Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ_2 pptx

5 353 0
Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ_2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ “Tư tưởng tạo ra cái nhìn” (M. Bakhtin) hay nói cách khác, cái nhìn sẽ bị “sai khiến”, bị “điều phối” bởi tư tưởng. Với tư tưởng sáng tạo chủ đạo và đầy tâm đắc ấy, Nguyễn Công Trứ quen nhìn con người và thế giới qua lăng kính chí dẫu từ phương diện nào. Là con người phải là con người hữu chí - cái chí của đấng nam nhi uy dũng, ngang tàng: - Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ. Trót sinh ra thời phải có chi chi, Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu? (Chí nam nhi) - Hữu chí công danh tài bất lụy, Sơ lai bồng thỉ hựu hà phương. (Có chí lập nên công danh tài chẳng cần lụy, Sinh ra có chí tang bồng hồ thỉ không ngại gì) (Danh lợi) - Chí làm trai nam bắc tây đông, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. (Chí khí anh hùng) Con người trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ hiện ra dưới nhiều dạng thái khác nhau nhưng có hai dạng thái chính mà ông luôn luôn quan tâm đến: con người xã hội - phận sự và con người cá nhân - “nhân sinh quý thích chí”. Đây đồng thời cũng là hai yêu cầu cơ bản không thể thiếu đối với danh phận làm người. Nói đến Nguyễn Công Trứ người ta thường nghĩ đến con người “ngoài vòng cương toả” trong ông. Nhưng thực ra đấy mới chỉ là một mặt. Trước khi đề cao con người ngoài vòng cương toả, con người cá nhân sống theo ý thích của mình, bao giờ Nguyễn Công Trứ cũng xác định rõ phải là con người phận sự, “hoàn danh” đã: Vũ trụ giai ngô phận sự… Vũ trụ chi gian giai phận sự… Trong vũ trụ đã đành phận sự Phận sự ấy là gánh càn khôn, công danh, sự nghiệp, chí tang bồng, đường trung hiếu, chữ quân thân, trên vì nước dưới vì nhà mà đấng nam nhi không thể trốn tránh, chối từ. Trái lại, phải: Tính cho xong Nợ trần hoàn quyết trả cho xong Bao nhiêu nợ tang bồng đem trả hết. Bản lĩnh và nhân cách là ở chỗ đó. Cái hơn người của Nguyễn Công Trứ là nói được, làm được. Tuyên bố, luận lý có vẻ hơi ồn ào nhưng tất cả đều được chứng minh bằng hành động thực tiễn. Hình tượng kẻ sĩ hoàn danh trong thơ ông là một mẫu mực cho kiểu người hành đạo, cho mẫu hình con người chức năng - phận vị. Nhưng không dừng lại ở đấy. Có hành đạokhông thể không có hành lạc bởi cả hai đều là chí, là phận: Thú gì hơn nữa thú ăn chơi Chi giàu khó sang hèn là phận cả Đủ lếu láo với người thiên hạ Tính đã quen đài các bấy lâu Đàn một cung, cờ một cuộc, thơ một túi, rượu một bầu Khi đắc chí ngao du ờ cũng phải (Thích chí ngao du) Xét cho kỹ mọi nhẽ thì việc hành lạc đối với con người cũng là việc rất phải, nên làm, không để cho hư danh ràng buộc bản thân mình: Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy (Chơi xuân kẻo hết xuân đi). Ở phương diện nào, Nguyễn Công Trứ cũng luôn luôn là con người tự khẳng định mình một cách mạnh mẽ, và dĩ nhiên ông có cơ sở để khẳng định. Chính vì vậy mà ông dám vượt lên, bất chấp mọi được mất khen chê. Dám dấn thân cho mọi hành vi, ứng xử hành đạo và hành lạc, Nguyễn Công Trứ đã tạo cho mình được một sự cân bằng cần thiết, tránh được mọi cơn “stress” rất dễ có ở thời đại ông nhất là đối với ông. Dường như ông đã tạo được cho mình một sự thoải mái tận độ trong mọi trạng thái tâm lý, tinh thần và vươn đến cái tự do có thể có. Con người cá nhân với mọi khả năng và nhu cầu trần thế có thể có trong văn học Việt Nam trung đại đến Nguyễn Công Trứ là một bước phát triển đột xuất. Thơ văn ông là sự khẳng định con người cá nhân trên mọi phương diện của lý tưởng kẻ sĩ và lý tưởng nhân sinh. “Không có gì thuộc về con ngưòi mà lại xa lạ đối với” con người này. Hơn thế, mọi sự đều có thể đẩy đến mức ngất ngưởng, khác người. Đấy vừa là một sự khẳng định vừa là một thách thức. Trong triều (và đâu chỉ có trong triều) ai ngất ngưởng như ông?. Một cái tôi ngông, một cá tính mạnh mẽ lừng lững trong thơ văn Nguyễn Công Trứ như muốn nổi loạn, phá tung mọi quy củ nền nếp sáo mòn nhàm chán nói rất nhiều điều cho ý thức cá tính, bản ngã, cho sự thể hiện phong cách cá nhân. Trong văn học trung đại Việt Nam, trước Nguyễn Công Trứ, ít thấy có sự tự thể hiện mình, nhìn mình phong phú đa chiều như trường hợp ông Hy Văn này. Ngoài sự thể hiện mình một cách trực tiếp (thường là bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất tôi, ta, tao, ông ), Nguyễn Công Trứ còn làm một cuộc phân thân, tự tách mình ra khỏi mình, đúng như nhận xét của Vương Trí Nhàn: “nhà thơ tự nói về mình bằng một đại từ ở ngôi thứ ba” (ông), “nhìn mình như một kẻ khác” (12) , nghĩa là khách thể hoá bản thân mình một cách cao độ. Có thể xem Bài ca ngất ngưởng là tiêu biểu nhất cho sự tự thể hiện mới mẻ độc đáo ấy. Bài thơ làm hiện lên đầy đủ, sinh động, chân thực một con người đa năng, toàn diện, có sự thống nhất nhiều mặt trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ: Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc Bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên. Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Được mất dương dương người thái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không Tiên, không vướng tục. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hán, Phú. Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung, Trong triều ai ngất ngưởng như ông! (Bài ca ngất ngưởng) Như vậy bên cạnh con người xã hội - phận sự, con người hành động, dấn thân, cống hiến là con người cá nhân - “nhân sinh quý thích chí”. Đấy là hai dạng thái làm người hữu chí - một sự phân thân, đắp đổi rất thực tế và cũng rất biện chứng trong quan niệm về con người của Nguyễn Công Trứ. . Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ “Tư tưởng tạo ra cái nhìn” (M. Bakhtin) hay nói cách khác, cái nhìn sẽ bị “sai. sự thể hiện phong cách cá nhân. Trong văn học trung đại Việt Nam, trước Nguyễn Công Trứ, ít thấy có sự tự thể hiện mình, nhìn mình phong phú đa chiều như trường hợp ông Hy Văn này. Ngoài sự. mình, bao giờ Nguyễn Công Trứ cũng xác định rõ phải là con người phận sự, “hoàn danh” đã: Vũ trụ giai ngô phận sự Vũ trụ chi gian giai phận sự Trong vũ trụ đã đành phận sự Phận sự ấy là gánh

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan