THƯƠNG MẠI DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1858 - 1945) pptx

6 1K 13
THƯƠNG MẠI DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1858 - 1945) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THƯƠNG MẠI DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1858 - 1945) Tinh thần cơ bản của chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương là: "Thuộc địa Đông Dương phải được đặc biệt dành riêng cho thị trường Pháp" , "Ngành xuất cảng của nước Pháp sẽ thấy nơi đây là nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình" Pôn Dume toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ 1897-1902 đã nói thẳng dã tâm của thực dân Pháp là: "dứt khoát coi Việt Nam là một địa Thương mại dưới thời Pháp thuộc (1858-1945) Tư bản Pháp cuối cùng đã đặt được ách đô hộ của chúng ở nước ta. Mục tiêu cuối cùng của chúng là mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc để đạt siêu lợi nhuận tối đa của chúng. Vì vậy, ngay từ khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông chúng vội vàng mở mang thương nghiệp để vơ vét thóc gạo xuất cảng ngày càng nhiều sang chính quốc và nhiều nước khác trên thế giới. Chúng chiếm Gia Định năm 1859, nhưng ngay năm sau: 1860 chúng đã xuất khẩu 58.045 tấn gạo. Bảy năm sau, đến năm 1867 chúng đã xuất khẩu 197.889 tấn gạo và đến năm 1870 chúng đã xuất khẩu đến 230.031 tấn. Chỉ trong vòng 10 năm số nông phẩm xuất khẩu đã tăng gấp 4 lần. Đến đầu thế kỷ XX trở đi, hàng năm chúng đều xuất khẩu trên dưới một triệu tấn gạo, đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Miến Điện. Thực dân Pháp ưu đãi bọn mại bản người Hoa: cho bọn này lãnh thầu xây cất, thu mua lúa từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lập nhà máy xay lúa gạo, cho công khai mở các loại cửa hàng độc quyền, công khai mở cả cửa tiệm thuốc phiện, sòng cờ bạc và nhà chứa. Nguồn lợi xuất khẩu lúa gạo, đã kích thích thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất và lôi cuốn cả giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam vào guồng máy thương nghiệp, hình thành nên tầng lớp thương nhân tư sản mại bản rất sớm và khá đông ở Sài Gòn - Gia Định đầu thế kỷ XX. Trong "dự án chương trình hành động" của toàn quyền Đông Dương do Pôn Dume gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp ngày 22/3/1897, đã nói rõ trong điểm thứ tư là: "Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ" (Theo L'Indochine Francaise Souverir). Tinh thần cơ bản của chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương là: "Thuộc địa Đông Dương phải được đặc biệt dành riêng cho thị trường Pháp" , "Ngành xuất cảng của nước Pháp sẽ thấy nơi đây là nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình" Pôn Dume toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ 1897-1902 đã nói thẳng dã tâm của thực dân Pháp là: "dứt khoát coi Việt Nam là một địa bàn kinh doanh và phải quản lý nó như một địa bàn kinh doanh". Lúc đầu thực dân Pháp còn vấp phải sự cạnh tranh của thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Năm 1883 thực dân Pháp mới có 8 cửa hiệu ở Hà Nội và Hải Phòng, trong khi đó Hoa kiều có 138 cửa hiệu. Khối lượng hàng ngoại quốc nhập vào Đông Dương Hoa kiều chiếm 2/3. Hàng Pháp vào Việt Nam khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á vì giá thành hàng hóa các nước này hạ hơn do nhân công bản xứ của họ rẻ mạt và không tốn tiền vận chuyển như Pháp. Nhưng từ 1887, thực dân Pháp đã bảo hộ thương mại của chúng bằng chính sách thuế quan. Hàng Pháp vào việt Nam chỉ phải đóng thuế bằng 2,5% trị giá hàng hóa, còn hàng của các nước khác phải đóng tới 5%. Ngày 11/1/1892, thực dân Pháp lại ra một đạo luật thuế quan mới, quy định hàng Pháp được hoàn toàn miễn thuế, còn hàng hóa nước khác phải đóng thuế từ 25% đến 120% giá trị hàng hóa. Như vậy hàng hóa Pháp được tự do tràn vào Việt Nam. Nhiều công ty thương mại Pháp được thành lập từ cuối thế kỷ XIX đã tăng cường hoạt động ở khu vực này. Công ty Mác-xây hải ngoại lập năm 1887; hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi Châu (L'U.C.I.A) lập năm 1904; tập đoàn Boi lăng đai lập năm 1905; hãng xuất khẩu thuộc địa lập năm 1896; hãng Decua và Cabô lập năm 1913; hãng Doni Phơrerơ Đông Dương lập năm 1922 Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã dành hầu hết những ngành xuất nhập khẩu ở Đông Dương riêng cho Pháp, đưa việc xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Pháp và Đông Dương tăng nhanh chóng. Trong khoảng 25 năm từ 1888 đến 1913, hàng hóa Pháp bán sang Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) tăng hấp 4 lần. Nếu so sánh 2 thời kỳ tiếp nhau: 1902-1906 và 1897-1901, thì tổng số hàng nhập từ Pháp vào Đông Dương tăng 420% và tổng số hàng nhập từ Đông Dương sang Pháp tăng 350%. Trong khi đó hàng xuất từ Đông Dương ra các nước ngoài khác cũng như hàng của các nước ngoài này nhập vào Đông Dương chỉ tăng có 36%. Ngoài quan hệ thương mại có tính chất độc quyền nói trên, tính chất trao đổi hàng hóa cũng bộc lộ rõ dã tâm khai thác thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho chính quốc. Việt Nam giàu nguyên liệu cao su, nhưng tất cả phải xuất sang Pháp để rồi lại nhập các chế phẩm cao su từ Pháp vào. Hàng hóa của Việt Nam mà Pháp cần đều phải dành riêng cho Pháp, không được xuất ra nước khác. Việt Nam phải nhập những hàng hóa thừa ế hoặc kém phẩm chất của Pháp. Chính đô đốc Decoux (toàn quyền đông Dương thời chiến tranh thế giới lần thứ II) về sau cũng phải phê phán: "Một chính sách hẹp hòi, ích kỷ, thiển cận, không thể tiến hành bất kỳ một đường lối công nghiệp hóa hợp lý nào cho Đông Dương, không phát triển được tiềm lực và tài nguyên của Đông Dương nó không cho Đông Dương tiến dần tới chế độ tự túc, một khi có chiến tranh xảy ra". Bằng độc quyền thương mại, thực dân Pháp còn đưa ra chế độ thuế cực kỳ vô lý. Vậy mà từ 1887 trở đi, mỗi khi Bắc Kỳ bị thiên tai phải đưa gạo từ miền Nam ra thì thực dân Pháp đánh thuế rất cao như gạo nhập từ nước ngoài vào. Có lúc miền Bắc bị thiếu đói, nhưng chúng vẫn vơ vét gạo ở miền Bấc để xuất cảng, rồi lại đưa gạo từ Nam Kỳ ra để đánh thuế, lấy lời v.v Độc quyền của thực dân Pháp về thương mại còn là phương tiện để bần cùng hóa nhân dân lao động Việt Nam. Chúng nhập hàng dệt để bóp chết ngành dệt thủ công cổ truyền của Việt Nam. Các hàng mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị như sơn mài, thêu, ren, đăng ten, khẩn chạm, đan lát, do những bàn tay khéo léo của thợ thủ công Việt Nam sản xuất cũng bị bọn tư bản Pháp và Hoa kiều giữ độc quyền thu mua với giá rẻ mạt để xuất cảng kiếm lợi nhuận cao. Trong độc quyền thương mại, thực dân Pháp đã sử dụng lá bài Hoa kiều vì tư bản Hoa kiều là những kẻ có đủ sức mua những hàng hóa của Pháp để bán lại ở Việt Nam. Chính vì quyền lợi của tư bản Pháp mà chính quyền thực dân ở Đông Dương đã ưu đãi thương nhân Hoa kiều. Nhưng mặt khác, cũng phải khách quan thừa nhận dưới thời thực dân Pháp, thương nhân Hoa kiều và tư bản Pháp đã mở mang thương nghiệp khá mạnh, tạo nên một nền thương nghiệp hiện đại với những phương pháp doanh nghiệp tối tân hiện đại như mở công ty và giao thiệp với ngân hàng. Những công ty này đã phát triển từ những công ty cổ phần (Société parations) tiến lên theo các hình thức "hợp tư" (en partilipation), "lưỡng hợp" (en commandite), vô hạn trách nhiệm (en non collectif), hữu hạn vô danh công ty (Société anonyme) v.v Đặc biệt từ sau các cuộc đại chiến và các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính sách thương mại của Pháp chú trọng nhiều hơn về thuộc địa, nên việc buôn bán của Đông Dương với nước Pháp càng ngày càng phát đạt hơn, đem lại nhiều thuận lợi hơn cho tư bản thương nhân Pháp. . THƯƠNG MẠI DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1858 - 1945) Tinh thần cơ bản của chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương là: " ;Thuộc địa Đông Dương phải được đặc. 189 7-1 902 đã nói thẳng dã tâm của thực dân Pháp là: "dứt khoát coi Việt Nam là một địa Thương mại dưới thời Pháp thuộc (185 8- 1945) Tư bản Pháp cuối cùng đã đặt được ách đô hộ của chúng. sách thương mại của Pháp chú trọng nhiều hơn về thuộc địa, nên việc buôn bán của Đông Dương với nước Pháp càng ngày càng phát đạt hơn, đem lại nhiều thuận lợi hơn cho tư bản thương nhân Pháp.

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan