- Yêu cầu malt nguyên liệu:+ Protein hòa tan = 4.52% + 1kg nguyên liệu thu được 6.451 dịch 100BX - Mục đích: Đập nhỏ hạt thành nhiều mảnh để tăng bề mặt tiếp xúc với nước, làm cho sựxâm
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hưng Yên, ngày … tháng 01 năm 2009 Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 2
Hưng Yên, ngày… tháng 01 năm 2009
Giáo viên phản biện
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 tháng thực hiện đến nay đồ án của chúng em đã hoàn thành, có thể nói đồ án này như là một bước ngoặt trong thời gian học tập tại trường ĐHSP Kỹ Thuật Hưng Yên Mặc dù chúng em đã cố gắng lỗ lực để hoàn thành đồ án một cách hoàn thiện nhất tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn đồ án này còn nhiều thiếu xót và hạn chế.Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
Chúng em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại công ty cổ phần bia rượu – nước giải khát Hà Nội, đặc biệt dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy Đỗ Tuấn Khanh và thầy Đỗ Quang Huy để chúng em có thể hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất
Trang 3Chúng em cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong khoa Điện - Điện Tử trường ĐHSP Kỹ Thuật Hưng Yên đã dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt những năm học tại trường
Xin chân thành cám ơn những người bạn ĐK2, những người thân đã giúp đỡ động viên trong quá trình học tập và thực hiện đồ án
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 06 tháng 01 năm 2009
Nhóm sinh viên thực hiện Phạm Thị Thu Ứng Thị Thanh Thủy
MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1
1
1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH VẼ 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG I 9
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 9
1.1.2.Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội 10
1.2 Quy trình công nghệ 11
1.2.1 Sơ đồ dây chuyền sản xuất bia 11
1.2.2 Các thiết bị 23
Trang 4CHƯƠNG II 39
TỔNG QUAN VỀ WINCC 39
2.1.Khái niệm chung 39
2.2 Các bước thực hiện một dự án 43
2.2.1 Cách tạo ra một dự án mới (Project) 43
2.2.2 Định vị thuộc tính cho dự án 44
2.2.3 Các thành phần chính của cửa sổ dự án 45
2.3 Tạo một giao diện người dùng (Graphic Designer) 50
2.3.1 Chức năng của Graphic Designer: 50
2.3.2 Cách tạo một trang đồ hoạ : 51
2.3.3 Cấu trúc của Graphic Designer: 51
2.3.6 Chạy chương trình Active 58
2.3.7 Sử dụng chương trình mô phỏng Wincc Variable Simulator 58
2.4 Thu thập và lưu trữ dữ liệu (Tag Logging) 59
2.4.1 Chức năng của Tag Logging 59
2.4.2 Cấu trúc của Tag Logging : 61
2.4.3 Timer 61
2.4.4.Biến lưu trữ Archives 62
2.4.5 Cài đặt tham số khi chạy Runtime 63
2.4.6 Chạy chương trình 64
2.5.Cảnh báo và thông báo lỗi (Alamr Logging) 64
2.5.1.Chức năng của Alamr Logging 64
2.5.2.Khởi động Alarm Logging 65
2.5.3.Khởi động System Wizard 65
2.5.4 Thiết lập thông báo 66
2.6 Lập trình C cho WinCC 70
2.6.1 Môi trường phát triển những đoạn chương trình C 70
2.6.2 Soạn thảo Action trong Graphics Designer 70
2.6.3.Global Script WinCC 72
2.6.4.Sự khác nhau giữa Function và Action 73
2.6.5.Các thủ tục hay sử dụng khi lập trình 74
2.6.6.Một số hàm hay sử dụng trong chương trình 74
2.6.7.Các hàm điều khiển 75
2.6.8.Các hàm xử lý tính toán 75
2.6.9.Các hàm tính toán trên bit 75
2.6.10.Các toán tử logic 76
CHƯƠNG III 76
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ THỐNG CHIẾT BIA, DẬP NẮP VÀ ĐÓNG KEG BIA CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN BIA RƯỢU, NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 76
3.1 Yêu cầu công nghệ 77
3.1.1.Công nghệ chiết chai và dập nắp(Giao diện 1) 77
3.1.2.Công nghệ đóng keg bia 78
3.2 Chương trình điều khiển 82
Trang 53.2.1 Lưu đồ thuật toán 82
3.2.2 Sơ đồ mạch điện 85
3.2.3 Chương trình điều khiển 90
3.2.3 Chương trình PLC 91
3.2.4 Chương trình điều khiển và giám sát với WinCC 91
CHƯƠNG IV 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
4.1 Tổng kết 99
4.2 Kiến nghị 99
PHỤ LỤC 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tên các loại máy của dây chuyền sản xuất bia 39
Bảng 2.1 Các hàm xử lý tính toán 75
Bảng 2.2 Các hàm xử lý tính toán trên bít 75
Bảng 2.3 Các toán tử logic 76
Bảng 3.1: Kết nối phần cứng của PLC 90
Bảng 3.2: Bảng Symbol 91
Bảng 3.3: Tag đầu vào 92
Bảng 3.4: Tag đầu ra 93
Bảng 3.5: Tag kết nối với vùng nhớ PLC 93
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2 : Các sản phẩm của công ty cổ phần bia rượu - nước giải khát Hà Nội 11
Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bia 12
Hình 1.4: Lưu đồ chiết chai 28
Hình 1.5: Bể rửa chai 31
Hình 1.6: Lưu dồ rửa chai 32
Hình 1.7:Lưu đồ nguyên lý chiết chai 34
Hình 1.8: Sơ đồ dán nhãn chai 36
Hình 2.1: Cấu trúc của dự án đơn 41
Hình 2.2: Cấu trúc của dự án nhiều người dùng 42
Hình 2.3: Cấu trúc của dự án nhiều máy khách 43
Hình 2.4 Cấu trúc của Graphics Designer 52
Hình 3.1: Hệ tọa độ OXY mô tả hoạt động của tay máy 79
Hình 3.2: Sơ đồ băng tải 80
Hình 3.3: Tay kẹp chai 81
Hình 3.4 : Lưu đồ thuật toán tại giao diện 1 83
Hình 3.5 : Lưu đồ thuật toán cho giao diện 2 84
Hình 3.6: Sơ đồ mạch nguồn 85
Hình 3.7: Sơ đồ mạch động lực 85
Hình 3.8 :Sơ đồ mạch thu phát của cảm biến quang 86
Hình 3.9: Mạch khí nén điều khiển Xylanh cho việc dập nắp 87
Trang 7Hình 3.10: Mạch điều khiển Xylanh cho gắp bia 87
Hình 3.11 Mạch điều khiển kết nối PLC 89
Hình 3.12 : Giao diện chiết bia vào chai 95
Hình 3.13: Giao diện đóng keg bia 96
Hình 3.14 : Giao diện cảnh báo 97
Hình 3.15 : Giao diện Tag Logging 98
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi mạnh, từ khi đất nước tiến hành đổi mới chúng ta từng bước tiếp cận với những công nghệ hiện đại của thế giới trong nhiều lĩnh vực trong đó có điều khiển và tự động hóa Nhưng do điều kiện phát triển của đất nước còn chậm so với các nước tiên tiến nên việc đi tắt đón đầu những công nghệ mũi nhọn
là cần thiết nhằm tạo tiền đề để đất nước ta bắt kịp tốc độ phát triển của họ vào những năm đầu thế kỷ này Cũng trên tinh thần đó Đảng và nhà nước ta đã có đủ chủ trương khuyến khích phát triển TĐH và coi đây là một ngành mũi nhọn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước
Tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng có một vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống Đặc biệt do sự phát triển của kỹ thuật điện tử, tin học cùng với sự lớn mạnh của lý thuyết điều khiển tự động đã tạo ra nhiều sản phẩm thiết bị hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề điều khiển Nhưng lớn mạnh hơn cả và chỗ đứng vững chắc
Trang 8trong công nghiệp phải kế đến các bộ điều khiển logic có thể lập trình được được gọitắt là PLC (Programmable logic controller) Với những thế mạnh như:
- Kích thước nhỏ gọn, giá thành hạ so với mạch điều khiển dùng rơle
- Khả năng chống nhiễu tốt, độ tin cậy cao trong môi trường công nghiệp
- Cấu trúc dạng modul cho phép dễ sửa chữa bảo trì, tăng khả năng sử dụngthêm các khối modul mở rộng đầu vào ra cũng như các khối chuyên dung
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình chuyên dùng nên lập trình nhanh và dễ dàng thayđổi chương trình
Hơn nữa với chức năng truyền thông kết hợp với phần mềm WINCC (Windowscontrol center) là phần mềm ứng dụng để điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu củamột hệ thống TĐH quá trình sản xuất.Việc sử dụng những bộ điều khiển lập trình riêngkhông đáp ứng yêu cầu điều khiển của hệ thống SCADA, cần phải kết hợp thêm các bộhiển thị HMI (Human Machine Interface- Giao diện người và máy )
Công ty cổ phần bia rượu - nước giải khát Hà Nội là một trong số những doanhnghiệp lâu đời trong nước đã và đang áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trên thế gới đểđưa vào quá trình sản xuất Toàn bộ dây chuyền sản xuất trong công ty đều được Tựđộng hóa điều khiển bằng PLC S7 và Biến tần của SIEMEN, đặc biệt hoạt động củanhà máy được giám sát điều hành bằng Wincc
Là những sinh viên theo học chuyên ngành “Điện tự động hóa” cùng những nhucầu, ứng dụng thực tế cấp thiết của nền công nghiệp nước nhà chúng em muốn đượcnghiên cứu và tìm hiểu những thành tựu khoa học mới để có nhiều cơ hội biết thêm vềkiến thức thực tế, củng cố kiến thức đã học, phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa Vì vậy sau khi đi tham quan nhà máy bia Hà Nội nhóm chúng em đãđược giao nghiên cứu về đề tài: “ Thiết kế điều khiển giám sát cho hệ thống rót bia,đóng nắp chai và đóng Keg bia của công ty cổ phần bia rượu – nước giải khát Hà Nội
sử dụng PLC và Wincc“
Trong bản thuyết minh chung em đã hoàn được những nội dung sau:
Trang 9Chương I: Tổng quan về công nghệ sản xuất bia của công ty cổ phần bia rượu- - nước giải khát Hà Nội.
Chương II: Tổng quan về Wincc
Chương III: Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển cho hệ thống chiết bia, dập nắp và đóng keg bia của công ty cổ phần bia rượu - nước giải khát Hà Nội.
Chương IV: Tổng kết, kiến nghị, hướng phát triển của đề tài
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI1.1.Giới thiệu về công ty
1.1.1.Giới thiệu chung
Trang 10Hình 1.1: Công ty bia – rượu nước giải khát Hà Nội.
Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội thành lập theo quyết định số73/2003/QĐ – BCN ngày 16/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp; là Tổng công tyNhà nước tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Với bí quyếtcông nghệ duy nhất – truyền thống trăm năm, cùng với hệ thống thiết bị hiện đại, độingũ CBCNVC lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của Tổng công ty đãnhận được sự mến mộ của hàng trăm triệu người tiêu dùng trong nước cũng như quốc
tế Thương hiệu Bia Hà Nội ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ, làniềm tin của người tiêu dùng, niềm tự hào thương hiệu Việt
1.1.2.Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
Trang 11Bia Lager Bia lon 330ml Bia tươi
Hình 1.2 : Các sản phẩm của công ty cổ phần bia rượu - nước giải khát Hà Nội
1.2 Quy trình công nghệ
1.2.1 Sơ đồ dây chuyền sản xuất bia
Trang 12Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền sản xuất biaThuyết minh
Nghiền malt:
Trang 13- Yêu cầu malt nguyên liệu:
+ Protein hòa tan = 4.52%
+ 1kg nguyên liệu thu được 6.451 dịch 100BX
- Mục đích:
Đập nhỏ hạt thành nhiều mảnh để tăng bề mặt tiếp xúc với nước, làm cho sựxâm nhập của nước vào các thành phần chất của nội nhũ nhanh hơn, thúc đẩy quá trìnhđường hóa và các quá trình thủy phân khác nhanh và triệt để hơn
- Yêu cầu của quá trình nghiền:
Vỏ hạt được cấu tạo chủ yếu từ xenluloza, linhin, các hợp chất polyphenol,khoáng chất, một ít pentozan, các chất mầu và chất đắng Sự có mặt của các chất hòatan này trong dung dịch đường sẽ làm cho bia có vị đắng và chát khó chịu Nếu vỏnghiền càng nhỏ thì các chất đắng và chát này càng dễ hòa tan vào dịch đường vì vậyquá trình nghiền càng bảo toàn nguyên vỏ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu
Ngoài ra, quá trình lọc hiệu quả là nhờ lớp màng lọc Lớp lọc có bộ khung là các lớp
vỏ trấu Nếu vỏ trấu quá bé, độ xốp nhỏ thì độ dài đường lọc sẽ ngắn, khả năng lọckém, dẫn đến hiệu quả của quá trình lọc kém Vì vậy cần nghiền ở mức độ phù hợp.Mức độ nghiền phù hợp phụ thuộc cấu trúc malt, tức là phụ thuộc vào độ nhuyễn, độ
“đồ hóa” của hạt ở giai đoạn ươm mầm Ngoài ra còn phụ thuộc phương pháp và thiết
bị lọc bã Tóm lại, yêu cầu chung là phải thu nhận được nhiều chất hòa tan nhất, đồngthời thể tích bột và bã malt cũng đạt giá trị cao nhất trong điều kiện có thể
Nghiền gạo
- Yêu cầu gạo nguyên liệu:
Trang 14Hồ hóa
- Mục đích:
Chuyển hóa các thành phần chính trong gạo thành chất hòa tan dưới tác dụngcủa nhiệt độ cao và enzim thủy phân Trong đó quan trọng nhất là các loại đường, axitamin, peptit Tinh bột được chuyển thành các sản phẩm thấp phân tử: glucoza, maltoza,fructoza, sacaroza, các dextrin với phân tử lượng khác nhau
- Tiến hành:
Nguyên liệu được đưa vào cùng nước với tỉ lệ 1: 5 ở nhiệt độ 40oC, ngâm trongkhoảng 20 phút Bổ sung 10% malt lót, thêm enzim termamyl E1 (chính là enzim α-amylaza).Nâng nhiệt độ lên 85oC, giữ trong 15 phút Tiếp tục nâng nhiệt độ lên đến sôi, giữ ở nhiệt độsôi 30 phút Sau đó bơm sang nồi đường hóa, bơm làm 2 lần, mỗi lần một nửa khối lượng dịchcháo
Trang 15amylaza Nâng nhiệt độ lên 75oC, giữ 30 phút để α-amylaza thủy phân tinh bột thành dextrin
và glucoza Nâng tiếp lên 78oC rồi bơm đi lọc
Sử dụng sự chênh lệch áp suất giữa phía trên và phía dưới màng lọc, dịch đường
sẽ tự chảy qua lớp lọc ra ngoài
- Tiến hành
Dịch bơm vào lọc có nhiệt độ 78oC, được ủ trong 10 phút, sau đó tiến hành lọc.Khoảng 500l dịch lọc đầu được cho hồi lơu vì lúc này lớp lọc chưa đủ dày, dịch lọcchưa trong Sau 500l đầu mới bắt đầu thu dịch Sau 1 tiếng thì hết dịch đầu và bắt đầurửa bã bằng nước nóng 75oC Tiến hành rửa 3 lần, mỗi lần 4m3 nước Qua trình rửa kếtthúc khi nồng độ đường trong nước rửa bã còn 1-1,5% Thời gian 1 mẻ lọc là 2 tiếngrưỡi
Đun sôi dung dịch đường với houplon
- Mục đích
Trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol, các hợp chất chứa nitơ và cácthành phần khác của hoa houplon vào dịch đường ngọt để biến đổi nó thành dịchđường có vị đắng và hương thơm dịu của hoa, đặc trưng cơ bản về tính chất cảm quancủa bia
Polyphenol làm kết lắng các hợp chất protein cao phân tử, kéo các cặn lắng li titrong dịch đường kết lắng theo, làm cho độ bền keo của dịch đường tăng và thành phầnsinh học của nó được ổn định
Polyphenol, chất đắng, các chất chứa nitơ là các chất tạo sức căng bề mặt cóhọat tính rất cao Những chất này tham gia vào quá trình tạo bọt và là tác nhân chínhgiữ bọt cho bia
Trang 16Ngoài ra còn xảy ra nhiều quá trình khác có tác dụng tích cực đến việc định hìnhchất lượng sản phẩm như phản ứng melanoid, tăng cường độ màu, giảm độ nhớt…
- Tiến hành
Bơm dịch lọc vào nồi đun hoa, khi bơm được khoảng 15-16m3 (ngập bầu gianhiệt) thì bắt đầu nâng nhiệt Nhiệt của dịch sau lọc khoảng 70-73oC Khi bơm lọcsang nồi hoa kết thúc thì nồi hoa bắt đầu sôi Bổ sung 6g ZnCl2 Tiến hành bổ sunghoa làm 3 lần Lần 1 bổ sung 2kg cao hoa, cho vào khi nồi hoa sôi được 5 phút Sau khisôi được 30 phút, bổ sung hoa lần 2 là 1 kg cao hoa và 1,8 kg hoa viên (10% α axitđắng) Lần cuối cùng 5 phút trước khi kết thúc, bổ sung 1 kg hoa viên (10% α axitđắng) và 1,2 kg hoa viên (10% α axit đắng) Tổng thời gian đun sôi hoa là 60 phút.Quá trình lắng trong dung dịch đường
- Mục đích
Hạ nhiệt độ để tạo điều kiện cho sự kết tủa các hợp chất hữu cơ kém chịu nhiệt,
đó là cặn thô, tách bã hoa khỏi dịch
Làm lạnh nhanh
- Mục đích
Hạ nhiệt độ của dịch đường về nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men Làmlạnh nhanh để tách các vi sinh vật có hại trong môi trường nhiễm tạp vào dịch đườnglên men, đồng thời tạo điều kiện tốt để kết lắng các hợp chất hữu cơ kém chịu nhiệt,giảm nhiệt độ của dịch đường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bão hòa oxy cần thiếtcho giai đoạn lên men
Trang 17- Tiến hành
Làm lạnh nhanh bằng thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm Dùng tác nhân là glycollàm lạnh nước, sau đó dùng nước lạnh để làm lạnh dịch đường Glycol được thu lại đểhồi lưu Nước nóng cũng được thu lại cho quá trình nấu tiếp theo hoặc CIP
Thiết bị trao đổi nhiệt làm lạnh nước có nhiệt độ nước vào 28oC, nước ra ở
2-4oC Nhiệt độ glycol vào -5 đến -2oC, ra ở nhiệt độ 5-7oC
Làm lạnh dịch đường: dịch vào ở 70-75oC, dịch ra đối với bia Hà Nội là 9,5oC,đối với bia hơi là 14oC
Bão hòa O2 cho dịch đường
- Mục đích
Vì dịch đường mất hầu hết O2 trong quá trình chế biến nhiệt nên ta cần bổ sung
O2 cần thiết cho quá trình tạo sinh khối nấm men ở giai đoạn đầu củaquá trình lên men
- Tiến hành
* Chuẩn bị
+ Đóng van tiết lưu
+ Mở từ từ van cấp khí nén qua cụm giảm áp sao cho p = 3-3,5 kg/cm2
+ Mở từ từ van xả dưới bầu lọc khí cho ra hết khí tạp và nước đọng, sau đó đóngvan lại
* Thao tác
+ Thao tác để dịch qua máy lạnh nhanh theo quy trình
+ Mở từ từ van cấp khí vào bầu sục Trong quá trình vận hành luôn theo dõi van chỉmức cấp khí để điều chỉnh van kịp thời Phao chỉ mức bổ sung khí cho dịch đi lên men
để ở vạch 1,5-2 (tính theo chân để phao)
+ Khi hết dịch thao tác thứ tự như sau: đóng van cấp khí, đóng van tiết lưu, mở van
xả dưới bầu lọc cho hết khí dư sau đó đóng lại
(Bia chai Hà Nội sục khí 5m3/h)
Lên men
- Tìm hiểu chung về quá trình lên men của nhà máy
Trang 18Thời gian lên men chính 4-5 ngày, thời gian chuyển phụ 1 ngày, thời gian lênmen phụ 7 ngày Đối với sản phẩm bia chai thời gian lên men chính lâu hơn
Mật độ tế bào nấm men ban đầu: 14-25 triệu tế bào/ml Tỉ lệ tế bào nấm mensống sót trước khi đi lọc nhỏ hơn 5 triệu tế bào/ml
- Mục đích
+ Lên men chính: chuyển các chất đường, dextrin phân tử lượng thấp thànhrượu etylic, CO2 và một số sản phẩm phụ khác theo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sảnphẩm Chất hòa tan của dịch đường bị biến đổi về tính chất và số lượng Sản phẩm củaquá trình lên men chính là bia non Bia non đục, có mùi vị đặc trưng, không thích hợpcho giải khát, có hàm lượng diaxetyl cao, gây đau đầu cho người uống
+ Lên men phụ: lên men tiếp một phần đường còn sót lại trong bia non để tạo
CO2 bão hòa trong bia, hoàn thiện hương vị của bia, giảm sản phẩm phụ và lắng trongbia
- Tiến hành:
+ Quy trình nhận nước nha từ nhà nấu
+ Mỗi tank lên men 150m3 nhận 6 mẻ nấu, tank 97m3 nhận 4 mẻ nấu Với tank150m3 thì dịch vào lên men gồm 5 mẻ dịch đường và 1 mẻ nước:
Mẻ 1, 2, 3 nấu theo công thức chuẩn
Mẻ 4: lấy khoảng 21800l nước 78oC và 1l H3PO4 vào nồi hoa, đun sôi, chuyểnqua thiết bị làm lạnh nhanh vào tiếp tank lên men
Mẻ 5, 6 nấu như 3 mẻ đầu
+ Lượng men được tiếp 1 đến 2 lần
+ Kiểm tra tình trạng tank lên men
+ Đặt áp lực tank lên men khoảng 0,2 at trong quá trình nhận dịch Đặt nhiệt độdịch 10oC, kết thúc 10,5oC
+ Lên men chính
Dich đường sau khi làm lạnh nhanh và bão hòa O2 được bơm vào tank lên men.Cho thêm enzim Maturex E4 để ngăn ngừa sự tạo thành diaxetyl Đặt áp lực tank lên
Trang 19men 0,2-0,3at, nhiệt độ 10,5oC Mở máy lạnh trong giai đoạn này dùng van 3 của tank(khoang trên) Khi Bx dịch lên men đạt 6,5-7 thì đặt áp suất cho tank là 0,5-0,6at.Thường xuyên theo dõi và kiểm tra tank theo chế độ đặt Hằng ngày đo lượng đườnggiảm để khống chế thời gian chuyển phụ.
+ Lên men phụ
Khi Bx dịch lên men đạt 5-5,4 thì chuyển chế độ lên men phụ, hạ lạnh để rútmen Đặt nhiệt độ 5oC, thời gian hạ là 24h Đặt áp suất cho tank lên men 0,9-1at Mởmáy lạnh giai đoạn này dùng van 2, van 3 của tank Khi nhiệt độ đạt 5oC thì rút mentốt, tank vào bảo quản Trong quá trình này, CO2 sinh ra được hòa tan vào trong bia,một số kết tủa protit lắng xuống kéo theo lượng nhựa đắng, các este tạo thành hoànthiện hương vị bia
+ Giai đoạn hạ lạnh 2oC và ủ chín
+ Hạ nhiệt độ từ 5oC xuống 1oC (giai đoạn này mở lạnh dùng cả 3 van lạnh củatank)
+ Đặt nhiệt độ máy tính 2oC
+ Cứ 2 ngày xả men 1 lần, giữ nhiệt độ khoảng 1-2oC trước lọc 48h
+ Hạ nhiệt độ tank xuống 0,5oC, áp suất vẫn giữ 0,9-1at cho đến khi lọc hết biatrong tank
- Các sự cố xảy ra trong quá trình lên men
+ Dò cồn: phát hiện bằng mắt thường Khắc phục: xiết lại van
+ Sự cố phần mềm máy tính Khắc phục: cài đặt lại chương trình
+ Hiện tượng ì men: phát hiện thấy khi theo dõi không thấy nhiệt độ và áp suấttăng Khắc phục: Sục khí từ đáy tank lên hoặc đảo lại men
+ Trong quá trình lên men phải thường xuyên lấy mẫu kiểm tra độ đường và đo
CO2 Nếu thừa CO2 phải xả bớt, nếu thiếu phải sục thêm
+ Sau quá trình nấu nếu không làm lạnh, đưa đi lên men luôn sẽ gay hỏng men,phải bỏ đi
Trang 20+ Nếu bơm dịch đường vào nhầm tank (tank đang trong quá trình lên men) cũngphải bỏ đi
+ Trong quá trình lên men chính quên không mở van thu CO2 thì áp suất tăngdần có thể dẫn đến nổ
+ Quá trình sục CO2 trước khi đưa đi lọc mà quên chưa xả xác men sẽ khuấyxác men lên cả tank và cũng phải bỏ đi
Lọc bia
- Mục đích
Lọc trong bia để tách bỏ hết các loại kết tủa, đặc biệt là kết tủa lạnh, làm ổn định
và tăng độ bền vững sinh học, hóa học cho bia
Áp suất trước lọc = 3,3 - 3,5 bar, áp suất sau lọc = 2,1-2,2 bar Tổng thời gian lọc là2,5h
Chiết chai
+ Máy gắp chai ra khỏi két
Trang 21+ Máy rửa két
+ Máy gắp chai vào két
+ Máy rửa chai
+ Máy kiểm tra chai rỗng
- Rửa chai
Máy rửa chai tự động bao gồm nhiều khu vực phun tia dung dịch xút và nước sạch đểtráng chai Rửa chai là giai đoạn vô cùng quan trọng vì nó la khâu đầu tiên thể hiệnchất lượng sản phẩm Chai sau khi rửa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chai phải sach về mặt hóa lý và đảm bảo về mặt an toàn vi sinh
+ Giảm đến mức tối thiểu tiêu hao năng lượng và nước
+ Giảm việc sử dụng hóa chất
+ Giảm thiểu sự ảnh hưởng tới môi trường
Trang 22Để đạt được những mục đích này, cần phải thực hiện đầy đủ và hợp lý các giaiđoạn ngâm và phun tia trong ngoài chai, định lượng chính xác lượng hóa chất cầndùng, tận thu những năng lượng sử dụng, thường xuyên kiểm tra chất lượng chai saukhi rửa để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra chai rỗng
Kiểm tra nhằm loại bỏ các chai không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (chai bẩn, dínhdầu mỡ, ximăng, sứt mẻ, xước, còn lẫn nước, xút….) để đảm bảo chất lượng của sảnphẩm, tránh lãng phí sản phẩm, lãng phí sức lao động, đảm bảo an toàn cho máy chiếtchai Trước máy soi chai rỗng có bộ phận soi chai thủ công, nhằm loại bớt những chaikhông đủ tiêu chuẩn có thể nhận thấy bằng mắt thường để giảm tải cho máy soi chairỗng
- Chiết chai
Quá trình chiết ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thể hiện ở thời gian bảoquản và khả năng ổn định của bia Do đó khi chiết cần đảm bảo giữ được chất lượngsản phẩm sau khi chiết Đối với bia, điều đầu tiên cần quan tâm là phải chiết đẳng áp,sản phẩm chảy vào chai được dẫn tới sát đay hoặc chảy theo thành chai xuống tránhlàm xáo trộn sản phẩm
Sự tiếp xúc của sản phẩm với oxy không khí sẽ dẫn tới những ảnh hưởng xấu,
vì vậy cần phải đẩy hết không khí ra ngoài bằng cách hút chân không trước khi tạo ápsuất đối Hoặc là cho bia sủi bọt đẩy không khí ở chỗ trống sau khi chiết ra khỏi chai Việc nén CO2 vào chai để tạo áp suất đối là cần thiết để cải thiện chất lượng sảnphẩm do việc giảm đáng kể hàm lượng oxy xâm nhập vào trong bia và hàm lượng CO2
tăng tạo thêm bọt cho bia
Kỹ thuật chiết đảm bảo được chất lượng sản phẩm, độ đồng đều của chai là yêucầu rất quan trọng đối với máy chiết Sản phẩm sau khi chiết phải được đóng nút bằngmáy đóng nút nằm ngay gần đó
Tiếp đó chai bia đã được chiết đi qua máy kiểm tra độ đầy vơi của chai Theomức quy định đã được đặt sẵn trong chương trình, máy có nhiệm vụ đẩy toàn bộ chai
Trang 23không đủ dung tích hoặc không có nút ra Tại vị trí này, người soi bia lạnh có nhiệm vụkiểm tra xem chai bia được chiết ra có đảm bảo chất lượng về độ trong, màu, mùi, vị,
độ đồng đều bằng việc cảm quan trước khi chai bia tới máy thanh trùng
- Thanh trùng bia
Thanh trùng là gia nhiệt chai bia đến nhiệt độ thích hợp, trong khoảng thời giancần thiết để tiêu diệt hòan toàn tế bào nấm men còn sót lại trong bia sau khi lọc, đảmbảo tế bào nấm men không hoạt động trở lại (ở nhiệt độ 20-25oC) gây đục bia, kéo dàithời gian bảo quản cho bia education
Thông thường nhiệt độ thanh trùng là 62oC Trước khi đi qua vùng thanh trùng,chai bia sẽ đi qua vùng quá nhiệt ( cao hơn 3-5oC so với vùng thanh trùng) để nhiệtnóng vào tâm chai, tiết kiệm thời gian gia nhiệt
Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra chai bia sau khi ra khỏi máy thanhtrùng, tránh đổ vỡ, mắc kẹt và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trên bảng điều khiển,nếu có sự bất thường phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm
- Dán nhãn và in hạn sử dụng
Đây là một khâu quan trọng để hoàn thiện sản phẩm Nhãn hiệu hang hóa thểhiện trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, quy cách, chủng loại cũng như thươnghiệu của mỗi doanh nghiệp Vì vậy người vận hành máy phải thường xuyên kiểm trachất lượng chai đã được dán nhãn cũng như máy in phun
1.2.2 Các thiết bị
Máy nghiền
- Máy nghiền malt
Máy nghiền malt có 2 cặp trục điều khiển bằng khí nén pittông đẩy sát vàonhau và nghiền malt bằng lực ép nên vỏ trấu không bị vụn, đáp ứng được yêu cầu côngnghệ Hai trục nghiền trong một cặp chuyển động ngược chiều nhau để tạo ra lực nén.Đôi trục thứ nhất tạo khoảng cách giữa 2 trục lớn hơn đôi trục thứ hai Có phễu nạpliệu để đổ nguyên liệu vào Trong phễu nạp liệu có một tấm chắn để điều chỉnh lượngnguyên liệu vào máy Các trục quay được nhờ một động cơ Máy sản xuất tại Đức
Trang 24- Máy nghiền gạo
Máy nghiền gạo có một cặp trục Điều khiển khoảng cách 2 trục bằng vít quaytay Vì máy này nghiền cả gạo và malt lót nên thường xuyên phải điều chỉnh khoảngcách trục Khi nghiền malt thì khoảng cách trục lớn hơn để không làm vỡ vụn vỏ malt.Khi nghiền gạo khoảng cách trục nhỏ hơn vì gạo được nghiền càng nhỏ càng tốt Máy
có phễu nạp liệu và tấm chắn để điều chỉnh lượng nguyên liệu Các trục quay được nhờmột động cơ Máy được sản xuất tại Trung Quốc
Hệ thống thiết bị của nhà nấu
- Nồi hồ hóa
Nồi hồ hóa là nồi 2 vỏ Gạo và nước được cấp vào ở phía trên, qua van phốitrộn Hơi được cung cấp qua van hơi vào khoang hơi giữa hai lớp vỏ để đun nguyênliệu Nồi có cánh khuấy để khuấy đều nguyên liệu tránh vón cục và tăng nhiệt khôngđều Có cửa lấy cháo ra và đường ống thu nước ngưng Ngoài ra có cảm biến nhiệt theodõi nhiệt độ, đèn chiếu sáng, cửa vệ sinh và hệ thống CIP
- Nồi đường hóa
Nồi đường hóa có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như nồi hồ hóa Các nồinày chỉ khác nhau về sơ đồ hệ thống đường ống cung cấp nguyên liệu vào và lấy sảnphẩm ra
Các thông số kỹ thuật:
+ Đường kính trong: 3200mm
Trang 25+ Chiều cao cánh đảo: 1322mm
- Nồi nấu hoa
Nồi nấu hoa là nồi 2 vỏ, cung cấp nhiệt bằng ống chùm Bơm dịch đường vào nồi
từ dưới lên Hoa được cho vào qua cửa vệ sinh ở phía trên Dịch đi bên ngoài ốngnhiệt, hơi đi bên trong ống Dịch sôi đẩy dần lên phía trên Nồi có thiết bị nón chụp đểngăn không cho dịch sôi trào lên nhưng quá trình sôi vẫn có thể diễn ra mạnh mẽ đểtriết ly hết các chất trong hoa
Các thông số kỹ thuật:
+ Thể tích: 29m3
Trang 26bã sau lắng không xuống hết thì dùng hệ thống này đẩy xuống bằng áp lực nước.
Hệ thống tăng lên men
Vệ sinh tank lên men
+ Tráng tank bằng nước sạch, sau đó dùng trimeta 0,3% rồi tráng lại bằng nướclạnh lần nữa Trimeta sau đó được thu hồi lại, xả cặn, chuẩn lại nồng độ cho lần sau, 1năm loại bỏ 1 lần
+ Rửa tank thành phẩm: nước – xút 0,3% - nước – axit HNO3 0,3% - nước - chấttiệt trùng P3 Ở đây, xút được cấp hơi để tăng độ tẩy rửa, axit được dùng để trung hòa
Trang 27xút (thử bằng giấy quỳ) Chất tiệt trùng P3 chính là axit oxalic 3% dùng để tráng rửatrước khi nhận dịch và không được hồi lưu
Hệ thống chiết chai tự động
Dây chuyền chiết chai tự động với công suất 30.000chai/giờ
- Sơ đồ công nghệ:
Trang 28Hình 1.4: Lưu đồ chiết chai
Trang 29- Nguyên lý hoạt động
+ Máy dỡ pallet
Pallet vỏ chai nhận từ tổ chai két được xe nâng xếp vào đường goong pallet.Goong pallet được chia làm 3 đoạn: Đoạn đầu để pallet chờ và pallet đi vào vị trí gắp.Đoạn thứ 2 là một bàn xoay có thể quay một góc 900 Đoạn thứ 3 là đoạn goong palletrỗng đi ra khi pallet được đặt lên goong và tại bàn xoay không có pallet, goong số 1 sẽchạy đưa pallet vào bàn xoay Tại đây bàn xoay xoay 1 góc 900, sau đó bộ gắp đi vàotầng trên cùng của pallet, gắp 9 keg trên cùng của pallet xuống bàn goong, tại đó lầnlượt từng hàng 3 keg sẽ đi vaog băng tải keg, dẫn keg chai đến máy rửa keg, cứ nhưvậy cho đến hết 5 tầng keg, pallet rỗng đi ra, được công nhân vận hành kéo ra ngoài,pallet mới tiếp tục vào, bắt đầu một hành trình mới
Tất cả các thao tác trên đều là tự động Máy có chế độ chạy tay từng bước để xử
lý khi gặp sự cố hoặc khi cần thiết
+ Máy dỡ chai
Keg vở chai đi trên băng chuyền keg đến máy dỡ chai Bộ gắp chai gồm 4 cụmgắp điều khiển bằng khí nén, áp suất 2-3 bar, mỗi cụm có 20 đầu gắp( tương ứng với 1keg chai 450ml) Lần lượt từng 4 keg 1 đi vào khu vực gắp Bộ gắp hạ xuống Gắp toàn
bộ số chai của 4 keg lên đặt vào băng chuyền chai, sau đó 4 keg rỗng không đi tiếp vàomáy rửa keg 4 keg mới lại vào vị trí gắp thực hiện một chu trình mới
Tất cả thao tác trên hoàn toàn là tự động Máy có chế độ chạy tay từng bước để
xử lý khi gặp sự cố hoặc khi cần thiết
+ Máy rửa keg
Máy rửa keg gồm 02 khoang Khoang đầu rửa bằng xút lấy sang từ bể nước ấm
1 của máy rửa chai Khoang thứ 2 rửa bằng nước sạch Mỗi khoang đều có bể chứa ởphía dưới, bơm tuần hoàn hút nước trong bể đẩy lên qua các lỗ phun xong rồi lại chảyqua lưới chắn rác xuống dưới bể Để lại rác trên keg trước khi vào máy, keg được điqua vòng cua đổi hướng, khi đang đi ở trạng thái ngửa, keg chạy qua vòng cua và úp
Trang 30xuống đi xuống goong keg phía dưới Khi qua khúc cua, Rác trong keg bị văng ra, rơixuống khoang đựng rác và có thùng hứng rác ở phía dưới
Người vận hành máy phải thường xuyên cào rác ở lưới chắn rác để tránh tắcmáy, nếu keg chưa sạch phải bốc ra để rửa lại
+ Máy rửa chai
Máy rửa chai được sử dụng là loại máy 2 đầu, tức là đầu vào và đầu ra của vỏchai ở 2 đầu máy
Để rửa sạch vỏ chai, có 4 tác nhân chính:
Nhiệt độ xút: 800C
Nồng độ xút: 85-90 ms/cm tương ứng 1.8-2.2%
Áp lực phun tia: 2-3 bar
Thời gian ngâm rửa trong xút: Khoảng 11 phút, tổng thời gian chai qua máy là
21 phút (chạy với tốc độ 30000chai/h)
Cấu tạo của máy bao gồm các bể: Bể ngâm sơ bộ, bể xút chính, bể sau xút, bểnước ấm 1, bể nước ấm 2, bể nước sạch Mỗi bể đều có 1 bơm tuần hoàn Trên bể cócác thanh bép phun tia, là một ống rỗng có các lỗ để phun qua vào chai Bơm hút nướcrửa từ bể, đẩy với áp suất cao từ các thanh bép phun tia, phun vào trong và ngoài chaiđược mang bởi các hàng rọ và làm sạch chai
Các bể trong máy rửa chai
Trang 31Hình 1.5: Bể rửa chaiĐầu tiên chai từ băng chuyền chai được bộ phận gạt đẩy chai vào rọ Mỗi hàng
rọ chứa được 26 chai Hàng rọ mang chai vào úp ngược làm dốc hết nước thừa trongchai Qua bể ngâm sơ bộ rồi qua 2 lần phun tia sơ bộ Mục đích của giai đoạn này là đểtách hết rác thô ra ngoài trước khi vào bể xút chính Rác được tách ra rơi xuống băngtải rác Băng tải này được cài đặt cứ 3 phút chạy 1 lần để lại bỏ hết rác qua ống chảytràn ra ngoài
Sau khi được phun tia sơ bộ, hàng rọ mang chai vào bể xút chính, tại đây lầnlượt xảy ra các quá trình ngâm và phun làm sạch chai Tại khu vực này có bộ phậnphun tia tách nhãn Nhãn giấy ngâm trong xút bám trên bề mặt chai được vòi phun tiatách nhãn phun và đẩy nhãn ra ngoài Sau đó dòng nước chứa nhãn được bơm cánhkhuấy thu về băng tải tách nhãn Băng tải này được chổi quay quét nhãn ra ngoài rơixuống thùng chứa nhãn thải
Chai sau khi qua bể xút chính được tiếp tục qua các hệ thống ngâm và phun tiatại sau bể xút, bể nước ấm 1, nước ấm 2 và bể nước sạch Cuối cùng chai được phunbằng nước sạch lấy từ đường ống và ra ngoài
Lưu đồ các công đoạn rửa chai
Trang 32Hình 1.6: Lưu dồ rửa chaiVận hành:
Đầu ca, khi bể xút chưa có nước, xút, người vận hành phải lấy nước, xút và mởhơi cho bể xút chính Đầu tiên, đóng hết các bể Kiểm tra trạng thái đóng mở các van.Sau đó đóng nước trong bể nước chính, khi mức nước bắt đầu đến 1000mm bơm tuầnhoàn tự động bật, hơi mở tự động nâng nhiệt độ của dung dịch xút lên Khi nhiệt độ đạt
Trang 33400C thì bắt đầu lấy xút vào bể Đến khi các yếu tố mức nước, nồng độ xút, nhiệt độđạt theo giá trị cài đặt thì bơm bổ sung 40kg stabilon ACP và 4kg Foam Nox vào bểxút chính.
Tiếp theo, lấy nước vào các bể ngâm sơ bộ và 4 bể tráng sau bể xút chính Cácbơm định lượng hóa chất bật nguồn và để ở chế độ tự động Lúc này máy đã sẵn sànglàm việc
Khi vận hành, thường xuyên kiểm tra các thông số nồng độ xút, nhiệt độ các bể,
áp lực nước, áp lực phun tia, độ thông thoáng của các bép phun tia, Vệ sinh lưới chắnrác tại 04 bể tráng sau bể xút chính
Một giờ một lần lấy 03 chai sau khi rửa kiểm tra độ sạch bên trong ngoài chai,kiểm tra xút dư trong chai bằng dung dịch phenolphtalein
Hàng ngày, tháo bể thay nước các bể nước tráng Sau 6ca, tiến hành vệ sinhđịnh kỳ Sau 12ca sản xuất liên tục, tiến hành 1/3 bể xút chính Sau 18 ca liên tục, thaytoàn bộ bể xút chính
+ Kiểm tra chai rỗng
Mục đích: Loại bỏ tất cả các chai không đạt tiêu chuẩn trước khi vào máy chiếtchai
Trang 34Sơ đồ nguyên lý chiết chai:
Hình 1.7:Lưu đồ nguyên lý chiết chaiMáy chiết được sử dụng là máy chiết với vòi ngắn gồm 91 cụm vòi chiết với 01bầu chiết, quá trình chiết dựa trên nguyên tắc đẳng áp, có nghĩa là áp suất bia trong bầuchiết bằng với áp suất trong chai khi chiết
Chai sạch đi vào máy chiết qua hệ thống vít tải, etoan dẫn vào bầu chiết Tạiđây, chai được nâng lên đến vị trí chiết Đầu tiên chai được hút chân không, tráng CO2,rồi hút chân không lần thứ 2 để làm sạch chai, loại bỏ hết khí thừa không có lợi cho biatrong quá trình bảo quản Sau đó CO2 được đưa vào chai để tạo áp suất cân bằng với ápsuất với áp suất bên trong bầu chiết, khoảng từ 2.8 đến 3.2 bar Sau đó đến giai đoạnchiết Lúc này áp lực trong bầu và trong chai cân bằng nhau nên bia chảy từ bầu vàochai theo nguyên tắc chênh lệch thế năng (bia chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp) Trong khi
Trang 35chiết bia, bia chảy vào theo men đường thành chai xuống đáy chai, CO2 thoát lên bầuchiết theo đường vòi giữa chai duy trì áp lực cân bằng Đến khi bia ngập vòi chiết thì
CO2 không thoát lên được nữa, phá vỡ sự mất cân bằng giữa áp suất và quá trình chiếtbia vào chai kết thúc Chai bia được đưa ra bộ phận đóng chai
Nắp chai bia được đổ vào thùng chứa nắp, qua băng tải nắp, qua hộp phân phốinắp, xoay hướng nắp rồi xuống vị trí dập nắp Chai bia nhờ etoan dẫn vào vị trí dập nắp
và hoàn thiện quá trình dập nắp
Kiểm tra sau khi chiết được kiểm tra mức vơi đày trong chai, những chai chưađóng nắp loại ra ngoài Khi có chai bia đi qua, thiết bị phát ra tia phóng xạ bắn quachai Khi phát hiện chai không đạt yêu cầu về độ đầy vơi sẽ được tín hiệu kết nối với
từ hạ nhiệt của chai bia tránh chai bị vỡ do sốc nhiệt Các bể số 4,5,6 độc lập với nhau
là vùng thanh trùng, mỗi bể có balong hơi trao hơi trao đổi nhiệt
Trang 36Nhiệt độ các bể cài đặt nhiệt độ lần lượt như sau:
+ Máy dán nhãn và in phun hạn sử dụng
Chai bia sau khi được thanh trùng sẽ được qua dán nhãn và in hạn sử dụng.Chai bia HN 450ml gồm 03 nhãn: Nhãn thân, nhãn lưng và chụp bạc Hạn sửdụng được in trên nhãn lưng
Hình 1.8: Sơ đồ dán nhãn chai
Trang 37Hồ được sấy và được bơm lên phủ lên trên bề mặt của quả hồ lô (1), là một phụ inoxtrên bề mặt nhãn, đảm bảo trên bề mặt quả hồ lô luôn luôn có một lớp hồ quang mỏng.
Hồ luôn được tuần hoàn trở lại thùng đựng hồ Tiếp theo, trục quay mang các guốc lấyhồ(2), guốc này có kich thước giống kích thước nhãn, quay phết trên bề mặt của quả lô(1) lấy lên guốc Guốc (2) quay ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí thanh chứa nhãn(5) thì dính hồ lên mặt sau của nhãn mang nhãn đi đến bộ phận kẹp nhãn (3) kep nhãnnày mang nhãn đến vị trí chai trên thân máy (4) dán vào chai Thân máy (4) mang chaiqua bộ chổi miết hồ quang làm nhãn được phết đều trên mặt chai
Tại trạm nhãn lưng, nguyên lý làm việc tương tự, nhãn được in hạn sử dụngngay sau khi guốc (2) lấy nhãn từ thanh mang nhãn (5) (trước khi kẹp (3) lấy nhãn đi)
+ Máy xếp chai và máy xếp pallet
Nguyên lý làm việc tương tự như máy dỡ chai và dỡ pallet, nhưng quá trình làmviệc ngược lại với 2 máy trên
+ Hệ thống CIP máy chiết chai
Hệ thống CIP máy chiết chai gồm 02 tank:
tank nước nóng 5m3
tank xút 800C - 2%, 5m3
Để gia nhiệt cho 02 tank này, có một thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm, hơinóng đi bên ngoài ống, nước hoặc dung dịch xút cần gia nhiệt đi bên trong ống, tuầnhoàn qua tank và được nâng nhiệt lên đến nhiệt độ cần cài đặt
Gồm 03 chương trình CIP tự động:
* Chương trình 1: CIP nước lạnh
Sử dụng trước khi chiết bia, gồm các bước cơ bản sau:
1 Tráng rửa máy bằng nước lạnh
2.Thổi khí đuổi nước lạnh ra khỏi máy
3 Xả nốt nước trong đường ống
4 Xả nốt khí trong bầu
* Chương trình 2: CIP nước nóng
Trang 38Sử dụng vào cuối ngày sản xuất, gồm các bước cơ bản sau:
1 Lấy nước vào tank nước nóng, mở hơi gia nhiệt
2 Tráng máy bằng nước lạnh
3 Tráng máy bằng nước nóng sơ bộ
4 Thổi khí đuổi nước ra khỏi máy
5 Tuần hoàn nước nóng 30 phút
6 Dùng nước lạnh đuổi nước nóng về tank, hạ nhiệt độ máy
7 Thổi khí đuổi nước lạnh ra khỏi máy
8 Xả nước nốt trong đường ống
9 Xả nốt khí trong bầu
Chương trình 3: CIP bằng dung dịch xút 2%
Sử dụng vào ca vệ sinh định kỳ 6 ca sản xuất / lần, gồm các bước cơ bản sau:
1 Lấy nước vào tank xút, mở hơi gia nhiệt, pha chế xút
2 Làm sạch xút trên đường ống
3 Lấy nước vào tank nước nóng, gia nhiệt
4 Tráng máy bằng nước lạnh
5 Rửa sơ bộ bằng dung dịch xút
6 thu hồi dung dịch xút về tank
7 Tuần hoàn xút trong 30 phút
8 Tráng nước nóng sơ bộ
9 Thu hồi nước nóng
10 Tuần hoàn nước nóng 30 phút
11 Dùng nước lạnh đuổi nước nóng về tank, hạ nhiệt độ máy
12 Thổi khí đuổi nước lạnh ra khỏi máy
13 Xả nốt nước ra đường ống
14 Xả nốt khí trong bầu
Các thông số thiết bị dây chuyền chiết chai số 2:
Công suất chung : 30 000chai/h
Trang 39STT Tên máy Mã hiệu Hãng chế tạo
20/1110 001
KHS (Đức)
20/0604001
KHS (Đức)
Bảng 1.1: Tên các loại máy của dây chuyền sản xuất bia
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ WINCC2.1.Khái niệm chung
Trang 40WinCC (Windows Control Center) là một hệ thống phần mềm điều khiển giám sát công nghiệp (Tích hợp giao diện người máy IHMI – Integrate Human Machine Interface), có tính năng kỹ thuật và hệ thống màn hình hiển thị đồ hoạ để điều khiển
các nhiệm vụ đặt ra trong sản xuất và tự động hóa quá trình công nghiệp Hệ thống nàyđưa ra những module chức năng tích hợp trong công nghiệp cho việc hiển thị đồ hoạ,đưa ra thông báo, lưu trữ, và xuất các báo cáo Nó là một trình điều khiển mạnh, vớigiao diện lập trình thân thiện cho phép cập nhật nhanh chóng các hình ảnh của các quátrình tự động hoá cần quan sát (thông qua các trang màn hình), và các chức năng lưutrữ an toàn … nên đảm bảo lợi ích cao
Ngoài ra WinCC còn đưa ra các giao diện mở cho các giải pháp của người dùng.Những giao diện này có thể tích hợp trong những giải pháp tự động hóa phức tạp, cácgiải pháp cho hệ thống mở Sự truy nhập tới nơi lưu trữ dữ liệu tích hợp bởi các giaodiện chuẩn ODBC và SQL Sự lồng ghép những đối tượng và các văn bản được tíchhợp bởi OLE 2.0 và OLE Custom Controls (OCX) Những cơ chế này làm cho WinCC
là một đối tác dễ hiểu, dễ truyền tải trong môi trường Windows
WinCC hỗ trợ cho tất cả các loại máy tính, nó thích hợp với tất cả các loại máytính cá nhân PC Mặc dù các thông số trong bảng dưới đây đưa ra cho cấu hình tốithiểu nhưng trong thực tế phải đạt được cấu hình khuyến cáo để đáp ứng các yêu cầu
kỹ thuật