1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh CNTB và CNXH trong giai đoạn hiện nay - 1 ppsx

6 521 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 129,86 KB

Nội dung

Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển không thể không sản xuất ra của cải vật chất mà trình độ phát triển của nó được biểu hiện chính bởi phương thức sản xuất trong mỗi giai đoạn

Trang 1

Lời mở đầu

Từ Đại hội Đảng VI (1986) Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ cần phải đổi mới nền kinh tế đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Đến năm 1992 đường lối đó

đa được cụ thể hoá

Khi nghiên cứu xã hội Tư bản Các Mác phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xa hội Tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân Tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn đó là cơ sở sâu xa làm nảy sinh các mâu thuẫn khác và quy định sự vận động và phát triển của xa hội Tư bản Từ đó, Các Mác đa đi đến dự báo về sự thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân Tư bản chủ nghĩa bằng chế độ công hữu Sau này, khi nghiên cứu vấn đề này Lênin đa chỉ ra sự thay thế đó không thể tiến hành một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình lâu dài phức tạp

Ta biết rằng vấn đề kinh tế là vấn đề tiên quyết làm thay đổi các vấn đề khác

do vậy Đảng ta chỉ ra rằng sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất

là một vấn đề cực kì quan trọng trong giai đoạn hiện nay: giai đoạn đi lên Chủ nghĩa

xa hội Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn thì cần hiểu rõ và áp dụng sáng tạo quy luật trên vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Do vậy việc nghiên cứu quy luật này là một

vấn đề hết sức cần thiết Chính vì vậy mà em đa quyết định chọn đề tài: “ So sánh CNTB và CNXH trong giai đoạn hiện nay” Tuy nhiên trình độ nhận thức hiểu biết

về mọi mặt còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và ý kiến đóng góp của bạn đồng học Em xin chân thành cảm ơn!

I Đặt vấn đề

Trang 2

Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển không thể không sản xuất ra của cải vật chất mà trình độ phát triển của nó được biểu hiện chính bởi phương thức sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Từ khi con người mới xuất hiện trên hành tinh đa trải qua năm phương thức sản xuất Đó là: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xa hội phong kiến, xa hội tư bản chủ nghĩa Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà theo thời gian ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển trong sản xuất Lịch sử phát triển của sản xuất trong xa hội loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, là cách thức sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, thống nhất với quan hệ sản xuất tương ứng với nó Phương thức sản xuất vừa là hạt nhân đồng thời vừa là động lực thúc đẩy và quy đinh mọi mặt của đời sống xa hội Không thể thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu không hiểu biết về cách thức sản xuất và không có những biện pháp tối ưu tác động nhằm hoàn thiện phương thức sản xuất mà cụ thể chính là hoàn thiện mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã được Mac và Ăngghen khái quát thành quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất và ngược lại, có thể thúc đầy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Xã hội ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là không thể tách rời, đây

là quy luật chung của sự phát triển và là một trong những quy luật quan trọng quy định sự tồn tại, phát triển và tiến bộ xã hội Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên

Trang 3

việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang tiến hành hôm nay Chúng ta đã có những bài học đắt giá, đó là sự sai lầm khi xây dựng nhiều yếu tố của quan hệ sản xuất vượt trước so với lực lượng sản xuất mà chúng ta hiện có Đó là việc chỉ cho phép các hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể tồn tại, trong khi các hình thức sở hữu khác đang còn có tác dụng mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất thì lại

bị ngăn cấm, không được phép phát triển Việc đó đã dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình đốn, người lao động không làm việc hết mình, xã hội không phát triển Vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào ? Việc vận dụng đúng đắn qui luật trên vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cấp thiết

II Giải quyết vấn đề

1 Nội dung nguyên lí triết học a) Lực lượng sản xuất TBCN

Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất Lực lượng sản xuất gồm có tư liệu sản xuất và người lao động Có thể nói lực lượng sản xuất là tất cả các nhân tố vật chất, kĩ thuật cần thiết

để tiến hành một quá trình sản xuất nào đó trong đó người lao động giữ vai trò nhân

tố cơ bản và quyết định

Tư liệu sản xuất lại được cấu thành từ hai bộ phận: đối tượng lao động và tư liệu lao động; trong đó đối tượng lao động có thể là giới tự nhiên hoặc những sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên mà do con người bằng lao động của mình đã tạo ra Còn tư liệu lao động là những vật hay phức hợp các vật thể nối con người với đối tượng lao động và dẫn truyền sự tác động của con người vào đối tượng lao động, nó

Trang 4

lại bao gồm công cụ sản xuất và phương tiện lao động, mà trong đó công cụ sản xuất được con người không ngừng cải tiến và hoàn thiện, do đó công cụ sản xuất luôn luôn là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất

Bất kỳ một thời đại lịch sử nào, công cụ sản xuất bao giờ cũng là sản phẩm tổng hợp, đa dạng của toàn bộ những phức hợp kỹ thuật được hình thành gắn liền với quá trình sản xuất và phát triển của khoa học kỹ thuật Nó là kết quả của rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng và trực tiếp nhất là trí tuệ của con người được nhân lên trên cơ

sở kế thừa nền văn minh vật chất trước đó

Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà trong đó đặc biệt là công cụ sản xuất là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, đồng thời đó cũng là cơ sở xác định trình độ của sản xuất và là tiêu chuẩn đánh giá sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế , các chế độ chính trị xã hội

Song nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất phải nói tới nhân tố người lao động Lênin đa nói: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [V.I Lenin Toàn tập, tập 38_ nhà xuất bản Tiến bộ_ Matxcơva_ năm 1977_ trang 430] Dù tư liệu sản xuất có đối tượng lao động phong phú, giàu có đến mức nào, có tư liệu lao động tinh xảo và hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không phát huy được tác dụng tích cực của nó Trong lịch sử đa và sẽ không tồn tại một hình thức sản xuất vật chất nào mà lại không có nhân tố con người C.Mac và Ph.Ăng-ghen đa viết: “Bản thân con người bắt đầu được phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ” [C.Mac và Ph.Ăng-ghen tuyển tập, tập 1_ Nhà xuất bản

Sự thật_ Hà Nội_ năm 1980_ trang 268] Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xa hội Sản xuất suy đến cùng là để tiêu dùng, không có tiêu

Trang 5

dùng thì cũng không có sản xuất nhất là trong điều kiện ngày nay, khi công cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ thì vị trí trung tâm của con người ngày càng được nhấn mạnh Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xa hội phải là người có sức lực (sức khoẻ), kĩ năng lao động , tri thức khoa học , tri thức công nghệ và cả tính nhân văn ( bao hàm cả các giá trị đạo đức)

b) Quan hệ sản xuất TBCN

Trong quá trình sản xuất con người cần phải có mối quan hệ xã hội với nhau Tổng thể các mối quan hệ đó được gọi là mối quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là toàn

bộ những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng Tổng thể các quan hệ

xã hội này có thể được phân tích trên 3 yếu tố cơ bản:

Thứ nhất, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa con người đối với tư liệu sản xuất, nói cách khác tư liệu sản xuất thuộc về ai Đây là quan hệ có ý nghĩa quyết định đối với các mặt quan hệ khác

Thứ hai, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất , kinh doanh, tức là quan

hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi của cải vật chất như phân công chuyên môn hoá và hợp tác hóa lao động, quan hệ giữa người quản lý với công nhân Trong thực tế, thích ứng với một kiểu sở hữu là một chế độ tổ chức và quản lý nhất định Mặc dù phụ thuộc vào quan hệ sở hữu nhưng tổ chức và quản lý sản xuất

có tác dụng rất lớn đối với quá trình sản xuất và với các mặt quan hệ khác của quan

hệ sản xuất Chính quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất là nhân tố tham gia quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ và hiệu quả của nền kinh tế

Trang 6

Thứ ba, quan hệ phân phối sản phẩm lao động: tuy quan hệ này phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và vào trình độ tổ chức quản lý sản xuất nhưng đến lượt mình thông qua tổ chức và quản lý, nó trở thành chất xúc tác quan trọng đặc biệt đối với

sự tăng trưởng kinh tế

Ba mặt quan hệ nói trên là một thể thống nhất hữu cơ, quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng một mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất

để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, nâng cao phúc lợi người lao động Vì vậy không nên tuyệt đối hoá bất kỳ một mặt quan hệ nào mà phải chú ý đến tính đồng bộ của cả ba mặt quan hệ trong quan hệ sản xuất

Như vậy tính vật chất của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ nó tồn tại khách quan độc lập hoàn toàn với ý thức của con người Mác đã chỉ ra rằng trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ Tức là những quan hệ sản xuất này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Vì vậy con người không thể tuỳ tiện lựa chọn quan hệ sản xuất riêng cho mình, bởi vì chúng luôn luôn là kết quả phát triển tất yếu khách quan của một lực lượng sản xuất hiện có tương ứng với nó

c) Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất TBCN

* Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và giảm bớt lao động nặng nhọc, con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới ngày càng tinh xảo và hiện đại Đồng thời với sự tiến bộ của công cụ, tri thức khoa học, trình độ chuyên môn kỹ thuật và mọi kỹ năng kỹ xảo của người lao động cũng ngày

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w