Khoa học Ngữ văn sau 55 năm xây dựng và phát triển Nhưng bằng sự thấu đáo của quan điểm lịch sử cụ thể và tinh thần khách quan khoa học cộng với ý thức trân trọng thành quả và công lao của người đi trước, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được mối đồng cảm sâu sắc trước các giới hạn của nhận thức cũng như trước các giới hạn của lịch sử để tin tưởng hơn vào động cơ trung thực của những tìm tòi, kiến giải; trân trọng hơn những đóng góp đầy tâm huyết của các nhà nghiên cứu tiền khu. Do sự phức tạp của đối tượng nghiên cứu nên không ít vấn đề cho đến nay vẫn đang được tiếp tục tìm tòi, luận giải để dần tiếp cận tới chân lí. Nhưng cũng có không ít vấn đề, ngay từ thời Văn - Sử - Địa đã được nghiên cứu, xem xét một cách thận trọng và đưa ra được những kiến giải đạt đến độ chính xác khoa học cần thiết. Có thể xem toàn bộ những bài thuộc chuyên ngành Ngữ văn đăng trên Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địalà sự minh chứng đầy đủ và thuyết phục về tinh thần lao động khoa học nghiêm túc, về ý thức trách nhiệm của các học giả trước lịch sử văn học dân tộc và trước các yêu cầu của khoa học Ngữ văn. Đó sẽ là những tài liệu tham khảo quan trọng, là những cứ liệu tin cậy để các thế hệ sau này tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu đã được các thế hệ tiền bối đặt nền móng. Từ một phương diện khác, qua các hoạt động nghiên cứu và các kết quả công bố trên Tập san Văn - Sử - Địa, chúng ta đã thấy manh nha tiền đồ phát triển của các chuyên ngành nghiên cứu liên quan mật thiết đến khoa học Ngữ văn như: Văn học, Ngôn ngữ học, Văn học dân gian, Hán - Nôm học, v.v… mà ngày nay đều đã trở thành các Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Vì vậy, kỉ niệm 55 năm thành lập sẽ là dịp để các Viện ghi nhận với nhau về những liên hệ lịch sử nguồn cội, củng cố thêm tinh thần hợp tác, thân thiện để giải quyết tốt hơn những nhiệm vụ khoa học đặt ra, nhất là với những đối tượng nghiên cứu có sự giao thoa, giáp ranh giữa các chuyên ngành. Sau 55 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay khoa học xã hội và nhân văn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Về tầm vóc và qui mô nghiên cứu, từ một Ban chỉ có không đến mươi người, đến nay chúng ta đã có cả một viện khoa học xã hội quốc gia với hàng chục viện nghiên cứu chuyên ngành, một đội ngũ chuyên gia khoa học đông đảo được đào tạo cơ bản từ nhiều trường đại học, nhiều trung tâm nghiên cứu lớn trong nước và trên thế giới. Với qui mô và đội ngũ này chúng ta có đủ vị thế để hợp tác, giao lưu đối thoại với các học giả cùng chuyên ngành ở các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Riêng ở lĩnh vực khoa học Ngữ văn, như chúng ta đã thấy, từ Tổ Văn trong Ban Văn - Sử - Địa đến Viện Văn học được thành lập vào năm 1959 không phải là quá trình liền mạch và có chung quyết định hành chính, nhưng lại là quá trình kế tục, tiếp thu, phát triển cả về tổ chức lẫn chuyên môn để xây dựng Viện. Những hạt nhân nòng cốt của Văn - Sử - Địa đã về công tác tại Viện ngay từ ngày đầu thành lập. Có thể khi cấu tạo các Tổ, các Ban nghiên cứu ở Viện Văn học thời kì đầu chủ yếu dựa trên yêu cầu của các bộ môn và lực lượng nghiên cứu thực tế. Đến các giai đoạn sau, khi khoa học Ngữ - Văn phát triển, cùng với sự trưởng thành của tư duy nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu càng ngày càng được nhận thức rõ. Để tiếp cận đối tượng, từ mục tiêu, nhiệm vụ đến phương pháp đã bắt đầu hình thành phẩm chất và tư duy chuyên ngành làm cơ sở cho sự phát triển các chuyên ngành nghiên cứu thuộc các lĩnh vực của khoa học Ngữ văn ngày nay. Lịch sử phát triển Viện Văn học đã từng chứng kiến sự kiện Ban Ngôn ngữ tách ra để thành lập Viện Ngôn ngữ học; Ban Văn học dân gian tách ra để xây dựng Viện Văn hóa dân gian (nay là Viện nghiên cứu Văn hóa); Ban Văn học Cổ Cận phải san sẻ để xây dựng Viện Hán - Nôm, v.v… Còn ở Viện Văn học, từ 5 Ban nghiên cứu truyền thống trước đây nay đã phát triển thành 9 Ban, trong đó có những Ban hình thành do quá trình xác định lại đối tượng, phạm vi nghiên cứu, có những Ban mới hình thành do yêu cầu phát triển của khoa học văn học. Tuy quá trình biến các ý tưởng thành hiện thực còn đòi hỏi phải có thời gian và những điều kiện khác về nhân lực và vật lực, nhưng với cơ cấu hiện nay, chúng ta có căn cứ để xây dựng một Viện nghiên cứu văn học hàn lâm và hiện đại. Khoa học không chạy theo số lượng. Mở rộng qui mô đến mức thiếu luận chứng khoa học là không thể chấp nhận được. Nhưng khư khư bám lấy cái cũ khi nó không còn đảm bảo được cho sự phát triển là bảo thủ. Những khó khăn đặt ra trước một bên là yêu cầu phát triển của khoa học với một bên là yêu cầu của công tác quản lí trong tình hình hiện nay đòi hỏi ở mỗi nhà khoa học, mỗi cán bộ quản lí khoa học không chỉ trình độ chuyên môn sâu, bản lĩnh khoa học mà còn đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng và ý thức trách nhiệm cao trước đất nước. Về điều này, các nhà sáng lập Văn - Sử - Địa thực sự là một tấm gương. Trong thực tiễn xây dựng và phát triển của đất nước ta hiện nay, đổi mới và hội nhập đang là những xu thế không thể đảo ngược. Khoa học văn học cũng như các lĩnh vực khoa học khác đang đứng trước các sự lựa chọn để phát triển. Tư duy khoa học nói chung và tư duy lí luận nói riêng đang thức tỉnh trước một thế giới vừa nhất thể hóa, vừa đa dạng hóa. Đó là một thực tiễn mới để khoa học văn học của chúng ta thêm một lần nữa đối mặt với khu vực và thế giới, tìm ra những nguyên lí đúng đắn cho sự phát triển. Tuy nhiên, hướng ra thế giới mới chỉ là một chiều của sự tìm tòi. Hướng về lịch sử, về truyền thống sẽ là một chiều tìm tòi khác mà với nó khoa học văn học của chúng ta mới được đảm bảo phát triển bền vững. Kỉ niệm 55 năm thành lập Văn - Sử - Địa, thế hệ các cán bộ nghiên cứu đang công tác tại Viện Văn học hiện nay thành kính ghi nhận công lao đặt nền móng, ghi nhận nỗ lực và tâm huyết của các thế hệ cha anh đã góp phần xây dựng cơ nghiệp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và của Viện Văn học. Nhìn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ phát triển của khoa học Ngữ văn từ khi thành lập Văn - Sử - Địa đến nay, chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được; nhưng vẫn không khỏi lo lắng trước nguy cơ tụt hậu, lạc hậu so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sự tụt hậu về tư duy lý luận và tư duy nghiên cứu lý thuyết. Nếu như trên lĩnh vực công nghệ, ta có thể đi tắt, đón đầu thì ở lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn con đường đó chỉ dẫn đến lối cụt và ngõ hẻm. Trong xu thế hội nhập, muốn tránh được nguy cơ tụt hậu về tư duy lý luận, tư duy khoa học, không có con đường nào khác ngoài nỗ lực của bản thân các nhà khoa học trong việc nghiên cứu tiếp cận với các nguồn tri thức mới nhất của nhân loại để bổ sung, phát triển và hoàn thiện vốn tri thức của dân tộc. Kỷ niệm 55 năm thành lập Văn - Sử - Địa, đánh giá đúng công lao và nỗ lực cống hiến của các nhà nghiên cứu tiền phong là một dịp để giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu văn học nói riêng nhìn nhận lại quá trình xây dựng và phát triển, rút những kinh nghiệm cần thiết để đi xa hơn, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới . Khoa học Ngữ văn sau 55 năm xây dựng và phát triển Nhưng bằng sự thấu đáo của quan điểm lịch sử cụ thể và tinh thần khách quan khoa học cộng với ý thức. nhiệm vụ khoa học đặt ra, nhất là với những đối tượng nghiên cứu có sự giao thoa, giáp ranh giữa các chuyên ngành. Sau 55 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay khoa học xã hội và nhân văn nước. lực và tâm huyết của các thế hệ cha anh đã góp phần xây dựng cơ nghiệp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và của Viện Văn học. Nhìn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ phát triển của khoa học Ngữ văn