1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO "XÂY DỰNG CHWƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " potx

9 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 385 KB

Nội dung

Các điều kiện đó được chia thành 4 nhóm chính sau: Tiện nghi và các điểm hấp dẫn của cộng đồng Để có được một dự án CBT thành công, cộng đồng đó phải có điểm du lịch thu hút khách và có

Trang 1

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BULDING THE COMMUNITY BASED TOURISM DEVELOPMENT

PROGRAM IN DA NANG

SVTH: Nguyễn Ký Viễn

Lớp: 34K03.2, Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS Hà Quang Thơ

Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Du lịch cộng đồng (CBT) là một loại hình du lịch mới tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích

về kinh tế, xã hội cho cộng đồng, đồng thời tham gia vào công tác bảo tồn văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng Theo đánh giá, Đà Nẵng hiện nay đang sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển CBT, tuy nhiên thành phố mới chỉ tập trung mục tiêu vào du lịch biển và du lịch MICE nên chưa khai thác hết tiềm năng này Trong nghiên cứu này, các tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng được phân loại, đánh giá cụ thể làm cơ sở cho việc xây dựng một chương trình phát triển CBT tại đây Đề tài cũng đã mô tả cách thức CBT sẽ được phát triển tại thành phố, với mục tiêu tổng thể là hình thành một doanh nghiệp CBT quy mô nhỏ có tính khả thi nhằm đem lại thu nhập tăng thêm cho người dân và bảo tồn văn hóa địa phương Kết quả là một mô hình phát triển CBT đã được xây dựng tại Làng Cổ Túy Loan (thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với một hệ các sản phẩm dịch vụ, du lịch đã được định hình cụ thể

Từ khóa: Du lịch cộng đồng; bảo tồn văn hóa; cộng đồng; phát triển du lịch bền vững; làng cổ Túy Loan

ABSTRACT

Community Based Tourism (CBT) is a new form of tourism in Vietnam, which brings many social economic benefits to community, and supports the protection of natural areas and the conservation of local cultures Nowaday, Danang has many potentials of developing CBT, however, they have just focused on marine and MICE tourism, so it has not been exploited effectively In this study, the resources of developing CBT are classified, evaluated specifically that provide the basic for building the CBT development program This project also describes how the CBT will be developed in this area, with the overall objective is to create viable small-scale enterprise to generate additional income for local communities and preserve local cultures The result is a CBT development model was built in Tuy Loan ancient village (Hoa Phong Commune, Hoa Vang District) with a system of tourism products and services has been shaped specifically

Key words: Community Based Tourism; conservation of local cultures; community; sustainable tourism development; Tuy Loan ancient village

1 Mở đầu

Với những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua, Đà Nẵng đã và đang dần khẳng định được vị thế của mình Tuy nhiên, nó đặt ra một vấn đề lớn là làm sao để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các đình làng, cây đa, bến nước, các làng nghề mà ông cha ta để lại Một trong những giải pháp bền vững được đưa ra đó là phát triển dựa vào du lịch

Trang 2

Do đó, ngay trong quy hoạch phát triển du lịch của thành phố cũng đã đề cập đến việc tổ chức thực hiện các chương trình phát triển loại hình du lịch tham quan làng quê, làng nghề, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn bỏ ngõ, phát triển chưa hiệu quả và không có

sự gắn kết

Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng là một công việc cần thiết hiện nay

2 Cơ sở lý luận

2.1 Khái niệm du lịch cộng đồng

Theo báo cáo của APEC về du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng (CBT) là mội loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến CBT nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến CBT còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”

2.2 Các đặc trưng của du lịch cộng đồng

Các đối tác tham gia trong du lịch cộng đồng: chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, các cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương và khách du lịch

Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định thực thi và điều hành dự án

Cộng đồng dân cư, các đối tác liên quan, du khách có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên địa phương

Các thành viên của cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch

Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng Các sản phẩm, dịch vụ - du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương

2.3 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại một địa phương

Để đảm bảo lựa chọn đúng điểm để triển khai dự án du lịch cộng đồng, việc phân tích đánh giá các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại một địa phương là rất quan trọng Các điều kiện đó được chia thành 4 nhóm chính sau:

Tiện nghi và các điểm hấp dẫn của cộng đồng

Để có được một dự án CBT thành công, cộng đồng đó phải có điểm du lịch thu hút khách và có đủ tiện nghi để thu hút khách đến thăm cộng đồng và hỗ trợ các hoạt động du lịch cộng đồng Tiện nghi và các điểm thu hút bao gồm: các tài nguyên văn hóa; tài nguyên môi trường; lưu trú; đường tiếp cận và phương tiện đi lại; thông tin/dịch

vụ cho du khách tại vùng du lịch; sức khỏe và an toàn trong vùng du lịch và phụ cận; nguồn nhân lực; nơi mua sắm; các dịch vụ đi lại; cấp nước, năng lượng và hệ thống nước thải; nguồn tài chính

Tính năng động của cộng đồng

Trang 3

Sự thành công của những người hỗ trợ cộng đồng phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết

về tính năng động của cộng đồng và thái độ của họ khi làm việc với người dân

Tiềm năng thị trường

Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công của CBT Việc hiểu rõ nhu cầu, mối quan tâm và động cơ của du khách rất cần thiết cho dự án CBT Điều này giúp cho cộng đồng xác định được đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể đến tham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng Các chính sách quốc gia và thái độ của chính quyền địa phương

Việc phân tích các chính sách liên quan của Chính Phủ là rất quan trọng để xác định được các khả năng mà các cơ quan có thể hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện các dự án CBT Các tổ chức, cơ quan như Tổng cục du lịch Việt Nam, Sở VHTT & DL các tỉnh thành, hay ban quản lý du lịch xã dựa vào các chính sách đó để xác định việc phân bổ các nguồn lực và cung cấp các điều kiện hỗ trợ phù hợp

2.4 Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng

Việc lựa chọn mô hình nào để phát triển du lịch cộng đồng tùy thuộc vào quyết định của cộng đồng, dựa trên các điều kiện và khả năng hiện tại của cộng đồng Có 3

mô hình được đưa ra:

Cộng đồng địa phương tự tổ chức toàn bộ các khâu cung ứng các sản phẩm du

lịch

Các hãng lữ hành tổ chức bán tour và ký kết hợp đồng với các nhóm cộng đồng

cung cấp các dịch vụ du lịch

Cộng đồng địa phương liên kết với các công ty du lịch để tổ chức, thực hiện các

chương trình du lịch

3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng

3.1 Một số vấn đề còn tồn tại

Hiện tại, du lịch cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng đang tồn tại rất nhiều vấn đề, đặc biệt là một số điểm chính sau:

Hiện nay vẫn chưa có một dự án du lịch cộng đồng nào trên địa bàn được triển khai theo đúng tiêu chí của nó Mức độ tham gia của cộng đồng vẫn chỉ ở mức cung cấp các dịch vụ, chưa tham gia vào quá trình tổ chức ra quyết định, xây dựng các kế hoạch thực hiện trong du lịch cộng đồng

Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm thỏa đáng Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao đế hấp dẫn khách du lịch Trong khi đó, các công ty du lịch lại chưa thực sự đánh giá, nghiên cứu tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch Hai bộ phận này hoạt động một cách riêng lẽ, không có sự gắn kết chặt chẽ với nhau

Thành phố chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, chưa có các chính sách đãi ngộ tốt đối với các nghệ nhân làng nghề

Trang 4

Sự mất dần các giá trị truyền thống của các cộng đồng, và thay vào đó là quan cảnh đô thị hóa, bê tông hóa cảnh quan làng quê Bên cạnh đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của các điểm di tích lịch sử, các làng nghề thì bị mai một dần

3.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng

Có thể nói Đà Nẵng hiện đang sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng

Qua đánh giá tình hình chung về du lịch hiện nay tại Đà Nẵng, dựa trên các tiêu chí đánh giá sơ bộ ban đầu về lịch sử phát triển, đặc trưng về văn hóa, cảnh quan tự nhiên cùng với mức độ bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa và cảnh quan của vùng, từ

đó chọn ra một số địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, đó là: làng

cổ Túy Loan (xã Hòa Phong), làng Phong Nam (xã Hòa Châu), địa bàn sinh sống của đồng bào Cơ Tu (thôn Phú Túc, xã Hòa Phú), làng chiếu Cẩm Nê (xã Hòa Tiến), làng chài Mân Thái (phường Mân Thái), làng đá Non Nước (phường Hòa Hải)

3 Xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng

3.1 Đánh giá điều kiện hiện tại

Bước đầu tiên trong việc xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng đó chính là đánh giá điều kiện hiện tại Sau khi thực hiện phân tích các tiềm năng phát triển, đề tài tiếp tục đi vào phân tích cụ thể điều kiện phát triển du lịch cộng đồng của từng địa phương đó dựa trên 5 yếu tố: tiện nghi và các điểm hấp dẫn, các điểm thu hút tại các vùng lân cận, tính năng động của cộng đồng, tiềm năng thị trường và các chính sách của quốc gia và chính quyền địa phương Trên cơ sở đó, đề tài phân chia các địa điểm đó thành hai nhóm sau:

Nhóm 1: Làng cổ Túy Loan, Làng Phong Nam, đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Hòa

Phú, Làng chài Mân Thái và Làng chiếu Cẩm Nê đều thuộc nhóm này Với mục tiêu đầu tư tương đối ít, cùng với việc đào tạo và tiếp thị, các địa điểm này có thể bắt đầu triển khai các dự án du lịch cộng đồng và tạo được nguồn khách ổn định Những điểm đến này cũng được nhiều du khách biết đến và tham quan, tuy nhiên số lượng nguồn khách đến không ổn định và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là những giá trị truyền thống đang dần bị mai một và chưa có chính sách

cụ thể để phát triển du lịch bền vững

Nhóm 2: Làng đá Non Nước thuộc nhóm này Vùng có tài nguyên du lịch khá đầy

đủ, sở hữu vị trí dễ dàng tiếp cận từ trung tâm thành phố và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đảm bảo tốt Điều quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng tại đây, đó là một cơ cấu

tổ chức quản lý hiệu quả, tăng cường các dịch vụ cho các tour du lịch trong ngày, kéo dài thời gian lưu lại của khách bằng những hành trình dài hơn và đầu tư hơn nữa vào cơ sở

hạ tầng du lịch

3.2 Định hướng chiến lược dài hạn

Sau khi đánh giá tiềm năng hiện tại của thành phố, một mô hình SWOT đã được xây dựng nhằm đánh giá các cơ hội, thách thức, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của du lịch

cộng đồng tại thành phố Trên cơ sở đó, đề tài xác định các mục tiêu phát triển du lịch

Trang 5

cộng đồng tại thành phố về kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường Tuy nhiên, tùy từng

địa điểm mà các mục tiêu nào sẽ được ưu tiên hơn

Mục tiêu kinh tế: tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống

Mục tiêu xã hội, tổ chức: xây dựng khối liên minh chiến lược giữa cộng đồng, các

cơ quan chính phủ và phi chính phủ với các công ty du lịch; góp phần khôi phục, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống; giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương

Mục tiêu môi trường: tạo ra những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường

3.3 Xây dựng các chương trình kế hoạch

Dựa trên phân tích các tài nguyên, đề tài liệt kê một danh sách các sản phẩm du lịch cộng đồng có tiềm năng phát triển, bao gồm: 1- Tìm hiểu làng đá Non Nước; 2- Trải nghiệm cuộc sống ven sông, ven biển tại làng chài Mân Thái; 3- Khám phá văn hóa làng quê tại làng Phong Nam; 4- Tìm hiểu đời sống tâm linh của người dân tại Ngũ Hành Sơn; 5- “One cycle” tại Làng Cổ Túy Loan, xã Hòa phong; 6- Tham quan làng chiếu Cẩm Nê, xã Hòa Tiến; 7- Khám phá văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Hòa Phú Sau đó đề tài đi vào đánh giá tiềm năng phát triển của các sản phẩm này thông qua việc phân tích những cơ hội và thách thức gặp phải, đồng thời đối chiếu với các mục tiêu đã

đề ra, dự án chỉ tập trung triển khai tại làng cổ Túy Loan để đạt hiệu quả cao nhất Sau khi dự án đi vào hoạt động và đem lại kết quả khả quan thì sẽ tiếp tục triển khai mô hình tại các địa phương khác

3.4 Xây dựng kế hoạch hành động – “One Cycle” tại làng cổ Túy loan

Bước đầu tiên, đề tài xây dựng mục đích và mục tiêu của dự án dựa trên những đánh giá tình hình hiện tại ở làng cổ Túy Loan (Xem bảng 1)

Bảng 1 Mục đích và mục tiêu dự án “One cycle” tại Làng cổ Túy Loan

STT Chỉ tiêu Mục đích Mục tiêu

1 Kinh tế Tăng thu nhập cho

người dân

Tạo thêm nguồn thu nhập 800.000đ/tháng cho các hộ tham gia CBT

2 Xã hội

Xóa đói giảm nghèo

Giảm tỉ lệ hộ nghèo (thu nhập dưới 200.000đ/tháng) tại xã Hòa Phong còn 1,8% so với 2,43% (năm 2010)

Tăng 20% số lao động trong thôn được tuyển dụng vào ngành du lịch

Đảm bảo 100% số hộ tại 2 thôn Túy Loan Tây 1

và Túy Loan Tây 2 được sử dụng nước sạch (hiện tại 2 thôn trên chưa tiếp cận được nguồn nước sạch)

Bảo tồn văn hóa, làng nghề

Tổ chức các chương trình văn nghệ dân gian định kỳ

Tăng số lượng các hộ gia đình làm nghề bánh tráng Túy Loan lên 10 hộ (so với 5 hộ hiện nay) Xây dựng mối quan Tạo lập và tăng số lượng các hãng lữ hành liên

Trang 6

hệ với các đối tác kết với làng lên 3 đơn vị

3 Môi

trường

Phát triển các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường

Đảm bảo 100% số hộ tham gia CBT có nhà vệ sinh chung

100% các địa điểm dừng chân có thùng rác Sau đó, một ban quản lý du lịch cộng đồng được thành lập với 4 nhóm chính: nhóm hướng dẫn, nhóm nghệ thuật, nhóm phục vụ ăn uống và nhóm trung tâm thông tin

du khách Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực cho dự án cũng được chú trọng Các kế hoạch đào tạo định kỳ và dài hạn đã được vạch ra, đồng thời sự phân công, giao quyền cũng được đảm bảo trong quá trình hoạt động

Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dự án cũng được vạch ra, bao gồm một số cơ sở đầu tư chính sau: trung tâm du khách, dịch vụ lưu trú tại nhà dân, cơ

sở hạ tầng phục vụ công cộng, đường giao thông và hệ thống thông tin hướng dẫn

Song song với các công việc đó, một công việc cũng rất quan trọng cũng được thực hiện đó là thiết lập mối quan hệ với các công ty du lịch, tổ chức các cuộc họp đầu tiên giữa Ban quản lý CBT với các đại diện từ các công ty du lịch: Công ty du lịch Việt

Đà, Công ty Viettravel, Công ty du lịch Vitours và các hãng khác có quan tâm Đồng thời cập nhật thường xuyên các thông tin cho các công ty này

Một bước đi vô cùng quan trọng của dự án, đó chính là việc lập kế hoạch marketing Việc xác định các đặc tính của thị trường mục tiêu sẽ rất quan trọng trong việc giúp cộng đồng có thể quảng bá một cách hiệu quả những trải nghiệm du lịch mà

họ mang lại và đảm bảo rằng những du khách khi đến thăm quan cộng đồng có một triết

lý chia sẻ với cộng đồng trong việc tôn trọng văn hóa địa phương và lợi ích trong việc

hỗ trợ phát triển bền vững của địa phương Nhìn chung, du khách quan tâm đến CBT thường thích tìm kiếm những trải nghiệm chân thực hơn những du khách ở trong những thành phố lớn hay những resort

Theo sự phân loại của Ủy ban du lịch Canada, có 9 nhóm khách du lịch chính, tuy nhiên, với dự án CBT “One Cycle” tại làng cổ Túy Loan, dự án chỉ nhắm đến ba nhóm thị trường khách: khách tìm kiếm sự trải nghiệm đích thực, khách du lịch khám phá văn hóa, khách du lịch khám phá lịch sử văn hóa Và thị trường sẽ bao gồm cả thị trường khách nội địa và quốc tế nhằm thu hút để tạo một lượng khách quốc tế quan trọng, đồng thời giảm sự tác động của tính mùa vụ trong du lịch

Tiếp sau đó sẽ áp dụng chính sách 4Ps trong marketing Trong quá trình đánh giá tiềm năng tại vùng, dự án lựa chọn ra 4 sản phẩm có khả năng phát triển, đó là:

Tour khám phá không gian văn hóa đình làng Túy Loan

Tour đạp xe tham quan làng

Tour đi bộ tham quan làng

Tour trải nghiệm một ngày cuộc sống người dân làng Túy Loan

Sau khi hoàn thiện các sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và công cụ quảng bá, một kế hoạch hành động được đưa ra với sự phân công rõ về trách nhiệm của các bên, thời gian hoàn thành và nguồn kinh phí thực hiện (Xem bảng 2)

Trang 7

3.2 Kế hoạch hành động

Bảng 2 Kế hoạch hành động du lịch cộng đồng tại làng Túy Loan

ĐVT: 1000 VNĐ

chính

1 Tổ chức các cuộc họp cộng đồng

Tổ chức các buổi thảo luận với sự tham gia hỗ trợ của các

chuyên gia du lịch, đại diện phòng VHTT huyện, Sở

VHTT&DL thảo luận về các vấn đề về CBT và môi trường

2012-2013 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I

2 Cơ sở hạ tầng du lịch và thông tin

Xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm du khách 2012-2013 Cộng đồng, phòng VHTT huyện 300.000 I, II Lập 1 quầy lưu niệm tại trung tâm du khách 2013-2014 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 7.000 I Xây dựng nhà vệ sinh công cộng gần Trung tâm du khách 2012-2013 Cộng đồng 20.000 I, II Cung cấp thông tin, tài liệu và các chương trình hướng dẫn

cho trung tâm du khách và các địa điểm khác 2012-2014

Cộng đồng, phòng VHTT huyện,

Sở VHTT&DL, tổ chức quốc tế 15.000 I, II Lắp đặt các biển hiệu chỉ dẫn và thông tin tại các địa điểm

gần trung tâm du khách, các tuyến đường trong làng, trên

các tuyến đường tiếp cận làng, gần sân bay, nhà ga

2012-2014 Cộng đồng, Sở VHTT&DL,

phòng VHTT huyện 250.000 I, II Lựa chọn và sửa chữa lại 5-7 nhà ở nông thôn để phục vụ

3 Xây dựng sự hợp tác với các đối tác

Thiết lập sự liên lạc với các công ty du lịch 2012-2013 BQL CBT, phòng VHTT huyện 7.000 I

Tổ chức các Fam Tours cho các đại diện các công ty du

Cộng đồng, Ban quản lý CBT,

Duy trì mối quan hệ với các công ty du lịch đã liên kết 2012-2015 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I

Trang 8

Tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo kỹ năng cho các

nhóm quản lý CBT và nhân viên tại trung tâm du khách 2012-2015

Cộng đồng, phòng VHTT huyện,

Sở VTT&DL, tổ chức quốc tế 200.000 I, II

Tổ chức các khóa hướng dẫn, đào tạo kỹ năng cho các

Cộng đồng, phòng VHTT huyện,

Sở VTT&DL, tổ chức quốc tế 200.000 I, II

5 Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

Tổ chức các chiến dịch làm sạch môi trường (dọn dẹp

đường phố, trồng cây xanh,…) cho cộng đồng 2012-2013 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I

Tổ chức các hội thảo về bảo vệ môi trường cho cộng đồng,

các trường học tại vùng (các trường học trên địa bàn) 2012-2013 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I

6 Marketing và quảng cáo

Chuẩn bị, xuất bản và phát hành các tài liệu quảng bá (hình

Cộng đồng, Ban quản lý CBT,

Tạo lập các trang trên các websites du lịch thành phố 2012-2013 BQL CBT, VHTT huyện, Sở DL 5.000 I, II Lập và duy trì website riêng của CBT tại làng Túy Loan 2013-2015 BQL CBT, phòng VHTT huyện 10.000 I, II Thực hiện chiến dịch quảng bá trên các websites của các

công ty du lịch, các trang mạng xã hội (facebook, twitter) 2012-2013 Ban quản lý CBT 5.000 I Tham gia vào các sự kiện du lịch khác tại thành phố 2012-2015 BQL CBT, VHTT huyện, Sở DL 50.000 I, II

(Nguồn I: Quỹ cộng đồng - Nguồn II: Ngân sách địa phương)

Trang 9

4 Kết luận

Có thể nói, cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội Tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó sẽ ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững cần thiết phải đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trong đó các giá trị truyền thống và vai trò của cộng đồng được phát huy đầy đủ nhất Chính vì lẽ đó, với tiềm năng du lịch cộng đồng sẵn có của mình, thành phố Đà Nẵng nên tập trung hơn nữa để phát triển loại hình du lịch này, vừa tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, vừa đa dạng hóa các hoạt động du lịch trên địa bàn, đảm bảo phát triển du lịch bền vững

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch,

Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

[2] Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển Cộng đồng - Lý thuyết và vận

dụng, NXB - Văn hoá Thông tin, Hà Nội

[3] TS Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng - Du lịch sinh thái: định nghĩa, đặc trưng

và các quan điểm phát triển, Huế

[4] Trương Sĩ Quý & Hà Quang Thơ, Giáo trình kinh tế du lịch

[5] Douglas Hainsworth, Walter Jamieson, Bộ Công Cụ Quản lý và Giám Sát Du lịch Cộng

đồng, Mạng lưới Du lịch Bền vững vì Người Nghèo, SNV Việt Nam và Đại học Tổng

hợp Hawaii, Trường Đào tạo Quản lý Du lịch

[6] Sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng, Chương trình phát triển du lịch

thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015

[7] Phòng Văn hóa thông tin huyện Hòa Vang, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn

hóa, thể thao và du lịch huyện Hòa Vang đến năm 2020

[8] Sally Asker, Louise Boronyak, Naomi Carrard and Michael Paddon (2010),

Technology Sydney

[9] REST, Community Based Tourism: Principles and Meaning, Community based

tourism handbook

[10] FAO/United Nations Foundation (UNF), Community-based tourism: a case study

from Buhoma – Uganda

Họ và tên: Nguyễn Ký Viễn Địa chỉ: Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng

Số điện thoại: 0985.638.572 Email: nguyenkyvien.4290@gmail.com

Ngày đăng: 22/03/2014, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Mục đích và mục tiêu dự án “One cycle” tại Làng cổ Túy Loan - BÁO CÁO "XÂY DỰNG CHWƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " potx
Bảng 1. Mục đích và mục tiêu dự án “One cycle” tại Làng cổ Túy Loan (Trang 5)
Bảng 2. Kế hoạch hành động du lịch cộng đồng tại làng Túy Loan - BÁO CÁO "XÂY DỰNG CHWƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " potx
Bảng 2. Kế hoạch hành động du lịch cộng đồng tại làng Túy Loan (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w