1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" doc

5 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 190,39 KB

Nội dung

Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" Có vẻ như Henri Mongault vượt qua được thách thức nói trên, vì bản dịch Những linh hồn chết của ông khi đó được đánh giá là bản dịch tốt. Đến lượt mình, Hoàng Thiếu Sơn thành công lại chính là nhờ bản dịch này. Có thể nói, bản dịch tiếng Pháp, về phương diện nào đó, gần như một sự chú giải cho dịch giả Việt Nam khi dịch một tác phẩm Nga phức tạp như Những linh hồn chết. Nước Nga là một nước Á- Âu, có đặc thù văn hoá và ngôn ngữ riêng, song dù sao nó cũng gần với văn hoá châu Âu hơn, do đó dịch giả Pháp sẽ không mấy khó khăn khi dịch những vấn đề liên quan tới phong tục, tập quán, tôn giáo, ẩm thực, cách xưng hô, các kiểu diễn đạt trong nguyên tác. Dịch giả Việt giỏi tiếng Pháp như thế hệ Hoàng Thiếu Sơn làm quen vớiNhững linh hồn chết dễ dàng hơn từ “chiếc cầu trung gian” này (điều lí giải tại sao những bản dịch các tác phẩm của Gogol qua bản dịch tiếng Pháp cho tới nay vẫn đạt hơn là những bản dịch trực tiếp từ tiếng Nga). Tuy nhiên, khi đọc bài giới thiệu của Hoàng Thiếu Sơn, chúng tôi chú ý tới một thông tin, theo đó dịch giả cho biết bản dịch Pháp văn Những linh hồn chết của Henri Mongault (Galimard 1949), mặc dù được một số nhà ngôn ngữ học Xô viết đánh giá là một “dịch phẩm ưu tú”, nhưng không ít chỗ đã “bỏ không dịch những chữ, những câu khó” và “những khi bản Pháp văn xa với nguyên bản” (Đ.T.A. nhấn mạnh (5) ), thì bản dịch của ông theo sát nguyên bản “Miortvie Đusi” của Nhà xuất bản văn học Quốc gia Văn học – Nghệ thuật, (Mạc Tư Khoa 1956) (6) . Thông tin này có nhiều điểm trùng với những gì dịch giả Cao Xuân Hạo cung cấp trong bài viết của ông đăng trên tạp chí Tia Sáng (số 13/2007). Theo Cao Xuân Hạo, Henri Mongault là một trong những người có công truyền bá văn học Nga vào Pháp. Song dịch giả này là người khá cao ngạo. Khi dịch Chiến tranh và hoà bình của L. Tolstoi, Henri Mongault chê nhà văn lớn của dân tộc Nga không biết viết văn, rằng tác phẩm của Tolstoi như chú gấu mới đẻ chưa được mẹ liếm lông cho sạch, và rằng ông đã phải sửa khá nhiều chỗ, thậm chí còn bỏ hẳn một số đoạn vì “không thể chấp nhận được”. Những diễn giải kì quặc, đầy định kiến, và cũng đầy quyền uy nêu trên của Henri Mongault đã gây bất bình trong giới dịch thuật. Dịch giả Cao Việt Dũng coi những nhận xét trên điển hình cho kiểu “trịch thượng văn hoá” (“ethnocentrisme” - dịch theo văn cảnh) mà Antoine Berman từng nói đến trong tác phẩm về dịch thuật của ông. Thái độ trịch thượng văn hoá này chắc chắn cũng lộ rõ trong bản dịch Những linh hồn chết của Henri Mongault, bởi một khi đã sửa văn của L. Tolstoi, thì không thể không sửa văn Gogol, người mà sinh thời, khi Những linh hồn chết vừa ra đời, bị những kẻ thủ cựu chê là viết chưa sạch chính tả. Bá tước Tolstoi biết tiếng Pháp như tiếng Nga, văn của ông dẫu gì cũng là văn “quý tộc”, nhiều nhân vật trong Chiến tranh và hoà bình nói một câu tiếng Nga là chèn một câu tiếng Pháp, trong khi văn Gogol “đặc sệt Nga”, tràn ngập tiếng cười dân giã của ngôn ngữ đường phố, quảng trường, chợ búa, thứ văn làm “nổ tung” những khuôn mẫu cú pháp cứng nhắc với “những câu phản logic riêng lẻ lẫn những cấu tạo ngôn từ kì quặc” (Bakhtin). Thứ văn này trong cách nghĩ của dịch giả Pháp hiển nhiên là thứ “gấu con mới đẻ chưa được mẹ liếm cho sạch”. Từ những thông tin của Hoàng Thiếu Sơn và Cao Xuân Hạo, tác giả bài viết này nảy ý tưởng khảo sát hai bản dịch Pháp văn và Việt văn Những linh hồn chết, so sánh chúng với nguyên tác, nhằm: 1/ Tìm hiểu sự tiếp nhận Gogol ở Việt Nam thông qua bản dịch Những linh hồn chết. Khẳng định những thành tựu mà dịch giả tiền bối, khắc phục rào cản văn hoá và ngôn ngữ, đã đạt được; 2/ Trên cơ sở phân tích một số những khiếm khuyết trong bản dịch Những linh hồn chết, trình bầy một quan niệm dịch sát nguyên tác, trung thành với phong cách tác giả, nhằm bổ sung sự tiếp nhận Gogol ở Việt Nam, tiếp tục công việc của người đi trước trong cuộc chinh phục đỉnh cao văn chương thế giới này. * Khi so sánh bản dịch tiếng Pháp và tiếng Việt Những linh hồn chết với nguyên tác, điều đầu tiên đập vào mắt, đó là “những chỗ xa với nguyên tác” mà Hoàng Thiếu Sơn nhắc tới trong bản tiếng Pháp, thường là những chỗ rất khó dịch. Bởi thế thái độ “trịch thượng” hay “chủ nghĩa sô vanh văn hoá” trong dịch thuật thường khi là định kiến, cái định kiến khiến người ta không cố công tìm hiểu nguyên tác và tác giả. Nó rất dễ dùng để biện hộ cho kiểu dịch tuỳ tiện “dễ làm, khó bỏ, hoặc “không dịch nổi thì chữa văn và chê người viết”. Henri Mongault, vốn quen với loại tiểu thuyết tâm lí Pháp thịnh hành, kiểu Paul Bourget, với cấu trúc rõ ràng, khúc triết và một lôgic “theo lối Descartes” (7), khi dịch Những linh hồn chết phải đối mặt với một tác phẩm hoàn toàn xa lạ, từ thể loại, kết cấu, phong cách, ngôn ngữ, nên việc chê bai, bỏ, hoặc sửa văn trong nguyên tác theo ý mình, là không có gì khó hiểu. Tuy nhiên, bản dịch của dịch giả Pháp này vẫn được công nhận là “một dịch phẩm ưu tú”. Điều này không có gì lạ và đây cũng không phải là trường hợp duy nhất. Chúng ta đều biết rằng có nhiều bản dịch không mấy chính xác so với nguyên gốc, song lại là những bản dịch rất hay và có giá trị cao về văn chương; ngược lại, cũng lại có nhiều bản dịch chuyển ngữ khá chính xác, song lại không hay và không mấy giá trị về văn chương. Đây là hiện tượng người dịch bị ngôn ngữ “trói chặt” (cả ngôn ngữ gốc lẫn ngôn ngữ đích). Riptin, khi so sánh các bản dịch tiếng Trung Quốc Những linh hồn chết, có nhận xét rằng, bản của Lỗ Tấn dịch sai khá nhiều so với nguyên tác, song vẫn là bản dịch xuất sắc khó có thể vượt qua đứng về phương diện văn chương. Ở trường hợp này, tác phẩm hoặc được dịch thoát ý (theo Cao Xuân Hạo kiểu dịch này thực hiện bằng cách hiểu và phi ngôn từ hoá nguyên bản (xoá hết những từ ngữ của nguyên bản) rồi sau đó tái ngôn từ hoá bằng ngôn ngữ đích để có được một văn bản tương đương với nguyên bản), hoặc phóng tác (tức người dịch chỉ mượn cốt truyện, tình tiết chính, còn thì viết hoàn toàn theo ý mình, văn phong của mình). Với kiểu chuyển ngữ này, người dịch tự do trong cách thể hiện và sử dụng từ ngữ, và nếu anh ta là một nhà văn có tài, thì bản dịch sẽ như một sự “đồng sáng tạo”, trở thành một tác phẩm mới có sức hấp dẫn cao. Có thể nói, bản dịch của Henri Mongault nằm giữa hai kiểu dịch này, nó là sản phẩm của dịch thoát ý và phóng tác. Kiểu dịch này không thể không ảnh hưởng trực tiếp tới bản dịch tiếng Việt chọn nó làm trung gian chuyển ngữ. Theo những chuyên gia tiếng Pháp, thì bản dịch Những linh hồn chết của Hoàng Thiếu Sơn, về cơ bản, trung thành với bản dịch tiếng Pháp. Đây là một dịch phẩm hấp dẫn người đọc bởi nó giữ được tiết tấu, kết cấu của nguyên tác, phần nào đó thành công trong việc chuyển tải được những sắc thái hài hước vốn là sức mạnh của tác phẩm và chuyển những kiểu ngôn ngữ đa dạng trong nguyên tác sang những kiểu ngôn ngữ tiếng Việt tương đồng. Song, nếu chỉ bằng lòng với những gì mà bản dịch đã đạt được, thì không còn điều gì để nói. Khi so sánh những bản dịch Những linh hồn chết bằng tiếng Trung Quốc, Viện sĩ Riptin chỉ ra những kiểu dịch khác nhau, song cái đích mà các dịch giả Trung Quốc và Đài Loan nhắm tới, đó là: bên cạnh việc “chuyển đạt đủ và đúng những thông tin của nguyên bản về hiện thực được mô tả trong tác phẩm, bản dịch còn phải tôn trọng phong cách của nguyên bản: âm vực của ngôn ngữ, biệt ngữ xã hội và địa phương của nguyên bản và bản dịch phải tạo ra được một hiệu quả thẩm mĩ tương đương với nguyên bản (Formal-asthetique Aquivalence) (8) . Quan niệm dịch thuật này hiện được nhiều người ủng hộ. Cao Việt Dũng chia sẻ: “dịch thuật là công việc chuyển một văn bản từ một ngôn ngữ sang một ngôn ngữ khác, với điều kiện cốt tử là văn bản sau phải thật giống với văn bản trước. “Giống” ở đây nghĩa là tạo được văn bản mới giữ nguyên được các tính chất và hiệu quả ban đầu của bản gốc”. Dịch giả trẻ tuổi này kêu gọi phải dịch sao cho “một người Pháp cảm thấy gì khi đọc Stendhal thì một người Việt Nam cũng cần được cảm thấy (ít nhất là gần) giống như thế” (9) . Trong quan niệm dịch thuật này, cái khó chính là truyền đạt chuẩn xác nội dung, phong cách của nguyên tác bằng một ngôn ngữ đích nhiều khi rất xa với ngôn ngữ gốc, đồng thời lại phải làm sao cho bản dịch phù hợp với tầm tiếp nhận của độc giả để họ có thể hiểu được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vẫn biết dịch thế nào đó để một độc giả Việt Nam vốn xa lạ với ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán nước Nga, nhất là nước Nga thế kỉ XIX, cảm nhận Những linh hồn chết giống như một người Nga là điều cực kì khó (gần như không thể), song nó vẫn là cái đích để các dịch giả chúng ta vươn tới, giống như các tác giả của 17 bản dịch tiếng Trung Quốc và 6 bản dịch tiếng Nhật mà Riptin nhắc tới. . Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" Có vẻ như Henri Mongault vượt qua được thách thức nói trên, vì bản dịch Những linh hồn chết của. văn và Việt văn Những linh hồn chết, so sánh chúng với nguyên tác, nhằm: 1/ Tìm hiểu sự tiếp nhận Gogol ở Việt Nam thông qua bản dịch Những linh hồn chết. Khẳng định những thành tựu mà dịch giả. vớiNhững linh hồn chết dễ dàng hơn từ “chiếc cầu trung gian” này (điều lí giải tại sao những bản dịch các tác phẩm của Gogol qua bản dịch tiếng Pháp cho tới nay vẫn đạt hơn là những bản dịch trực tiếp

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w