1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN pptx

7 797 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 354,16 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM VỀ VÒNG TUẦN HOÀN Về chức năng trong cơ thể có 2 vòng tuần hoàn chính: - Máu từ tâm thất trái đẩy qua hệ thống động mạch chủ đi nuôi dưỡng cho các tổ chức cơ quan; rồi được dẫ

Trang 1

ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN

1 TUẦN HOÀN MÁU NÓI CHUNG

1.1 Hệ máu đỏ

- Tim là một tạng có nhiệm vụ co bóp vừa đẩy máu vào các động mạch và hút máu từ các tĩnh mạch trở về

- Hệ động mạch: dẫn máu từ tim đến các cơ quan và tổ chức Gồm có động mạch chủ, động mạch phổi, động mạch vành, chúng có đặc điểm như sau:

+ Thành rất dày

+ Có nhiều tổ chức chun

+ Máu màu đỏ tươi, nhiều O2 (trừ động mạch phổi)

- Hệ tĩnh mạch: dẫn máu từ cơ quan và tổ chức về tim Gồm có tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch vành, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch gánh, chúng có các đặc điểm như sau:

+ Thành mạch rất mỏng

+ Trong lòng tĩnh mạch có các van (trừ tĩnh mạch gánh)

+ Máu màu tím có nhiều CO2 (trừ tĩnh mạch phổi)

- Hệ mao mạch: là những mạch máu rất nhỏ, nằm trong tổ chức của các cơ quan,

là cầu nối giữa hệ động mạch và hệ tĩnh mạch Thành của mao mạch rất mỏng để cho các chất đi vào các cơ quan, đồng thời các chất thải bỏ từ cơ quan đi vào lòng mạch

1 Ống thu bạch huyết

2 Tĩnh mạch chủ trên

3 Tĩnh mạch chủ dưới

4 Ống ngực

5 Gan

6 Tĩnh mạnh cửa

7 Lách

8 Tuyến tụy

9 Mạch bạch huyết

10 Ruột

11 Mạch bạch huyết

Hình 1.18 Tuần hoàn tĩnh mạch chủ và hệ bạch huyết

1.2 Hệ bạch huyết (máu trắng)

Gồm các hạch bạch huyết, các ống dẫn bạch huyết (hay mạch bạch huyết) Hệ

bạch huyết có chức năng tăng cường cho hệ tĩnh mạch cũng mang dưỡng chấp về tim,

Trang 2

đồng thời còn là nơi sản xuất ra các tân bào

2 KHÁI NIỆM VỀ VÒNG TUẦN HOÀN

Về chức năng trong cơ thể có 2 vòng tuần hoàn chính:

- Máu từ tâm thất trái đẩy qua hệ thống động mạch chủ đi nuôi dưỡng cho các tổ chức cơ quan; rồi được dẫn về tim theo hệ thống tĩnh mạch chủ trên, hệ thống tĩnh mạch chủ dưới, đổ về tâm nhĩ phải gọi là vòng đại tuần hoàn

- Máu từ tâm thất phải được đẩy qua động mạch phổi, lên phổi để trao đổi khí rồi theo các tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái gọi là vòng tiểu tuần hoàn Ngoài 2 vòng tuần hoàn trên, riêng hệ mạch máu nuôi dưỡng cho quả tim có cấu tạo đặc biệt gọi là vòng tuần hoàn vành của tim hay vòng tuần hoàn thứ ba của cơ thể

Vì có hệ mao mạch nên thực chất tuần hoàn chỉ có một vòng khép kín

3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TIM PHÔI THAI VÀ CÁC MẠCH MÁU LỚN

Tim lúc nguyên thuỷ bao gồm có 2 mầm đứng dọc ở phía trước cổ của bào thai (được lá thanh mạc bọc xung quanh nối nó với ống tiêu hoá, sau này tạo thành một mạc treo) Trong quá trình trở thành quả tim hoàn chỉnh có 3 hiện tượng lớn xảy ra

- Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy

- Sự chia đôi của ống tim nguyên thủy

- Sự hình thành các buồng tim và các van tim

3.1 Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy

Ống tim nguyên thủy phát triển để trở thành tim, quá trình này xảy ra trong một xoang ngắn cho nên nó có hiện tượng gấp khúc, thay đổi về kích thước và phân đoạn,

có các chỗ phình và các chỗ hẹp

3.1.1 Các chỗ phình

Lần lượt từ trên xuống gồm có:

- Hành động mạch là phần đầu của các thân động mạch lớn đi từ tim ra, sau này phát triển thành động mạch chủ và động mạch phổi

- Tâm thất nguyên thủy, sau này phát triển thành tâm thất

- Tâm nhĩ nguyên thủy, sau này phát triển thành các tâm nhĩ

- Xoang tĩnh mạch sau này phát triển các tĩnh mạch lớn

3.1.2 Các chỗ hẹp

Cũng lần lượt từ trên xuống có:

- Eo Hale (Haller), nằm giữa hành động mạch và tâm thất nguyên thủy

- Lỗ nhĩ thất nguyên thuỷ nằm giữa tâm thất nguyên thuỷ và tâm nhĩ nguyên thủy

Trang 3

- Chỗ thắt giữa tâm nhĩ nguyên thủy và xoang tĩnh mạch

Tim vì phát triển trong một xoang ngắn, nên phải gấp khúc lại Khi gấp khúc thì

phần dưới của ống tim (bao gồm xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ nguyên thủy) bị đẩy lên trên ra sau, còn phần trên (gồm hành động mạch và tâm thất nguyên thủy) bị đẩy ra

trước và xuống dưới Do vậy khi tim hoàn chỉnh, phía trước gồm có tâm thất ở dưới, các động mạch lớn ở trên, phía sau gồm có các thân tĩnh mạch lớn và các tâm nhĩ, đồng thời ở các tâm nhĩ có một phần phát triển nhô ra trước tạo thành 2 tiểu nhĩ ở hai bên hành động mạch

3.2 Sự chia đôi ống tim nguyên thủy

Tim Phôi thai chỉ là một ống Ống này được chia làm 2 nửa, do sự chia đôi của lỗ nhĩ thất, sự hình thành các vách liên nhĩ, liên thất và vách liên chủ phổi

3.2.1 Sự chia đôi của lỗ nhĩ thất

Lỗ nhĩ thất nguyên thủy lúc đầu chỉ là một khe hẹp kéo dài, có 2 bờ trên dưới, đến tuần thứ 3 hay thứ 4 của bào thai thì phần giữa của khe này bắt đầu thắt hẹp lại, 2

bờ của khe phát triển xích lại gần nhau rồi dính chặt vào nhau tạo thành một vách trung gian và chia lỗ nhĩ thất nguyên thủy thành 2 lỗ phải và trái

1 Nụ động mạch

2 Tâm thất

3 Tâm nhĩ

4 Thân động mạch

5 Hành động mạch

6 Xoang tĩnh mạch

7 Tĩnh mạch chủ trên

8 Tĩnh mạch chủ dưới

9 Thân động mạch phổi

10 Động mạch chủ

A Các ống nội tim

B Ống tim nguyên thủy

C Sự gấp khúc của ống tim

nguyên thuỷ

D E Sự hình thành và phân

chia hành động mạch

F Tim trưởng thành

Hình 1.29 Sơ đồ phát triển phôi thai của tim

3.2.2 Sự tạo thành vách liên nhĩ

Ở thành tâm nhĩ nguyên thủy có 2 vách đứng dọc

- Vách tiền phát (ở bên trái) được tách ra từ thành sau trên của tâm nhĩ rồi phát

triển ra trước và xuống dưới Ở phía dưới tới dính vào vách trung gian, còn ở phía trước thì tiến tới gần thành trước của tâm nhĩ thì dừng lại không dính vào thành này

- Vách thứ phát (ở bên phải) tách ra từ thành trước trên của tâm nhĩ, đối diện với

Trang 4

vách tiên phát

Cả 2 vách trên phát triển tiến lại gần nhau nhưng không dính hẳn vào nhau mà chỉ áp vào nhau để lại một khe Vì vậy trong thời kỳ bào thai máu của tâm nhĩ phải có

áp lực cao hơn lách qua khe giữa 2 vách này sang tâm nhĩ trái

Khi thai nhi ra đời phổi bắt đầu thở, máu ở tâm nhĩ trái có áp lực bằng tâm nhĩ phải và hai vách trên áp sát nhau, dính chặt vào nhau Lúc đó 2 tâm nhĩ mới được ngăn cách nhau hoàn toàn và chỉ để lại một di tích là hố bầu dục

3.2.3 Sự hình thành vách liên thất

Phần lớn vách liên thất được tạo nên bởi một vách tách ở thành sau dưới của tâm thất nguyên thủy gọi là vách dưới Vách dưới bắt đầu từ mỏm tim tiến dần lên trên để dính vào vách trung gian nhưng đường dính hơi lệch sang phải so với đường dính của vách tiền phát, cho nên có một phần vách trung gian nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất trái Vách dưới dừng lại ở gần lỗ thông của tâm thất với hành động mạch, nên hai tâm thất ở phía trên sẽ được vách liên chủ phổi ngăn cách và bổ xung cho vách dưới

3.2.4 Sự hình thành vách liên chủ phổi và các cung động mạch lớn

Hành động mạch từ tâm thất nguyên thủy đi ra được một đoạn thì chia làm 2 nửa bởi vách liên chủ phổi, vách này xuất phát từ trên phát triển xuống dưới rồi dính vào

bờ trên của vách dưới Vì vậy vách liên thất bao gồm có 2 phần: phần trên là màng, phần dưới là cơ

Vách liên chủ phổi chia hành động mạch làm 2 nửa: nửa ở trước là động mạch phối, nửa sau là động mạch chủ Từ đó hai hệ thống động mạch chủ và động mạch phổi được hình thành Nhưng trong thời kỳ bào thai do phổi chưa hoạt động nên phần lớn máu vẫn từ hệ thống động mạch phổi qua một ống thông động mạch (ống Bôtal)

để sang động mạch chủ Sau khi thai nhi ra đời ống thông động mạch teo đi để lại một dây chằng động mạch Nếu còn ống Bôtal sẽ sinh ra bệnh thông động mạch

3.3 Sự hình thành các buồng tim và các van tim

3.3.1 Sự hình thành các tâm nhĩ

Sau khi vách liên nhĩ được hình thành thì tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái được ngăn cách nhau và phát triển phình to ra, các xoang tĩnh mạch cũng phình to ra để tạo nên một phần thành của các tâm nhĩ Các thân tĩnh mạch lớn lúc đầu đổ chung vào một xoang tĩnh mạch thì bây giờ được đổ thẳng vào các tâm nhĩ bởi các lỗ riêng biệt Hai tĩnh mạch chủ trên, chủ dưới đổ vào tâm nhĩ phải, còn bốn tĩnh mạch phổi sẽ đổ vào tâm nhĩ trái

3.3.2 Sự hình thành các tâm thất

Lúc đầu các tâm thất được cấu tạo bởi các sợi cơ nối với nhau một cách thưa thớt, nên trong toàn bộ tâm thất như một thể xốp gồm nhiều hốc, khoang tâm thất thông với các hốc đó nên lớp nội tâm mạc phủ xoang tim cũng phủ luôn cả các hốc đó Trong quá trình phát triển các sợi cơ ở phía ngoài phát triển tăng lên nhanh chóng, dầy

Trang 5

xít lại với nhau, tạo nên các thành của tâm thất Còn các sợi cơ ở phía trong thì teo đi tạo nên các trụ cơ, cầu cơ, gờ cơ và các dây chằng van tim

3.3.3 Sự hình thành các van tim

Có hai loại van tim:

- Các van nhĩ thất: lỗ nhĩ thất bên phải có van 3 lá, ở lỗ như thất bên trái có van 2

lá Các lá van ở phía trong được tạo nên một phần bởi vách trung gian, còn các lá van khác do lớp cơ tim trong cùng bị thoái hoá tạo nên, ở bề mặt ở các lá van tim đều được bao phủ một lớp nội mạc và có các dây chằng van tim bám vào

- Các van động mạch: lúc đầu ở hành động mạch có 4 lá van hình tổ chim (một lá trước, 2 lá bên và một lá sau) Khi vách liên chủ phổi phát triển chia đôi hành động

mạch thì nó chia đôi luôn cả 2 lá bên tạo thành 6 lá van, do đó ở mỗi lỗ động mạch đều

có 3 lá van hình tổ chim hay van Σ (sigma) giống nhau

Lỗ động mạch phổi có 3 lá van, một lá van trước, 2 lá sau bên Lỗ động mạch chủ có một lá sau, hai lá trước bên giống nhau

4 VÒNG TUẦN HOÀN THAI NHI

4.1 Tuần hoàn thai nhi

Trong suốt thời gian ở trong bụng mẹ, sự dinh dưỡng của thai nhi đều do các chất lấy từ máu của người mẹ Nói một cách khác: tuần hoàn thai nhi gắn chặt với tuần hoàn của rau thai

Kể từ cuối tháng thứ 2 máu trong hệ thống mao mạch của các tua rau chứa dầy

máu chất dinh dưỡng và ôxy trở về thai nhi theo tĩnh mạch rốn của thai (máu đỏ) khi tĩnh mạch rốn tới gần tĩnh mạch chủ dưới máu đỏ có một phần qua ống tĩnh mạch (ống Arantius), một phần qua tĩnh mạch cửa vào gan rồi qua các tĩnh mạch trên gan để cùng

đổ vào tĩnh mạch chủ dưới

Từ đó máu đỏ của tĩnh mạch rốn bị trộn lẫn với máu đen của hệ tĩnh mạch chủ dưới rồi đổ vào tâm nhĩ phải Ở đây máu từ tâm nhĩ phải phần lớn lách qua lỗ Bôtal sang tâm nhĩ trái, rồi xuống tâm thất trái, rồi đẩy vào hệ thống động mạch chủ đi nuôi dưỡng cho cơ thể thai nhi Còn một phần máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải rồi đẩy lên qua phổi qua động mạch phổi Nhưng do phổi chưa hoạt động nên chỉ có một phần nhỏ máu lên nuôi dưỡng cho phổi Còn phần lớn máu qua ống thông động mạch sang hệ động mạch chủ để cùng đi nuôi dưỡng cho các cơ quan của thai nhi

Cuối cùng theo 2 động mạch rốn của thai nhi tới trao đổi chất ở rau thai, rồi lại được theo tĩnh mạch rốn trở về thai nhi Quá trình trên lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là vòng tuần hoàn thai nhi hay tuần hoàn rau thai

Qua đó ta thấy tuần hoàn thai nhi có 3 đặc điểm: phần lớn máu pha trộn, vòng tiểu tuần hoàn chưa hoạt động do một số cấu tạo của tim chưa hoàn chỉnh, tuần hoàn thai nhi gắn chặt với rau thai

Trang 6

1 Ống thông động mạch

2 Động mạch chủ trong

3 Động mạch chủ ngoài

4 Dây rốn

5 Tĩnh mạch gánh

6 Ống TM Arantius

7 Tĩnh mạch trên gan

8 Lỗ tĩnh mạch chủ dưới

9 Lỗ tĩnh mạch chủ trên

10 Lỗ tĩnh mạch phải

11 Tĩnh mạch chủ trên

12 Động mạch phổi

Hình 1.30 Sơ đồ vòng tuần hoàn thai nhi

4.2 Sự biến đổi của tuần hoàn thai nhi

Khi thai nhi ra đời là một bước nhảy vọt, thay đổi hẳn môi trường và tiếng khóc đầu tiên của đứa trẻ chính là cơ quan hô hấp đã hoạt động, các mạch máu ở phổi được

dãn ra và chứa đầy máu, tuần hoàn rau thai được chấm dứt (cắt rốn) chuyển sang tuần

hoàn vĩnh viễn

Sau một thời gian, ống thông động mạch xẹp xuống và tịt lại (8-10 ngày) 2 động mạch rốn teo sớm hơn (sau 2-3 ngày), tĩnh mạch rốn teo sau 7-8 ngày

Đồng thời máu từ các tĩnh mạch phổi được đổ về tâm nhĩ trái làm cân bằng áp lực 2 tâm nhĩ 2 vách tiên phát, vách thứ phát ép dính chặt vào nhau, bịt kín hẳn lỗ

thông Bôtal (Chậm hơn so với ống thông động mạch) Hai tâm nhĩ mới được ngăn

cách nhau hoàn toàn

4.3 Giải thích một số bệnh tim bẩm sinh

Nếu quá trình biến đổi trên xảy ra không bình thường sẽ để lại các di chứng:

- Bệnh thông liên nhĩ (bệnh Bôtal): khi 2 vách tiền phát và thứ phát không phát

triển tới sát nhau và không dính vào nhau thì khi đứa trẻ ra đời còn một lỗ thông giữa 2 tâm nhĩ

- Bệnh hẹp động mạch phổi: do vách liên chủ phổi chia hành động mạch không đều Thường động mạch phổi bị hẹp

- Bệnh thông liên thất (bệnh Roger): do vách dưới không phát triển tới sát vách

trung gian hay do vách liên chủ phổi không phát triển xuống tới tận bờ trên vách dưới,

Trang 7

nên để lại một lỗ thông giữa 2 tâm thất (lỗ thông ở phần màng)

- Bệnh còn ống động mạch: ống Botal teo đi sau khi trẻ ra đời 8-10 ngày, nhưng

vì lý do nào đó ống không teo để lại một ống thông giữa 2 động mạch chủ và động mạch phổi

- Các bệnh phối hợp:

+ Tam chứng Fallot: gồm thông liên nhĩ, hẹp động mạch phổi, tâm thất phải to + Tứ chứng Fallot: gồm 3 dị dạng trên cộng thêm động mạch chủ nằm ở giữa

vách liên thất

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.29. Sơ đồ phát triển phôi thai của tim - ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN pptx
Hình 1.29. Sơ đồ phát triển phôi thai của tim (Trang 3)
Hình 1.30. Sơ đồ vòng tuần hoàn thai nhi - ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN pptx
Hình 1.30. Sơ đồ vòng tuần hoàn thai nhi (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w