1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 5 potx

7 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 98,99 KB

Nội dung

chậm cải tiến tôt môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lại thêm tư tưởng bảo hộ còn nặng nề. Doanh nghiệp của ta còn yếu cả về sản xuất, quản lí và khả năng cạnh tranh. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát và lãng phí. Cơ chế, chính sách về thị trường tài chính, tiền tệ chưa đồng bộ. Chưa làm tốt công tác chuẩn bị khi công cuộc hội nhập quốc tế chuyển qua một bước mới. Tuy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết của Đảng và trên thực tế đã được thực hiện từng bước, nhưng nhận thức hội nhập chưa đạt được sự nhất trí cao, ảnh hưởng tới quá trình đề xuất chính sách và triển khai thực hiện. Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang phát triển mang lại cả thời cơ lẫn thách thức lớn, trong khi đó, nền kinh tế nước ta còn yếu, tư tưởng bảo hộ còn nặng nề, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới quản lý và cải tiến công nghệ diễn ra chậm chạp. Nếu không kịp thời khắc phục sẽ bị thua thiệt, thậm chí còn bị tụt hậu xa hơn. Thiếu sót đáng kể là công tác nghiên cứu triển khai chậm, chất lượng thấp. Cho đến nay, ở nước ta còn chưa hiểu thật sâu, chưa nắm thật vững toàn bộ định chế của các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, nhất là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều văn kiện pháp lý khác mà nước ta cần vận dụng khi gia nhập tổ chức này. Công tác hội nhập quốc tế mới cần tập trung triển khai chủ yếu ở các cơ quan Trung ương; sự tham gia của các ngành, các cấp tuy có được đặt ra nhưng còn yếu và chưa đồng bộ, do đó chưa tạo được sức mạnh cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế. Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Thời gian qua chúng ta vừa tiến hành Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hội nhập, vừa triển khai nghiên cứu những nội dung cam kết để xác định chủ trương, phương hướng hành động nhưng thường bị động đối phó với nhiều khuyến nghị do các đối tác nước ngoài nêu ra; không có đủ cơ sở để hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng chương trình cải tiến quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Luật pháp, chính sách quản lý kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh. Luật pháp, chính sách là công cụ để đảm bảo hội nhập thành công, kinh tế phát triển. Các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại quốc tế đang diễn ra theo thể chế kinh tế thị trường, theo xu thế thuận lợi hoá, tự do hoá, theo “luật chơi” của các thể chế kinh tế quốc tế và khu vực. Nhưng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của ta chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho ta khi đáp ứng các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Việc hoàn chỉnh luật pháp và chính sách của ta phải phù hợp với thông lệ quốc tế và những quy tắc của các tổ chức mà nước mình tham gia, vừa phù hợp với đặc thù của nước ta, đặc biệt là bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa. Ta cũng chưa nghiên cứu sâu để đề xuất những biện pháp chính sách cần thiết, những cách làm khôn khéo, hợp lý nhằm tận dụng những ưu đãi mà quốc tế dành cho nước đang phát triển và kém phát triển như quy chế tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, chế độ hạn ngạch thuế quan, quyền tự vệ, chống bán phá giá… bảo vệ lợi ích của ta. Doanh nghiệp của ta còn yếu cả về sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về hai mặt quản lý và công nghệ, lại hình thành và hoạt động quá lâu trong cơ chế bao cấp. Chúng ta chưa tạo đủ cơ chế, biện pháp có hiệu lực nhằm kích thích các doanh nghiệp gắn sự tồn tại và phát triển của mình với việc cải tiến sản xuất kinh doanh với khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều yếu kém, bất cập về trình độ chuyên môn và năng lực điều hành công việc, chưa tương xứng với cương vị và trách nhiệm được giao, một số không ít cán bộ thoái hoá về phẩm chất; chạy theo sự cám dỗ vật chất, sống thực dụng, cửa quyền, hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng,…ảnh hưởng rất xấu tới uy tín của Đảng và Nhà nước, nhân dân chê trách, gây cản trở lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời đội ngũ công nhân lành nghề và có thể lực tốt còn ít. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ diễn ra rất phổ biến trong nhiều nganh nghề. Do cách tổ chức và quản lí lao động đã dẫn đến thói “hư danh”; sưu tầm bằng cấp, xin học hàm, chạy học vị,…Không những vậy trong cơ cấu độ tuổi của lao động, số lao động trẻ (từ 15 đến 29 tuổi), lứa tuổi chủ lực của nguồn lao động và rất dễ dàng tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới cũng đang diễn ra tình trạng: thiếu đầu óc kinh doanh hiện đại, cung cách làm ăn lớn; tính toán nhìn xa trông rộng, táo bạo nhạy cảm và năng động với cái mới, thích ứng mau lẹ để xoay chuyển tình thế khi gặp khó khăn; miệt mài học tập, ngẫm nghĩ sâu sắc mọi vấn đề. Tất cả những nhược điểm trên đây đã trở thành lực cản không cho phép chúng ta tiến nhanh. IV. Các kiến nghị đề xuất trên phương diện triết học để hạn chế các nhược điểm và phát huy những mặt tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta Từ những điều nói trên, chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta: Thứ nhất là phải thống nhất được nhận thức về nhu cầu tất yếu phải hội nhập kinh tế, coi hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ then chốt trong hoạt động kinh tế, nhằm phục vụ lợi ích chung của đất nước. Vấn đề thống về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng, vì hội nhập kinh tế quốc tế với trọng tâm là mở cửa, thực hiện tự do hoá thương mại sẽ làm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xuất hiện nhiều mâu thuẫn cục bộ. Chẳng hạn, mâu thuẫn giữa xu bảo hộ với xu hướng tự do hoá; nhiều doanh nghiệp còn yếu kém không đủ sức cạnh tranh, ngại phải thay đổi cách làm cũ, vẫn muốn nhà nước tiếp tục bảo hộ; mâu thuẫn giữa tăng nguồn thu ngân sách qua thuế nhập khẩu với việc giảm dần các hàng rào thuế quan, phi thuế quan khi thực hiện tự do hoá sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách…Những mâu thuẫn đó làm cho qúa trình hội nhập kinh tê quốc tế vấp phải không ít trở ngại khi đi vào các vấn đề cụ thể. Thế nên, chỉ khi nào nhận thức thông suốt thì mới có đủ ý chí, bản lĩnh, quyết tâm và sức mạnh để thật sự đưa vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế vào cuộc sống, vào suy nghĩ, vào kế hoạch, chương trình hành động, chiến lược phát triển của Nhà nước. Thứ hai, cần có cơ sở vững vàng về chính trị, ổn định xã hội, phát huy nội lực, phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng ngành và từng doanh nghiệp. Muốn vậy, chúng ta phải đánh giá lại tiềm lực kinh tế của đất nước trong mọi lĩnh vực, ngành hàng; nghiên cứu lợi thế so sánh giữa nước ta với khu vực và các nước khác…Từ đó xây dựng cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa hội nhập; xây dựng chiến lược phát triển, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; xác định ngành mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư phát triển…Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; xây dựng hành lang pháp lý vừa chặt chẽ lại vừa thông thoáng; xác định lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết đã và sẽ ký kết tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh… Thứ ba là chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới một cách có chọn lọc. Nắm vững các văn kiện, thông lệ quốc tế. Không bỏ sót, bỏ lỡ cơ hội nhưng cũng không nên quá nôn nóng, quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, tránh để bị lệ thuộc vào một quốc gia, một Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thế lực nào đó. Sớm có chủ trương, chính sách và triển khai việc chuyển đổi cơ cấucủa nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu, nhằm tạo ra các mặt hàng xuất khẩu đủ lớn về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, có sức cạnh tranh cao. Đồng thời, nhằm tạo ra một đội ngũ doanh nghiệp có đủ quy mô và năng lực, tất cả những yếu tố này cùng với môi trường pháp lý thông thoáng sẽ tạo thành một sức mạnh tổng hợp nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. Thứ tư là chúng ta cần tiếp cận, dần dần đi vào kinh tế tri thức. Nếu không có tri thức, không phát triển nguồn trí lực đủ tầm sẽ rất khó chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng như trong quan hệ chung với thế giới hiện đại. Bởi tri thức hiện đóng vai trò số một trong các nguồn lực phát triển kinh tế. Kinh tế tri thức tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng vươn lên rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Tiếp đó, ta cần thu nhập, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, thương mại thế giới, tìm hiểu kĩ thị trường thế giới, dự báo triển vọng, xu hướng biến động và phát triển của nó. Cần nắm vững các văn kiện, thông lệ quốc tế, hệ thống pháp luật, các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế…để có thể chủ động, tránh bị ép trong khi đàm phán, ký kết các cam kết; không bỏ sót, bỏ lỡ mà có thể khai thác triệt để, tận dụng quyền lợi, những ưu tiên, ưu đãi dành cho chúng ta trong quá trình hội nhập. Từ đó tìm được tiếng nói chung về một vấn đề, một lĩnh vực nào đó để tranh thủ càng nhiều càng tốt sự ủng hộ, đồng tình, hợp tác của các đối tác cùng chung lợi ích. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thứ năm là xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và bản lĩnh vững vàng. Nhân tố con người là yếu tố quyết định nhất trong các khâu, các hoạt động phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế. Cuối cùng, đó là việc giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy được những giá trị ưu tú của dân tộc, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà và lành mạnh của đất nước. Đồng thời cũng cần chọn lọc tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hoá dân tộc, xem đó là nhân tố cực kì quan trọng khơi dậy các tiềm năng sáng tạo, làm nên những giá trị vật chất và tinh thần mới. Chúng ta kiên quyết phản đối sự tiếp nhận xô bồ mọi thứ gọi là “tân kì” của văn hoá ngoại lai mà không phân biệt hay dở, tốt xấu, để đi đến chỗ mất gốc và lai căng về văn hoá, gây hậu quả xấu về tư tưởng, đạo đức, lối sống. LờI KếT Ngày nay, trong thế giới luôn luôn có biến động không ngừng, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá đang nổi lên chiếm vị trí chủ đạo khuynh hướng phát triển của thế giới trong thời gian tới. Mỗi quốc gia đều hiểu rằng không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới hội nhập mở cửa đồng nghĩa hoà nhập trong xu thế đi lên của x• hội loài người; đóng cửa, biệt lập cũng đồng nghĩa với bảo thủ, tự giảm khả năng phát triển. Và trong quá trình hội nhập các quốc gia phải có biện pháp cụ thể để tận dụng ở mức tốt nhất những cơ hội để phát triển. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài mục đích này. Nhưng với một tiềm lực kinh tế còn hạn chế, Việt Nam đứng trước những thử thách, khó khăn to lớn. Trong đó nổi bật là nguy cơ tụt hậu khoảng cách phát triển với các quốc gia tiên tiến ngày càng mở rộng hơn. Đây là hạn chế, khó khăn căn bản bởi vì củng cố tiềm lực kinh tế càng mạnh sẽ có cơ hội trong việc giữ vị thế, tiếng nói chủ động trong quá trình hội nhập và đặc biệt thương mại Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quốc tế. Tuy nhiên với thành tựu đạt được qua thời gian gần 20 năm đổi mới cùng với chủ trương đúng đắn phát huy nội lực trong phát triển kinh tế, nước ta sẽ vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu tới năm 2020 trở thành quốc gia công nghiệp và xa hơn nữa, vươn lên sánh kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Qua đề tài này em mạnh dạn đưa ra một số những hạn chế, yếu kém của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam và một số những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó cũng như nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam nhanh hơn. Do còn hạn chế về trình độ, trong quá trình nghiên cứu hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để công trình nghiên cứu của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô! Tài liệu tham khảo Tác phẩm kinh điển của Mac – Anghen – Lênin Các tác phẩm của các vị lãnh tụ Lênin, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX Báo nhân dân ngày 18 tháng 4 năm 2002 Báo nhân dân ngày 18 tháng 9 năm 2002 Báo nhân dân ngày 6 tháng 5 năm 2002 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 16 tháng8 - 2001 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 21 tháng11 - 2001 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 24 tháng 12 - 2001 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 33 tháng 11 – 2002 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . ngoài xu thế phát triển chung của thế giới hội nhập mở cửa đồng nghĩa hoà nhập trong xu thế đi lên của x• hội loài người; đóng cửa, biệt lập cũng đồng nghĩa với bảo thủ, tự giảm khả năng phát triển. . thức hội nhập chưa đạt được sự nhất trí cao, ảnh hưởng tới quá trình đề xu t chính sách và triển khai thực hiện. Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang phát triển. LờI KếT Ngày nay, trong thế giới luôn luôn có biến động không ngừng, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá đang nổi lên chiếm vị trí chủ đạo khuynh hướng phát triển của thế giới trong thời gian tới.

Ngày đăng: 24/07/2014, 19:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w