Vì vậy, sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con ngươi dù con người có muốn hay không. Sự phát triển bao giờ cũng mang tính phổ biến. Vì sự phát triển xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tự nhiên, trong tư duy ở bất cứ sự vật, hiện tượng khách quan nào của thế giới khách quan. Sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Với mỗi quá trình phát triển trong các lĩnh vực khác nhau, với mỗi điều kiện hoàn cảnh khác nhau lại diễn ra theo những mô thức khác nhau. Điều này nói lên tính đa dạng, phong phú của phương thức phát triển. Phương thức của mọi sự phát triển là từ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại. Nguồn gốc của phát triển là thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Hình thức biểu hiện là phủ định của phủ định. - Các quan điểm vận dụng từ hai nguyên lí trên cho quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam +Quan điểm toàn diện Do bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác, các mối liên hệ này thì đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải sử dụng quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện, chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng. Theo quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải nhận thức về sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật khác với nó; kể cả những mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới hiểu rõ được sự vật. Vì vậy, để đưa ra giải pháp cho Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quá trình CNH-HĐH ở nước ta thì trước hết phải hiểu rõ về CNH-HĐH. Muốn có được điều đó thì phải phân tích tất cả các mối liên hệ của nó. Đồng thời theo quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải phân biệt các mối liên hệ với nhau. Phải biết chú trọng tới các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ về bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên Để từ đó để hiểu rõ được bản chất của sự vật để có các phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với CNH-HĐH ở Việt Nam thì chúng ta phải phân biệt được tất cả các mối liên hệ giữa các yếu tố với CNH-HĐH. Trong thực tế theo quan điểm này khi tác động vào sự vật, ta phải chú ý tới những mối liên hệ của nó với sự vật khác. Phải biết sử dụng đồng bộ các biên pháp, phương tiện khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, khi thực hiện CNH- HĐH ta phải sử dụng nhiều biện pháp, giải pháp cùng một lúc để giải quyết một vấn đề. Để quá trình CNH-HĐH ở nước ta thu được nhiều kết quả thì chúng ta phải sử dụng quan điểm toàn diện. +Quan điểm phát triển Mọi sự vật đều nằm trong quá trình vận động và phát triển nên trong hoạt động thực tiễn và nhận thức ta phải có quan điểm phát triển để vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng. Theo quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta không chỉ nắm bắt được cái đang tồn tại ở sự vật mà còn thấy được khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy rõ những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi đi xuống. Song điều quan trọng là phải khái quát được những biến đổi để vạch ra khuynh hướng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com biến đổi của sự vật. Vì vậy, ta phải thấy rõ xu hướng vận động, phát triển, của quá trình CNH-HĐH ở nước ta trong tương lai và cả những cái đang tồn tại. Xem xét sự vật theo quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải phân chia quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở đó tìm ra phương pháp nhận thức và tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật. Tuỳ theo sự phát triển đó có lợi hay có hại. Vì vậy, khi xây dựng CNH-HĐH ta phải chia thành những giai đoạn và trong mỗi giai đoạn ta thực hiện các biện pháp, phương pháp để giải quyết các vấn đề sao cho hiệu quả nhất. Để thực hiện sự phát triển trên thì trên cơ sở tích luỹ dần về lượng rồi tiến tới sự biến đổi về chất. Đối với sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta cũng phải tích luỹ dần về lượng sau đó tiến hành những biến đổi về chất. Quan điểm này nhằm khắc phực tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của chúng ta. + Quan điểm lịch sử Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý tới điều kiện cụ thể, môi trường cụ thể mà sự vật được sinh ra, tồn tại và phát triển. Vì vậy, để có thể đưa ra các giải pháp để thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam chúng ta phải phân tích tình hình cụ thể của đất nước, cũng như bối cảnh quốc tế trong giai đoạn ngày nay. Ngoài ra, khi thực hiện các giải pháp chúng ta cũng phải sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. - Đề tài chọn cơ sở triết học vì: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đề tài nhằm mục đích đưa ra được các giải pháp làm thúc đẩy quá trình CNH-HĐH phát triển nhanh hơn và thu được nhiều thành tựu hơn. Vì vậy, đề tài dùng quan điểm toàn diện để hiểu rõ về CNH-HĐH. Sau đó, dùng quan điểm phát triển để đưa ra các giải pháp thúc đẩy CNH-HĐH. Nhưng để các giải pháp phát huy được tác dụng cao nhất thì đề tài đãsử dụng quan điểm lịch sử khi đưa ra các giải pháp. 2. Cơ sở thực tiễn -CNH-HĐH ở Việt Nam có tính tất yếu khách quan + CNH-HĐH có tính phổ biến Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể vững chắc trên cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một xa hội là toàn bộ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xa hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động sản xuất sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất thoả man nhu cầu của xa hội. Chủ Nghĩa Tư Bản đa tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chính Chủ Nghĩa Tư Bản và đa thu được nhiều thành công. Đó là lực lượng sản xuất phát triển cao, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao. Do Chủ Nghĩa Xa Hội có phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại dựa trên trình độ khoa học kĩ thuật của lực lượng sản xuất phát triển cao. Vì nước ta đi lên Chủ nghĩa xa hội từ một nước nông nghiêp lạc hậu nên nước ta phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xa Hội. Trong đó, nền nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ phát triển cao. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó chúng ta phải tiến hành CNH tức là chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền công nghiệp hiện đại. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com +CNH-HĐH là quá trình tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân Xã hội chủ nghĩa Xa Hội Chủ Nghĩa muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng, phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xa hội cần phải xây dựng trên cơ sở thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ. Cơ sở kĩ thuật đó phải tạo ra năng suất lao động xa hội cao. CNH-HĐH chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở cho nền kinh tế quốc dân. + CNH-HĐH là lựa chọn phù hợp với nước ta hiện nay Việt Nam đi lên Chủ Nghĩa Xa Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất Xa Hội Chủ Nghĩa mới được thiết lập chưa được hoàn thiện. Vì vây, quá trình CNH- HĐH sẽ xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xa Hội, làm phát triển mạnh lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất Xa Hôi Chủ Nghĩa. + CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay phù hợp với xu hướng thời đại Trong thời đại ngày nay với hàng loạt nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nước như là: xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề về thiên tai Vì vậy, mọi quốc gia phải tập trung mọi nguồn lưc để giải quyết các vấn đề trên. Một lựa chọn cho các nước phát triển là phải xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trên cơ sở khoa học công nghệ cũng phát triển nhanh chóng. Những điều kiện thuận lợi và Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com khó khăn, khách quan và chủ quan, tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng không ít những khó khăn, thử thách đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, chúng ta phải chủ động nắm lấy thời cơ, phát huy thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH tạo ra thế và lực vượt qua khó khăn, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu đưa kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và CNH-HĐH đất nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mai với sự nghiệp của chúng ta. Tư tưởng của Hồ Chí Minh soi sáng con đường đi lên Chủ Nghĩa Xa Hội của dân tộc ta. Tư tưởng về phát triển kinh tế và CNH-HĐH đất nước vẫn còn nguyên giá trị với nước ta hiện nay. Tư tưởng bao trùm trong tư tưởng phát triển kinh tế của Hồ Chí Minh là: xây dựng nền kinh tế với mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xa Hội. Vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh lúc nào cũng mong xây dựng nền kinh tế nước ta vững mạnh và độc lập tự chủ . Về phát triển kinh tế thì Bác quan tâm đến các ngành kinh tế quốc dân, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong nước, ngoài nước. Đối với các ngành, Bác quan tâm tới ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thứ nhất, đối với nông nghiệp, Bác quan tâm đặc biệt vì đây là ngành rộng lớn nhất nước ta giải quyết vấn đề lương thực hằng ngày và ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các kĩnh vực khác trong xa hội. Trong nông nghiệp, Bác có quan điểm phát triển toàn diện cây trồng, vật nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp Thứ hai, đối với công nghiệp nhẹ Bác từng nói:” Mọi chính sách của Đảng và nhà nước ta đều nhằm xây dựng chủ nghĩa xa hội và cải thiện đời sống cho nhân dân. Ngành công nghiệp nhẹ quan hệ khăng khít với đời sống hằng ngày của Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhândân. Vì vậy nhiệm vụ của ngành là rất quan trọng.” Từ quan điểm đó Bác luôn quan tâm tới phát triển công nghiệp nhẹ. Thứ ba, đối với ngành công nghiệp nặng Bác luôn đặt ra yêu cầu phải xây dựng ngành sao cho phù hợp với đất nước và phải thực hiện được yêu cầu đa đề ra. Thứ tư, Bác rất quan tâm tới thương nghiệp và thủ công nghiệp. Bác từng nói:” mối quan hệ giữa công – nông- thương nghiệp sẽ tạo nên cái chân bền vững của nền kinh tế”. Trong cơ chế quản lí Bác luôn yêu cầu phải thường xuyên đổi mới cơ chế quản lí cho phù hợp với nền kinh tế. Bác đặc biệt quan tâm tới hoạt động của hệ thống ngân, tài chính, tiền tệ đối với nền kinh tế. Tư tưởng của Bác là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác. - Tư tưởng của Đảng ta về tiến hành C NH-HĐH: Đường lối, mục tiêu, tư tưởng phát triển kinh tế của Đảng: +Đường lối kinh tế của Đảng ta là đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng Xa Hội Chủ Nghĩa. Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xa hội, cải thiện đời sống cho người dân, cải thiện môi trường, phát triển an ninh, quốc phòng. +Mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta từ 2001 dến 2010 là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của người lao động tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế cơ chế thị trường được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. +Tư tưởng phát triển kinh tế nêu rõ phát triển nhanh , có hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xa hội và bảo vệ môi trường. CNH- HĐH phải đảm bảo kinh tế độc lập, tự chủ về đường lối chính sách đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hoạt động kinh tế đối ngoại kết hợp với nội lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế. Chiến lược đến năm 2010 GDP tăng gấp đôi năm 2000. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuông 50%. Chiến lược còn nêu rõ phát triển CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm. Con đường CNH rút ngắn so với các nước đi trước, vừa có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ tin học, sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu khoa học công nghệ từng bước phát triển kinh tế tri thức. Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực để đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đưa nông nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ cao mới bằng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Đẩy mạnh cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp lí, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . các giải pháp thúc đẩy CNH-HĐH. Nhưng để các giải pháp phát huy được tác dụng cao nhất thì đề tài đãsử dụng quan điểm lịch sử khi đưa ra các giải pháp. 2. Cơ sở thực tiễn -CNH-HĐH ở Việt Nam. một bước tăng cường cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xa Hội, làm phát triển mạnh lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất Xa Hôi Chủ Nghĩa. + CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay phù hợp với. kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và CNH-HĐH đất nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mai với sự nghiệp của chúng ta. Tư tưởng của Hồ Chí