CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ_3 pps

6 376 0
CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ_3 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ 2.5. Tiệp Khắc Ở Tiệp Khắc, ngày 17/11/1989, từ một cuộc biểu tình của sinh viên để tưởng niệm những nạn nhân bị bọn phát xít Đức giết hại 50 năm trước đó, đã biến thành cuộc đấu tranh chống chính phủ hiện hành, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Những vụ đụng độ đã diễn ra giữa lực lượng cảnh sát và đoàn người biểu tình. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra với yêu sách đòi lật đổ chế độ, đã dẫn tới việc thành lập “Diễn đàn nhân dân” (“nhóm 77” và nhà văn Haven đóng vai trò chủ chốt). Sau 10 ngày biểu tình, bãi công, đến 12 giờ trưa ngày 27/11/1989, cuộc tổng đình công chính trị đã diễn ra với sự tham gia của hàng triệu người, đánh dấu sự thay đổi của tình hình sau “10 ngày rung chuyển nước cộng hòa”. Ngày 8/12/1989, Tổng thống Huxắc đã cử Mian Calla lập chính phủ mới. Tiếp đó, Quốc hội Tiệp Khắc tuyên bố xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp, xác định vai trò của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đối với đất nước và điều 6 của Hiến pháp về vai trò chỉ đạo của Đảng Cộng sản trong Mặt trận. Tháng 12/1989, Huxắc từ chức Tổng thống. Cuộc tổng tuyển cử tự do cuối năm 1989 đã bầu Haven làm Tổng thống và Đúpxếch (lãnh tụ trong cuộc nổi dậy “mùa xuân 1968”) làm Chủ tịch Quốc hội. Tháng 1/1990, Tiệp Khắc đổi tên nước thành Cộng hòa Tiệp Khắc và đến tháng 4/1990 là Cộng hòa Liên bang Séc và Xlôvakia (Từ năm 1992, Séc và Xlôvakia đã tách ra thành những nước độc lập). 2.6. Bungari Ở Bungari, cuộc khủng hoảng nổ ra tương đối chậm nhưng diễn ra với cường độ mạnh. Ngày 10/11/1989, do hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, đã đưa tới sự từ chức của Tổng Bí thư Tôđo Gípcốp (nắm chính quyền từ năm 1954), P. Muđumrốp thay thế đã xóa bỏ điều 1 của Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ngày 3/4/1990, Đảng Cộng sản đổi tên thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Bungari. Trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/1990, phe đối lập giành được đa số phiếu bầu và D. Giêlép được bầu làm Tổng thống. 2.7. Anbani Cuộc khủng khoảng ở Anbani nổ ra cũng tương đối muộn. Năm 1991, trong khi hầu hết các Đảng Cộng sản và công nhân Đông Âu đã lùi bước trước các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội thì ở Anbani, những người cộng sản vẫn giữ các vị trí chủ yếu trong chính phủ, tuy có cải cách một bước hệ thống chính trị. Đầu năm 1991, ở Anbani đã tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội mới, cuộc bầu cử đầu tiên có nhiều đảng và tổ chức chính trị tham gia. Ngày 15/4/1991, Quốc hội mới (khoa 18) chính thức hoạt động. Trong kì họp đầu tiên, Quốc hội tiến hành bầu cử Tổng thống và đã thông qua dự thảo Hiến pháp mới. Dự thảo Hiến pháp mới quy định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước Anbani, đổi tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Anbani thành Cộng hòa Anbani theo quy chế dân chủ lập hiến. Quốc hội đã bầu R. Alia – Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Anbani làm Tổng thống. Sau đó R. Alia đã xin rút khỏi các chức vụ trong Đảng cho phù hợp với Hiến pháp mới. R. Alia đã cử F. Nanô làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời (người của Đảng Lao động). Nhưng cương lĩnh hành động của Chính phủ vừa được Quốc hội thông qua thì ngày 16/5/1991, đã diễn ra cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân toàn quốc do Liên đoàn các công đoàn độc lập tiến hành. Cuộc bãi công kéo dài hai tuần, sản xuất bị đình trệ, nền kinh tế càng sa sút. Dòng người vượt biên trái phép tăng nhanh. Ngày 3/6/1991, chính phủ và các phe đối lập trong Quốc hội đã đạt được thỏa thuận về thành lập một chính phủ lâm thời gồm đại diện tất cả các lực lượng chính trị. Chính phủ F. Nanô từ chức (3/6) và Chính phủ liên hiệp lâm thời thành lập (11/6/1991) do Y. Buphi làm Thủ tướng. Ngày 12/6/1991, Đại hội lần thứ X của Đảng Lao Động Anbani đã đổi tên Đảng thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Anbani, tuyên bố từ bỏ hình thức của chủ nghĩa xã hội trước đây vì nó “không thích hợp”. Tình hình Anbani tiếp tục xấu đi. Ngày 3/12/1991, Đảng Dân chủ - đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội đã quyết định rút các bộ trưởng của họ trong Chính phủ liên hiệp của Y. Buphi. Ngày 5/12, Y. Buphi đã đệ đơn lên Tổng thống Alia xin từ chức do việc các bộ trưởng của Đảng Dân chủ tự do ra đi. Trong khi đó ở Tirana, 15.000 người đã biểu tình phản đối chính phủ vì không có khả năng cải thiện đời sống cho nhân dân. Sau đó, Tổng thống Alia đã bổ nhiệm nhà trí thức không đảng phái – V. Amêti làm Thủ tướng. Cuộc bầu cử Quốc hội Anbani diễn ra ngày 22/3/1992 đã dẫn tới thắng lợi của Đảng Dân chủ - đảng đối lập trong giai đoạn trước. Đảng Xã hội chủ nghĩa (Đảng Lao động) trở thành thiểu số đối lập trong Quốc hội. Với sự lên cầm quyền của Đảng Dân chủ, đánh dấu sự thay đổi chính trị ở Anbani. 2.8. Nam Tư Tại Nam Tư, sau khi Titô chết, quyền lãnh đạo đất nước thuộc về Đoàn Chủ tịch quản lí tập thể, gồm 8 đại biểu của 8 nước cộng hòa và tự trị. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra khá sớm và sự bất đồng quan điểm trong ban lãnh đạo (sự đối lập giữa quan điểm của Xlôvênia và của Xécbi), đặc biệt từ khi X. Milôxêvích lên nắm chính quyền ở Xécbi, thường xuyên diễn ra. Trước những xung đột ấy, Ban lãnh đạo Liên đoàn Cộng sản Nam Tư đã không có biện pháp hữu hiệu. Chính quyền Liên bang Nam Tư đã không có đủ uy tín để dàn xếp và bất chấp mọi cố gắng của Thủ tướng Anđơ Máccôvích (tháng 3/1989 đến tháng Chạp năm 1991), việc làm lành mạnh nền kinh tế không có hiệu quả, lạm phát tăng vụt từ 125% năm 1989 lên 700% năm 1990. Đời sống nhân dân khó khăn. Về chính trị, năm 1989, chính quyền Xécbi tuyên bố xóa bỏ quyền tự trị của người Anbani ở Vôivêđin và Côxôvô, gây nên tình trạng bất ổn định ở những vùng này. Chính sách đàn áp công khai các dân tộc thiểu số và yêu sách về một nước Đại Xécbi đã dẫn tới sự li khai của hai nước Cộng hòa trong Liên bang là Crôatia và Xlôvênia (25/6/1991). Nền độc lập của họ được Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng đồng châu Âu công nhận. Tiếp đó, các nước cộng hòa còn lại trong liên bang bắt đầu tuyên bố li khai khỏi Liên bang Nam Tư. Bước ngoặt trong quá trình tan rã của Liên bang Nam Tư là sự tuyên bố độc lập của Bôxnia – Hécxêgôvinia (15/10/1991). Như vậy, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt sụp đổ. Sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácxava không thích hợp nữa đã buộc phải giải tán. Tháng 6/1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế tuyên bố chấm dứt tồn tại. Tháng 7/1991, khối Vácxava giải thể. Mặc dù có những hạn chế và thiếu sót, hai tổ chức này đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc củng cố tình hữu nghị, hợp tác, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên. . CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ 2.5. Tiệp Khắc Ở Tiệp Khắc, ngày 17/11/1989, từ một cuộc. Anbani Cuộc khủng khoảng ở Anbani nổ ra cũng tương đối muộn. Năm 1991, trong khi hầu hết các Đảng Cộng sản và công nhân Đông Âu đã lùi bước trước các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội thì ở Anbani,. vậy, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt sụp đổ. Sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácxava không thích hợp nữa đã buộc phải giải tán. Tháng 6/1991, Hội đồng

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan