1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

DẠ DÀY docx

5 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 408,39 KB

Nội dung

Mặt trước Có 2 phần liên quan - Phần trên liên quan với ngực trên 1 diện về chiều cao từ liên sườn V bên trái tới bờ dưới lồng ngực, về chiều ngang từ bờ trái xương ức tới đường nách tr

Trang 1

DẠ DÀY

1 ĐẠI CƯƠNG

Dạ dày (Ventriculus) còn gọi là vị, là chỗ phình của ống tiêu hoá, nối giữa thực

quản và tá tràng Dạ dày nằm ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, trong ô dưới hoành trái Dạ dày là nơi nhận thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị đế thành nhũ trấp rồi đẩy xuống tá tràng

2 HÌNH THỂ NGOÀI

Hình thể ngoài dạ dày thay đổi tuỳ theo tuổi, giới, tư thế và cách quan sát Bình thường trên hình chụp X-quang dạ dày có hình chữ J hay hình tù và, gồm hai phần:

1 Khuyết tâm vị

2 Đáy vị

2 Thân vị

3 Hang vị

4 Phần đứng của dạ dày

5 Bờ cong vị lớn

6 Hang vị

7 Phần ngang của dạ dày

8 Tá tràng

9 Ống môn vị

10 Lỗ môn vị

11 Khuyết góc

12 Bờ cong nhỏ

13 Phần tâm vị

14 Tâm vị

Hình 2.15 Hình thể ngoài của dạ dày 2.1 Phần đứng

Chiếm 2/3 trên, nằm dọc sườn trái cột sống gồm có:

- Đáy vị (fundus ventriculi) hay phình vị lớn: là phần cao nhất của dạ dày, lên tới

khoang liên sườn V bên trái, phần này thường chứa khí, nên khi gõ vào vùng này có tiếng vang (gọi là khoang trống Trau be)

- Thân vị (corpus ventriculi) ở dưới đáy vị, nằm bên trái cột sống

2.2 Phần ngang

Nằm vắt ngang trước cột sống thắt lưng, dưới mũi ức, ở trong ô trên đoạn đầu

của phần này phình to gọi là hang vị (antrum pyloricum) Phần tiếp theo thu nhỏ dần

và chạy chếch lên trên sang phải tạo thành ống môn vị (canalis pyloricus), thông với

môn vị qua lỗ môn vị

2.3 Kích thước

Kích thước dạ dày thay đổi nhiều, bình thường dạ dày dài 25 cm, rộng 12 cm, thể tích trung bình 1-2 lít

3 CẤU TẠO

Kể từ nông vào sâu dạ dày có 4 lớp

Trang 2

3.1 Lớp thanh mạc

Chính là phần phúc mạc bọc dạ dày

3.2 Lớp cơ

Dầy và chắc: gồm 3 loại thớ (thớ dọc ở nông, thớ vòng ở giữa, thớ chéo ở trong), đặc biệt các thớ cơ vòng phát triển nhiều và tập trung ở môn vị tạo nên cơ thắt môn vị

1 Lớp cơ dọc thực quản

2 Lớp cơ dọc

3.5 Lớp cơ vòng

4 Cơ dọc của tá tràng

6 Lớp cơ chéo

7 Cơ vòng tá tràng

8 Cơ thắt môn vị

A Lớp cơ nông và giữa B Lớp cơ giữa và sâu C Cắt dọc môn vị

Hình 2.16 Cấu tạo lớp cơ của dạ dày (nhìn mặt trước)

3.3 Lớp dưới niêm mạc

Là tổ chức liên kết lỏng lẻo, dễ xô đẩy, có nhiều mạch thần kinh

3.4 Lớp niêm mạc

Có các tuyến tiết dịch vị Khi dạ dày rỗng niêm mạc gấp thành nhiều nếp, khi dạ dày căng niêm mạc dãn phẳng

4 LIÊN QUAN

4.1 Mặt trước

Có 2 phần liên quan

- Phần trên liên quan với ngực trên 1 diện về chiều cao từ liên sườn V bên trái tới

bờ dưới lồng ngực, về chiều ngang từ bờ trái xương ức tới đường nách trước, ở đây có gan lách vào giữa tấm sụp sườn trái với mặt trước của dạ dày, đặc biệt phình vị lớn của

dạ dày chỉ cách thành ngực bởi cơ hoành và túi bịt màng phổi, nên bình thường gõ vào vùng dưới hoành trái thấy tiếng vang gọi là vùng gõ vang của phình vị lớn (hay khoang trống Traubes)

- Phần dưới: liên quan với thành bụng trước, trên một diện hình tam giác gọi là tam giác Labbé Được giới hạn: ở bên phải ứng với bờ trước của gan, ở bên trái ứng

với bờ sườn trái, ở dưới là đường nối giữa hai sụn sườn 9 với nhau

4.2 Mặt sau

Mặt sau của đáy vị dính sát vào cơ hoành, qua đó liên quan với tim và màng ngoài tim

Mặt sau thân vị chính là thành trước của hậu cung mạc nối, qua đó liên quan với

Trang 3

thận, tuyến thượng thận trái, với thân và đuôi tụy

Mặt sau phần ngang dạ dày nằm trên mạc treo kết tràng ngang, qua đó liên quan với đầu tụy, góc tá hồng tràng và các quai ruột non

Hình 2.17 Đối chiếu dạ dày lên lồng ngực

4.3 Hai bờ cong

- Bờ cong nhỏ có hai phần đứng và ngang, giữa hai phần này là khuyết góc Ở trước có gan che phủ, mạc nối nhỏ nối từ bờ cong nhỏ đến rốn gan, sau mạc nối nhỏ liên quan với tiền đình hậu cung mạc nối, các nhánh của động mạch thân tạng, động mạch chủ bụng, đám rối tạng (đám rối dương) Dọc bờ này có cung mạch bờ cong vị

- Bờ cong lớn liên quan lần lượt: ở trên xuống có mạc treo vị hoành, ở giữa có mạc nối vị tỳ, ở dưới có mạc nối lớn bám dọc theo bờ cong lớn Dọc theo bờ cong lớn

có vòng mạch bờ cong vị lớn

4.4 Hai đầu

4.4.1 Đầu trên

Có tâm vị là lỗ thông thực quản với dạ dày, tương ứng với khớp ức sườn VII Phía trước tâm vị liên quan với thuỳ trái của gan, ở sau liên quan với động mạch chủ bụng và với cột trụ của cơ hoành Dây thần kinh X trái đi sát mặt trước của tâm vị rồi phân nhánh vào mặt trước dạ dày, dây thần kinh X phải đi ở mặt sau rồi phân nhánh vào mặt sau dạ dày và nhánh tới hạch bán nguyệt của đám rối tạng, tâm vị ở sâu sát mặt bên trái của đốt sống ThX-XI

4.4.2 Đầu dưới

Có lỗ môn vị thông xuống tá tràng Phía trước liên quan với thuỳ vuông của gan, phía sau với tiền đình của hậu cung mạc nối, bờ trên và dưới có mạc nối nhỏ và mạc nối lớn bám (môn vị di động trong hai lá của mạc nối lớn và nhỏ) Ngoài ra còn có các động mạch quây xung quanh: trên có động mạch môn vị; dưới có động mạch vị mạc

Trang 4

nối phải; phía sau bên phải là động mạch vị tá tràng Môn vị nằm ở sườn phải đốt sống

LI

5 MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH

5.1 Động mạch

Dạ dày được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch thân tạng, các nhánh này nối với nhau tạo thành các vòng mạch của dạ dày

1 ĐM vị sau

2 ĐM thực quản phình vị

3 Động mạch vành vị

4 Động mạch vị mạc nói trái

5 Động mạch môn vị

6 Động mạch vị tá tràng

7 Động mạch vị mạc nối phải

Hình 2.18 Sơ đồ động mạch cấp máu cho dạ dày

5.1.1 Vòng mạch bờ cong vị bé

Do 2 động mạch tạo nên:

- Động mạch vị trái (a gastrica sinistra) hay động mạch vành vị: là 1 nhánh của

động mạch thân tạng chạy chếch lên trên, sang trái tới 1/3 trên và 2/3 dưới bờ cong nhỏ dạ dày thì tách ra làm 2 nhánh cùng trước và sau, chạy vào 2 mặt của dạ dày để nối với các nhánh của động mạch vị phải Ngoài ra còn tách ra động mạch thực quản,

tâm phình vị (nhánh thực quản - rami esophagei) để cấp máu cho phần ống tiêu hoá ở

sát dưới cơ hoành, động mạch vị gan phụ (nếu có) chạy vào thuỳ trái của gan

- Động mạch vị phải (a gastrica dextra) hay động mạch môn vị: là 1 nhánh tách

từ động mạch gan riêng rồi chạy xuống dọc theo bờ trên môn vị từ phải sang trái, tiếp nối với ngành cùng của động mạch vị trái

5.1.2 Vòng mạch bờ cong vị lớn

Cũng do 2 động mạch tạo nên:

- Động mạch vị mạc nối phải (a gastroepiloica dextra): là 1 nhánh của động

mạch vị tá tràng chạy dọc theo bờ dưới môn vị và bờ cong lớn, nằm trong 2 lá của mạc nối lớn, hướng sang phải để tiếp nối với động mạch vị mạc nối trái

- Động mạch vị mạc nối trái (a gastroepiloica sinistra): là một nhánh của động

Trang 5

mạch tỳ, đi trong 2 lá của mạc nối vị - tỳ, chạy sang phải vào mạc nối lớn để nối với động mạch vị mạc nối phải, từ đó phân các nhánh vào dạ dày và mạc nối lớn

Vòng mạch bờ cong nhỏ nằm sát dạ dày còn vòng mạch bờ cong lớn nằm cách dạ dày khoảng 1,5 cm

5.1.3 Cuống mạch phình vị lớn

Ngoài hai vòng mạch chính trên, dạ dày còn được cấp máu bởi động mạch vị

ngắn (a gastricae breves) và động mạch phình vị sau (động mạch đáy vị) tách ra từ

động mạch tỳ Hai động mạch này nối với nhau tạo nên vòng mạch thứ 3 của dạ dày

(cuống mạch phình vị lớn)

5.2 Tĩnh mạch

Các tĩnh mạch đi kèm động mạch và cùng tên với các động mạch, cuối cùng đều

đổ vào tĩnh mạch gánh Đặc biệt tĩnh mạch vị trái nối với tĩnh mạch thực quản ở dưới niêm mạc thức quản nơi dễ xảy ra vỡ mạch trong trường hợp bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa

5.3 Bạch huyết

Tất cả các bạch huyết của dạ dày đều bắt nguồn từ lớp cơ của dạ dày và đổ vào các chuỗi hạch lớn nằm dọc theo các động mạch lớn, gồm: chuỗi vành vị, chuỗi tỳ và chuỗi gan vị

Khu bạch huyết của dạ dày riêng biệt với khu bạch huyết ở tá tràng nên khi ung thư dạ dày thường không lan xuống tá tràng

1 Nhóm tâm vị

2 Vùng đổ về mạch vành vị

3 Nhóm tỳ

4 Vüng đổ về nhóm tỳ

5 Vùng đổ về nhóm gan

6 Nhóm mạc nối phải

7 Hạch dưới môn vị

8 Hạch sau môn vị

9 Hạch sau tá tràng

10 Nhóm gan chung

11 Nhóm gan riêng

12 Nhóm vành vị

Hình 2.19 Bạch huyết của dạ dày 5.4 Thần kinh

Thần kinh chi phối cho dạ dày thuộc hệ thần kinh thực vật, có hai hệ:

- Hệ phó giao cảm: gồm 2 dây thần kinh X phải và trái

+ Dây X trái tách 4 - 6 nhánh chi phối cho mặt trước dạ dày

+ Dây X phải tách 4 - 6 nhánh chi phối cho mặt sau dạ dày

- Hệ giao cảm do các dây thần kinh giao cảm đến từ đám rối dương

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:22

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. HÌNH THỂ NGOÀI - DẠ DÀY docx
2. HÌNH THỂ NGOÀI (Trang 1)
Hình 2.16. Cấu tạo lớp cơ của dạ dày (nhìn mặt trước) - DẠ DÀY docx
Hình 2.16. Cấu tạo lớp cơ của dạ dày (nhìn mặt trước) (Trang 2)
Hình 2.17. Đối chiếu dạ dày lên lồng ngực - DẠ DÀY docx
Hình 2.17. Đối chiếu dạ dày lên lồng ngực (Trang 3)
Hình 2.18. Sơ đồ động mạch cấp máu cho dạ dày - DẠ DÀY docx
Hình 2.18. Sơ đồ động mạch cấp máu cho dạ dày (Trang 4)
Hình 2.19. Bạch huyết của dạ dày  5.4. Thần kinh - DẠ DÀY docx
Hình 2.19. Bạch huyết của dạ dày 5.4. Thần kinh (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w