Nguyễn Công Trứ 1778-1859 quan chức, nhà thơ, một hiện tượng độc đáo và phức tạp trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, thế nhưng lịch trình
Trang 1Sự thống nhất những đối cực
trong phong cách nghệ thuật
Nguyễn Công Trứ
Trang 21 Nguyễn Công Trứ (1778-1859) quan chức, nhà thơ, một hiện tượng độc đáo và phức
tạp trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, thế nhưng lịch trình nghiên cứu cũng như số công trình nghiên cứu về ông còn quá mỏng Phải bắt đầu từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, giới nghiên cứu mới quan tâm đến ông Người đầu
tiên phải kể đến là Lê Thước với cuốn Sự nghiệp văn chương của Uy Viễn tướng công Nguyễn
Công Trứ (Lê Văn Tân xuất bản, 1928) Sau Lê Thước khoảng chục năm xuất hiện bài viết ngắn
của Lưu Trọng Lư nhưng đã khái quát được cái thần của Nguyễn Công Trứ: “Thật là sự điều hoà
kỳ diệu của những cái tương phản nhau: sự điều hoà của mộng với thực, cái ngông cuồng của một kẻ lãng tử với cái nề nếp của một nho sinh, và cuối cùng là sự điều hoà của thơ văn với Khổng giáo Nguyễn Du muốn là người bạn hoàn toàn của thơ văn, đã phải lảng Nho mà theo Phật Nguyễn Công Trứ vẫn ở trong cái phong khí khắc khổ của Nho mà vẫn khoáng dật thích thảng như một đồ đệ của Lão - Trang Tiên sinh vừa hành binh trị nước, vừa ngâm hoa vịnh nguyệt, mà cái này không hại đến cái kia”(1) Mười lăm năm sau, Nguyễn Bách Khoa cho công
bố một công trình khá dày dặn với tên gọi Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ Tâm lý, tư
tưởng cũng như cá tính của Nguyễn Công Trứ được Nguyễn Bách Khoa chú ý đi sâu tìm hiểu, phân tích một cách sắc sảo, có sức thuyết phục ở khá nhiều điểm Đáng tiếc là cái nhìn xã hội học và quan điểm giai cấp đã hạn chế không ít phương pháp và suy luận, khiến ông không tránh khỏi những cực đoan trong luận giải về tâm lý, tư tưởng và cá tính nhà thơ độc đáo này Chẳng hạn, về quan niệm hành lạc, và chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ, theo Nguyễn Bách Khoa:
“Quan niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ… là một quan niệm của đẳng cấp sĩ phiệt quý tộc dùng để phân biệt mình với giai cấp phú hộ và toàn thể dân gian: nghệ thuật hành lạc chỉ là một khía của nghệ thuật thống trị”…; “Thời loạn, tâm lý quý tộc di truyền và xu thế trung hưng của sĩ phiệt, ba yếu tố ấy đã giao phối với nhau để sản xuất ra cái “chí nam nhi” của chàng thanh niên Nguyễn Công Trứ”(2), v.v…
Có lẽ do nhận thấy những “ý kiến thiên lệch” của một số nhà phê bình, nhất là việc “tách rời thơ văn Nguyễn Công Trứ và hoạt động thực tế của ông”, năm 1958, Lê Thước - Hoàng Ngọc Phách - Trương Chính “cho xuất bản toàn bộ thơ văn Nguyễn Công Trứ” với mong muốn
“giúp cho bạn đọc có đủ điều kiện để nhận định chính xác hơn về một bậc hào kiệt lỗi lạc kiêm thi sĩ tài hoa của ta ở thế kỷ trước”(3)
Trang 3Vậy là phải đợi đến những năm 60, 70 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (văn học, văn hóa học, sử học) kể cả ở hai miền Nam, Bắc, đặc biệt là ở miền Bắc, mới có cơ sở đầy đủ hơn, và mới thực sự đặt vấn đề tìm hiểu, tranh luận, xác định vai trò, vị trí của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử cũng như trong văn học dân tộc Người ta tập trung vào
các vấn đề: - “công” và “tội” của Nguyễn Công Trứ (“Công” được nhấn mạnh: việc tổ chức
khẩn hoang, mở đất “Tội” bị xem như “vết nhơ khó xoá”: việc “đàn áp khởi nghĩa nông dân” );
- Cuộc đời, thơ văn và những đề tài nổi bật (“chí nam nhi”, “cảnh nghèo và thế thái nhân tình”,
“triết lý hưởng lạc”); - Những mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác Khá nhiều vấn đề được
nêu lên, đặc biệt những mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác của Nguyễn Công Trứ, nhưng các luận giải ở đây phần lớn đều không tránh khỏi cái nhìn hẹp hòi, thậm chí là cực đoan do sự chi phối của quan điểm giai cấp và cái nhìn xã hội học (chẳng hạn, một số ý kiến của Văn Tân(4), Nguyễn Lộc(5), v.v )
Chặng đường mới trong tìm hiểu, nghiên cứu Nguyễn Công Trứ là từ những năm 90 (thế
kỷ XX) được đánh dấu bằng cuộc Hội thảo chuyên đề Nguyễn Công Trứ, con người, cuộc đời và
thơ, tổ chức tại Trường Viết văn Nguyễn Du ngày15 tháng 12 năm 1994 Một số tham luận tại
cuộc hội thảo này đã được in thành sách, “chủ yếu muốn giới thiệu với bạn đọc những cách nhìn
hôm nay về Nguyễn Công Trứ”, với các vấn đề đáng chú ý như Nguyễn Công Trứ với chúng ta
hôm nay - Cách đánh giá Nguyễn Công Trứ - Những ý chí, khát vọng của kiểu người anh hùng
chung các ý kiến còn sơ giản, nhưng điều quan trọng là đã mở ra cái nhìn mới về Nguyễn Công Trứ
Năm 2003, trên cơ sở những bài viết đã có, Trần Nho Thìn tập hợp, tuyển chọn và giới
thiệu thêm, cho ra đời cuốnNguyễn Công Trứ - về tác gia và tác phẩm(7) Cuốn sách, đặc biệt bài tổng quan giới thiệu của Trần Nho Thìn, đã đưa đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, hệ thống hơn về Nguyễn Công Trứ Tuy nhiên vẫn còn biết bao nhiêu điều về hiện tượng văn học độc đáo này, đáng nói nhất là phong cách tác giả, cho đến nay vẫn còn chưa được tìm hiểu, nghiên cứu một cách thoả đáng Phong cách Nguyễn Công Trứ là gì? thực sự đây vẫn đang còn là một dấu hỏi lớn Hiếm thấy có một hiện tượng văn học nào thống hợp trong bản thân mình nhiều mâu
thuẫn, nhiều đối cực như Nguyễn Công Trứ Trương Chính mặc dầu lấy tên bài viết là Phong
cách Nguyễn Công Trứ nhưng thực ra, phong cách Nguyễn Công Trứ không chỉ có vài nét “bình
Trang 4dân”, “có tinh thần lạc quan, phóng khoáng”, “dùng ca trù phóng túng”(8) như thế! Phong cách với nghĩa “chỉnh thể nhà văn” thể hiện qua toàn bộ sáng tác của “ông Hy Văn” Uy Viễn là vấn
đề còn phức tạp hơn nhiều
2 Nếu chú ý quan sát và dõi theo “bước đi” của loại hình tác giả Nho gia trong văn học
Việt Nam, có thể thấy, Nguyễn Công Trứ là người tiên phong đột phá tạo nên sự “kết nối”, thống
nhất trong bản thân mình hai mẫu hình nhà nho hành đạo vàtài tử (theo cách phân loại chấp nhận
được bởi có cơ sở, từ đề xuất của Trần Đình Hượu)(9), hai loại thơ ngôn chí và hành lạc Có vẻ
đây như là những đối cực, những mâu thuẫn khó có thể dung hợp được trong thế giới quan, nhân sinh quan và thẩm mỹ quan nhà nho? Nếu có những đối cực, những mâu thuẫn như vậy thì đâu
là quy luật thống nhất chúng?
Hiện tượng có những biểu hiện sóng đôi hai mặt - tức những mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ mà trước đây giới nghiên cứu ít nhiều đã có dịp đặt ra (vừa đề cao con người hành động, vừa đề cao lối sống hưởng lạc; vừa đề cao Nho giáo, lại vừa đề cao Đạo giáo; vừa lạc quan đồng thời vừa bi quan; vừa hăng hái với loại thơ ngôn chí, lại vừa say sưa với loại thơ hành lạc) ở Nguyễn Công Trứ thực ra cũng không phải là hiện tượng cá biệt Ta cũng có thể thấy điều này ở Cao Bá Quát (1809 - 1855) cùng thời, ở Tản Đà (1889 - 1939) sau đó cách rất xa Nguyễn Công Trứ Điều đáng chú ý ở Nguyễn Công Trứ là hiện tượng này quá trội, đúng là rất điển
hình Có thể nói, hơn ai hết, Nguyễn Công Trứ hành đạo thì hành đạo đến nơi đến chốn, nhưng mặt khác, hành lạc thì hành lạc cũng đến mức tối đa, nói ngôn chí, ngôn chí đến tận cùng, cổ
vũ hành lạcthì cổ vũ đến mức tột đỉnh Con người này không chấp nhận dạng lưng chừng, nửa
vời, mà dám chấp nhận tất cả mọi đối cực ở phía đỉnh điểm của nó Ngoài cá tính mạnh mẽ,
ngang tàng của Nguyễn Công Trứ, còn có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó có sự tham gia của yếu tố loại hình nhà nho ở trong ông
Có thể thấy loại hình tác giả nhà nho là loại hình tác giả chủ yếu trong văn học
Việt Nam trung đại Trong sự hình thành tư tưởng của mỗi một nhà nho đều có sự tham gia của nhiều ngọn nguồn ý thức (Nho, Phật, Đạo, ý thức dân tộc, bản lĩnh cá nhân, v.v ), chúng tiềm tàng trong bất cứ nhà nho nào Vấn đề là môi trường, tình huống, điều kiện cho những ngọn nguồn ý thức ấy có cơ hội được trỗi dậy, phát triển hoặc thay thế nhau - thay thế chứ không loại trừ nhau (khả năng này thường xuyên đặt ra), hoặc bổ sung cho nhau, cùng tác hợp, tạo nên chỗ dựa tinh thần cho nhà nho(10) Thời đại Nguyễn Công Trứ (nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ
Trang 5XIX) là một thời đại đầy giông bão và cũng quá ư phức tạp: Nho giáo suy thoái hoặc biến tướng, lắm tập đoàn phong kiến tranh dành cát cứ (tương ứng với nó là lắm vua, nhiều chúa, bài toán chọn “minh chủ” đặt ra gay gắt ); Đạo giáo, Phật giáo có cơ hội phát triển; môi trường và nhu cầu thị dân xuất hiện mời mọc, ve vãn người tài tử, v.v Tóm lại, mọi hướng ứng xử, mọi lối đi đều dăng bày trước mắt nhà nho, thách thức nhà nho