Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á
Trang 1KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng
Trang 2không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố
Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Ngoài ra, Đà Nẵng còn là
trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những
tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong
đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2
Vị trí địa lý: Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’ đến 16014’ vĩ tuyến
Bắc và 107018’ đến 108020’ kinh độ Đông, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông
Trang 3Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,5 km2 (theo số
liệu năm 2003)
Dân số năm 2005 là 777,1 nghìn người, mật độ 619 người/km2
Đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng bao gồm 6 quận: Hải Châu,
Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi Địa hình
vùng núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng 700 – 1.500m, độ dốc lớn (>400) Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc Từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, 1 số đồi núi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố
Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không rét đậm và không kéo dài Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 độ C Độ
Trang 4ẩm không khí trung bình 83,4% Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ
Thủy văn: Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía
Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông đều ngắn và dốc Có 2 sông chính là sông Hàn và sông Cu Đê Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các sông: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Tuy Loan, sông Phú Lộc,…
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km2
trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km2; đất nông nghiệp là
117,22 km2; đất chuyên dùng là 385,69 km2; đất ở 30,79 km2 và đất chưa sử dụng 207,62 km2 Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng… Trong đó quan trọng nhất là loại đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với
thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản,
dược liệu, chăn nuôi gia súc…
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là
Trang 567.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất Tỷ
lệ che phủ rừng là 49,6% Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3 Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân
Tài nguyên biển: Vùng biển Đà nẵng có ngư trường rộng trên 15.000
km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non
Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên
kỳ thú Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển
Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…
Trang 6Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát
trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí
Địa hình thành phố Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi
Trang 7cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m,
độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố
Khí hậu thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt
độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ
Trang 8tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các
tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần
1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng
11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng