104 RUỘT NON Ruột non hãy tiểu tràng (intestinum tenue) đi từ lỗ môn vị đến lỗ hồi manh tràng. Ruột non bao gồm: tá tràng, hồng tràng và hồi tràng. Chiều dài từ 5 - 9 m, trung bình 6,5 m, riêng đoạn hồi tràng chỉ dài 70 - 80 cm. Đường kính trung bình khoảng 2 - 3 cm (thay đổi từng đoạn). Ở người lớn, hồng tràng và hồi tràng không có ranh giới rõ rệt, trừ một số người (khoảng 2%) thì giới hạn giữa hai phần này được nhận biết qua túi ruột Meckel. 1. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ SỰ XẮP XẾP Tiểu tràng được cố định vào thành bụng sau bởi mạc treo tràng trên nên có 2 bờ, 1 bờ chính là chỗ mạc treo bám, còn 1 bờ tự do (hay bờ ruột). Bình thường tiểu tràng có màu hồng, có lúc màu đỏ sẫm hoặc màu xanh (tùy giai đoạn tiêu hoá). Nhìn chung tiểu tràng cuộn lại thành các quai tiểu tràng, có từ 14 - 16 quai, các quai ở phía trên nằm ngang, các quai ở phía dưới nằm dọc, đoạn cuối nằm ngang và đổ vào manh tràng, đoạn này chỉ dài độ 10 - 15 cm. Mỗi quai tiểu tràng có thể dài 20 - 25 cm, riêng quai thứ 3 - 7 có thể dài 30 - 40 cm. 1. Mạc treo kết tràng ngang 2. Góc tá hỗng tràng 3. Các quai hỗng tràng 4. Kết tràng chậu hông 5. Bàng quang 6. Manh tràng 7. Các quai hồi tràng 8. Kết tràng lên 9. Kết tràng ngang 10.Mạc nối lớn Hình 2.37. Vị trí, hình thể và cách sắp xếp của ruột non 2. LIÊN QUAN Hang hồi tràng nằm trong ổ bụng, ở tầng dưới mạc treo đại tràng ngang, lấn nhiều sang bên trái ổ bụng. - Phía trước qua mạc nối lớn, liên quan với các lớp của thành bụng trước. - Phía sau ở bên trái liên quan với đại tràng xuống, với các tạng ở sau phúc mạc; bên phải liên quan với manh trùng tràng, với đại tràng lên. - Phía trên liên quan với đại tràng ngang, mạc treo đại tràng ngang và một phầ n nhỏ của khối tá tụy. 105 - Phía dưới liên quan với các tạng nằm trong chậu hông bé (bàng quang, sinh dục, trực tràng). 3. CẤU TẠO Cũng như tá tràng, trong - hồi tràng cũng có 4 lớp: Lớp thanh mạc: chính là phần phúc mạc sau khi bọc quanh tiểu tràng rồi liên tiếp với hai lá mạc treo của nó. Nên có một phần ruột không có phúc mạc che phủ. - Lớp cơ: gồm hai loại thớ: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong, các thớ dọc ở chỗ bờ mạ c treo rất thưa và mỏng. - Lớp dưới niêm mạc: rất chắc và có nhiều huyết quản. - Lớp niêm mạc: gồm có những nhung mao, các van ruột, các tuyến, các nang bạch huyết. Đặc biệt là các nang bạch huyết tập trung nhiều ở đoạn cuối của ruột tạo thành từng mảng gọi là mảng Payer. 1. Mạc treo 2. Thanh mạc 3. Quai động mạch 4. Lớp cơ dọc 5. Lớp cơ vòng 6. Lớp dưới niêm mạc 7. Lớp niêm mạc 8. Hình chụp có cản quang của hỗng tràng Hình 2.38. Cấu tạo các lớp của hỗng tràng 4. TÚI RUỘT MECKEL (TÚI THỪA HỒI TRÀNG) Là di tích của ống noãn hoàng ở thời kỳ bào thai. Là 1 túi nhỏ và dính vào bờ tự do của ruột ở cách góc hồi manh tràng từ 70 - 80 cm. Khi bị viêm cũng có những triệu chứng và biến chứng giống.viêm ruột thừa. 5. MẠC TREO TIỂU TRÀNG (MESENTERIUM) Là một nếp phúc mạc để treo tiểu tràng vào thành bụng sau, giữa hai lá mạc treo tiểu tràng có nhiều tổ chức m ỡ, mạch máu, thần kinh đi từ thành bụng sau tới nuôi dưỡng, chi phối cho ruột non. Mạc treo tiểu tràng có 2 mặt: Mặt phải (trước), mặt trái (sau) và có 2 bờ: 1 bờ bám vào ruột, dài theo chiều dài của ruột, gấp lại từng khúc giống như ruột, còn 1 bờ bám theo thành bụng sau gọi là rễ mạc treo (radix mesenterii), rễ Có hình chữ S chỉ dài 15 - 18 cm, bắt đầu ở bên trái cách sụn gian đốt L I-II khoảng 2 - 3 cm, tận hết ở trước khớp cùng chậu bên phải. Hai bờ của mạc treo gần nhau ở 2 đầu, nhưng xa nhau dần ở đoạn giữa, do đó 106 chiều cao của mạc treo ngắn ở hai đầu và phần cao nhất ở quãng giữa (nhìn toàn bộ giống như một xòe). Về bề dày của mạc treo: ở rễ rất dày, còn bờ ruột thì mỏng, lớp mỡ nằm giữa 2 lá mạc treo nhiều ít tùy từng khúc (đoạn trên có nhiều ở rễ, đoạn giữa có nhiều ở giữa, đoạn cuối có nhiều ở bờ ruột). Tác dụng của mạc treo để cố định tiểu tràng vào thành bụng, để dinh dưỡng cho ruột và nó còn tạo ra 1 vách ngăn (chia tầng dưới đại tràng ngang làm 2 ô: bên phải và bên trái ổ bụng). 1. Xương sườn XI 2. Xương sườn XII 3. Rễ mạc treo 4. Xương cánh chậu trái 5. Khớp cùng chậu phải 6. Xương cùng Hình 2.39. Rễ mạc treo tiểu tràng 6. MẠCH THẦN KINH 6.1. Động mạch mạc treo tràng trên (a. mesenterrica superior) 6.1.1. Nguyên ủy Tách ra từ động mạch chủ bụng, ở phía dưới động mạch thân tạng 1 cm, trên động mạch thận, tương ứng với đất sống L I . 6.1.2. Đường đi Từ nguyên ủy động mạch mạc treo tràng trên chạy chếch xuống và sang phải, đi từ sau cổ tụy, lướt qua móc tụy ra mặt trước khúc III tá tràng rồi chui vào rễ mạc treo và nằm trong 2 lá của mạc treo tiểu tràng, đến cách góc hồi manh tràng 70 - 80 cm thì phân ra hai nhánh cùng. 6.1.3. Diện cấp máu 107 1. Kết tràng ngang 2. Kết tràng xuống 3. ĐM mạc kết tràng trên 4. Các quai hỗng tràng 5. Hồi tràng 6. Ruột thừa 7. Cung mạch 8. ĐM kết tràng phải dưới 9. ĐM kết tràng phải giữa 10. Đại tràng lên 1 1.ĐM kết tràng phải trên 12. Dải cơ dọc kết tràng Hình 2.40. Sơ đồ động mạch mạc treo kết tràng lên và vùng cấp máu Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu cho 3 vùng: - Một phần của khối tá tụy: bởi động mạch tá tụy trái, động mạch tụy dưới. - Cho đại tràng phải bởi các nhánh: + Động mạch đại tràng phải trên (động mạch góc phải đại tràng - a. flexura dextra): tách thành hai nhánh lên và xuống. Nhánh lên đi vào hai lá mạc treo đại tràng ngang để nối với nhánh đối diện t ạo thành cung Rioland nuôi dưỡng cho đại tràng ngang; nhánh xuống nối với nhánh lên của động mạch đại tràng phải giữa. + Động mạch đại tràng phải giữa (động mạch đại tràng phải - a. colica dextra): tách hai nhánh lên và xuống nối với các nhánh của động mạch đại tràng phải trên và dưới tạo thành các cung mạch nằm dọc theo đại tràng phải (cung viền) rồi tử cung đó mới tách ra các nhánh thẳng đi vào cấp máu cho mặt trước, m ặt sau đại tràng. + Động mạch đại tràng phải dưới (Động mạch hồi đại tràng - a. ileocolica): tách 5 nhánh: nhánh lên (nối với nhánh xuống của động mạch đại tràng phải giữa); nhánh ruột thừa đi vào mạc treo ruột thừa; nhánh manh tràng trước, nhánh manh tràng sau đi vào mặt trước và mặt sau của manh tràng, ngoài ra còn có nhánh hồi tràng còn tách ra các nhánh quặt ngược cho mạc treo. - Cho tiểu tràng (các nhánh trong tràng - tra. jejunales; các nhánh hồi tràng - tra. ileales): gồm có từ 12 - 15 ngành đều tách từ bên trái củ a động mạch. Khoảng 4 - 5 nhánh ở phía trên to chạy vào các quai ruột nằm ngang, còn 4 - 7 nhánh ở phía dưới thì bé cấp máu cho các quai ruột nằm dọc. Mỗi ngành tách ra làm hai nhánh lên và xuống, rồi nối với nhau tạo thành các cung mạch, từ các cung này tách ra các nhánh thẳng, các nhánh thẳng lại tách ra nhánh lên và xuống nối với nhau tạo thành các cung mạch tiếp theo, có tử cung 1 đến cung 7. Tử cung mạch cuối cùng tách ra các nhánh thẳng, khi tới bờ ruột của mạc treo thì tách 108 ra hai nhánh đi vào cấp máu cho hai mặt của ruột, từ nhánh thẳng cuối cùng còn tách ra các nhánh quặt ngược cho mạc treo. 6.2. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên (v. mesenterrica superior) Đi kèm theo bên phải động mạch, lên tới phía sau đầu cổ tụy thì hợp với tĩnh mạch tỳ, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới tạo thành tĩnh mạch gánh. 6.3. Bạch huyết Gồm 3 chuỗi hạch: một chuỗi nằm dọc theo bờ ruột, một chuỗi d ọc theo cung mạch thứ nhất, một chuỗi nằm dọc theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên. Tất cả bạch huyết của ruột đều đổ vào thân chính (thân ruột) chạy theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên tới đổ vào đám hạch nằm ở quanh nguyên ủy của động mạch thân tạng. 6.4. Thần kinh Chi phối cho tiểu tràng thuộc hệ thần kinh thực vật và các sợi tách từ đám rối mạ c treo tràng trên (một phần của đám rối dương) đi tới thành ruột tạo thành đám rối Auerback và đám rối Meissner. . 104 RUỘT NON Ruột non hãy tiểu tràng (intestinum tenue) đi từ lỗ môn vị đến lỗ hồi manh tràng. Ruột non bao gồm: tá tràng, hồng tràng và hồi tràng dưỡng, chi phối cho ruột non. Mạc treo tiểu tràng có 2 mặt: Mặt phải (trước), mặt trái (sau) và có 2 bờ: 1 bờ bám vào ruột, dài theo chiều dài của ruột, gấp lại từng khúc giống như ruột, còn 1 bờ. chuỗi nằm dọc theo bờ ruột, một chuỗi d ọc theo cung mạch thứ nhất, một chuỗi nằm dọc theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên. Tất cả bạch huyết của ruột đều đổ vào thân chính (thân ruột) chạy theo tĩnh