1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng - Phương pháp tưới tiêu - chương 2 docx

22 541 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 355,79 KB

Nội dung

24 BÀI 2 CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH 2.1. Nội dung cơ bản của chế độ tưới cho cây trồng 2.1.1. Khái niệm chung Để đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất cao, cần phải giải quyết mâu thuẩn giữa nhu cầu của cây trồng và khả năng cung cấp của đất đai về các điêu kiện sinh sống cần thiết, nhất là nước và chất dinh dưỡng. Mâu thuẩn này trong những điều kiện tự nhiên nhất định, cần có một biện pháp kỹ thuật nông nghiệp và thuỷ lợi thích ứng. Nhưng trên thực tế sự điều chỉnh chế độ nước trong đất bằng cách tưới nước hoặc tiêu nước là biện pháp có ý nghĩa quan trọng bậc nhất để trên cơ sở đó phát huy được tác dụng các biện pháp kỹ thuật khác. Chế độ tưới của cây trồng bao gồm việc xác định chính xác những nội dung sau: tổng lượng nước tưới, thời gian tưới, tiêu chuẩn tưới và số lần tưới. 2.1.2. Tổng lượng nước tưới Lượng nước cung cấp cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, bổ sung vào lượng nước tự nhiên trong đất còn thiếu để đạt được một kế hoạch năng suất nào đó, gọi là tổng lượng nước tưới. Tổng lượng nước tưới cho cây trồng cạn được xác định theo công thức: W W W ncd hEM  )(10  trong đó: E: lượng nước cần của cây (m 3 /ha) h: lượng mưa rơi trong thời kỳ sinh trưởng (mm)  : hệ số sử dụng nước mưa, ở đất thấm nước tốt lấy bằng 0,8 - 0,9 và ở đất thấm nước kém lấy bằng 0,4 - 0,7. W d : lượng nước dự trữ trong lớp đất tính toán ở đầu thời kỳ sinh trưởng (m 3 /ha) W c : lượng nước dự trữ trong lớp đất tính toán ở cuối thời kỳ sinh trưởng (m 3 /ha) W n : lượng nước ngầm có thể bổ sung cho lớp đất bộ rễ hoạt động (m 3 /ha) Lượng nước ngầm có thể bổ sung cho lớp đất bộ rễ hoạt động thay đổi tuỳ theo độ sâu, động thái mực nước ngầm và tính chất vật lý nước của đất. Lượng nước dự trữ trong đất đầu và cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng được xác định theo công thức: hdW cd 100 )(   trong đó: đ đ(c) : độ ẩm đất tính theo % của trọng lượng đất khô kiệt d: dung trọng đất (tấn/m 3 ) h: độ sâu lớp đất tính toán (m) hoặc cũng có thể tính theo công thức:  A AhW 10 4  A: độ rỗng đất tính theo % của thể tích đất 25 đ A : độ ẩm đất tính theo % của độ rỗng đất h: độ sâu lớp đất (m). Trong điều kiện được tưới, độ sâu lớp đất tưới xác định tùy theo sự phân bố của bộ rễ cây trồng, thường lấy bằng độ sâu phân bố của 90% hệ rễ. 2.1.3. Tiêu chuẩn tưới Lượng nước tưới cho cây trồng mỗi lần trên đơn vị diện tích gọi là tiêu chuẩn tưới. Tiêu chuẩn tưới phụ thuộc vào độ ẩm đất ở các thời kỳ sinh trưởng và điều kiện thời tiết khí hậu. Đất trước khi tưới có dự trữ độ ẩm thấp thì tiêu chuẩn tưới lớn và ngược lại, dự trữ độ ẩm cao thì tiêu chuẩn tưới bé. Giới hạn tối đa về tiêu chuẩn tưới được tính theo công thức: m = 100. d. h. (β max - β 0 ) . (m 3 /ha) trong đó: β max : độ chứa ẩm tối đa của đất tính theo % trọng lượng đất khô kiệt β 0 : độ ẩm đất trước khi tưới tính theo % trọng lượng đất khô kiệt d: dung trọng đất , tấn/m 3 h: độ sâu lớp đất tưới, m Tiêu chuẩn tưới còn phụ thuộc vào phương pháp tưới: tưới mưa nhân tạo tiêu chuẩn tưới ít hơn tưới rãnh và tưới dải. Tiêu chuẩn tưới ít nhất được sử dụng trong trường hợp tưới để cải thiện điều kiện tiểu khí hâụ đồng ruộng, làm giảm nhiệt độ và nâng cao độ ẩm không khí. 2.1.4. Thời gian tưới Mỗi loại cây trồng qua từng thời kỳ sinh trưởng yêu cầu một giới hạn độ ẩm thích hợp để thoả mãn nhu cầu nước của chúng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Khi điều kiện tự nhiên không đảm bảo yêu cầu đó thì phải dùng biện pháp tưới nhân tạo để bổ sung thêm lượng nước cần thiết. Do đo, xác định đúng đắn thời gian tưới có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ chế độ tưới hợp lý và là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng và năng suất cây trồng. Để xác định thời gian tưới người ta sử dụng các phương pháp sau: a. Tưới theo độ ẩm đất Phương pháp này dựa trên cơ sở xác định giới hạn độ ẩm đất thích hợp qua từng thời kỳ sinh trưởng, theo dõi định kỳ độ ẩm đất. Nếu khi nào độ ẩm đất giảm xuống dưới mức thích hợp cho từng thời kỳ sinh trưởng thì đó là lúc cần tưới. Cơ sở khoa học của phương pháp này là cây hút nước từ đất nên cần dựa vào khả năng giữ ẩm của đất để dự tính lượng nước cây có thể sử dụng được. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm: chưa chú ý đến trạng thái và yêu cầu nước của bản thân cây trồng trong những điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Khi đất bón nhiều phân hoặc có có nồng độ dung dịch cao, mặc dù đất có đủ độ ẩm thích hợp nhưng khả năng cung cấp nước cho cây trồng bị hạn chế. Mặt khác, trên mỗi loại đất, khả năng dự trữ độ ẩm và cung cấp lượng nước cho cây trồng cũng thay đổi theo tính chất vật lý của chúng, nên giới hạn độ ẩm thích hợp cũng biến đổi, ít nhiều cũng gây khó khăn cho việc xác định giới hạn đó trong những điều kiện khác nhau. 26 b. Tưới theo giai đoạn phát triển của cây trồng ( phương pháp khí hậu sinh học hay lý sinh) Trong những điều kiện khí hậu khác nhau, độ ẩm đất tự nhiên có thể thỏa mãn được nhu cầu nước ở một giới hạn nhất định, có thể ở giai đoạn này cây trồng được cung cấp đầy đủ nước nhưng ở một giai đoạn khác, cây trồng lại thiếu nước và sự cung cấp này của đất tự nhiên phụ thuộc vào từng vùng khí hậu khác nhau. Trên cơ sở thời vụ cây trồng đã xác định và nắm vững điều kiện khí hậu của từng vùng, qua thực tế thí nghiệm đối với từng loại cây trồng, chúng ta có thể tìm được thời gian cần phải tưới, số lần cần phải tưới qua các giai đoạn phát triển của cây trồng. Do sự chi phối của điều kiện khí hậu ở từng vùng khác nhau, cho nên có thể cùng một loại cây trồng mà chế độ tưới và thời gian tưới không giống nhau. không những thế mà ngay trong một vùng khí hậu, hiệu quả của việc xác định thời gian tưới theo giai đoạn phát triển của cây trồng cũng dẫn đến năng suất khác nhau qua các năm. Phương pháp này có ưu điểm dễ dàng sử dụng, có thể phổ biến rộng rãi trong những vùng cùng điều kiện khí hậu. Nhưng có khuyết điểm là chưa chú ý đến độ ẩm đất và tình trạng cây trồng trước khi tưới. Nếu khi các yếu tố khí hậu thay đổi so với quy luật xuất hiện của nó thì hiệu quả của phương paáp này bị hạn chế. c. Phương pháp xác định thời gian tưới theo hình thái bên ngoài của cây Xuất phát từ những công trình nghiên cứu mối liên hệ giữa quang hợp và mức độ cung cấp nước khác nhau, giữa nước và động thái tăng trưởng của cây. Nhiều nhà sinh lý đã đi sâu vào nghiên cứu phương pháp đơn giản để tìm hiểu sự cần nước cho cây trồng với hy vọng sẽ chẩn đoán được thời gian tưới nước dúng đắn và được gọi là phương pháp hình thái học. Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng quá trình sinh trưởng tiến hành rất mạnh mẽ khi ở các cơ quan của tế bào cây bão hòa nước và điều này chỉ xãy ra khi đất có độ ẩm 80 - 100%. Do lượng nước trong cây có quan hệ trực tiếp đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Vì vậy sự biểu hiện mức độ sinh trưởng khác nhau cuả cây trồng trên đồng ruộng có quan hệ với nhu cầu nước của chúng. Do đó, có thể dùng các chỉ tiêu về hình thái bên ngoài của cây như: động thái tăng trưởng chiều cao, động thái ra lá trên thân chính, màu sắc lá để chẩn đoán thời gian cần tưới của cây. Để áp dụng phương pháp này, cần tìm hiểu mối quan hệ giữa động thái sinh trưởng của cây và độ ẩm đất thích hợp để xác định chúng. Khi đã xác định được mối quan hệ giữa độ ẩm đất và động thái sinh trưởng của cây trồng qua các chỉ tiêu trên, có thể sử dụng chúng để chẩn đoán thời gian tưới mà không cần quan trắc các yếu tố khác. Phương pháp này không đòi hỏi phải có những dụng cụ quan sát phức tạp nên dễ áp dụng. Tuy nhiên, nó không thể kịp thời phát hiện được sự thiếu nước của cây. Khi sự thiếu nước đã biểu hiện ra bên ngoài thì ở mức độ nhất định nó gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. d. Phương pháp sinh lý 27 Các chỉ tiêu sinh lý như nồng độ dịch bào, sức hút nước của lá phản ánh rất nhạy bén và đáng tin cậy về nhu cầu nước của cây trồng. Vì vậy, trong những điều kiện đất đai, khí hậu và canh tác khác nhau các chỉ tiêu này đều có liên hệ trực tiếp với chế độ nước của cây và có thể sử dụng chúng để chẩn đoán thời gian cần tưới nước. Trên cơ sở các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp, cần xác định được trị số giới hạn của các chỉ tiêu này ở từng thời kỳ sinh trưởng trong điều kiện cây trồng cho năng suất cao nhất, để làm cơ sở cho việc so sánh với giá trị các chỉ tiêu này quan sát cây trồng trên đồng ruộng được tưới nước. Nếu ở một thời kỳ nào đó, quan sát thấy các chỉ tiêu này trên đồng ruộng đã đến hoặc vượt quá trị số giới hạn đã xác định thì chứng tỏ trong hoàn cảnh đó cây trồng thiếu nước và yêu cầu cần phải tưới. Phương pháp này hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để có thể sử dụng rộng rãi trong sản xuất. 2.1.5. Số lần tưới Số lần tưới trong quá trình sinh trưởng của cây trồng thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu của từng vùng và thời tiết từng mùa vụ. Những năm khô hạn, ít mưa số lần tưới cần nhiều hơn và ngược lại những năm ẩm ướt, đô ẩm đất lớn thì số lần tưới giảm. Tuy vậy, trong những điều kiện nhất định, hiệu quả của tưới nước cũng phụ thuộc vào số lần tưới. - Số lần tưới nhiều không hẳn nâng cao được năng suất cây trồng mà hiệu quả sử dụng nước thấp, hao phí nước nhiều so với tưới ít lần. - Nước tưới chỉ phát huy được tác dụng đối với cây trồng trên cơ sở có sự cung cấp đồng thời và cân đối các yếu tố khác, nhất là dinh dưỡng. - Hiệu quả của nước tưới phụ thuộc vào nhu cầu sinh lý nước qua các thời kỳ dinh dưỡng của cây. Do đó những lần tưới ở các thời kỳ khủng hoảng nước của cây sẽ có tác dụng lớn đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng hơn là những lần tưới khác. Ví dụ: trong điều kiện khô hạn, tưới nước ở thời kỳ lúa trổ bông cho năng suất cao hơn nhiều so với không tưới. Trên cơ sở điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng, từng vụ và đặc điểm sinh lý của từng loại cây trồng để xác định số lần tưới thích hợp đáp ứng được nhu cầu sinh lý nước của cây. 2.1.6. Hệ số tưới thiết kế q (l/s/ha). Lượng nước cung cấp cho cây trồng trong một đơn vị thời gian có nhu cầu tưới lớn nhất trên một đơn vị diện tích được gọi là lưu lượng tưới đặc trưng. Kí hiệu: q(l/s/ha) hay (m 3 /s/ha) Công thức xác định là: t m q .4,86 max  Ta có: Q tk = q tk .S 2.1.7. Chu kỳ tưới Chu kỳ tưới là khoảng thời gian cần thiết giữa hai lần tưới. Chu kỳ tưới dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng. 28 Công thức tính: E m    : chu kỳ tưới (ngày) m: tiêu chuẩn tưới (mm) E: lượng nước bốc hơi mặt lá và khoảng trống (mm/ngày) 2.1.8. Xác định chế độ tưới của cây trồng theo phương pháp cân bằng nước trong đất. Phương pháp cân bằng nước trong đất là phương pháp tính toán giữa lượng nước tự nhiên có khả năng cung cấp cho đất trồng và lượng nước bị tiêu hao đi từ đất trong quá trình sinh trưởng của cây trồng. a. Đối với cây trồng cạn * Tổng lượng nước tưới - Tổng lượng nước tưới = lượng nước cần phải cung cấp cho cây trồng - lượng nước cây trồng lợi dụng được + Lượng nước cần phải cung cấp cho cây trồng: M = E r + W c Trong đó: E r : Lượng nước cần của cây trồng W c : lượng nước cần thiết phải duy trì trên ruộng sau khi thu hoạch. + Lượng nước cây có thể lợi dung được trong quá trình sinh trưởng: h 0 + W đ +W n trong đó: h 0 : lượng mưa hữu ích h)1(h 10 h 0   : hệ số sử dụng nước mưa h: lượng mưa trong thời kỳ sinh trưởng (mm).  : hệ số dòng chảy W đ : lượng nước có sẳn trong đất trong lúc gieo trồng (m 3 /ha).   0 d AH10 W A: độ xốp của đất ( tính theo % thể tích đất). H: chiều sâu tầng đất tưới (mm)  0 : độ ẩm ban đầu của đất tưới ( tính theo % độ xốp) W n : lượng nước do nước mạch cung cấp bằng mao dẫn ( theo Cốtchiacốp) khi nước mạch sâu không quá 2,5m thì lấy khoảng 5- 25% của E. Nếu sâu quá 2,5m thì lấy bằng 0,05E. - Tiêu chuẩn tưới )(AH10 0max i M    (m 3 /ha) Trong đó: M i : mức tưới lần thứ i 29  max : độ ẩm đất lớn nhất thích hợp với cây trồng (tính theo % của độ xốp).  0 : độ ẩm đất luc bắt đầu tưới b. Đối với lúa nước - Tổng lượng nước nước tưới: M = M a +M d (m 3 /ha) Trong đó: M a : lượng nước tưới ngã ải ( kể từ khi bắt đầu đưa nước vào làm đất cho đến khi cấy). M d : lượng nước tưới dưỡng lúa. * Cách tính: + M a : h M M M M M a4a3a2a1aa 10       trong đó: M a1 : lớp nước trữ trên mặt ruộng cần thiết cho việc làm đất(m 3 /ha). M a1 = 10.a a: lớp nước trữ trên mặt ruộng trong thời gian ngã ải (mm). M a2 : lượng bốc hơi mặt nước tự do trong thời gian ngã ải(m 3 /ha). M a2 = 10.e.t 1 e: lượng bốc hơi mặt nước tự do ngày đêm. t 1 : thời gian ngã ải kể từ khi đưa nước vào ruộng đến khi cấy ( ngày đêm). M a3 : nước làm bảo hoà tầng đất mặt ruộng (m 3 /ha) t k M 1 b03a 10   k 0 : hệ số ngấm hút bình quân trong đơn vị thời gian thứ nhất (mm/ngày). T b : thời gian ngấm hút (ngày)  : chỉ số ngấm hút của đất. Ngoài ra M a3 : có thể xác định theo công thức )1(A.H.10 0 3a M   H: chiều dày tầng đất trên mực nước ngầm cần bảo hoà nước (m). A: độ rỗng của đất tính theo % của thể tích đất.  0 : độ ẩm có sẵn trong đất tính theo % độ rỗng. M a4 : lượng nước ngấm ổn định trong thời gian làm ải (m 3 /ha). )( H aH 10 ttKM ba C4a    trong đó: K c : hệ số ngấm ổn định (mm/ngày). H: chiều dày tầng đất trên mực nước ngầm. t b : thời gian bảo hoà lớp đất trên mặt ruộng (ngày) 30              1 1 0 )1(. k t AH b 10.  .h a : lượng mưa được sử dụng trong thời gian làm ải (m 3 /ha). + M d : lượng nước cần đưa vào ruộng từ khi cấy đến khi thu hoạch(m 3 /ha). M d = M d1 + M d2 + M d3 + M d4 - 10.  .h d Trong đó: M d1 : lượng nước ngấm ổn định(m 3 /ha), được xác định theo công thức: t a kM i i e1d H H 10   t i : thời gian tính toán (ngày). k e : hệ số ngấm ổn định trên ruộng lúa H: chiều dày tầng đất trên mực nước ngầm (m) a i : lớp nước mặt ruộng cần phải giữ trong thời gian t i (m). M d2 : lượng nước bốc hơi mặt ruộng trong thời gian t i (m 3 /ha). E M oi i 2d 10    i : hệ số Cácpop trong thời gian t i . E 0i : tổng lượng bốc hơi mặt thoáng tự do trong thời gian t i (mm). M d3 : lượng nước nâng cao lớp nước mặt ruộng trong thời gian t i (m 3 /ha). M d3 =10( a i - a i-1 ) a i : lớp nước mặt ruộng cần phải giữ ở thời gian t i (mm) a i-1 : lớp nước mặt ruộng giữ ở thời gian trước đó (mm). M d4 : lượng nước thay trong thời gian t i (m 3 /ha). Thay nước là để nâng cao hoặc hạ thấp mực nước trên ruộng, là biện pháp để điều hoà lượng nhiệt độ lớp nước ruộng và làm giảm nồng độ chất khoáng của lớp nước trên ruộng. Giả sử trong thời gian t i nào đó, lớp nước mặt ruộng là a i , nhiệt độ ruộng lúa là C 1 , cần hạ nhiệt độ nước xuống C 2 và nhiệt độ nước thay vào là C 3 . - Hình thức 1: giữ nguyên lớp nước trên mặt ruộng là a i , cho lượng nước thay vào là M d4 , nhiệt độ nước ruộng sẽ hạ xuống thành C 2 , sau đó tháo bớt nước ruộng để trở về mức a i tương ứng nhiệt độ C 2 . Theo nguyên lý cân bằng nhiệt ta có thể viết phương trình: M d4 C 2 + 10.a i .C 2 = 10.a i .C 1 + M d4 C 3 Từ đó ta có: C C CC a M 32 21 i4d 10    31 - Hình thức 2: tháo lớp nước mặt ruộng a i xuống đến a 0 nào đó để khi thêm lượng nước nước M d4 vào thì lớp nước mặt ruộng vẫn là a i nhưng nhiệt độ ruộng lúa vẫn thấp hơn hoặc bằng C 2 . Trong trường hợp này phương trình cân bằng nhiệt được viết như sau: 10( a i - a 0 ).C 3 + 10a 0 .C 1 = 10. a i. C 2 Khi đó lượng nước M d4 chính là lớp nước 10( a i - a 0 ) như vậy: C C CC a M 31 21 i4d 10    Nhiệt độ C 1 >C 2 đại lượng C 1 - C 3 > C 2 - C 3 nên hình thức thay nước thứ 2 sẽ tiết kiệm hơn hình thức thay nước thứ nhất. Việc thay nước để giảm nồng độ nước ruộng từ S 1 xuống S 2 bằng nồng độ nước thay là S 3 . Khi đó lượng nước thay là: S S SS a M 31 21 i4d 10    10  h d : lượng mưa sử dụng trong thời kỳ dưỡng lúa. 2.2. Chế độ tưới cho một số cây trồng chính 2.2.1. Chế độ tưới nước cho lúa Lúa là cây trồng ưa nước. Lịch sử trồng lúa của các nước trên thế giới đều cho thấy rằng sự phát triển diện tích lúa gắn liền với quá trình mở rộng và xây dựng hệ thống tưới tiêu nước. Trên thực tế hầu hết diện tích trên thế giới đều áp dụng phương pháp tưới ngập. Đó là biểu hiện đặc thù nhất của cây lúa so với cây trồng khác. Vì vậy, chế độ tưới nước là một khâu quan trọng của kỹ thuật trồng lúa. Cũng chính vì vậy mà nhiều vùng không đủ nguồn nước để mở rộng diện tích trồng lúa mặc dầu các điều kiện khác vẫn thuận lợi. Qua nghiên cứu của rất nhiều tác giả, đã đi đên kết luận: lúa trồng trong điều kiện đất khô hoặc ẩm ướt rõ ràng sự hấp thụ chất dinh dưỡng và năng suất không tốt bằng trong điều kiện tưới ngập. Điều này cũng giải thích tại sao 85% diện tích trồng lúa trên thế giới được tưới ngập. Nhưng trong điều kiện tưới ngập không phải lúc nào cũng có thể tìm được mối quan hệ xác định giữa độ sâu lớp nước và năng suất. Thường độ sâu lớp nước thích hợp ở cây lúa thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật nông nghiệp. Về tưới ngập, tuỳ theo từng vùng mà sử dụng các hình thức sau: - Thường xuyên tưới ngập một lớp nước trên đồng ruộng trong suốt quá trình sinh trưởng của lúa. Hình thức này được sử dụng từ cổ xưa ở những nước trồng lúa lâu đời trên thế giới. - Ngập liên tục một thời gian từ thời kỳ mạ đến lúc chín sữa hay từ khi lúa đẻ nhánh đến chín sáp. Hình thức này được sử dụng ở những vùng thiếu nguồn nước tưới. Một số vùng do điều kiện khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều và chưa có hệ thống tưới nhân tạo thì lúa được tưới theo chế độ ẩm tự nhiên. a. Chế độ tưới cho lúa cấy 32 - Thời kỳ mạ Mạ có phẩm chất tốt sẽ tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Thời gian sinh trưởng của mạ không dài nhưng cần được chăm sóc đúng kỹ thuật mới có chất lượng tốt. Chế độ tưới nước cho mạ phải xuất phát từ đặc điểm sinh lý và điều kiện sinh sống của mạ trong những mùa vụ khác nhau mà thay đổi, đảm bảo điều khiển mạ có chất lượng tốt. Cây mạ từ khi gieo đến có 3 lá chủ yếu sử dụng các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt lúa để xây dựng nên cơ thể của mình, chuẩn bị cho giai đoạn tự dưỡng về sau. Điều kiện cần thiết nhất cho sự sinh trưởng của mạ ở thời kỳ này là nhiệt độ, độ ẩm và ôxi. Có đủ 3 yếu tố này thì mạ có khả năng tận dụng tốt các chất dự trữ trong hạt lúa. Vì vậy, chế độ tưới trong thời kỳ này phải tạo điều kiện để cung cấp tốt các yếu tố đó. Muốn thế, phải gieo thành líp và cần giữ mặt líp ẩm ướt bằng cách giữ nước ngập trong các rãnh, mặt líp mạ ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để đất giữ nhiệt tốt, biên độ nhiệt độ đất ngày đêm ít chênh lệch, đất thoáng khí, đủ hàm lượng ôxi cần thiết cho sự hô hấp của bộ rễ. Đất ẩm ướt cũng là điều kiện để cung cấp kịp thời nhu cầu nước cho mạ khi khả năng hút nước của bộ rễ còn yếu. Ruộng mạ bị ngập nước trong thời gian này sẽ làm cho bộ rễ phát triển kém và mạ bị yếu, không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn sau. Tuy vậy, tuỳ theo sự biến đổi của thời tiết mà chế độ nước có thể bị thay đổi để giúp cho mạ chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Từ khi mạ có 3 lá thật trở về sau: cần giữ bảo hoà nước hay có một lớp nước nông 2 - 3 cm để đất nhuyễn, bộ rễ lúa dễ phát triển và hút thức ăn thuận lợi. Khi mạ đã được 5 - 6 lá thì tuỳ tình hình sinh trưởng của chúng và điều kiện thời tiết trong từng vụ mà có biện pháp tưới nước khác nhau để nâng cao phẩm chất mạ. + Đối với mạ chiêm: nếu gặp nhiệt độ cao, mạ sinh trưởng nhanh dễ dẫn đến hiện tượng mạ già, ống vì vậy lúc này cần rút nước trong ruộng mạ để khống chế sự sinh trưởng phát triển của chúng. Hiện tượng thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự hút dinh dưỡng của bộ rễ, sinh trưởng bị đình trệ, cây tích luỹ nhiều hydrat carbon làm cho mạ cứng cây, đanh dãnh, phẩm chất tốt. + Đối với mạ mùa: cũng có thể sử dụng biện pháp rút nước. Khi mạ có hiện tượng bị lốp hoặc dinh dưỡng quá mạnh. + Đối với mạ xuân: thường là giống có năng suất cao, rất mẫn cảm với nước, sau khi mạ được 3 lá nên giữ một lớp nước 2 -3cm trên mặt ruộng để mạ sinh trưởng nhanh về chiều cao và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển trên lớp đất màu, không gây khó khăn cho công việc nhỗ mạ. - Thời kỳ cây đẻ nhánh Đây là thời kỳ quyết định số bông trên đơn vị diện tích nhiều hay ít, chi phối đến năng suất lúa sau này. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để lúa đẻ sớm và có tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu cao là yêu cầu của kỹ thuật thâm canh lúa. Mức tưới ngập khác nhau trong thời kỳ này có ảnh hưởng lớn đến quá trình đẻ nhánh. Nhưng cả 3 vụ, mức tưới từ 5 -10cm là có lợi nhất cho lúa đẻ nhánh và đạt dãnh hữu hiệu cao. Không có lớp nước ngập hoặc mức nước sâu hơn đều hạn chế khả năng đẻ nhánh và thành bông về sau. 33 + Đối với vụ chiêm và vụ xuân: tưới mức nước nông tốt hơn mức nước sâu. Ở những ngày nhiệt độ thấp cần giữ một lớp nước từ 5 -10cm để tăng cường khả năng chịu rét cho lúa. + Trong vụ mùa: mức tưới 10cm có chiều hướng tốt hơn so với các mức tưới khác. Nguyên nhân là do điều kiện nhiệt độ và ánh sáng. Vụ mùa thường gặp lúc nhiệt độ không khí cao làm cho nhiệt độ đất vùng rễ cao, vượt quá phạm vi nhiệt độ giới hạn sinh lý nên đã ức chế quá trình hút dinh dưỡng và sinh trưởng của lúa. Ngược lại khi lớp nước sâu quá 15cm lại làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào gốc lúa, làm cho khả năng đẻ nhánh bị đình trệ. Mặt khác, ở mức tưới nông, độ dẫn điện của đất ở vùng rễ và vùng ngoài chênh lệch nhau ít hơn nên sự cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tương đối thuận lợi hơn ở mức nước sâu. Nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu thì ảnh hưởng xấu của mức tưới sâu đến quá trình đẻ nhánh càng biểu hiện rõ. Chính vì thế mà trong vụ chiêm, vụ xuân với mức nước tưới từ 10cm trở lên đều làm giảm sức đẻ nhánh và dãnh hữu hiệu. - Thời kỳ cuối đẻ nhánh đến phân hoá đồng: Gần đây, trong kỹ thuật trồng lúa ở nhiều nước trên thế giới và nước ta đã chú ý đến vấn đề dùng nước để điều tiết sự sinh trưởng, phát triển của lúa. Qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ( Trần Hoa Niên - Trung Quốc, Zamagiu- Nhật Bản. . .) thì rút nước phơi ruộng ở cuối thời kỳ đẻ nhánh và trước lúc phân hoá đồng lúa sẽ cho năng suất cao hơn, trọng lượng hạt cũng tăng lên. Rút nước phơi ruộng có các tác dụng sau: + Rút nước phơi ruộng dẫn đến cây lúa bị thiếu nước, các hoạt động sinh lý, trao đổi chất cũng như sinh trưởng thân lá, đẽ nhánh đều bị kìm hãm so với lúa không bị rút nước. Thời gian rút nước càng dài, sự thiếu hụt nước bảo hoà càng lớn, mức độ bị kìm hãm càng mạnh. + Trên ruộng bón nhiều phân hữu cơ hoặc ruộng giàu mùn, bị ngập nước thường xuyên, rút nước phơi ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình phân giải các chất hữu cơ của vi sinh vật háo khí. Sau khi ngập nước trở lại, đất trở nên giàu thức ăn dễ tiêu để cung cấp cho cây lúa ở thời kỳ làm đồng, trổ bông. Vì vậy, có thể xem rút nước phơi ruộng trên những chân ruộng này là một biện pháp bón thúc đòng cho lúa. Từ đó cho thấy biện pháp rút nước phơi ruộng ở cuối thời kỳ đẻ nhánh đến phân hoá đồng chỉ nên áp dụng trong các trường hợp sau: + Trên các chân ruộng trũng, nhiều chất hữu cơ hoặc bón nhiều phân chuồng, thường không chủ động khống chế được mực nước tưới. Ruộng bị ngập nước sâu từ 10 -20 cm trở lên. + Trên các chân ruộng lúa sinh trưởng quá tốt có chiều hướng bị lốp ( do bón nhiều đạm), sinh trưởng lấn át phát dục có thể dẫn đến làm bông, làm hạt kém hoặc bị các loại nấm bệnh xâm nhập phá hại nghiêm trọng như: đạo ôn, bạc lá, khô đầu lá. . .trong những trường hợp mức độ nguy hại lớn nếu cần thiết có thể phải rút nước ở cả những thời kỳ quan trọng khác. Ngoài những trường hợp trên thì không nên rút nước phơi ruộng, nhất là đối với các giống lúa có năng suất cao, chịu phân và có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn. - Thời kỳ làm đồng đến trổ bông [...]... trưởng Khoảng cách tưới (ngày) Mức tưới Lít/ gốc m3/ ha 1 Nảy mầm - đội mủ 1 2 5–6 50 - 60 2 Có lá sò 2 3 8 - 10 80 - 100 3-4 1+3 cặp lá thật 3–4 12 - 16 120 - 160 5 -6 Có 4 cặp lá thật trở lên 4–5 18 - 20 180 - 20 0 Nếu tưới bằng hệ thống phun mưa thì mức tưới cần tăng thêm 10 -1 5% so với trị số mức tưới ở bảng trên để bù vào lượng hao nước khi tưới Vì thế cần dùng vòi phun có tia ngắn, áp lực phun thấp,... hàng từ 1,3 - 1,5 m sau khi vun gốc giữa các hàng mía hình thành những rãnh sâu, rộng sử dụng làm rãnh tưới rất tốt Nước tưới dẫn vào ngập 2/ 3 rãnh và để nước từ từ thấm đều vào đất Lượng nước tưới mỗi lần 400 - 500m 3 /ha, sau 20 ngày nếu trời không mưa thì tưới lần 2 - Thời kỳ chín: yêu cầu nước giảm dần, độ ẩm đất thích hợp khoảng 50 - 60% Thời kỳ này không cần phải tưới 2. 2.5 Chế độ tưới cho các... Theo nghiên cứu của Bộ môn Thủy nông trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: khi tưới lớp nước sâu có khả năng hạn chế sự đẽ nhánh vô hiệu + Lớp nước 10 -1 5 cm đến 20 -2 5cm, lúa mùa trổ bông sớm hơn 2 -3 ngày và thời gian trổ bông cũng rút ngắn được 2 -3 ngày so với lớp nước tưới nông hơn + Lúa chiêm, xuân khi mức tưới sâu 22 -2 5cm thời gian trổ bông lại kéo dài hơn Nguyên nhân của hiện tượng này có thể... tưới mỗi gốc cà phê từ 30 lít / cây (năm thứ 2) – 50 lít/cây (năm thứ 3) cho một lần tưới Số lần tưới từ 5 - 6 lần, mỗi lần cách nhau 20 ngày Nếu có trồng xen hoa màu giữa các hàng cà phê, sử dụng phương pháp tưới phun để tưới Với số lần tưới là 4 - 6 lần, khoảng cáh tưới từ 10 -1 5 ngày và mức tưới mỗi lần là 400 - 500 m3/ha trong mùa khô c Giai đoạn kinh doanh Giai đoạn này tính từ khi cà phê cho... phẩm chất tốt Độ ẩm đất 70 - 80% mía đẻ sớm và sức đẻ nhánh cao, độ ẩm 90 - 100% mía đẻ chậm, độ ẩm đất 40 50% không thuận lợi cho mía đẻ nhánh Khi độ ẩm < 70% tiến hành tưới Mức tưới 400 500m 3/ha Sử dụng phương pháp tưới rãnh xen kẽ giữa các hàng mía Nên tưới sau khi đã bón thúc để phát huy hiệu lực của phân bón Nếu sau khi tưới 20 ngày mà không có mưa có thể tưới lần thứ 2 39 - Thời kỳ mía làm đốt,... độ tưới nước như sau: - Sau khi trồng cần tưới nước ngay để đảm bảo bắp cải sớm hồi xanh, bén rễ và cứ cách 10 - 12 ngày sau lại tưới lần 2, lần 3 Lượng nước tưới tăng dần theo sự sinh trưởng của thân lá kể từ lúc trồng cho đến lúc bắt đầu cuộn bắp Trong thời kỳ này lượng nước tưới góp phần quyết định sự phát triển diện tích lá Ở thời kỳ này có thể tưới lần thứ nhất 25 0 - 300m3/ha và những lần tưới. .. - 2 đều sinh trưởng trong thời tiết hanh khô, ít mưa Giai đoạn phát triển thân lá, độ ẩm đất tự nhiên còn tương đối cao, chỉ cần tưới 1 - 2 lần sau khi trồng 15 - 20 ngày, kết hợp tưới nước, bón phân và vun gốc Giai đoạn ra hoa, phát triển quả và quả chín cần đảm bảo độ ẩm đất không thấp hơn 70% Vì vậy, cần tưới cho cà chua một lần khi xuất hiện chùm hoa đầu tiên, sau 20 ngày thì tưới lần thứ hai -. .. phê mới trồng, phải tưới cho mỗi gốc 20 - 30 lít nước Nếu hạn kéo dài như Tây Nguyên thì phải tưới liên tục 4 - 5 lần với lượng nước như trên cho tới khi cây bén rễ, phát triển lá mới - Đối với cà phê đang ở thời kì chăm sóc kiến thiết cơ bản thì cần kết hợp các biện pháp giữ ẩm, chống hạn cho cây Với phương pháp tưới gốc thì lượng nước tưới mỗi gốc cà phê từ 30 lít / cây (năm thứ 2) – 50 lít/cây (năm... có gió tây nam 41 Tưới nước cho cà chua nên áp dụng phương pháp tưới rãnh, mỗi lần từ 20 0 25 0m /ha, đảm bảo sau khi tưới độ ẩm trung bình trong lớp đất 0 - 30cm đạt đến độ ẩm 90 - 95% 2. 2.6 Chế độ tưới nước cho cây bông Bông vải là loại cây rất "háo" nước, nhất là trong giai đoạn đơm hoa kết trái Thực tế cho thấy, nơi nào chủ động được nguồn nước tưới thì năng suất bông sẽ rất cao Cho nên vấn đề thủy... gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở) so với đối chứng Áp dụng các biện pháp kỹ thuật có tác dụng tiết kiệm nước tưới cho cây bông đã tiết kiệm được lượng nước tưới từ 3 .21 1 đến 3. 425 m3 nước tưới/ ha, tương ứng 32, 25 % đến 47,71% so với đối chứng Trong đó công thức tưới nhỏ giọt có khả năng tiết kiệm lượng nước tưới cao nhất, với 3 425 ,5 m3 nước/ha/vụ tương ứng 47,71% Việc phủ màng PE và phủ rơm đã có . lớp đất tưới, m Tiêu chuẩn tưới còn phụ thuộc vào phương pháp tưới: tưới mưa nhân tạo tiêu chuẩn tưới ít hơn tưới rãnh và tưới dải. Tiêu chuẩn tưới ít nhất được sử dụng trong trường hợp tưới. các biện pháp kỹ thuật khác. Chế độ tưới của cây trồng bao gồm việc xác định chính xác những nội dung sau: tổng lượng nước tưới, thời gian tưới, tiêu chuẩn tưới và số lần tưới. 2. 1 .2. Tổng. kỳ tưới (ngày) m: tiêu chuẩn tưới (mm) E: lượng nước bốc hơi mặt lá và khoảng trống (mm/ngày) 2. 1.8. Xác định chế độ tưới của cây trồng theo phương pháp cân bằng nước trong đất. Phương pháp

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN