Tài liệu về Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long - part 4 pptx

10 388 2
Tài liệu về Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long - part 4 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 31 Sự phân bố mưa ở ĐBSCL không đều, mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô trùng với mùa kiệt của sông Cửu Long. Điều đáng chú ý là ở ĐBSCL có 2 đỉnh mưa: đỉnh thứ nhất, vào các tháng 6 - 7 và đỉnh thứ hai vào các tháng 9 - 10. Những trận mưa đầu mùa thường thường sự chảy tràn lớn xuống các dòng sông rạch và kênh mương cuốn theo rác rến, các độc chất trong đất gây ô nhiễm. Ở các vùng đất có sự hiện diện của phèn tiềm tàng (lớp pyrite), do mùa khô kéo dài, đất nứt nẻ, mực nước ngầm hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động (dạng jarosite). Nước mưa đầu mưa hòa tan phèn làm độ pH của nước kinh rạch hạ thấp. Giữa hai đỉnh mưa, có một thời kỳ khô hạn ngắn, trong dân gian gọi là Hạn Bà Chằn, kéo dài khoảng 10 ngày từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, nguyên nhân là do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao. Vào cuối mùa mưa là thời kỳ lũ lụt tràn về hằng năm, mưa lớn vào tháng 9, tháng 10.  Gió: Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa nắng gió mùa Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng Sibêri - Mông Cổ di chuyển xuống. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2, tháng 3, khoảng 2 - 3,3 m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5 - 2 m/s. Khoảng tháng 12 là giai đoạn chuyển mùa, gió thổi ngược chiều dòng chảy sông Cửu long (hướng Tây Bắc - Đông Nam) đẩy nước mặn theo triều vào sâu trong nội địa (mùa gió chướng) gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.  Chế độ thủy văn: Vì tất cả dòng chảy trên sông Cửu Long đều có cửa ra là biển nên tính chất thủy văn vùng ĐBSCL mang tính chất vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và các yếu tố khí tượng khu vực Đông Nam Á chi phối. Nguồn nước cung cấp cho dòng chảy trong sông chủ yếu là mưa. Thủy triều ở biển Đông truyền rất sâu vào đất liền và chi phối đáng kể chế độ thủy văn đồng bằng. Về mùa khô, triều tiến nhanh vào đất liền mang theo một khối lượng nước mặn khá Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 32 lớn, về mùa lũ thủy triều cũng là một yếu tố làm dâng cao mực nước trong hệ thống sông và ngăn cản sự thoát lũ ra biển Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm dần khi truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ thống sông rất lớn. So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền triều vào sông Cửu Long khá sâu, có thể lên đến 350 km. Nguyên nhân chính do sự tiết giảm biên độ truyền triều là do ảnh hưởng của lực ma sát dòng chảy với địa hình tự nhiên của dòng sông, các chướng ngại vật trên đường đi và cả ảnh hưởng của áp lực gió trên bề mặt dòng sông. b. Gley hóa: Quá trình gley hóa trong môi trường đất là quá trình phân giả chất hữu cơ trong điều kiện ngập nước, yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác bã sinh vật, sản sinh ra nhiều chất độc dưới dạng CH 4 , H 2 S, N 2 O, CO 2 , FeS…đó là những chất gây độc cho sinh thái môi trường nói chung. III.2.2.2. Ô nhiễm nhân tạo: a. Tàn tích chiến tranh: Từ năm 1961-1972 quân đội Mỹ đã tiến hành rãi trên 76,9 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích bằng 24-27% tổng diện tích lãnh thổ Nam ViệtNam mà trong đó chủ yếu là Chất độc màu da cam là các chất có chứ thành phần Dioxin.Hệ sinh thái rùng ngập nước ở khu vực Tây Nam Bộ (rừng Tràm và rừng ngập mặn) đã bị tàn phá rất nặng nề trong những năm chiến tranh. Diện tich rừng ngập mặn đã bị tàn phá với trên 13.520 ha.Hậu quả của chiến tranh hóa học ngoài việc gây thiệt hại trực tiêp cho con người và tài nguyên môi trường, còn gây hậu quả cho nhiều thế hệ nối tiếp hết sức thương tâm và lâu dài đối với con người ở đây. Cà Mau, Bạc Liêu là một trong những vùng bị nhiễm dioxin. Qua kết quả phân tích mẫu đất ta cũng thấy được sự thay đổi trong thành phần đất như trong những khu vực bị nhiễm dioxin thì hàm lượng các ion Fe 3+ , Fe 2+ , Al 3+ , SO 4 2- , Cl - cao hơn so với các khu vực không bị nhiễm dioxin, ngoài ra, tại khu vực rừng ngập mặn Cà Mau Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 33 cũng bị nhiễm dioxin, chúng xâm nhập vào môi trường đất làm hàm lượng Cacbon, Nitơ, Photpho, Kali trong đất biền động, làm thay đổi đặc tính của môi trường.  Hàm lượng Mg 2+ ở đất rừng tái sinh (trên đất đã nhiễm dioxin) cao hơn so với vùng đất ở vùng rừng nguyên sinh.  Lượng Al 3+ trong đất trồng rừng, hàm lượng Fe 3+ , Al 3+ trong đất thoái hóa do dioxin đã giảm dần khi đất ngập triều định kỳ hay đất có rừng che phủ.  Hàm lượng mùn ở đất hoang hóa cao hơn ở vùng đất rừng trưởng thành do có nhiều xác cây.  Độ pH trên vùng đất bị nhiễm dioxin khoảng 4-5. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi rải chất độc dioxin lên môi trường, diện tích rừng bị che phủ không còn, do đó mà dưới tác động của ánh nắng mặt trời, các trầm tích Pirit có trong đất sẽ oxi hóa tạo thành axit Sunphuric làm chua đất. Ngoài ra, nguyên nhân khác làm cho đất trở nên chua hơn là do hàm lượng mùn trong đất tăng lên làm xuất hiện các axit hữu cơ như: axit acetic, axit puteric và H 2 S tăng lên, đồng thời quá trình hòa tan các ion Fe 3+ , Fe 2+ , Al 3+ , Mg 2+ diễn ra nhanh chóng làm cho môi trường đất bị thoái hóa mạnh. b. Dân cư- xã hội: Sức ép dân số đang gia tăng: Năm Số dân ( triệu người) 1995 15,33 2000 16,34 2004 17,076 2006 17,42 Bảng 5 : Dân số ở ĐBSCL từ năm 1995-2006 Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 34 Dân số tăng nhanh, tài nguyên suy giảm, môi trường ô nhiễm đã gây áp lực ngày càng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội, đến tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. Tổng lượng rác thải sinh hoạt ở ĐBSCL ở khu vực đô thị đã là 606.267 tấn/năm, lượng nước thải sinh hoạt khoảng 102 triệu m 3 /năm hầu hết chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khỏe của nhân dân trong khu vực. Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm. Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật. Các bãi rác làm ô nhiễm đất , nước và không khí, tiêu tốn năng lượng, chiếm một diện tích đất lớn. Sự đốt rác tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể còn chứa chất độc lại dùng để lấp các nơi trũng hay trồng cây. c. Hoạt động nông nghiệp:  Phân bón: Phân bón hóa học: Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân. Đây là loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 35 Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường bón thêm phân đạm vô cơ (N), lân (P 2 O 5 ), và Kali (K 2 O); trong đó đáng chú ý nhất là phân đâm, một loại phân mang lại hiệu quả rõ rệt nhất cho năng suất cây trồng nhưng cũng dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó.Ta biết rằng, cây chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng phân bón vào đất, còn lại phần bị rửa trôi, phần nằm lại trong đất, gây ô nhiễm môi trường. phần lớn nitrat phân bón dư thừa được giữ lại trong đất,chúng ngấm xuống nước ngầm dưới dạng NO 3 - . Trong đất nó làm tăng tính chua vì dạng acid HNO 3 rất phổ biến. Một dạng phân hóa học khác gây ô nhiễm môi trường đất là phân lân, với lượng lân cao, sẽ gây chua cho môi trường sinh thái đất.Mặt khác các dạng phân hóa học đều là các muối cả acid (hoặc là muối kép hoặc là muối đơn). Vì vậy khi hòa tan thường gây chua cho môi trường đất. Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho MTST đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật. Phân hữu cơ: Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật nên gây nguy hại cho môi trường đất.nguyên nhân là do trong phân chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua, đồng thời chứa nhiều chất độc như H 2 S, CH 4 , CO 2 . Sư tích lũy cao các hóa chất dạng phân hóa học sẽ gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt , độ trương co kém, không tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa chất hủy diệt sinh vật.  Thuốc trừ sâu: Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 36 Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường. Khác với các chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay để triệt hạ các loài phá hại mùa màng Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập vào môi trường, thời kì “nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán phân giải”. “nữa cuộc đời này”được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Mà các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn nó. Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường sinh thái đất làm cho cơ lí tính đất giảm sút, mức độ gây hại này giống như phân bón hóa học. Vì có khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong môi đất. Trong các loài côn trùng số lượng côn trùng gây hại chỉ chiếm 1%, còn lại 99% côn trùng là cần thiết cho quan hệ hữu ích không những có lợi mà còn không thể tách rời được trong sinh quyển. Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa trôi xuống thủy vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái…Như vậy vô tình chúng ta làm tăng thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của chúng ,vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút.  Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ do các nguyên nhân: phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy củi, gỗ. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha, đến năm 2006 đã là 699.200 ha .Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL năm 2000 là 1.650ha, năm 2005 tăng vọt lên 5.000ha và hiện nay khoảng 5.900ha. Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 37 Những tổn thất rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường, sinh thái trong khu vực. Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt phân tán thành nhiều thảm nhỏ và thay bằng các vuông tôm, kinh mương đào đắp, sên vét bùn đất để lấy mặt nước nuôi tôm; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát quang làm gia tăng quá trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn trong môi trường đất, nước và các hệ sinh thái; giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng. Quá trình chuyển dịch nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển cũng đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô trên các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông rạch ven biển). Hiện nay, ĐBSCL đang có xu hướng chuyển diện tích đất nông nghiệp sang làm sân golf nhưng với đặc thù của cỏ sân golf - Cỏ mặt sân golf cần một lượng nước khổng lồ và lượng hóa chất trừ sâu để nuôi dưỡng cỏ khổng lồ thì nó ảnh hương rất lớn đối với môi trường đất. d. Hoạt động công nghiệp:  Ô nhiễm đất do nước thải: Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở khu vực ĐBSCL đã có bước phát triển rất nhanh chóng cũng đã có nhiều tác động đến môi trường. Đến năm 2006, toàn vùng có 14.258 cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang hoạt động. Năm 2007, có 151 khu công nghiệp và cụm công nghiệp sản xuất tập trung. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 606.267 tấn/năm, nước thải sinh hoạt 102 triệu m 3 /năm, chất thải rắn công nghiệp 47,2 triệu m 3 /năm, rác thải y tế 3.800 tấn/năm. Các nguồn thải này hầu hết chưa được xử lý triệt để đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nguồn nước trên sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông thông ra biển đã có các dấu hiệu nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh. Quan trắc môi trường nước cho thấy các chỉ tiêu bị nhiễm bẩn là: BOD, COD, Coliform, H 2 S, NH 4 , phèn sắt do các nguồn thải Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 38 sản xuất công nghiệp, đô thị và các khu dân cư, nguồn thải nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp chưa xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào hệ thống sông rạch trong khu vực. Nguồn nước ngầm được khai thác và sử dụng cho sinh hoạt đời sống, sản xuất công nghiệp, canh tác nông- lâm- ngư chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây tác động làm sụt giảm mực nước ngầm ở một số nơi, nhiễm bẩn tầng nước ngầm. Hình 5. Nước thải xả ra sông Vàm Cỏ Đông  Ô nhiễm đất vì chất phế thải Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại ; chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.  Ô nhiễm đất do khí thải Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 39 Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này. Đất ở hai bên đường, thường có hàm lượng chì tương đối cao là sản phẩm của khí thải động cơ. e. Ô nhiễm do dầu: Các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có nguy cơ gây sự cố môi trường. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và đời sống có các nguồn thải chưa xử lý triệt để tác động ra vùng ven biển, cửa sông làm cho chất lượng môi trường bị suy giảm. ĐBSCL hiện có ít nhất 81 vị trí xói lở bờ sông, bờ biển và 37 khu bồi lắng có nguy cơ gây sự cố môi trường. Sự cố tràn dầu vào bờ biển diễn ra kéo dài năm 2007 tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang đã gây thiệt hại kinh tế và môi trường ở khu vực ven biển. Sự tích đọng của những chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu kìm hãm quá trình vận chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học, quá trình ở lại và lưu chuyển được biết khi nhiên liệu động cơ bị rò rỉ từ những thùng chứa và chảy tràn vào trong đất. Tác động của lực hấp dẫn kéo các chất lỏng theo chiều đi xuống, ngược lại với lực giữ lại các chất lỏng đó hoặc là sẽ hấp thụ trên hạt khoáng hoặc là nằm trong lỗ hổng cấu trúc của đất. Dầu là chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật sống trong đất. Tuy nhiên, đất lại là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất này tích lũy lâu dài trong đất, cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất. Ở những khu đất bị nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và mao quản của đất, làm tắc cắc đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của đất trong khu vực. Vì nguyên nhân này mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 40 cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất bị ô nhiễm. f. Ô nhiễm do các yếu tố ngoại lai:  Chất thải của súc vật: Những chuồng trại chăn nuôi gia súc như trại heo, trại gà, phân gia súc không được thu gom, xử lí bảo đảm kĩ thuật và vệ sinh môi trường thì sẽ là hiểm họa cho môi trường đất. Vì lượng lớn các chất thải này làm đất mất khả năng tự làm sạch của nó thì sự nguy hại là khó lường. lúc này sự ô nhiễm đã trở nên trầm trọng. các cơ quan hoạt động môi trường đất đều bị tê liệt. chất thải, vi trùng từ đó mà lan ra khắp nơi: trong nước ngầm,trong nước suối trong hay bay vào không khí. Một điều đáng lưu ý là chăn nuôi ở vùng ĐBSCL phát triển rất mạnh, theo thống kê trong vùng có khoảng 2,6 triệu đầu lợn, 260.000 trâu bò (cả bò sữa), gần 40 triệu con gia cầm, đặc biệt là vịt (thủy cầm- là tác nhân lây truyền H 5 N 1 trong giai đoạn vừa qua). Số chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) chừng 40.000 m 3 /ngày đêm Tàn tích của rừng: Sau khi thu hoạch gỗ, phần bỏ đi chiếm một lượng lớn. Tàn tích này khi nằm lại trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo mùn cho đất, nhưng khả năng này phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và tỉ lệ C/N của tàn tích rừng. Nếu điều kiện phân giải tạo mùn ít thì khả năng chuyến hóa thành chất thành những chất khó tiêu và gây chua nhiều hơn. Nếu tàn tích rừng bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí lâu dài, thì hoặc tạo ra cá đầm lầy than bùn phèn. Điều đó có nghĩa là tạo ra môi trường đất acid.  Tàn tích thực vật: Khi cơ thể sinh vật chết đi và nằm trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo thành mùn cho đất. Nếu điều kiện phân giải tạo mùn cho đất ít thì khả năng chuyển hóa thành mùn ít, đồng thời các vật liệu này chuyển hóa thành các dạng mùn khó tiêu và gây chua cho đất. . 16, 34 20 04 17,076 2006 17 ,42 Bảng 5 : Dân số ở ĐBSCL từ năm 199 5-2 006 Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 34 Dân số tăng nhanh, tài nguyên suy giảm, môi trường. Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long Nhóm III lớp DH06QM Page 31 Sự phân bố mưa ở ĐBSCL không đều, mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô trùng với mùa kiệt của sông Cửu Long. Điều. nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm đất đồng bằng sông

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan