1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ ppsx

6 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 236,43 KB

Nội dung

Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ Căn cốt của vấn đề là chúng ta chưa có được một cách nhìn thế tục vừa lém lỉnh vừa nghiêm túc, vừa khắt khe vừa độ lượng. Trong khi đó, tiếng cười, chất hài lại là "một loại quan hệ thẩm mĩ với đời sống, là một kiểu cảm hứng trong sáng tác, nếu được chăm chú tìm tòi và thể hiện, nó sẽ bộc lộ một loạt những nguyên tắc thi pháp đặc trưng, tạo nên cả một mạch thể tài văn học đặc sắc, đem lại rất nhiều hứng thú cho người đọc" (6) . Sự xuất hiện của tiếng cười trong văn xuôi có yếu tố kì ảo hôm nay là biểu hiện sống động cho tinh thần ấy. Với giọng giễu nhại, văn học hôm nay thể hiện rõ sự thừa tiếp truyện cười truyền thống. Ở Truyện cười ở làng Tam Tiếu, người viết cũng lấy lại mô típ của những nhân vật có "số đỏ" một cách ngẫu nhiên như trong truyện dân gian. Vấn đề là từ sự mô phỏng của Tạ Phong Ba trong tác phẩm này lại có thể trở thành truyện nhại. Nhại khác mô phỏng ở sự bắt chước có ý thức nhằm một mục tiêu với một giọng điệu khác với nguyên mẫu. Ở nhân vật này thì rõ ràng là nhại máy móc, nhưng không ngu độn như kiểu Làm theo lời vợ dặn của truyện cười nguyên thuỷ, mà lại tinh ranh, "khôn lỏi". Tạ Phong Ba là một diễn viên hề giữa cuộc đời còn quá nhiều trò hề. Mục đích của người viết là giễu cợt, châm chọc một trong những quái trạng đáng buồn của xã hội hiện đại và hiệu quả gây cười gắn liền với tính thời sự của truyện. Sự giễu nhại này không tách rời tính chất nghiêm chỉnh của tinh thần xây dựng và thái độ thực sự khách quan, cầu thị. Mỉa mai, châm biếm không phải đến từ một "cõi lạ", không dính dáng đến hiện tại mà luôn gắn chặt với thực trạng muôn mặt của cuộc đời vì nó là kết quả của một "nguyên nhân ngầm ẩn của cái giống như thật" như nhận xét của cây bút kì ảo nổi tiếng thế giới, Thomas Mann. Dẫu nói về cái xấu, cái ác nhưng những tác phẩm ra đời từ cảm hứng trào lộng vẫn hướng con người về phía cái đẹp, khơi gợi những tình cảm cao đẹp bởi “khi cười cái xấu, người ta đứng cao hơn nó” (Tsecnưsepxki). Tinh thần này toát lên từ dạng thức giễu nhại đến khó chịu trong một văn cảnh hài hước mang đậm tính chất nghịch dị (grotesque) của Truyện cười ở làng Tam Tiếu, Chuyện vui về đền miếu, Chuyện Bụt mọc có thật Qua đó, tác phẩm góp phần xoá bỏ những khuôn khổ, ràng buộc, những lối mòn công thức để cho văn học "cởi bỏ bộ mặt thánh thượng", tăng sự tự do trong sáng tạo của người nghệ sĩ đồng thời khẳng định sự đổi mới theo chiều hướng tích cực và nhân bản của văn xuôi hôm nay. Sự có mặt của giọng điệu này khiến văn học có thể du nhập vào nó nhiều hình thức ngôn ngữ: nhại tác giả, tác phẩm, ngôn ngữ đời thường, những lời nói tục, thần chú, giai thoại, bàn luận về thực tại hạ đẳng, thậm chí nhại cả phong cách của một giai đoạn văn học. (Chi tiết vị trung tướng cũng viết nhật kí bằng thơ trong Người sông Mê khiến bạn bè và người thân phải một phen bất ngờ khi phát hiện ra "bí mật" này như là sự giễu cợt nhẹ nhàng quan niệm "chiến sĩ - thi sĩ" (lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa) khá phổ biến một thời). Dẫu là sự đời thường hoá ngôn từ nghệ thuật đến mức tối đa, nhưng tiếng cười trong văn xuôi có yếu tố kì ảo hôm nay không phải là tiếng cười lộ thiên, mang tính chất bản năng, dung tục mà chứa đầy ý vị tinh tế, đằm sâu của nó. Tóm lại, giọng trào lộng đã thể hiện rõ chức năng chỉnh lí hình tượng bằng tiếng cười, là một trong những nỗ lực khám phá tích cực và toàn diện cuộc sống của người viết. Nó góp phần mang lại sự cởi mở, thoải mái, dân chủ của đời sống văn học đương đại. Một mặt nó giải thoát cho khả năng phán đoán, mở rộng trí tưởng tượng, mặt khác lại không ngừng duy trì mối liên hệ tỉnh táo với hiện thực. Đây cũng chính là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra tính hiện đại của văn học giai đoạn này, bởi hài hước là "phát minh lớn nhất của tinh thần hiện đại" (7) . Vì vậy, dẫu văn học sau 1986 vẫn đương còn vận động nhưng những giá trị của nó trên nhiều phương diện, như phương diện tạo ra một tiếng cười mới, là một biểu hiện đáng khích lệ và cần được ghi nhận trên hành trình đi tới của văn học Việt Nam. 4.2. Giọng quan hoài da diết và cảm hứng trước nỗi đau và thân phận con người Cùng với độ lùi thời gian và những đổi thay trong cơ chế quản lí văn hoá, xã hội, khuynh hướng nhận thức lại đã hình thành đậm nét trong văn học thời Đổi mới. Gắn liền với những đánh giá khách quan về những được mất của con người, của dân tộc trong và sau chiến tranh, văn xuôi cũng xuất hiện giọng trầm lắng, xót xa mà những âm hưởng chủ đạo là mô típ nỗi đau, sự cô đơn và những ưu tư của người viết trước những "bể dâu" của số phận, nhân tình. So với văn học giai đoạn 1945-1985, văn học hôm nay thường nói nhiều hơn đến nỗi đau, đến mất mát của từng cá nhân cụ thể. Giọng văn vì thế mà lắng xuống, câu chữ như gẫy vụn, vỡ oà trước sự thúc ép của rất nhiều xót xa, thương cảm. Dù có nhiều mất mát, xót đau nhưng phần lớn không có sự sám hối, phủ định; bao trùm lên nhiều sáng tác có yếu tố kì ảo giai đoạn này vẫn là sự nhân hậu, minh triết của người viết, nhất là đối với các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh. Sự hi sinh của người lính không phải đã đặt dấu chấm hết cho những mất mát không gì bù đắp nổi của dân tộc, nỗi đau còn được kéo dài, được nhân lên ở thế giới bên kia. Nhưng một điều cũng hết sức cảm động là từ cõi âm, vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn người lính như được bọc trong ánh hào quang huyền thoại nên lại càng lung linh, bất tử. Cuộc tử sinh dẫu có nhiều nước mắt nhưng đó chỉ là sự chia tay tạm thời; còn nỗi đam mê, tình yêu cuộc sống tất cả sự vĩ đại mà dung dị của người lính Việt Nam thì vẫn trường tồn và tiếp tục phát huy sức mạnh (Thần đất, Cõi âm, Khúc hát biển ban mai, Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Đợi bạn, Bến trần gian, Cặp bồ với ma, Tàn đen đốm đỏ ). Giọng quan hoài da diết cũng gắn liền với mô típ con người cô đơn sau chiến tranh (Ngày xửa ngày xưa, Biển cứu rỗi, Những giấc mơ có thực, Người sót lại của Rừng Cười). Nhưng giọng điệu này đạt hiệu quả nghệ thuật hơn cả là khi chạm đến những vấn đề muôn thuở của con người: đó là những khắc khoải, những buồn vui, khổ đau hay sung sướng (Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ, Biển cứu rỗi, Thần đất, Ngày xưa, cô Tấm Sự tích những ngày đẹp trời), những xáo trộn tình cảm trên hành trình mưu cầu hạnh phúc và lẽ sống (Chảy đi sông ơi, Con gái thuỷ thần), là cảm giác tái tê, đắng nghẹn của nhà văn khi đối diện những bi kịch nhân sinh mà nguyên nhân chính là hủ tục, định kiến cứng nhắc, lỗi thời (Truyền thuyết viết lại, Châu Long, Tiếng thở dài qua rừng kim tước), là sự u hoài man mác cảm giác tiếc nuối cho sự mai một những giá trị truyền thống trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại (Kiếp bèo, Độc huyền, Con chuột lông vàng), là những đổ vỡ, bất hạnh của con người trong vòng quay số phận Đây là một nguyên nhân khiến cho nhiều truyện không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và day dứt trong giọng điệu trần thuật (Cơ hội của Chúa, Người đi vắng,Trí nhớ suy tàn, Những đứa trẻ chết già). Những cuốn tiểu thuyết này cho người đọc chứng kiến sự đổ vỡ của những giá trị truyền thống, trong khi những giá trị mới chưa thể đem đến cho con người sự thanh thản. Xét theo một nghĩa nào đấy, các nhân vật ở đây đều thua cuộc mà nguyên nhân của nó có thể là do sự dồn đuổi của "thổ ngơi cùng khốn", nhưng điều cơ bản vẫn là xuất phát từ chính cách sống giữa một thế giới với đầy những toan tính tối tăm, phân li, vô cảm. Điều này được người viết khái quát thành một vấn đề có tính chất tượng trưng, cảnh báo, là “thử thách cuối cùng của Chúa”. Thậm chí trong cổ tích cũng không còn là thế giới lí tưởng, ở đó mọi thứ đều nhất thành bất biến theo quy luật nhân quả thuần phác của dân gian mà cũng chứa đựng không ít đổ vỡ, bất hạnh của con người ở hiền chẳng gặp lành (Châu Long, Những ngọn gió Hua Tát). Đội ngũ những người sáng tác trưởng thành sau 1986 phần lớn thuộc thế hệ nhà văn "không mảy may bị vướng mắc cách nhìn sử thi". Câu văn trong truyện của họ thường man mác cảm giác tê tái song hành với nỗi đau nhân tình âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc. Nói như Hoàng Ngọc Hiến, "đau thương là quyền lớn nhất của nhà văn để viết về những sự việc tiêu cực". Cho nên, sẽ không là võ đoán khi cho rằng, cùng với giọng giễu nhại, sự lên ngôi của kiểu giọng điệu này cũng là yếu tố cơ bản tạo nên chất văn xuôi và tính dân chủ, hiện đại của văn học những năm gần đây. Đối với người cầm bút hiện đại, cái huyền ảo, kì bí chỉ là nơi gởi gắm những điều mà nhà văn muốn nói xuất phát từ sự thúc ép của cuộc sống. Đằng sau những chi tiết hoang đường, kì lạ bao giờ cũng lấp lánh trái tim nhà văn với nhiều sắc độ: Khi mỉa mai, dằn hắt, lúc trầm lắng, xót xa. Sự phối kết nhiều chất giọng cũng thể hiện rõ những cách tân của ngôn ngữ văn xuôi đương đại so với giai đoạn trước. Sự linh hoạt, phong phú của giọng điệu trần thuật cũng chính là nhu cầu tự nhiên để người viết tự làm mới mình. Khách quan mà nói, sự mới lạ, đa dạng của giọng điệu cũng là phương tiện quan trọng để tác giả thể hiện một cách sinh động cái đa đoan của con người, cái đa sự của cuộc sống. Việc có mặt của những giọng điệu này, theo Bakhtin, đã góp phần tăng thêm chất văn xuôi cho tiểu thuyết cũng như truyện ngắn thời gian qua. Đây cũng là dấu hiệu của sự phát triển, trưởng thành của văn xuôi giai đoạn này. Điều quan trọng hơn là độc giả đến với truyện có yếu tố kì ảo đương đại không phải chỉ để tìm cái kì, cái quái mà là để hiểu những nhân cách, những tấm lòng từ đó trang bị cho mình những kiến thức, vốn sống phù hợp với thực tế. Khách quan mà nói, chính nhãn quan kì ảo hoá thể hiện qua ngôn ngữ đã góp phần làm cho "câu chữ có men" (Ma Văn Kháng). Tất cả những hình thức ngôn ngữ đó giúp cho nhà văn tái hiện một cách chân thực, không giản lược toàn bộ thế giới tâm hồn, trí tuệ của con người ngày càng phức tạp, thường là mâu thuẫn. Là "yếu tố thứ nhất của văn học" (M. Gorki), ngôn ngữ văn học một thời kì, nói như Trần Đình Sử, "gắn với đặc trưng tư duy hình tượng của thời ấy, là "hoá thạch" của đời sống tâm lí, xã hội một thời, là tấm gương phản chiếu gần xa ý thức thẩm mĩ, luân lí, chính trị thời ấy" (8) . Văn học, vì thế, không chỉ có nhiệm vụ ghi chép sự thay đổi của ngôn ngữ, nó còn là chính sự thay đổi đó nữa. Sự độc đáo của ngôn ngữ văn xuôi đương đại dưới tác động của yếu tố kì ảo cũng không ngoài nỗ lực, khát vọng tái hiện một cách sinh động, đầy tính nghệ thuật thực tiễn xã hội đa sắc hôm nay; vì lẽ, việc sáng tạo ngôn ngữ văn học không bao giờ bắt đầu từ bản thân ngôn từ mà bắt đầu từ ý đồ phản ánh đời sống của người nghệ sĩ . Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ Căn cốt của vấn đề là chúng ta chưa có được một cách nhìn thế tục vừa lém. vì thế, không chỉ có nhiệm vụ ghi chép sự thay đổi của ngôn ngữ, nó còn là chính sự thay đổi đó nữa. Sự độc đáo của ngôn ngữ văn xuôi đương đại dưới tác động của yếu tố kì ảo cũng không ngoài. thượng", tăng sự tự do trong sáng tạo của người nghệ sĩ đồng thời khẳng định sự đổi mới theo chiều hướng tích cực và nhân bản của văn xuôi hôm nay. Sự có mặt của giọng điệu này khiến văn học có thể

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w