1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đội Đặc Nhiệm TK1 Phần 7 potx

62 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 172,31 KB

Nội dung

chiến tuyến, mà cũng chỉ nói những chuyện bâng quơ cho phù hợp với hoàn cảnh. Còn ở đây, ông ta biết tôi là ai Ông Tùng lại nói, cắt ngang những suy nghĩ của tôi: - Thiệt tình tôi cũng muốn đổi gió một chuyến, chứ chả lẽ cả đời cứ đánh nhau mãi? Hôm trước nghe mấy thằng lính kể chuyện về anh, tôi trông được gặp một lần cho biết - Chắc đại tá muốn nhìn thấy người rừng xem như thế nào? - Tôi buột miệng và thấy áy náy. Ông ta đang là khách, chẳng nên căng thẳng làm gì. Không ngờ ông lại là người xin lỗi trước: - Xin lỗi anh! Tại tôi nói không rõ ý. Mấy đứa nó kể về anh như huyền thoại - Chúng thua trận, sợ tội nên nói quá lên, đại tá tin làm gì! - Là chúng kể cho nhau nghe chứ không phải nói với tôi đâu. Lại còn con Thủy - Cô gái đỏ bừng mặt, vờ cúi xuống lấy gì đó trong túi xách - nó kể chuyện anh như trong xinê - Anh Hải, em cho con báo ăn được không? - Cô còn hỏi? Nó chẳng ra đón cô từ ngoài cửa máy bay là gì? Cô cúi mặt cười ngón ngoẻn, sắc hồng bừng trên đôi gò má cao cân đối. Quả nhiên ông đại tá bị đánh lạc hướng, ngây người nhìn con báo khoái khẩu với món thịt bò. Tôi quay sang ông Thành: - Bác vẫn khỏe chứ ạ? - À, tôi thấy khỏe lên nhiều. - Ông mỉm cười hiền lành. Trông sắc mặt ông tươi tắn, khác hẳn lần trước. Mới một tuần chứ mấy! Ông nói tiếp: - Giờ tôi chỉ mong hòa bình để gặp lại chú em tôi, gặp thằng cháu trai Ông Tùng ngoảnh lại: - Nghe nói anh có quen chú Nguyên phải không? Này, thế chú ấy làm tới cấp gì rồi? - Vâng! Tôi cũng tình cờ có biết! - Tôi đáp nhưng không trả lời trực tiếp câu hỏi - Hồi năm năm tư, anh ấy đã dẫn một trung đoàn đi đánh trận Điện Biên đấy Mắt ông Thành sáng rực, còn ông Tùng thì gật gù thán phục: - Chà chà! Vậy giờ ít lắm cũng đại tá chứ chẳng chơi đâu! Tôi biết, dòng anh toàn người giỏi mà! Tôi cố kìm nỗi kinh ngạc. Không biết ông ta thân với ông Thành cỡ nào mà nói chuyện tỉnh bơ. Cứ như là chẳng có nhột khoảng cách nào giữa ông và chúng tôi. Hay đó là tính cách bộc trực của người Nam Bộ? - Nhưng anh ấy gàn dở lắm! Tới bữa ăn cơm với tụi cháu, đêm ôm võng xuống nằm nói chuyện. Dạo Mậu Thân, anh ấy cùng đặc công bò vào tận hầm chỉ huy trong sân bay Ái Tử - Tôi kể tiếp những chuyện về anh Hai Nguyên, rồi nói với ông Thành - Anh ấy có nói hồi anh bỏ học, bác la dữ lắm? - Ừ, tính chú ấy vốn vậy, đã quyết việc gì thì đố ai cản được Chú ấy lo không đủ tiền cho cả hai anh em cùng học. - Ông rơm rớm nước mắt - Hồi đó cơ cực lắm anh à! Có củ khoai bữa sáng ăn đi học mà hai anh em cứ nhường nhau mãi, trưa về vẫn còn đó, nguội ngắt - Tôi giống anh Thành, cũng nhà nghèo, cũng hai anh em mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chỉ tréo một chút là bên tôi em đi học còn anh đi lính. - Ông Tùng hể hả nói. "Còn có cái khác cơ bản là đi lính cho ai?”, tôi nghĩ vậy và hỏi: - Thế bây giờ người em của đại tá ở đâu ạ? - Chú ấy du học bên Canada rồi ở lại luôn. Lấy vợ ở bển, nhưng cũng người Việt mình. Có bốn con, lớn rồi. Chú em tôi giờ là chuyên viên điện toán trong một chương trình không gian. - Ông trả lời với vẻ tự hào. Câu chuyện cứ thế tiếp tục vui vẻ. Trong đầu tôi loáng thoáng mấy chữ "ác ôn", "nợ máu” Không biết đã lần nào ông ta lái máy bay ném bom xuống quê tôi chưa? Mà ném xuống đâu cũng vậy thôi! Nhưng hình như trong ông còn có một điều uẩn khúc nào đó mà tôi chưa biết được Mười giờ trưa. Ông Thành giục con gái nấu cơm rồi quay sang nói với tôi: - Lúc sáng cứ nôn nao lên đây thành ra chưa ăn uống gì. Tôi đã bảo con Thủy đem đồ nguội đi mà nó không chịu, nói lên giữa rừng nấu ăn thích hơn. Cô gái hỏi tôi lấy xoong rồi trút gạo đem đi vo. Họ lại đem cả gạo lên. - Anh Hải đưa em xuống suối! - Cô bảo. Tôi ngần ngừ. Đúng là phải đưa cô ta đi, nhưng để hai ông khách ngồi đây cũng không yên tâm. Con báo thì nhất định chạy theo chúng tôi rồi! Tôi hỏi ông Tùng: - Sao lên rừng mà đại tá không mang theo súng? Ông ta cười bảo: - Lúc sáng cũng định mang khẩu súng săn cho có vẻ đi rừng, mà con Thủy không chịu. Nó nói làm vậy là vi phạm quy định của anh. Cô gái cười: - Chớ bác biểu sao? Bay trực thăng Mỹ, mang theo súng, không chừng lãnh đạn à! Tôi cũng cười, bảo cô đứng đợi rồi ra sau hốc cây đa lấy khẩu súng có kính ngắm khoác lên vai. Còn khẩu kia tôi lên đạn, khóa lại và dựng bên bàn đá. - Xin đại tá nhớ giữ súng trong tầm tay. - Tôi dặn. Ông nhìn tôi ngạc nhiên: - Anh cẩn thận quá! - Lúc này đại tá là khách của tôi mà! Nhưng cảnh giác vậy thôi chứ ở đây cũng yên. - Tôi nói rồi bước theo cô gái. Đi được một đoạn, cô cười khúc khích: Phải như vầy mới nói chuyện với anh được. Ngồi trên em đâu chen vô được câu nào! - Ờ thì phải để người lớn nói chuyện chứ? - Em cũng lớn chớ bộ? - Cô bao nhiêu tuổi mà đòi lớn? - Em hăm tư! - Vậy còn ít hơn tôi một tuổi, chỉ đáng bậc em thôi! - Em đâu có đòi làm chị? - Cô cười, nói tiếp - Nhưng thôi, để nói sang chuyện khác. Em có đem lên cho anh bản đồ và địa bàn, giấu trong thùng mì ấy? Mà anh đừng cho ba em và bác Tùng biết. - Ôi, cám ơn cô Thủy nhiều lắm? - Tôi mừng rỡ - Nhưng sao lại phải giấu bác? - Thì phải làm vậy cho nó ly kỳ chớ? - Cô cười tinh nghịch. Lúc này tôi mới để ý thấy cô nói tiếng miền trong chứ không phải tiếng Quảng, chắc tại lớn lên ở Sài Gòn. Tiếng vùng trong ấy với giọng nói thanh thanh nghe thật hay. Cô gái ngồi thụp xuống bên vũng suối, nhưng chưa vo gạo mà đưa tay nghịch nước: - Anh Hải này! Ba em vừa đi Tam Kỳ hai ngày đấy? - Vậy hả? Chắc bác đi thăm ai? - Tôi hồi hộp nhưng giả bộ thờ ơ hỏi lại. - Ba em vô chỗ già Lý. - Thế bác kể gì không? - Anh lên mà hỏi ba em ấy! Em hỏi, ông cứ ậm à ậm ừ, ra vẻ chuyện người lớn không nói với con nít. - Cô ấm ức. Tôi cười: - Chắc chẳng có chuyện gì nên bác mới không nói. - Đâu phải! Em biết ba đi để tìm cách nhắn cho chú Nguyên. Ôi! Em mong được gặp chú quá? Hồi nhỏ nghe ba em kể hoài. Cả má em cũng đâu biết mặt. Mà chú giống ba em không anh? - Giống lắm! Không phải giống như in đâu, nhưng có nét gì rất dễ nhận. Hôm mới gặp bác, tôi cứ ngờ ngợ mãi mà không nghĩ ra. - Nhưng sao anh lại gọi chú là anh? - Thì ông bảo gọi vậy để ông được trẻ lâu! - Ngộ quá ha! Vậy là em mê chú rồi! - Cô nói như reo. Lúc nào em cũng hình dung chú như một nhân vật kỳ bí, oai phong lẫm liệt Tôi bật cười: - Ông là người bình thường thôi, cô đừng nên thần tượng hóa. Nếu cô coi ai đó như vị thánh, rồi sau thất vọng vì thấy họ cũng chỉ là người bình thường, thì lỗi là ở cô đấy! - Anh Hải còn trẻ mà ăn nói già dặn ghê ta! - Tôi ăn thì được, chứ nói dở lắm, chỉ nghĩ sao nói vậy thôi. Cô gái vo gạo. Vùng nước trắng mờ lan dần ra vũng suối trong vắt. - Bác và cô rủ ông Tùng lên phải không - Tôi hỏi. - Đâu có! - Cô nói - Chính bác ấy rủ đó chớ! Ba em cũng muốn lên thăm anh, nhưng đâu dám hỏi. Còn em làm sao bay trộm được? Mặt đất kiểm soát chặt lắm! - Nhưng sao lạ vậy? Tự dưng một đại tá không lực lại muốn lên đây? - Anh thấy kỳ lắm sao? - Rất may là ông ấy không báo trước, chứ không tôi phải mất ăn mắt ngủ vì lo! - Tôi nới vui. - Hôm trước, em với ba em tới nhà để cảm ơn. Lúc em đưa quà, nói của anh gửi biếu, cả hai ông bà đều ngớ người ra rồi mừng rối rít. - Vậy sao? Chừng ấy trầm đâu có đáng gì? - Bộ anh không biết đó là kỳ nam à? Thứ đó mắc lắm! Nhưng em nghĩ không phải vì nó nhiều tiền. Nếu anh ở vào trường hợp ấy, khi có người ở tận trên rừng chẳng quen biết gì mà lại là người phía bên kia, gởi cho mình một món quà như vậy, thì anh nghĩ sao? - À…, chắc cũng có cảm giác như lúc nhận gạo và muối cô đưa lên! - Ý, chẳng qua em tiếp tế cho Quân giải phóng thôi à nghen! - Cô nhìn tôi cười tinh nghịch, hàm răng trắng đều sáng lên cùng cặp mắt long lanh. - Mà anh đừng lo, dưới đó lên đây có nửa giờ bay chứ mấy! Còn khỏe hơn đi Tam Kỳ! - Cô đã đi Tam Kỳ? - Ừa! Em có vô thăm già Lý mấy lần, từ sau ngày anh em mất tích Không phải ngay thị xã đâu mà ở vùng ven, toàn đồi không hà! Ở đó hay lắm? Già Lý nói bên Cách mạng lên về hàng ngày. Mà lần trước em cũng vô ý quá, không hỏi coi anh cần chi để mang lên - Cô Thủy giúp như thế là quý lắm rồi! Tôi biết ơn bác và cô nhiều lắm. Cô cúi xuống đưa tay khỏa nước: - Nếu nói ơn huệ, gia đình em phải cám ơn anh mới đúng? Sao cô lại nói vậy? - Tôi ngạc nhiên. Cô im lặng, lúc sau mới nói: - Từ hôm ở đây về, ba em khỏe hẳn ra, ăn được ngủ được cười nói vui vẻ suốt ngày. Em biết ba mừng vì đem được anh Trà về bên má, và mừng nhứt là biết tin chú Nguyên. Và em cũng hứa với ba là từ nay không bay nữa. Nhưng ba em biểu cứ từ từ đợi ít lâu, để coi có giúp chi được cho anh không? Tôi sững sờ. Ông Thành nói vậy ư? Chưa biết ông định giúp tôi như thế nào, nhưng điều gì khiến ông dám gánh chịu nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng mình và con gái, để giúp một người đã từng bắn chết con trai mình? - Ta lên nhà thôi anh! - Cô gái giục. Chúng tôi đứng dậy, bước lên lối mòn. Tôi hỏi: - Thế cô Thủy còn muốn bay nữa không? - Có chớ! Đó là ham mê suốt đời của em mà! Nhưng chắc phải đợi đến lúc hòa bình. Còn bây giờ em sợ lắm! - Cô sợ bác mắng? [...]... đại tá, có nghĩa là đã phục vụ cho một chế độ chính trị nhất định, ít nhất cũng cho một ý đồ chính trị nào đó Chỉ có tụi thổ phỉ mới không theo đường lối chính trị nào, còn đại tá đang ở trong một quân đội chính quy Một lát im lặng, rồi ông ta hỏi tôi một câu chẳng ăn nhập gì với chuyện đang nói: - Tôi nghe kể, anh leo lên cây bắn rớt máy bay của thằng Trà? - Vâng! - Tôi đáp gọn lỏn - Vậy mà anh còn... ư? - Sao anh biết là họ đã chết? - Tôi không nói thế Tôi chỉ hỏi thế thôi? Tình hình ở Huế lúc đó, hẳn đại tá biết hơn tôi nhiều Tôi có người bạn nhập ngũ cùng ngày cũng chết ở Thành Nội đợt đó Cả đại đội chỉ trở về có mấy người - Anh nói rất khôn, nhưng thực ra cũng chỉ nói theo lối tuyên truyền, nhằm bênh vực cho phía các anh! - Tôi chỉ nói ra những điều mình suy nghĩ dựa vào những gì mình biết Đó... chỉ mê đọc truyện chứ chả bao giờ tham gia vào trò chơi đánh trận giả của lũ trẻ cùng xóm Đến bây giờ, tôi như vẫn nhìn thấy cậu ấy ngồi trước mặt mình, mặc bộ quân phục rộng thùng thình còn mới tinh, đội chiếc mũ tai bèo mới tinh, và khẩu AK tựa trên vai cũng mới Cậu ấy ngồi dựa lưng vào vách hầm, thong thả kể chuyện, giọng dửng dưng như không hề có chút xúc cảm nào Nhưng khi ngẩng lên nhìn cậu, tôi... phương tiện, vũ khí có hiện đại đến đâu, những sai sót là điều không tránh khỏi Nhất là khi các mục tiêu quân sự nằm lẫn với khu vực dân cư, và phi công phải bay trên một vùng hỏa lực phòng không dày đặc - Tôi chưa được bay bao giờ, không biết có sợ như lúc ngồi dưới trận bom B52 hay không? - Tôi nói, không giấu sự mỉa mai - Nhưng đại tá nói như thế, thì mấu chốt cuối cùng của vấn đề vẫn là yếu tố... Nam hơn nửa triệu quân Trước đây có đài phương Tây đã nói mỗi tháng có từ năm đến sáu trắm lính Mỹ chết ở Việt Nam Còn ở miền Bắc, theo tôi biết cũng có một số chuyên gia Liên Xô, nhưng không đông và phần lớn là chuyên gia về kinh tế - Cá nhân tôi cũng chẳng ưa gì người Mỹ, - ông Tùng nói giọng gay gắt - nhưng họ giúp đỡ chúng tôi, chiến đấu và đổ máu cùng chúng tôi Còn các anh thì sao? Nga Xô và Trung . dở lắm! Tới bữa ăn cơm với tụi cháu, đêm ôm võng xuống nằm nói chuyện. Dạo Mậu Thân, anh ấy cùng đặc công bò vào tận hầm chỉ huy trong sân bay Ái Tử - Tôi kể tiếp những chuyện về anh Hai Nguyên,. đó. Chỉ có tụi thổ phỉ mới không theo đường lối chính trị nào, còn đại tá đang ở trong một quân đội chính quy. Một lát im lặng, rồi ông ta hỏi tôi một câu chẳng ăn nhập gì với chuyện đang nói:

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w