Nguyễn phúc thuần ( 1765 – 1777) ppsx

6 240 0
Nguyễn phúc thuần ( 1765 – 1777) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn phúc thuần ( 1765 – 1777) Nguyễn Phúc Thuần còn có tên húy là Hân, sinh năm Giáp Tuất ( 1751), con thứ 16 của Phúc Khoát. Mẹ Phúc Thuần, người họ Nguyễn, sinh được hai trai, Phúc Thuần là thứ hai. Năm Giáp Ngọ ( 1774) bà đi tu ở chùa Phúc thành, sau đó mất ( 1804) được truy tôn là Tuệ Tĩnh thánh mẫu Nguyên sư, hiệu là thiệu Long giáo chủ. Chúa Phúc Khoát lúc đầu lập Hoàng tử thứ 9 tên là Hiệu làm Thái hoàng tử, Hiệu mất sớm, con trai của Hiệu là Hoàng Tôn Dương còn thơ ấu mà Hoàng tử cả là Chương cũng đã mất, Hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Luân cũng rất khôi ngô, theo thứ tự sẽ phải lập Hoàng Tôn Dương hoặc Nguyễn Phúc Luân lên ngôi, Phúc Khoát có ý lập Phúc Luân, nên đã trao Luân cho một thầy học nổi tiếng là Trương Vạn Hạnh dạy bảo những điều cần thiết cho một người gánh vác ngôi vua. Phúc Khoát mất, tình hình lại thay đổi. Quyền thần Trương Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân vì Luân đã lớn tuổi, khó bề lộng hành. Thế là Phúc Loan chọn lập Phúc Thuần con thứ 16 của Phúc Khoát, mới 12 tuổi lên ngôi. Phúc Luân không được lập mà còn bị bắt giam. Nội hữu Trương Văn Hạnh – thầy dạy Phúc Luân cũng bị bắt giế. Phúc Luân không được nối ngôi trời, lo buồn cho tính mạng mà chết khi mới ở tuổi 33. Đến năm Minh mệnh thứ 2 ( 1821) Luân được truy tôn hiệu là Hưng tổ. Trải 9 đời chúa, đến đây nhà Nguyễn lại bị nạn quyền thần lấn lướt, Phúc Thuần nhỏ tuổi, lại là người không phải sắp sẵn để lên ngôi, nay thật bỡ ngỡ trên ngai vàng. Mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan sắp đặt, Loan tự nhận là Quốc phó, giữ bộ hộ quản cơ Trung tượng kiêm Tầu vụ. Thực tế Trương Phúc Loan thâu tóm vào tay từ chính sự đến kinh tế. Các nguồn lợi chủ yếu của vương quốc Đàng Trong đều rơi vào tay Loan. Thuế sản vật các mỏ vàng thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân…Hàng năm Trương chỉ vào nộp ngân khố 1 – 2 phần 10 số thu được. Các thứ lâm thủy sản đều chảy vào nhà Trương, ngày nắng Loan cho đem phơi của cải quý báu làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm hết mọi chức vụ chủ chốt. Quyền và tiền họ Trương lấn át hết cả trong triều ngoài trấn. Có tiền, có quyền, Loan mặc sức hoành hành ngang ngược – người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối. Giữa lúc đó, lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, người có uy tín tài năng, trị cột của Nguyễn triều qua đời ( Tháng 5 năm Đinh Hợi 1767). Thế là họ Trương không còn ai ngăn cản nữa, càng ra sức làm nhiều việc càn rỡ, chẳng còn kiêng nể gì, bán quan buôn tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, thần dân cực khổ và căm giận. Những người có tâm huyết và tài năng như Tôn Thất Dục, tinh thông kinh sử, thuật số, âm nhạc, bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính kiệt quệ đến nỗi dật sĩ thuận Hóa là Ngô Thế Lân phải kêu lên triều đình. Nhưng mọi cố gắng của họ Ngô không được hồi âm. Giữa lúc đó, anh em Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu dấy nghĩa ở Quy Nhơn, thanh thế ngày càng lừng lẫy vì được dân chúng đồng tình ủng hộ. Thêm vào đó, tháng 5 năm Giáp Ngọ ( 1774) Trịnh lại đem đại quân vào đánh Nguyễn. Cả Tây Sơn lẫn Trịnh đều nêu khẩu hiệu trừ khử quyền thần Trương Phúc Loan và tôn phò Hoàng Tôn Dương. Chiến tranh loạn lạc lại nổ ra, đất Thuận Hóa trước trù phú là thế mà nay trăm bề xơ xác la liệt, “ mỗi lẻ gạo trị giá một tiền, ngoài đường xác đói, người nhà có khi ăn thịt nhau”. Trước tình cảnh đó, không còn cách nào khác, tôn thất nhà Nguyễn cùng nhau hợp sức bắt trói Trương Phúc Loan nộp quân cho Trịnh. Tháng 12 năm 1774, Phúc Loan chiếm được Phú Xuân và đặt quan cai trị Thuận Hóa. Trong số quan lại nhà Trịnh được cử vào Thuận Hóa có Lê Quý Đôn ( 1776). Sơn Tây tìm cách tạm hòa với Trịnh để để yên mặt Bắc và có điều kiện đánh Nguyễn ở phía Nam. Đại quân Tây Sơn cả thủy lẫn bộ đánh vào Sài Gòn. Chúa Nguyễn chạy về Định Tường rồi lại sang Long Xuyên, tháng 9 năm Đinh Dậu ( 1777) quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh đánh chiếm Long Xuyên, chúa Nguyễn bị chết trận. Như vậy Nguyễn Phúc Thuần ở ngôi chúa 12 năm, khi chết mới 24 tuổi, không có con nối. Thiệu trị hoàng đế ( 1841 – 1847) Niên hiệu : Thiệu Trị Trong số rất nhiều vợ của Minh Mệnh có bà vợ cả họ Hồ, con gái lớn của công thần Hồ Văn Bôi, quê ở huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa, Hồ Văn Bôi đã có công theo giúp vua Gia Long từ buổi đầu, Gia Long và bà Nhị phi đã chọn kỹ và cưới cô gái hô Hồ về làm vợ Hoàng tử Đởm. Là người trang kính, chín chắn. Thận trọng, hiền hòa, trinh nhất…được Minh Mệnh hết lòng kính yêu, phong là thuận đức thuần phi. Bà sinh Hoàng thái tử Dong được 13 ngày thì mất. Hoàng tử Dong được các cung nữ khác nuôi nấng. Năm Quý Mùi ( 1823), theo phép đặt tên của đế hệ. Hoàng tử Dong có tên mới là Miên Tông. Miên Tông là con trưởng trong số 78 hoàng tử của Minh Mệnh nên được nối ngôi. Tháng Giêng năm Tân Sửu ( 1841) Miên Tông lên ngôi ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là thiệu Trị, vvu7a2 đúng 34 tuổi. Thiệu Trị hiền hòa, không hay bày việc. Vả chăng, mọi quy chế đã được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mệnh, thiệu Trị giữ nếp cũ, chỉ răm rắp làm theo lời di huấn của cha thôi. Bầy tôi cũ từng giúp Minh Mệnh nay vẫn là vây cánh, tay chân của thiệu Trị như Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp…Thời kỳ cầm quyền ngắn ngủi của thiệu Trị chỉ đủ để giải quyết một số hậu quả để lại từ thời Minh Mệnh. Thứ nhất là khắc phục hậu quả của giải pháp bỏ đê ở Bắc Bộ. Vào năm Quý Tị ( 1833), sau nhiều cố gắng củng cố và hoàn thiện hệ thống đê điều ở Bắc Bộ mà vẫn lụt lội, Minh Mệnh mạnh dạn áp dụng giải pháp “ đào sông thay đê”. Vua cho pháp bỏ đê điều vùng trũng phía nam Hà Nội, khơi đào sông thoát lũ ở Hải Dương, Hưng Yên nhưng vô hiệu. Theo ý nguyện của thần dân địa phương, thiệu Trị lại cho đắp đê, đập chắn ngang cửa sông Cửu An. Việc thứ hai là giải quyết vấn đề Chân Lạp. Cuối đời Minh Mệnh, thành , Trấn Tây là mối lo cần giải quyết, Trương Minh Giảng, Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ…đem quân đánh dẹp mãi không yên. Vì thế ngay năm đầu lên ngôi, triều quan như Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về An Giang. Vua nghe theo, xuống chiếu bãi binh. Trương Minh Giảng về đến An Giang thì mất. Tháng 6 năm Ất Tỵ ( 1845) Chân Lạp bị Xiêm chiếm đóng, đáp lời cầu viện của Chân Lạp, triều đình lại cử binh sang buộc tướng Xiêm là Chất Tri ký hòa ước rồi hai nước cùng bãi binh. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn rút quân về đóng ở Trấn Tây. Năm Bính Ngọ ( 1864), Nặc Ông Đơn sai sứ sang biểu và cống phẩm. Tháng hai năm Đinh Mùi ( 1842) triều Nguyễn Lâm quận chúa, Cao Miên quận chúa. Lại xuống chiếu cho quân thứ ở Trấn Tây rút về An Giang. Từ đó, Chân Lạp lại có vua và phía tây nam bắt đầu yên dần. Vấn đề thứ ba là quan hệ với phương Tây, khi thiệu Trị lên cầm quyền thì việc cấm đạo có nguôi đi ít nhiều. Một số giáo sĩ bị bắt giam từ trước tại Huế, bị kết án tử hình nay được tự do nhờ sự can thiệp của hải quân Pháp. Năm Đinh Mùi ( 1847), Pháp sai một đại tá, một trung tá đem hai chiến thuyền vào Đà Nẵng xin bỏ chỉ dụ cấm đạo và cho tự đo tín ngưỡng. Đang trên bàn thương lượng thì Pháp dùng đại bác bắn đắm tàu thuyền của Việt Nam neo đỗ bên cạnh rồi chạy ra bể. Trước sự kiện đó, triệu Thị vô cùng tức giận, ban thêm sắc dụ cấm người ngoại quốc giảng đạo và trị tội người trong nước đi đạo. Sau đó, tháng 9 năm Đinh Mùi 9 1847), thiệu Trị bị bệnh rồi mất, ở ngôi được 7 năm, thọ 47 tuổi, miếu hiệu là Hiến tổ chương hoàng đế, có 54 người con ( 29 hoàng tử và 25 hoàng nữ) . Nguyễn phúc thuần ( 1765 – 1777) Nguyễn Phúc Thuần còn có tên húy là Hân, sinh năm Giáp Tuất ( 1751), con thứ 16 của Phúc Khoát. Mẹ Phúc Thuần, người họ Nguyễn, sinh. ngôi vua. Phúc Khoát mất, tình hình lại thay đổi. Quyền thần Trương Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân vì Luân đã lớn tuổi, khó bề lộng hành. Thế là Phúc Loan chọn lập Phúc Thuần con. sang Long Xuyên, tháng 9 năm Đinh Dậu ( 1777) quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh đánh chiếm Long Xuyên, chúa Nguyễn bị chết trận. Như vậy Nguyễn Phúc Thuần ở ngôi chúa 12 năm, khi chết mới

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan