Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
337,52 KB
Nội dung
5.1. TIMVÀHỆ THỐNG MẠCH MÁU Gồm các nội dung : 5.1.1. Cấu tạo của tim a/. Cấu tạo ngoài b/. Cấu tạo trong 5.1.2. Cấu tạo hệ thống mạch máu 5.1.1. Cấu tạo của tim a/. Cấu tạo ngoài Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi lệch về trái, ứng với khoảng sụn sườn 3 - 6. Tim hình chóp nón, đáy ở trên, đỉnh ở dưới, nặng khoảng 250 – 300 gam (0,5% trọng lượng cơ thể, hay bằng một nắm tay của chính người đó). Tim được bao bọc trong một bao liên kết (gọi là lá tạng), được cố định trong lồng ngực nhờ dây chằng nối tim vào cột sống. Giữa timvà màng liên kết làm thành ổ tim chứa chất dịch, do màng trong của tim tiết ra, giúp tim hoạt động dễ dàng. Tim có 2 mặt (trước, sau), 3 bờ (trên, trái, phải). + Mặt trước tim: Có một rãnh dọc, gọi là rãnh liên thất trước.Trong rãnh này có động mạch vành tim trái, cung cấp máu cho cơ tim; một rãnh ngang nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, gọi là rãnh nhĩ - thất. Trong rãnh này có động mạch vành tim phải. + Mặt sau tim: Có một rãnh liên thất sau (và một phần của rãnh vành tim); một rãnh liên nhĩ. Ở tâm nhĩ phải có chỗ đổ vào tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ trên. Ở tâm nhĩ trái có chỗ đổ vào của 4 tĩnh mạch phổi. b/. Cấu tạo trong Tim được cấu tạo bởi mô cơ tim, đó là một túi cơ rỗng, có vách ngăn chia thành 2 nửa riêng biệt là nửa trái và nửa phải. Mỗi nửa tim lại có 2 ngăn: ngăn trên là tâm nhĩ, ngăn dưới là tâm thất. Nửa phải chứa màu đỏ thẫm, nửa trái chứa màu đỏ tươi. Trên thành cơ giữa tâm nhĩ và tâm thất có tổ chức xơ, có tác dụng ngăn chặn xung động thần kinh truyền từ tâm nhĩ sang tâm thất. Tâm nhĩ phải (TNP) có nhiệm vụ nhận máu đỏ thẫm từ tĩnh mạch chủ trên (TMCT), tĩnh mạch chủ dưới TMCD) và tĩnh mạch vành tim (TMVT) rồi chuyển máu xuống tâm thất phải. Tâm nhĩ trái (TNT) có nhiệm vụ nhận máu đỏ tươi từ 4 tĩnh mạch phổi (TMP) đổ về rồi chuyển máu xuống tâm thất trái Tâm thất phải (TTP) có nhiệm vụ nhận máu từ tâm nhĩ phải (TNP) rồi đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi. Tâm thất trái (TTT) có nhiệm vụ nhận máu từ tâm nhĩ trái (TNT) rồi đẩy máu vào động mạch chủ, từ đó đưa máu tới các bộ phận, các cơ quan. Trong tim có các van tim, đảm bảo cho máu vận chuyển theo một chiều nhất định: giữa TNP và TTP có van 3 lá; giữa TNT và TTT có van 2 lá. Các lá van quay về phía tâm thất. Giữa TTT với ĐM chủ và giữa TTP với ĐM phổi có van tổ chim (hay van bán nguyệt = van xíchma), gồm 3 túi hình tổ chim, miệng tổ chim quay về phía ĐM. Các van tim được giữ bởi dây chằng nối với các trụ cơ trong tâm thất. Thành tim gồm 3 lớp. Ngoài cùng là màng liên kết (ngoại tâm bi) dính chặt vào tim. Ở giữa là lớp cơ dày. Trong cùng là lớp nội mô (nội tâm bì) gồm những tế bào dẹt, phủ toàn bộ mặt trong các ngăn tim. Cấu tạo thành cơ tâm nhĩ và tâm thất có đặc điểm khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ của chúng. Tâm nhĩ có nhiệm vụ nhận máu từ các tĩnh mạch đổ về và chuyển máu xuống tâm thất, do đó thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn tâm thất và được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp ngoài là lớp cơ vòng chung cho cả 2 tâm nhĩ; lớp trong là lớp cơ dọc riêng cho mỗi nhĩ. Tâm thất có nhiệm vụ chứa và đẩy máu vào các động mạch để đưa máu tới các bộ phận, các cơ quan, do đó thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nmhĩ và được cấu tạo bởi 3 lớp cơ: 2 lớp cơ dọc trong và ngoài chung cho cả 2 thất; giữa là lớp cơ vòng riêng cho mỗi thất. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải. Tim có khả năng co bóp tự động nhờ vào yếu tố thần kinh (TK) đặc biệt trên thành cơ tim, đó là những sợi cơ tim kém biệt hóa nằm trong thành tim, lẫn trong các sợi cơ co bóp tạo nên, có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim. Hệ thống này bao gồm một số hạch (hay nút) và các bó sợi như: + Hạch xoang nhĩ (Keith -Flăck) nằm ở thành phải của tâm nhĩ phải, gần tĩnh mạch chủ trên. Các sợi của hạch xoang liên hệ với các sợi của hạch tâm nhĩ và hạch nhĩ – thất. Vì vậy khi xung động phát sinh trong hạch xoang được dẫn truyền trực tiếp tới tâm nhĩ và hạch nhĩ – thất. + Hạch nhĩ – thất (Aschoff -Tawara) nằm ở ranh giới tâm nhĩ và tâm thất, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Từ hạch nhĩ thất phát sinh bó hit-xơ theo vách liên thất đi xuống phía dưới và được chia thành 2 nhóm đi về mỏm tim. Tại đây chúng phân nhánh và đi quặt lên tạo thành mạng lưới Purkinje Hạch xoang và hạch nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây thần kinh giao cảm và dây thần kinh mê tẩu (thần kinh phế vị). Bó Hit-xơ chỉ nhận các sợi của dây thần kinh giao cảm - Sự điều hòa hoạt động của tim được chi phối bởi nhánh dây thần kinh phế vị (dây thần kinh mê tẩu) và dây thần kinh giao cảm, tập hợp lại thành đám rối tim. Để bảo vệ và rèn luyện hệtim mạch, cần thực hiện những vấn đề gì? - Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức. Luyện tập dưỡng sinh, kết hợp xoa bóp ngoài da trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch được lưu thông tốt. - Thực hiện phòng tránh chung về bệnh tim mạch như nên ăn dầu thực vật thay thế mỡ động vật để giảm lượng cholesterol trong máu; Hạn chế ăn muối, ăn đủ chất dinh dưỡng. Không ăn no quá nhất là về đêm; Tránh thức quá khuya, không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. .1.2. Cấu tạo của hệ thống mạch máu Hệ thống mạch máu trong cơ thể gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch 5.1.2.1. Cấu tạo của động mạch Hệ động mạch (ĐM) có nhiệm vụ đưa máu từ tim đến các bộ phận của thể. Trong cơ thể có các động mạch chính như : - Động mạch phổi xuất phát từ TTP đi ở mặt trước tim rồi chia thành 2 nhánh đi về 2 [...]... đường kính chỉ khoảng 0,03 mm và thành mạch chỉ dày 0,01 mm Tuy động mạch tận rất nhỏ nhưng số lượng lại rất nhiều (khoảng hơn 500 triệu) nên tổng tiết diện của chúng rất lớn có thể đạt tới 400 cm2, gấp khoảng 90 lần động mạch chủ 5.1.2.2 Cấu tạo của tĩnh mạch Hệ tĩnh mạch (TM) có nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận cơ thể về timHệ TM thường sắp xếp đi kèm hệ ĐM và có tên gọi như hệ ĐM Đa số các tĩnh mạch...phổi và chia nhỏ hơn thành động mạch tiểu thùy phổi, rồi thành mao mạch phổi - Động mạch chủ xuất phát từ TTT, vòng lên trên và quặt ra sau tim, chạy dọc theo phía trước bên trái cột sống Từ đó phân thành nhiều động mạch nhánh tới các bộ phận cơ thể như: động mạch vành tim, động mạch cánh tay đầu phải, động mạch cổ gốc trái (động mạch cảnh), động mạch dưới đòn, động mạch liên sườn, động mạch dưới hoành,... như TM phổi (gồm 4 TM phổi dẫn máu đỏ tươi từ 2 lá phổi về TNT); TM vành tim (trái, phải); TM chủ trên; TM chủ dưới (Trước khi đổ về tim, hai tĩnh mạch này hợp nhất với nhau tạo thành xoang tĩnh mạch) TM cửa gan (hay TM gánh) - được tạo bởi 3 nhánh TM là TM màng treo một trên, TM màng treo một dưới và TM lách Máu sau khi qua gan thì đổ vào TM chủ dưới rồi về TNP Tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như... máu rất nhỏ, dài khoảng 0,3 mm và lòng của chúng rất hẹp, đường kính rất nhỏ (8 µm) Thành mao mạch rất mỏng, dày khoảng 0,2 µm, chỉ gồm một lớp tế bào nội mô dẹp, bao quanh là lớp mô liên kết thưa Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ và các túi ẩm bào nên có khả năng thấm chọn lọc Hệ mao mạch phân bố dày đặc ở khắp các bộ phận, cơ quan (chỉ tính hệ cơ xương, tổng độ dài của hệ mao mạch là 100.000 km với... phát triển, hầu như không có sợi đàn hồi Trong lòng TM có các van hướng về phía tim (riêng đoạn TM ở đầu-cổ không có van) Lòng tĩnh mạch bao giờ cũng rộng hơn lòng động mạch tương ứng nên tốc độ dòng máu chảy trong tĩnh mạch chậm hơn trong động mạch và lượng máu trong hệ tĩnh mạch thường nhiều hơn lượng máu chứa trong hệ động mạch 5.1.2.3 Cấu tạo của mao mạch Mao mạch là những mạch máu được phân nhánh... vừa có thể co dãn Các động mạch lớn ở gần tim có tính đàn hồi cao hơn so với các động mạch ở xa tim Thành của động mạch chủ rất bền, có thể chịu được áp lực 60kg/cm2, có khi lên đến 200kg/cm2 Động mạch chủ thường có đường kính từ 25 -30 mm, dày 2 mm Các động mạch nhánh từ động mạch chủ có đường kính từ 10 -15 mm, dày 1 mm Các động mạch vừa có đường kính 1mm và của các động mạch nhỏ là 0,6 mm Động mạch... màng treo ruột, động mạch chân (như động mạch đùi, động mạch chày…) Các động mạch này lại phân thành các động mạch vừa, rồi thành động mạch nhỏ (tiểu động mạch) và cuối cùng thành động mạch tận Động mạch phải chịu áp lực cao nên có thành dày và được cấu tạo gồm 3 lớp Ngoài cùng là lớp mô liên kết sợi xốp có sợi đàn hồi Giữa là lớp cơ trơn khá dày với 2 tầng cơ trơn, cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài Trong . mạch vành tim trái, cung cấp máu cho cơ tim; một rãnh ngang nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, gọi là rãnh nhĩ - thất. Trong rãnh này có động mạch vành tim phải + Mặt sau tim: Có một rãnh liên thất sau (và một phần của rãnh vành tim) ; một rãnh liên nhĩ. Ở tâm nhĩ phải có chỗ đổ vào tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch