là “hoàng khuyển”, bấy giờ mới biết mình bị nhầm. Và đọc thơ ai, ông không dám chữa nữa! (1) . Tiếp đây là bài thơ Giản dị, một bài thơ được nhắc đến như là khuynh hướng “siêu thoát”, không ăn nhập với cuộc sống kháng chiến. Quả thật trong bài thơ này có những câu, những hình ảnh rất thơ mộng: Suối tự ngàn năm reo nhạc đá Người không biết tuổi tháng ngày trôi Trong nhà sum họp những hồn tươi Nhựa sống tô duyên nét miệng cười Da sạm phong sương, thân rắn rỏi Ngây thơ hoa đỏ giắt bên tai Lê Khắc Thiền, tác giả bài thơ, nguyên đại tá, Viện trưởng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, rồi Viện trưởng Viện Đông y. Ông tốt nghiệp bác sĩ, trường Y Hà Nội tháng 5 năm 1946. Ngay sau đó ông tham gia Vệ quốc đoàn, phụ trách quân y mặt trận Bình Trị Thiên. Lê Khắc Thiền kể lại: Kháng chiến bùng nổ, các con đường ở đồng bằng và trung du Bình Trị Thiên đều bị quân Pháp phong tỏa. Đoàn ông phải đi ngược về phía tây, ba ngày đến bản Cà Roòng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đi ngang qua động Phong Nha. Lũ đột ngột, không thể vượt suối lớn đành “nghỉ bước đường trường” dừng lại ở Cà Roòng. Dân ở đây đều theo kháng chiến. Cuộc sống thanh bình quá như đang ở thời kỳ Công xã nguyên thủy, chưa phân hóa giai cấp. Và ở đây, tháng Tám 1947, ông viết bài thơ Giản dị. Được ba hôm nước rút, đoàn tiếp tục lên đường vào tham gia xây dựng chiến khu Mỹ Hòa ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên (2) . Bài thơ có một chút “thi vị hóa” nhưng đó là hoàn cảnh thực, tình cảm thực của người trí thức ngày đầu tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, dù gian khổ vẫn thanh thản lạc quan. Nêu lên như thế để thấy vấn đề tiếp nhận. Mối quan hệ giữa văn bản và sự tiếp nhận của người đọc rõ ràng là chưa tương ứng. Văn bản được cấu trúc ổn định, ý nghĩa giá trị của văn bản được chuyển dịch liên quan đến người đọc cụ thể và theo những thời điểm khác nhau. Có khi tâm thế tiếp nhận chưa qua thực tế, tức là còn thiếu những kiến thức văn hóa cần thiết, có khi bị chi phối bởi ý thức hệ tư tưởng chính trị một thời Và vì vậy văn bản được nhìn dưới những góc lệch. Nhà thơ lựa chọn ngôn ngữ theo một hệ thống nào đó để diễn đạt và biểu hiện đúng trạng thái tình cảm, tâm lý trong những khoảnh khắc nhất định. Vượt ra ngoài khoảnh khắc đó, trong chừng mực, người đọc khó “nhập cuộc”, cảm thông với nhà thơ, dù cấu trúc văn bản là một cấu trúc hiện thực. Đọc nhiều lần, đặt ra nhiều giả định, vận dụng kiến thức nhiều lĩnh vực mới mong tiếp cận được ý nghĩa, tính đa trị của văn bản, nhất là những văn bản có khi hình thành ngoài ý định của tác giả. Trước một văn bản, người đọc ở vào ba trạng thái: - Không phát hiện được gì. Văn bản như là sự đánh đố. - Nêu lên ý nghĩa mà không trùng với ý nghĩa đích thực của văn bản. - Phát hiện ý nghĩa văn bản dưới những hàm ẩn, biểu tượng. Trạng thái thứ ba là trạng thái lý tưởng, khi đó giữa văn bản và người đọc có sự liên thông. Người đọc đi vào cấu trúc văn bản và cả cấu trúc ngoài văn bản. Tất nhiên không phải tác phẩm văn học nào cũng như thế. Trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Iu. Lotman cho rằng “khái niệm văn bản không có tính tuyệt đối. Nó liên quan đến một loạt những cấu trúc tâm lý, lịch sử văn hóa khác kèm theo”. Và khi quan niệm về các cấu trúc ngoài văn bản, tác giả tập trung vào sự phân chia, phân đoạn hoặc lắp ghép cấu tạo tác phẩm. “Chúng ta có thể xem một bài thơ độc lập của chuỗi bài thơ như một văn bản. Như thế quan hệ của nó với chuỗi bài thơ sẽ là quan hệ ngoài văn bản” (3) . “Các văn bản được sáng tạo như những tác phẩm độc lập, sau đó lại hoạt động như các thành phần thuộc một văn bản lớn hơn của một tác giả, của một tác giả khác hoặc của tác giả vô danh” (4) . Và ông dẫn chứng, minh họa những chương của Evgenhi Onhegin, Vaxili Cherkin được đăng báo, được xuất bản ngắt quãng. Có trường hợp thành phần của văn bản hoạt động như một đơn vị nghệ thuật độc lập và hoàn toàn tự trị. Iu.N. Tynhianov, trích một phần tác phẩm từ David, một trường ca đồ sộ của Kiuhenbeker và công bố nó như một bài thơ độc lập:Tiếng khóc của David về Ionaphan “Bằng cách ấy ông đã sáng tạo ra một tác phẩm xuất sắc, một trong những tượng đài trác tuyệt của thơ trữ tình chính trị Nga nửa đầu thế kỷ XIX” (5) . Điều này không xa lạ với thực tế sáng tác và tinh thần tiếp nhận thơ Việt. Rất nhiều những trích đoạn thơ được in báo sau đó lại nằm trong một tổng thể thơ dài, trường ca hoặc có những trích đoạn, chương của thơ dài, trường ca được độc lập đứng trên trang báo, trong sách, trong những tuyển tập có ý nghĩa và giá trị tự thân. Cách mạng tháng Tám (trích từ bài thơ dài cùng tên) của Trần Dần. Đất nước, chương 5 trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Một cuộc hành quân (trích trường ca Từ đêm 19) của Khương Hữu Dụng. Quê hương Việt Nam (trích Bài thơ Hắc Hải) của Nguyễn Đình Thi Những phân đoạn ấy như những bài thơ hoàn chỉnh có cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ hoàn chỉnh, nhiều khi độc giả không chú ý, quên đi nguồn gốc xuất thân của chúng. Vậy thì đấy là văn bản hay bộ phận của văn bản? Có thể từ những cách nhìn khác nhau, tâm thế tiếp nhận khác nhau, người đọc sẽ có những câu trả lời ở những mức độ theo yêu cầu, mục đích đọc. Dù sao quan niệm về văn bản Những linh hồn chết của Gogol cũng là một gợi ý quan trọng. Tập thứ nhất của Những linh hồn chết là một tác phẩm hay một phần tác phẩm? “Đối với Biêlinxki thì điều chủ yếu nhất là làm sao để công chúng tiếp nhận nó như một tác phẩm trọn vẹn và độc lập”. Nhưng với Gogol, tác giả bộ tiểu thuyết thì “trong trường hợp ấy tác phẩm bị làm nghèo đi khá nhiều” (6) . Vậy là tính toàn thể thống nhất của tác phẩm với giá trị đích thực của nó là một đại lượng không nên vi phạm, chỉ có thể tiếp nhận những phân mảnh, trích đoạn, chương, trong một ứng xử tạm thời vì những lý do không thuộc văn bản. . vào cấu trúc văn bản và cả cấu trúc ngoài văn bản. Tất nhiên không phải tác phẩm văn học nào cũng như thế. Trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Iu. Lotman cho rằng “khái niệm văn bản không có tính. Thơ – những cấu trúc ngoài văn bản Tôi bắt đầu bằng một giai thoại: Vương An Thạch (10 21- 1086) làm bài thơ có hai câu: Minh nguyệt sơn đầu. có thể xem một bài thơ độc lập của chuỗi bài thơ như một văn bản. Như thế quan hệ của nó với chuỗi bài thơ sẽ là quan hệ ngoài văn bản (3) . “Các văn bản được sáng tạo như những tác phẩm độc

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w