Thành tổ triết vương TRỊNH TÙNG ( 1570 – 1623) pptx

7 324 1
Thành tổ triết vương TRỊNH TÙNG ( 1570 – 1623) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thành tổ triết vương TRỊNH TÙNG ( 1570 – 1623) Theo thứ tự chính thống nối ngôi chúa thuộc về Trịnh Cối, là con bà vợ cả. Nhưng Trịnh Cối ham mê tửu sắc, ngày càng kiêu ngạo càn rỡ, các tướng dưới quyền Cối ngày một lìa xa. Vì thế chỉ sau khi Trịnh Kiểm mất, tháng 4 năm Canh Ngọ ( 1570), các tướng của Trịnh Kiểm như Lê Cập Đệ, Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách, Phan Công Tích đem quân bản độ đến với Trịnh Tùng, yêu cầu Tùng lên thay Trịnh Cối, Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm với Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim. Trịnh Tùng khôi ngô, có tài thao lược, biết cách lấy lòng các tướng sĩ, được Trịnh Kiểm rất yêu mến. Nhưng vì là con thứ nên Tùng chưa dám tranh quyền với Trịnh Cối, được các quan quân tôn phò, Tùng buộc phải cùng họ đem quân và voi chạy đến hành tại Yên Trường và yết kiến vua Lê Trịnh Tùng khóc và tâu. Anh thần Cối say đắm tửu sắc, mất lòng mọi người, sớm muộn thế nào cũng sinh loạn, lại ngày đêm lo cướp chính quyền và ấn kiếm của thần, nên thần phải chạy trốn, đêm đến cửa khuyết tốt cáo, xin thánh thượng thu nạp cho. Nhà vua nói. Khi thượng phụ ( Trịnh Kiểm) còn sống, không đến nỗi thế, làm thế nào bây giờ? Phúc Lương hầu Trịnh Tùng cùng với Lê Cập Đệ mật tâu dời hành tại vào cửa Vạn Lại, chia quân ra canh giữ đề phòng Trịnh Cối. Hôm sau Trịnh Cối đích thân đốc các tướng đem hơn 1 vạn quân đuổi theo bao vây ở ngoài, hai bên cầm cự nhau vài ngày, sai người đưa thư đi lại chửi bới lẫn nhau. Cuộc tranh giành kéo dài đến 7 ngày trời, vua Lê phải cho sứ ra chiêu dụ các tướng ở bên ngoài và khuyên giảng hòa. Phía Trịnh Cối trả lời. Không ngờ ngày nay bọn ta thành ra ở dưới người khác. Bao giờ vua bắt được người ở trong thành đưa ra ngoài thì mới hòa được. Vua Lê biết không thể dùng lời lẽ hòa giải được bèn sai các tướng ra sức phòng giữ, Trịnh Cối thấy mãi không phá được thành, ngần ngại, tự lui quân về dinh Biện Thượng, họp các tướng sĩ lại nói. Trong cửa quan có quân Tùng, ngoài cõi có giặc Mạc, ta ở quãng giữa, nếu có sự biến cấp thì khó mà chống lại được. Sau đó hạ lệnh cho quân chia giữ những nơi xung yếu. Biết anh em họ Trịnh đem quân đánh nhau để tranh ngôi chúa, tháng 8 năm Canh Ngọ ( 1570), vua Mạc sai Mạc Kính Điển đem đại quân 10 vạn người và 700 chiến thuyền đánh vào Thanh Hóa, quân Mạc tiến như vũ bão vào tận cửa Linh Trường, Chi Long, Hội Triều. Quân Mạc đóng dinh trại tại Hà Trung, hai bên bờ sông khói lửa liên tiếp kéo dài tới 10 dặm. Trịnh Cối lo sợ vội đem vợ con và các thuộc tướng đến hàng quân lính Mạc. Mạc Kính Điển chấp thuận và phong Cối làim Trung Lương hầu, các quan đi theo Cối thì được phong tước công. Thế quân Mạc ngày càng mạnh, tình hình rất nguy kịch, vua Lê sắc phong Trịnh Tùng làm trưởng quận công tiết chế thủy bộ chủ dinh, cầm quân đánh Mạc. Bản thân vua Lê cũng tạm làm tướng chỉ huy một đội quân kéo ra đóng tại huyện Đông Sơn, nhờ đó tranh thế của quân Nam triều lại khởi sắc, mấy lần quân Bắc triều tấn công vào thanh không thắng được. Mạc Kính Điển lại rút quân ra Bắc, Trịnh cối cùng mẹ và vợ con với hơn 1.000 quân chạy theo quân Mạc. Quân Bắc Triều rút rồi, nội bộ Nam triều lại lục đục, Lê Cập Đệ muốn giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho họ Lê. Mấy lần bày mưu mời Trịnh Tùng xuống thuyền uống rượu ngắm trăng, nhưng Tùng biết nên việc không thành. Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết, vua Lê thấy thế trong lòng không yên, lại nghe các quan rèm pha rằng. Tả tướng binh quyền to lắm, bệ hạ khó lòng cùng đứng được. Vua đang đêm đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An, đó là năm Nhâm Thân ( 1572) Trịnh Tùng cho đón hoàng thứ 5 của vua Lê là Duy Đàm lập làm vua. Vua Lê phong Tùng làm Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chủ dinh kiêm quản bình chương quân quốc trọng sự. Tùng nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn, vua Lê chỉ là bù nhìn. Từ khi Tùng nắm trọn binh quyền, lực lượng phía Nam triều mạnh lên nhiều, quân Trịnh lại bắt đầu mở cuộc tấn công ra Bắc. Tháng 9 năm Giáp Thân ( 1584) Trịnh Cối chết trên đất Bắc Triều, vua Mạc sai người đến làm lễ viếng, lại sai đưa linh cữu về trả cho họ Trịnh. Trịnh Tùng cũng sai quân ra đón cữu về quần ở chân núi Quân Yên huyện Yên Định, đặt lễ cúng, dân biểu xin vua Lê than tội, truy tôn Cối là thái phó trung quận công, cho con là Trịnh Xuân để tang bác. Sau hơn 10 mở cuộc các cuộc tấn công ra Bắc, cuối cùng Trịnh Tùng đã đánh bại được quân nhà Mạc, khôi phục được kinh thành Thăng Long, trong một cuộc vây quét dư đảng của nhà Mạc, quân Trịnh Tùng dồn quân Mạc còn khá đông nhưng không tụ lại được mà chỉ hoạt động lẻ tẻ ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. Năm Ất Mùi ( 1595), Trịnh Tùng vào Thăng Long bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị quy mô của bậc đế vương. Tùng cho đóng một cỗ xe rất lộng lẫy theo mẫu Nguyễn Hoàng thiết kế, hai bánh xe trang sức bằng ngọc ngà, trên xe làm mui sơn then, hai bên có lan can bằng ngà, bốn vách sơn son thếp vàng, có các thang nhỏ để lên xuống, dùng 4 lực sĩ đẩy xe. Tùng sai sứ sang nhà Minh xin sắc phong vua Lê là An Nam đô thống sứ…Còn Tùng thì buộc vua Lê phong cho mình làm Đô nguyên súy tổng quản quốc chính thượng phụ, tước Bình An vương. Tùng quy định cho vua Lê được thu thuế 1.000 xã ( gọi là lộc thượng tiến) và 5.000 quân lính túc vệ, 7 con voi và 20 chiếc thuyền rồng. Trịnh Tùng cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục phiên tương đương với lục bộ của triều vua. Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính. Vua chỉ có mặt trong những dịp long trọng đặc biệt như tiếp sứ Tàu mà thôi. Từ đấy bắt đầu “ vua Lê – Chúa Trịnh”. Con chúa Trịnh cũng được quyền thế tập gọi là thế tử. Trước sự hống hánh, lộng quyền của chúa Trịnh vua Lê Kính Tông không chịu nổi bèn cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân mưu giết Trịnh Tùng. Công việc bại lộ, Trịnh Tùng bức vua thắt cổ chết giữa tuổi 32. Tùng cho Thái tử Lê Duy Kỳ lên thay ngôi vua, lấy hiệu là Lê Thần Tông. Bấy giờ liều thuốc rất nhiều người dân sớ can ngăn Trịnh Tùng phải nghĩ đến dân vì dân là gốc của nước. Trong số đó có Nguyễn Duy thì làm quan ở Ngự sử đài đã mấy lần dân sớ can ngăn chúa Trịnh. Tục truyền rằng. Trong phủ chúa có một cái kiệu, kiểu cách và sơn vẽ rất lộng lẫy, một hôm Nguyễn Duy đứng bên cạnh, chợt giả ốm vật vào trong kiệu, cấm khẩu không nói được câu gì. Chúa sai người đưa quan Ngự sử về phủ, sáng hôm sau Duy thì vào khải rằng. Thần hôm qua ngộ cảm, đội ơn chúa thượng bao dung. Cái kiệu ấy thần đã trót ốm nằm lên rồi, không tiện lại tiến phụng nữa. Xin sẽ sắm cái đẹp đẽ khác dâng nộp. Chúa Trịnh hiểu ý, không trách hỏi nữa. Một lần khác, Nguyễn Duy thì xin phép chúa về nghỉ ở quê là xã Thanh Lãng ( Phúc Yên). Lúc đó chúa Trịnh đang yêu một bà phi người làng Mông Phụ ( Ba Vì – Hà Tây) bà phi ấy được yêu chiều nên uy thế khá lớn. Duy thì vẫn nói xa để khuyên răn chúa, nay nhân dịp quan Ngự sử đi vắng, chúa ngự thuyền rồng lên “ kinh lý” Sơn Tây, tiện đường rẽ vào làng nhà bà phi. Thuyền chúa qua hạt Yên Lãng, Duy thì ngồi chờ rồi phục lạy ở bến sông mà khóc. Chúa thấy lạ hỏi thì ông nói. Bốn phương không có giặc giã, sao vì một người đàn bà mà làm nhọc đến 6 quân, như vậy quốc thể còn là gì nữa. Rồi quan Ngự sử ra lệnh cho quân sĩ không được bơi thuyền tiến lên, hễ ai trái lệnh sẽ lấy quân pháp trị tội. Chúa vì thế phải hồi loan. Năm Quý Hợi ( 1623) Bình An vương Trịnh Tùng bị cảm, sai các quan bàn việc chọn thế tử. Triều thần đều bảo là thái Bảo quận công Trịnh Xuân giữ chức phó. Biết tin này, ngày hôm sau Trịnh Xuân đem quân và voi vào phá Nội phủ cướp lấy voi ngựa, vàng bạc châu báu rồi bắt Trịnh Tùng phải dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt phủ chúa, lửa cháy lan khắp kinh kỳ. Trịnh Tráng cùng em là Trịnh Khải đem vua chạy ra ngoài. Trịnh Tráng họp các quan văn võ ở chợ Nhân Mực huyện Thanh Trì bàn việc đối phó với Trịnh Xuân. Lúc đó Trịnh Tùng đã quá ốm yếu, sai em ruột là Trịnh Đỗ dụ Trịnh Xuân đến Quán Bạc ( xã Hoàng Mai, huyện Thanh Trì) để trao cho đại quyền. Xuân đến, mồm ngậm cỏ, phủ phục ở sân. Trịnh Tùng kể tội Xuân là kẻ loạn thần tặc tử, truyền lệnh cho Bùi Sĩ Lâm chặt chân Xuân cho đến chết. Còn Trịnh Đỗ em Trịnh Tùng, sai con trai mình là Trịnh Thạc đi đón thế tử Trịnh Tráng đến gặp Trịnh Tùng. Thế tử Trịnh Tráng cùng với Thạc cưỡi chung một con voi. Thấy vậy, thuộc tướng của Tráng cho biết là cha con ông chú ( Trịnh Đỗ) đang có âm mưu hại Trịnh Tráng, Tráng nghe được mới bảo Thạc cứ về dinh trước rồi tự mình đem quân chạy về đóng ở Ninh Giang. Ngày 20 tháng 6 năm Quý Hợi ( 1623), Trịnh Tùng mất tại quán Thanh Xuân, huyện Thanh Oai. Trịnh Tráng cho đón linh cữu về Ninh Giang phát tang rồi sai 13 chiếc thuyền đưa linh cữu theo đường thủy về táng ở Thanh Hóa. Trịnh Tráng cũng rước vua Lê về Thanh Hóa để lo việc dẹp loạn. Như vậy là trong 20 năm nắm quyền, Trịnh Tùng đã đánh bại được nhà Mạc, khôi phục lại cơ đồ nhà Lê, nhưng cũng bắt đầu từ đây một kiểu cai trị tồn tại song song cả vua lẫn chúa. Chúa Trịnh Tùng ngự ở Thăng Long 33 năm nữa, tổng cộng cả quãng đời chinh chiến lẫn hòa bình, Trịnh Tùng cầm quyền 53 năm, khi mất đã 47 tuổi. . Thành tổ triết vương TRỊNH TÙNG ( 1570 – 1623) Theo thứ tự chính thống nối ngôi chúa thuộc về Trịnh Cối, là con bà vợ cả. Nhưng Trịnh Cối ham mê tửu sắc,. sau khi Trịnh Kiểm mất, tháng 4 năm Canh Ngọ ( 1570) , các tướng của Trịnh Kiểm như Lê Cập Đệ, Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách, Phan Công Tích đem quân bản độ đến với Trịnh Tùng, yêu cầu Tùng lên. Tùng lên thay Trịnh Cối, Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm với Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim. Trịnh Tùng khôi ngô, có tài thao lược, biết cách lấy lòng các tướng sĩ, được Trịnh Kiểm rất

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan