Đội Đặc Nhiệm TK1 Phần 8 pdf

62 442 0
Đội Đặc Nhiệm TK1 Phần 8 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hôm đó tôi về tới nhà lúc nhập nhoạng, và bỗng ứa nước mắt khi nghĩ rằng giờ này những người khách cũng đã về đến nhà. Góc rừng vắng vẻ đang tối lại. Mấy con khỉ đã đi ngủ. Phía tây ráng chiều đỏ rực. Nhìn qua ngọn cây, cứ tưởng như có cả một góc trời đang cháy. Chương XXI Sau đó mấy hôm thì trời đổ mưa. Thoạt đầu là những cơn mưa chợt đến chợt đi như để thăm dò, rồi tiếp mưa dày hơn, dài hơn, và ngày càng nặng hạt, trút màn nước trắng mịt mùng xuống khắp núi rừng. Mây đen nặng trĩu bay là là suốt ngày, níu bầu trời thấp gần sát ngọn cây. Có những chiều chớp kéo nhì nhằng trong mây và sét đánh ì oang ngoài đồi cỏ. Có những đêm gió gào rú trong rừng rung lá rụng rào rào và bẻ cành cây gãy răng rắc. Ấy là dưới xuôi có bão, vùng gió mạnh lan tận đây. Đến sáng thức dậy, thấy lá cây lật mặt trái nghiêng ngửa làm màu rừng nhợt hẳn đi. Dọc bờ suối lác đác những cây chuối rừng gãy trắng lốp. Nói chung mùa mưa năm nay cũng giống hai mùa mưa trước, ngoại trừ một lần có cơn lũ cuốn đổ về lúc nửa đêm, nước réo ầm ầm ngoài suối. Sáng ra nước dâng cao, vũng suối biến mất, tảng đá hình con voi chỉ còn một chỏm nhỏ, ngọn thác mảnh mai thường ngày giờ trở thành luồng nước khổng lồ cuồn cuộn. Nước lũ ào lên bãi cỏ ngập tới nửa cầu thang nhà, cuốn rác rều đẩy rạp cả quãng rừng non mé bờ suối. Tôi không lo lắm vì nhà tôi làm khá cao, bốn cột chôn vững chắc. Hơn nữa ở đây nơi đầu nguồn, lũ không mạnh và sẽ mau rút. Quả nhiên đến chiều thì nước trên bãi cỏ trôi hết, dòng suối tuy vẫn chảy xiết và đục ngầu nhưng đã dịu lại. Mùa mưa này tôi không phải lo cái ăn. Lần lên vừa rồi cha con ông Thành mang thêm cho tôi chừng hai chục cân gạo mới, gói bột ngọt nửa kí, mười cặp đường bánh, một thùng năm mươi gói mì ăn liền nhãn "Hai con cua" và một bao cá khô, loại cá chuồn con to xẻ ruột phơi được nắng mà mùi của nó luôn gợi nhớ tới tiếng rì rào của những con sóng biển chạy đuổi nhau liếm vào bờ cát. Đúng như cô gái nói, dưới đáy thùng mì có chiếc địa bàn kiểu quân sự và tấm bản đồ y hệt tấm của chúng tôi hồi trước. Và tôi mừng đến ứa nước mắt khi còn tìm thấy trong thùng mì túi thuốc gồm một lọ to đựng những viên thuốc phòng sốt rét, một lọ cồn, mấy cuốn bông băng cùng chục ống thuốc kháng sinh, loại thuốc chứa sẵn trong bơm tiêm thường dùng cho phi công tự cấp cứu khi nhảy dù bị tai nạn, chỉ cần bóc túi nhựa là tiêm ngay. Hôm đó, tôi mở lọ thuốc phòng sốt uống ngay một liều và cảm thấy trong vị đắng của chất kí ninh có cả vị ngọt ngào khó tả. Nghĩ cũng lạ! Một mình trong rừng sâu hơn hai năm trời, mà lúc này tôi sống đầy đủ hơn bất kỳ người lính Trường Sơn nào. Nhưng rồi chính sự đầy đủ cùng những ngày nhàn rỗi đã tạo nên trong tôi cảm giác áy náy và xấu hổ, như mình đang trốn chui trốn lủi tại góc rừng này để lẩn tránh những gì mà người thân, bạn bè và đồng đội đang phải chịu đựng dưới kia. Lại thêm những trận mưa dầm dề bó chân tôi trong cái chòi nhỏ hết ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày tôi cố gắng tập thể lực chừng hai tiếng đồng hồ bằng cách nâng đá và bằng bất cứ động tác thể dục nào nghĩ ra được mà có thể áp dụng trong hoàn cảnh này. Thời gian còn lại tôi ngồi tựa vách ngó mung lung ra góc rừng tối mờ hoặc đan hai tay gối đầu nằm ngửa nhìn lên mái nhựa phập phồng dưới mưa. Rồi nghĩ, rồi lo, rồi nhớ tới bao nhiêu là chuyện, và lúc nào cũng thấy rầu rĩ hơn lúc nào hết. Những ngày tháng đơn độc tẻ ngắt cùng cảnh vật u tối của rừng sâu mùa mưa là nguyên nhân khiến tôi rơi vào một trạng thái khác lạ. Ban đầu thấy trong người mệt mỏi uể oải, rồi dần dần đầu óc trở nên đờ đẫn và vô cảm. Có lúc tôi nằm hàng giờ liền, mắt trừng trừng nhìn lên mái nhà mà hầu như không thấy một cái gì và cũng chẳng tưởng tới một điều gì. Lại còn tiếng mưa! Tiếng mưa rồi cứ sầm sập hết giờ này qua giờ khác, hết ngày này qua ngày khác. Tiếng mưa đơn điệu át hết mọi âm thanh, trở thành sự tra tấn làm thần kinh căng lên. Đến nỗi có lúc nào đó mưa ngừng rồi, tôi chợt giật mình, người chùng lại và hụt hẫng như vừa rơi xuống từ khoảng không. Cảm giác u uất chán chường ngày càng nặng nề. Hai mùa mưa trước tôi không bị như thế. Có thể lúc đó còn bận bịu lo toan nhiều việc, không có thời gian để buồn chán. Có thể đến lúc này, sự chịu đựng đã quá tải. Cần phải vận động, phải làm một việc gì đó, nếu không sẽ phát điên lên mất. Nhưng làm gì? Có mấy khẩu súng, ngày nào cũng tháo ra lau đi lau lại mãi rồi. Một hôm, tôi trùm tấm pôngsô, khoác súng đội mưa đi ra hướng đồi cỏ. Lang thang vô định, tôi bước mải miết liền mấy giờ đồng hồ như một kẻ điền. Mưa xối rào rào, gió tung tấm pôngsô phành phạch. Trượt ngã, loạng choạng đứng dậy đi, rồi lại trượt ngã Tôi leo hết sườn dốc này đến sườn dốc khác, đến lúc dừng lại trên một mỏm đồi đưa tay vuốt nước mưa trên mặt nhìn ra, thấy bốn bề toàn loàn nước trắng xóa. Phía xa xa rừng cây tối mờ trong mưa, âm u đến rợn người. Mây đen trôi vùn vụt, nặng nề sà xuống đỉnh đồi như muốn đè nghiến lên người tôi. Gió hú từng cơn, quất những làn mưa tơi thành bụi nước bay trắng mờ như mây. Một mình tôi bé nhỏ lẻ loi giữa khoảng không gian mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo và đầm đìa nước. Tôi ngồi phịch xuống, rồi ngả người nằm dài trên mỏm đồi, nhắm nghiền hai mắt cho giọt mưa khỏi xói vào. Mưa tầm tã trên người, nước chảy ngập dưới lưng. Tê tái và giá buốt! Sao hôm trước mình không nhảy lên chiếc trực thăng đó? Về dưới vẫn có thể tìm được cách liên lạc với người con già Lý cơ mà? Mình quá tự tin hay ngu dại? Mình cố tỏ ra anh hùng hay đã hèn nhát? Những ý nghĩ dằn vặt trong đầu càng khiến tôi tuyệt vọng Tôi chìm trong trạng thái mê man như vậy không rõ bao lâu, chỉ chợt tỉnh lại khi một lằn chớp sáng lòa kèm theo tiếng sét đánh dội đất ở mỏm đồi bên cạnh. Chống tay ngồi dậy, tôi nhìn ra xung quanh thấy trời mờ mờ tối. Không biết mấy giờ rồi? Nước loang loáng trên mặt đồng hồ nên không xem giờ được. Mà biết giờ để làm gì? Tôi cần gì thời gian Mãi đến khi nhìn thấy con báo ướt lóp ngóp run rẩy đứng bên cạnh, tôi mới nghĩ đến chuyện quay về. Nhưng không còn xác định được phương hướng nữa rồi! Bốn phía mờ mịt mưa, tầm nhìn ngắn lại trong vài mét Chiều tối hôm đó, nhờ bám theo con báo mà tôi về được đến nhà. Người lạnh cứng, tôi lập cập ôm củi đốt lửa sưởi và lại giương mắt nhìn ánh lửa bập bùng nhảy múa, đến khi lửa bén vào tóc cháy khét mới giật mình tỉnh lại Sáng ra thức dậy, tôi rùng mình khi nhớ lại chuyện hôm qua. Nếu ở quê, các cụ sẽ bảo là tôi bị "ma đưa". "Ma đưa đường, quỷ dẫn lối" là vậy! Tôi không tin chuyện ma quỷ chỉ nghĩ mình đã qua suy sụp, trạng thái trầm uất lên đến mức cuồng loạn. Phải làm việc Phải tạo ra việc để làm Tôi suy nghĩ, chân như cái máy bước lui bước tới trong căn nhà hẹp. Tiếng mưa vẫn ràn rát trên đầu. Chợt cặp mắt bắt gặp một vật gì giắt trên vách, tôi nhìn nó trân trối, hồi lâu sau mới nhận ra chiếc đục trước đây vẫn dùng đục đá tìm mạch vàng. Đục đá? Ừ, hay là Tôi dầm mưa xuống bờ suối vác lên một tảng đá. Mình sẽ tạc một vật gì đó, vừa để tập luyện cơ bắp, vừa bắt đầu óc phải làm việc. Tôi nhìn ra ngoài trời nghĩ ngợi. Báo Aga đang nằm liếm lông trước cửa. Lúc nãy tôi đi vác đá, nó chạy theo nên bị ướt. Phải rồi! Ta sẽ tạc con báo. Trời mưa, nó vẫn thường nằm dài ở nhà. Vậy là có "người mẫu” rồi! Tôi mài lại cái đục, hăm hở bắt tay vào việc. Hàng ngày, ngoại trừ giờ tập thể dục bắt buộc và việc chuẩn bị bữa ăn, tôi dồn hết tâm trí và sức lực vào khồl đá. Cả ban đêm tôi cũng thắp đèn kì cạch ngồi đục. Còn hơn là nằm nghĩ quẫn. Hơn một tháng sau thì con báo đá thành hình. Ấy là tôi nghĩ vậy, chứ hình như không được giống lắm. Ngồi ngắm đi ngắm lại, cuối cùng đành tự thú nhận là chẳng giống chút nào! Nó chỉ là một khối đá nhỏ ngoằn ngoèo với bốn cái chân cứng queo, chẳng có chút gì tư thế hùng dũng và vóc dáng uyển chuyển của con báo đang đứng trước mặt. Tôi để ra mấy ngày cố sửa, nhưng rồi một nhát đục vội vã đã phạt văng cả cái đầu. Cáu tiết, tôi cầm hòn đá dùng làm búa ném một cú thật lực vào hai cẳng sau. Vậy là đi tong “tác phẩm đầu tay”. Thế mới biết việc sáng tạo nghệ thuật chẳng đơn giản chút nào. Hôm đó nhằm lúc trời tạnh, tôi xách súng vào rừng kiếm thịt tươi bổ sung nguồn thức ăn, đồng thời để bồi dưỡng cho "người mẫu” luôn thể. Mùa này con báo ít có cơ hội kiếm mồi nên bị đói. Trông nó gầy sút hẳn đi. Còn lũ khỉ thì thỉnh thoảng tôi cũng nấu thêm cơm cho chúng ăn, hoặc lâu lâu chia cho mỗi con một mẩu đường. Nhưng không dám cho ăn luôn, phần vì của có hạn, phần sợ chúng sinh quen đâm ỉ lại, sau này mất thói tự lập. Hai nhóc khỉ ngày nào giờ đã lớn tướng, từ lâu không còn thấy chúng bám bụng bám lưng mẹ bắt cõng, vậy mà chẳng hiểu sao nhà khỉ chưa có thêm thành viên mới nào. Xong việc, tôi lại ra bờ suối vác tảng đá khác. Lần này chọn kỹ hơn: một tảng đá thuôn dài đầy đặn, thớ đá mịn và không có kẽ nứt. Tôi mài lại cái đục cho mũi nhỏ và nhọn hơn. Phương pháp "sáng tác" cũng có rút kinh nghiệm: tạo đường sống lưng trước, sau đó đục dần từng mẩu đá, cố hình dung như mình đang moi một con báo ra từ trong đá. Và lần này tôi tạc con báo nằm, chứ không sẽ rất khó tạo bốn cái chân. Được cái "người mẫu” rất chịu khó, hầu như lúc nào cũng nằm dài trước cửa vì trời mưa to. Ngày qua ngày, sự miệt mài với công việc mới lạ làm tôi bình tâm trở lại. Bây giờ tôi có thể vừa đục đá vừa nghĩ tới mọi chuyện với tâm trạng lạc quan hơn. Mà có gì đáng sợ đâu cơ chứ! Hết mùa mưa này là mình về được rồi! Sức khỏe đã khá lên nhiều nhờ ăn uống đầy đủ. Không phải lao động cực nhọc như mấy năm trước, lại uống thuốc phòng sốt rét đều đặn, nên khỏi lo một trận ốm bất ngờ. Mình lại có bản đồ địa bàn, có đủ lương thực, chặng đường hai trăm cây số đâu có gì ghê gớm mà phải sợ? Và điều động viên lớn nhất là tôi nghĩ rằng anh Hai Nguyên sẽ nhận được thư. Tôi không rõ vì sao đến lúc này vẫn chưa có toán TK nào tới đây, nhưng tin chắc khi biết tin tôi còn sống, dù giá nào anh ấy cũng tổ chức người tiếp cứu. Lúc đó có kẹt lại cũng không đáng ngại lắm. Có điều nếu có người đến, cũng phải sau mùa mưa. Nghĩ tới bức thư, tôi lại nhớ đến ông Thành với lòng cảm mến và kính trọng thật sự. Ở ông có phong thái của một ông giáo già hiểu biết và nhân hậu. Dù rất thương con, nhưng ông chẳng hề có chút oán hận khi biết chính tôi bắn chết con trai ông. Ông hiểu đâu là lẽ đúng sai ở đời. Còn ông Tùng nữa ông ta là kẻ thù của tôi, của chúng tôi. Nhưng một người còn nhớ tới hàng cau tuổi thơ, nhớ tới một món ăn dân dã như nhớ những kỷ niệm sâu sắc về quê hương, thì sớm muộn gì con người ấy cũng trở lại với cội nguồn của mình. Và nếu như trong ông có sự thay đổi về cách nhìn cách nghĩ, thì quả là một điều kỳ diệu mà chỉ có sức mạnh triều dâng của Cách mạng mới tạo nên được. Tôi chỉ là một giọt nước trong đó. Rồi cô gái! Cô ấy có nét hồn nhiên đến trong trẻo và sự vô tư rất trẻ con, nhưng lại là người có cảm nhận tinh tế sâu sắc. Không cần hỏi cô cũng biết tôi cần địa bàn, bản đồ và thuốc phòng sốt. Ở rừng lâu ngày nên thiếu gạo thiếu muối, điều đó ai cũng biết. Nhưng phải là người nhạy cảm, và cả đồng cảm nữa, mới hiểu được tôi nhớ mùi vị của biển, nhớ hương thơm cơm gạo mới đến nhường nào. Và phải là người tinh khôn lắm mới nghĩ ra vì sao khẩu đại liên không còn trên chiếc trực thăng Chẳng hiểu sao dạo này tôi hay nghĩ hay nhớ đến cô, và mỗi lần như vậy lại thấy bâng khuâng như đang có một sợi tơ vàng mảnh mai óng mượt vương vấn trong đầu. Những lần tiếp xúc với cô đã để lại trong lòng tôi một chút gì ấm áp và dịu ngọt Mỗi lần ra suối, tôi lại nhớ dáng người con gái nghiêng bên bờ cát, mái tóc dày và nụ cười láu lỉnh, đôi mắt đen tròn long lanh chợt vui chợt buồn, thoắt trầm tư thoắt nhí nhảnh Đôi lúc tôi tự nhủ: “Mình đang nghĩ gì vậy? Mơ màng như thế để làm gì? Hãy nhớ về cô ấy như nhớ nhột kỷ niệm đẹp, và chỉ thế thôi! Cần phải tỉnh táo " Nhưng tình cảm vốn tự nhiên mà có, trong trường hợp này nó không muốn phụ thuộc vào lý trì. Đến cuối tháng chín, tôi hoàn thành t”ác phẩm" của mình. Chỉ đục thô thôi vì không có cách gì làm bóng được. Chẳng biết có đẹp hay không, nhưng theo tôi thì rất giống, dù nó chỉ to bằng bắp chân. Nhìn vào ai cũng có thể nói ngay đó là con báo, chí ít cũng cho là mèo hoặc cọp, chứ không đến nỗi nhìn nhận thành chó. Chỉ cần sửa thêm một chút ở mõm và tai là báo Aga có thể tự hào được rồi. Đầu tháng mười năm đó, những đợt mưa thưa dần. Đôi lúc trên bầu trời có vài khoảng không xanh ngắt ló ra, và nắng lại óng vàng màu mật như chưa hề có chuỗi ngày u ám vừa qua. Lác đác trong rừng có những tán lá ngả dần sang màu vàng màu đỏ. Dòng suối trong trở lại, con thác chảy êm hơn và vũng suối bắt đầu đọng sắc xanh của trời. Tôi phấn chấn hẳn lên, lại tiếp tục những buổi tập mang nặng leo dốc. Sức khỏe tốt hơn trước nhiều. Lúc này tôi mang được ba lô đá hai chục kí đi một mạch về bên mộ hai anh mà không phải dừng nghỉ dọc đường. Đợt nắng đó khá dài làm tôi bỗng nghĩ: "Hay mình trở về được rồi?" Nghĩ vậy thôi chứ tôi biết chưa thể. Rừng đang ướt và vẫn còn mưa nhiều, tuy không mưa dày như vừa qua nhưng sẽ lạnh hơn. Đấy! Trời mới xanh được mấy hôm, đã lại thấy bóng mây kéo về. Phải kiên nhẫn thôi! Vài tháng nữa chứ mấy! Tranh thủ trời nắng, tôi lội rừng suốt ngày để kiếm thêm thức ăn và bù lại những ngày bị giam hãm tù túng trong căn nhà hẹp. Không chỉ riêng tôi mà mọi sinh vật trong rừng đều náo nức hẳn lên. Mặc dù nền rừng đang ẩm ướt và sũng nước, muôn ngàn cây lá vẫn rì rào khoan khoái khi [...]... nó mà Hắn cau mặt định nói gì đó thì một tên lính chạy tới hỏi: - Thưa, có cần đốt cái chòi không ạ? - Không cần! Ta sẽ còn quay lại - Hắn trả lời rồi khoát tay ra lệnh – đi! Bọn lính tự động sắp xếp đội hình một cách thành thạo Một thằng cắp khẩu M.4 xách đèn pha đi trước Tôi đi sau hắn Theo sát là con chó, hơi thở của nó hừng hực sau bắp chân tôi Kế đó là tên lính dắt chó Bọn còn lại lục tục kéo... Nguyên? Nhưng không thể chần chừ được nữa rồi! Cái bóng đen đơn độc của chiếc trực thăng biệt kích vẫn lùi lùi bay tới Dưới kia, bọn lính đang nháy đèn làm hiệu, từng luồng sáng chớp tắt xuyên qua màn sương đặc quánh Chiếc trực thăng đổi hướng Tới đầu tràng cát, từ bụng nó, một khối sáng chói lòa hình chóp nón chợt bùng ra úp chụp xuống mặt đất Nó bật đèn pha để tìm chỗ hạ Tôi nhẹ người như vừa trút được... trong tay thôi rung, tiếng búa súng gõ khô khốc, dây đạn đã hết Tôi buông súng, mắt trừng theo đám cháy giữa trời Vài giây sau, từ trong quầng lửa lơ lửng, khúc đuôi máy bay từ từ đứt rời ra và rụng xuống Phần còn lại của nó vẫn bốc cháy rừng rực Đột nhiên từ đám cháy đó, một quả cầu lửa khổng lồ bùng lên đỏ rực và chói lòa, kèm theo tiếng nổ dữ dội rung chuyển cả trời đất Trong khoảnh khắc, quả cầu lừa . cho chúng ăn, hoặc lâu lâu chia cho mỗi con một mẩu đường. Nhưng không dám cho ăn luôn, phần vì của có hạn, phần sợ chúng sinh quen đâm ỉ lại, sau này mất thói tự lập. Hai nhóc khỉ ngày nào giờ. khẩu súng, ngày nào cũng tháo ra lau đi lau lại mãi rồi. Một hôm, tôi trùm tấm pôngsô, khoác súng đội mưa đi ra hướng đồi cỏ. Lang thang vô định, tôi bước mải miết liền mấy giờ đồng hồ như một kẻ. mình đang trốn chui trốn lủi tại góc rừng này để lẩn tránh những gì mà người thân, bạn bè và đồng đội đang phải chịu đựng dưới kia. Lại thêm những trận mưa dầm dề bó chân tôi trong cái chòi nhỏ

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:21