1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ pptx

5 265 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 195,49 KB

Nội dung

Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ Đặc trưng của thế giới huyền thoại đã chi phối rất rõ cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Đến lượt mình, hệ thống ngôn ngữ này cũng có chức năng khu biệt quan trọng thế giới kì ảo ấy. Khi miêu tả tình làng nghĩa xóm của con người trần tục, người ta thường sử dụng thành ngữ "tối lửa tắt đèn có nhau"; nhưng trong Nghĩa địa xóm Chùa, cũng là diễn đạt ý tưởng này, Đoàn Lê lại viết: "Từ ngày ra nhập tịch nghĩa địa xóm Chùa tôi được sống trong cảnh chan hoà tình người, tối lửa tắt trăng có nhaucực kì vui vẻ." Hạ xuống một chữ trăng, người viết đã tạo lập nét khu biệt đáng kể của không gian, thời gian và đặc tính của những "cư dân nghĩa địa" với đêm, bóng tối cùng sự dị ứng bởi ánh sáng mặt trời. Với vong hồn liệt sĩ, ngôn từ thể hiện rõ tính chất "phản vật chất": "Bóng anh trôi nhè nhẹ trên sông" (Bến trần gian), "Họ không hề nhìn thấy tôi, dù tôi đứng sát cạnh, phận vong hồn là thế" (Tàn đen đốm đỏ). Đặc trưng của những hồn ma nữ là vẻ đẹp như chỉ có từ cõi Liêu trai: "Mình vương đầy sương - Mặt tràn nắng, gió Em đi rồi dấu chân em ở đâu" (Cặp bồ với ma). Sự chi phối của cái huyền ảo, siêu nhiên được thể hiện qua rất nhiều biệt ngữ miêu tả một số tục lệ, tín ngưỡng: bùa, đêm vu lan, điềm báo, ma thuật, lời nguyền, cúng cô hồn, lễ cầu cơ, lễ cầu hồn, lễ trục hồn, lễ giải hạn, thầy pháp, bói toán, cúng tế, Với những sáng tác về đề tài chiến tranh, về thân phận mong manh của con người, ngôn ngữ thường có tính chất u mặc, trầm ngâm trong sự chiêm nghiệm về những mất mát của quá khứ, những hệ luỵ của kiếp người vì thế mà vang vọng "một nỗi buồn không kích thước". 2. Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh Khả năng nghệ thuật của ngôn từ được thể hiện trước hết bởi tính hình tượng của nó. Đây là đặc trưng của ngôn ngữ văn học nói chung. Tuy nhiên, đối với văn xuôi có yếu tố kì ảo đương đại, tính hình tượng được gia tăng với nồng độ cao một phần do đặc trưng phản ánh của thể loại quy định. Một trong những yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực là phản ánh cuộc sống như nó vốn có. Yêu cầu này không (hoặc ít) đặt ra đối với văn xuôi tiếp cận cuộc sống bằng cái kì ảo. Bởi ở đây, do lọc qua lăng kính của cái “kì”, hiện thực sẽ có độ “lệch pha” rất lớn so với nguyên mẫu của nó. Từ thế giới lung linh ảo thực này, tiếng nói chân thành của nhà văn có dịp cất lên. Lấy nhân vật và không gian nghệ thuật làm ví dụ. Hệ thống nhân vật trong văn xuôi có yếu tố kì ảo hôm nay khá đa dạng, phong phú. Có thể đó là những nhân vật huyền thoại hoặc có nguồn gốc từ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, những nhân vật siêu thực, lịch sử đã thuộc về thiên cổ như ma, quỷ, vong hồn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Lê Thánh Tông, Gia Long, Quang Trung, Hoặc là cỏ cây, đồ vật, con vật có hành động, chức năng thần kì; là những con người “dưới đáy” bị biến dạng, hoá thân bởi sự khắc nghiệt, hoang dã của môi trường sống, bởi không tìm được chỗ đứng của mình giữa dòng đời cuộn chảy, bởi phép thuật, lời nguyền, v.v Chưa xét đến tâm lí, tính cách, chỉ hệ thống tên gọi nhân vật cũng đã tạo nên lớp sương mù huyền thoại, cổ tích bao phủ hầu hết các trang văn của Hoà Vang, Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Lê, Nguyễn Thị Ấm, Phạm Thị Hoài, Đây là những lớp từ có tính chất biểu trưng rất lớn, gợi liên tưởng đến những "cổ mẫu" trong văn xuôi truyền thống. Mỗi nhân vật như một tín hiệu nhấp nháy, khêu gợi sự tưởng tượng, đối thoại ở người đọc. Bằng ngôn ngữ chọn lọc, cô đúc, nhấp nháy hình ảnh này, nhân vật bỗng trở nên sống động, hiện hữu, có thể tạo được ấn tượng sâu đậm, mạnh mẽ ở người đọc. Được nhào nặn từ chất liệu ngôn từ đặc biệt, nhân vật nhưổ mờ hoá sau lớp voan huyền ảo của thời gian, hoặc lung linh hào quang truyền thuyết, huyền thoại khiến việc cảm nhận chúng không chỉ bằng lí trí tỉnh táo, mà phải - như cách nói của Nguyễn Tuân, “bằng sự rung động phức hợp cả năm giác quan” (3) . Khách quan mà nói, với cây phả hệ sum suê, khác lạ này, chủ nghĩa hiện thực cổ điển với tiêu chí xây dựng nhân vật điển hình, đầy đủ chân dung, diện mạo sẽ dễ “lạc môi trường”. Do sự chi phối của yếu tố kì ảo, ngôn ngữ bình thường đã trở nên bất lực, nhường chỗ cho một hệ thống ngôn ngữ khác thích hợp hơn. Tương tự như thế, không gian nghệ thuật cũng được kiến tạo từ hệ thống ngôn ngữ mang những đặc trưng kì ảo. Đó là hệ thống không gian phi thực như trời, Tây thiên, địa ngục, thuỷ cung với tính chất không định tính và không cản trở như vẫn thường thấy trong không gian thần thoại, cổ tích; những không gian thiêng như núi, rừng, sông, biển, nghĩa địa, miếu, đền, Hệ thống không gian ấy đã trở thành bầu khí quyển mới lạ đòi hỏi ngôn từ phải có sự bứt phá, vượt ngưỡng để thích ứng. Kết quả là các khía cạnh hình tượng của ngôn từ lung linh, đa nghĩa hơn. Đến với những sáng tác này, người đọc như thực hiện chuyến thám hiểm những miền đất lạ: Rừng thiêng “chất chứa nghìn trùng bí ẩn, vừa quyến rũ, vừa nghiệt ngã”, hang núi lảng vảng bóng vong hồn, đêm tối thui như hũ nút hoặc mờ mờ sương trăng như huyền thoại (Tàn đen đốm đỏ, Nỗi buồn chiến tranh, Phiên chợ Giát, Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ); là những bến sông xa mờ kỉ niệm, bồng lan kí ức gợi cho con người bao hoài niệm, tiếc nuối, xót xa trong cuộc lữ hành tìm lại “bản lai diện mục” của chính mình (Chảy đi sông ơi, Mùa hoa cải bên sông, Bến trần gian); là những bản làng chìm trong “thứ không khí huyền thoại”, là nghĩa địa, cõi ma “âm thịnh dương suy” với bao số phận, cảnh đời của thế giới bên kia (Những ngọn gió Hua Tát, Nghĩa địa xóm Chùa, Cặp bồ với ma), v.v Ở đây, sự phản ánh hiện thực được thẩm thấu màu sắc huyền thoại trở nên hàm nghĩa và mang tính khái quát cao, đưa ta thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngôn ngữ thông thường ít khi đạt được. Phiêu diêu trong dòng chảy ngôn từ, người đọc như bắt gặp tầng ngầm văn hóa dân tộc khơi lên từ đáy sâu thời gian. Tính mập mờ, đa nghĩa, của văn chương là vấn đề làm tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu văn học Đông - Tây. Theo Alain Roble Grillet, chuyên gia nghiên cứu văn học phương Tây, “văn học luôn luôn, và một cách có hệ thống, nói đến việc khác”. Còn ở phương Đông, từ rất lâu đã phổ biến quan niệm cho rằng đặc trưng nghệ thuật ngôn từ là “ý tại ngôn ngoại”. Đằng sau bề mặt câu chữ bao giờ cũng ẩn chứa tiếng nói từ trái tim của người viết. Đối với những tác phẩm ít nhiều bị chi phối bởi cái huyền bí, siêu nhiên, điều này thể hiện khá rõ; bởi ở đó, ý hàm ẩn thường bị giấu kín hoàn toàn, còn cái minh hiển được trưng ra với mọi kiểu phô diễn nên dễ khiến người đọc rơi vào “mê lộ”. Độc giả không thể đọc chúng trên một dòng, một đoạn hay một nhân vật. Cái kì ảo buộc người đọc phải suy ngẫm, tự “xé rách” màn sương bí ẩn che phủ trên bề mặt câu chữ để đi vào chiều sâu của nó - cũng có nghĩa là phải phát huy cao độ sức liên tưởng và kinh nghiệm cá nhân vào việc lĩnh hội nghệ thuật, nhờ thế gợi ra được vô số các ý tưởng, biểu tượng và cách giải thích (Bến trần gian, Cặp bồ với ma, Mộng du 1 ). Ở đây, tác giả không phải là người phán xử tất cả. Chính vì thế, nó gia tăng khả năng đồng sáng tạo ở người đọc. Khách quan mà nói, tính chất kì ảo của ngôn ngữ cũng đã góp phần tạo ra tính đa nghĩa, đa chủ đề, đề tài của văn xuôi hôm nay. Một trong những phương tiện hữu hiệu làm cho tác phẩm mơ hồ, đa nghĩa, là "vận dụng các mô típ thần thoại, các hình thức biến hoá hư ảo" (4) . Dấu ấn của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong cách xây dựng thế giới hình tượng của văn xuôi đương đại, việc vận dụng các mô típ kì ảo cổ điển và hiện đại để khắc hoạ không - thời gian nghệ thuật, chân dung nhân vật cũng như xây dựng cốt truyện, có tác dụng không nhỏ trong việc gia tăng biên độ của ý nghĩa, mở rộng liên tưởng của người đọc. . Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ Đặc trưng của thế giới huyền thoại đã chi phối rất rõ cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Đến lượt mình, hệ thống. của nó. Từ thế giới lung linh ảo thực này, tiếng nói chân thành của nhà văn có dịp cất lên. Lấy nhân vật và không gian nghệ thuật làm ví dụ. Hệ thống nhân vật trong văn xuôi có yếu tố kì ảo. Do sự chi phối của yếu tố kì ảo, ngôn ngữ bình thường đã trở nên bất lực, nhường chỗ cho một hệ thống ngôn ngữ khác thích hợp hơn. Tương tự như thế, không gian nghệ thuật cũng được kiến tạo từ

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w