1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ đặc điểm sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía hieroglyphus tonkinensis bolivar, 1912 (orthoptera acrididae) và biện pháp phòng trừ tại hòa bình.

27 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 360,08 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN HỒNG YẾN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI CHÂU CHẤU MÍA Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HÒA BÌNH Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật Mã số : 62.62.01.12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2013 Công trình hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG Phản biện 1: GS.TSKH. VŨ QUANG CÔN Hội Côn trùng Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 3: GS.TS. PHẠM VĂN LẦM Viện Bảo vệ thực vật Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, các nghiên cứu về họ Acrididae còn rất ít, hầu hết là những nghiên cứu về biện pháp phòng chống. Thực tế đã cho thấy việc phòng chống các đợt dịch châu chấu ở nước ta còn rất thụ động, thường chỉ được tiến hành khi châu chấu đã lớn, di chuyển mạnh và gây tác hại đáng kể tới cây trồng. Đây là điều trái ngược với nguyên tắc có tính chất mấu chốt, quyết định hiệu quả phòng trừ châu chấu chính là việc phát hiện sớm và phòng trừ ngay từ ấu trùng tuổi nhỏ (Matheson, 2003; Prveling, 2005). Năm 1997 tỉnh Hòa Bình đã phải công bố dịch với loài châu chấu thuộc giống Hieroglyphus Krauss (Nguyễn Hồng Yến, 1998), từ đó đến nay, chúng vẫn thường phát sinh từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm ở tỉnh này. Cho đến nay, những dữ liệu đã công bố ở nước ta về các loài thuộc giống Hieroglyphus Krauss chủ yếu là những thông tin theo các tài liệu nước ngoài mà ít có những nghiên cứu chuyên sâu. Với mong muốn tìm được những giải pháp để góp phần giải quyết những bấp cập và hạn chế đã nêu trên, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae) và biện pháp phòng trừ tại Hòa Bình”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã xác định được loài châu chấu phổ biến thuộc giống Hieroglyphus ở Hòa Bình là châu chấu mía H. tonkinensis Bolivar, 1912. Đồng thời đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình; các kết quả này là những dẫn liệu khoa học mới cho công tác nghiên cứu và đào tạo. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài đã xác định nơi đẻ trứng tập trung của châu chấu mía H. tonkinensis; đề xuất được biện pháp phòng chống một cách có hiệu quả bằng các biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học hợp lý, trên cơ sở giám sát sự phát sinh gây hại của chúng hàng năm. Kết quả của đề tài là cơ sở để góp phần quản lý loài châu chấu này tại tỉnh Hòa Bình nói riêng cũng như những vùng thường xuyên bị châu chấu gây hại trong cả nước nói chung. 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của loài châu chấu mía H. tonkinensis để xây dựng biện pháp quản lý chúng một cách hiệu 2 quả và bền vững. 3.2. Yêu cầu - Xác định được thành phần loài châu chấu của tỉnh Hòa Bình ở khu vực nghiên cứu. - Xác định được đặc điểm hình thái, vị trí phân loại, mức độ phổ biến và ý nghĩa kinh tế của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình. - Xác định được những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản của châu chấu mía H. tonkinensis. - Xây dựng được qui trình phòng chống tổng hợp đối với loài châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài châu chấu thuộc họ Acrididae ở tỉnh Hòa Bình Châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu về nhóm châu chấu thuộc họ Acrididae ở tỉnh Hòa Bình, tại 03 huyện thường xuyên bị châu chấu gây hại trên cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp (Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc). - Đề tài đi sâu nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của châu chấu mía H. tonkinensis. Tìm hiểu đặc điểm phát sinh gây hại của chúng, đồng thời nghiên cứu áp dụng một số biện pháp canh tác, sinh học, hóa học phòng chống châu chấu mía; từ đó xây dựng quy trình phòng chống tổng hợp loài dịch hại quan trọng này. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Ghi nhận mới 4 loài châu chấu cho khu vực tỉnh Hòa Bình. - Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh vật học; ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến tỷ lệ sống sót và sự phát sinh gây hại của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất qui trình phòng chống tổng hợp châu chấu mía H. tonkinensis cho tỉnh Hòa Bình. 6. Cấu trúc của luận án Luận án chính 109 trang gồm 38 bảng, 19 hình, với 5 phần: Mở đầu (4 trang); Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu nghiên cứu (23 trang); Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (20 trang). Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (60 trang); Kết luận và đề nghị (2 trang). Tổng số 94 tài liệu tham khảo (gồm 24 tài liệu tiếng Việt, 70 tài liệu tiếng Anh). 3 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Xung quanh tên gọi của loài châu chấu thuộc giống Hieroglyphus Krauss gây hại ở tỉnh Hòa Bình có nhiều ý kiến khác nhau. Viện Bảo vệ thực vật (1976); Phạm Thị Thùy (1998) cho rằng đó là loài H. tonkinensis Bolivar; Lưu Tham Mưu (2000) cho rằng đó là loài H. banian Fabricius và khẳng định rất khó phát hiện loài H. tonkinensis ở Việt Nam; tiếp theo đó, Nguyễn Thế Nhã (2003) đã khẳng định loài châu chấu thu thập được tại tỉnh Hòa Bình là loài H. tonkinensis Bolivar. Do đó việc tìm hiểu, chứng minh xác định tên loài châu chấu phổ biến ở tỉnh Hòa Bình thuộc giống Hieroglyphus Krauss là loài nào và chúng có đặc điểm gì, sẽ vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa là cơ sở thực tiễn đối với việc quản lý có hiệu quả loài dịch hại này. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Trên Thế giới có 10 loài châu chấu thuộc giống Hieroglyphus Krauss, chúng phân bố tương đối hẹp, chỉ có ở châu Á và châu Phi (Mason, 1974). Thiệt hại do loài H. banian gây ra với cây lúa ở giai đoạn ôm đòng/trỗ bông là rất đáng kể, có thể tới 50-90% số hạt (Pruthi, 1949). Ong ký sinh trứng Scelio sp. là kẻ thù tự nhiên có vai trò quan trọng với loài châu chấu này (Mohyuddin and Habib, 1977). H. tonkinensis là loài dịch hại quan trọng với cây mía, ngô, lúa và nhiều cây trồng ngắn ngày khác ở phía Nam Trung Quốc. Chúng phát sinh 1 lứa/năm; qua đông ở giai đoạn trứng; ấu trùng thường nở vào tháng 4 hàng năm và có 6-7 tuổi; trưởng thành xuất hiện từ tháng 6- tháng 8, trưởng thành cái dài 35-52 mm, màu xanh lục (Chen et al., 1989). Mỗi con ấu trùng châu chấu tiêu thụ từ 100-450mg chất xanh mỗi ngày, mỗi con châu chấu trưởng thành tiêu thụ bình quân 200mg chất xanh mỗi ngày. Lượng chất xanh tiêu thụ bởi châu chấu có thể gấp 1,25 đến 2,5 lần lượng chất xanh do động vật có vú tiêu thụ hàng ngày (David et al., 2006). Nhiều loài châu chấu có khả năng di cư rất lớn, chúng có thể bay liên tục 1-3 ngày, ở độ cao đến 1000 m, khoảng cách bay xa hàng trăm km (Richman et al., 2003). Nguồn thức ăn khác nhau có thể ảnh hưởng tới thời gian phát dục, số lượng trứng chứ không ảnh hưởng đến chất lượng của trứng châu chấu (Chen et al., 2008). 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước Đã có một số danh lục công bố thành phần loài châu chấu ở nước ta, theo đó, các tỉnh phía Bắc có 61 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1976); các tỉnh phía Nam có 39 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1999); cả nước có 73 loài châu chấu nằm trong 46 giống, trong đó có 3 loài thuộc giống Hieroglyphus là H. banian, H. tonkinensis, H. annulicornis (Lưu Tham Mưu, 2000). 4 H. banian và H. tonkinensis là những loài thường xuyên gây hại thành dịch ở nhiều vùng của nước ta (Lê Thị Quý, 1995; Nguyễn Thế Nhã, 2003; Phạm Thị Thùy, 1998). H. tonkinensis được coi là loài sâu hại nguy hiểm, ký chủ của chúng gồm hơn 20 loài thuộc họ tre trúc và họ hòa thảo. Chúng phân bố ở toàn Việt Nam. Trưởng thành thường đẻ trứng ở sườn đồi phía Nam, nơi có đất xốp, thực bì thưa. Con đực sau khi giao phối chết ngay và con cái sau khi đẻ xong cũng chết nên người ta dựa vào đặc điểm này để đánh dấu những nơi châu chấu đẻ trứng. Sự phát triển của trứng phụ thuộc rất rõ vào nhiệt độ và địa hình, cứ lên cao 100- 200m thì thời gian trứng nở chậm đi 2-3 ngày (Nguyễn Thế Nhã, 2012). Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm nuôi sinh học, nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh vật học của châu chấu mía H. tonkinensis vv tiến hành tại phòng thí nghiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật Hòa Bình, thành phố Hòa Bình. Thí nghiệm về ảnh hưởng của đất, chủng loại thức ăn tới châu chấu mía H. tonkinensis, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của loài châu chấu này tới năng suất lúa được thực hiện tại khu nhà lưới của Chi cục Bảo vệ thực vật Hòa Bình. Những nghiên cứu về mức độ phổ biến, diễn biến mật độ, sự phát sinh gây hại của châu chấu mía H. tonkinensis được tiến hành tại 3 điểm là xã Trung Hòa, huyện Tân Lạc; xã Bình Thanh, huyện Cao Phong và xã Tu Lý, huyện Đà Bắc. Xã Trung Hòa cũng là nơi thực hiện thí nghiệm về các biện pháp phòng trừ và thực hiện mô hình phòng trừ tổng hợp với sự tham gia của người nông dân. 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012. 2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu - Các loại lá cây làm thức ăn nuôi châu chấu (lá lúa, lá mía, lá ngô, lá luồng, lá lành hanh), các loại thuốc sâu, thuốc sinh học trừ châu chấu, dung dịch bão hòa của các loại muối khoáng. - Các loại đất đồi, đất cát pha, đất thịt nặng có các độ ẩm khác nhau. - Vật liệu khác: Bông thấm nước, giấy thấm, nước cất, cồn, Phocmol, keo dán, băng dính. - Kính lúp soi nổi 2 mắt, kính lúp cầm tay, tủ định ôn, tủ khí hậu, tủ lạnh, máy ảnh số, dao, kéo, thước kẹp panme; panh, bút lông, đĩa petri, lọ thuỷ tinh đựng mẫu, khay nhựa, bình phun, ống nghiệm, hộp nuôi châu chấu. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài châu chấu ở tỉnh Hòa Bình và mức độ phổ biến, 5 mức độ gây hại của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912. - Xác định vị trí phân loại và nghiên cứu đặc điểm hình thái của châu chấu mía H. tonkinensis. - Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của châu chấu mía H. tonkinensis. - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của châu chấu mía H. tonkinensis. - Nghiên cứu biện pháp phòng chống châu chấu mía H. tonkinensis. 2.5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra thành phần loài châu chấu, điều tra diễn biến mật độ châu chấu mía H.tonkinensis: Thực hiện theo Qui chuẩn quốc gia QCVN 01- 38 : 2010/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010a). Mẫu các loài châu chấu sau khi đã xử lý được định loại theo khóa phân loại của Mistshenko, 1952 (dẫn theo Mason, 1974; Viện Bảo vệ thực vật, 1985; Lưu Tham Mưu, 2000). * Phương pháp xác định mức độ phổ biến của châu chấu mía H. tonkinensis: Căn cứ theo độ thường gặp và độ ưu thế số lượng của chúng tại mỗi đợt điều tra. * Phương pháp nghiên cứu mức độ gây hại của châu chấu mía H. tonkinensis: Thực hiện trong nhà lưới, ở 03 giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa (giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn phân hóa đòng, giai đoạn trỗ bông/phơi màu). Trong đó giai đoạn lúa phân hóa đòng và trỗ bông/phơi màu thực hiện trong vụ xuân 2011 với châu chấu tuổi ấu trùng; giai đoạn lúa đẻ nhánh thực hiện trong vụ mùa 2011 với châu chấu tuổi trưởng thành. Thí nghiệm với 5 mật độ thả khác nhau (5 con, 10 con, 20 con và 30 con/m 2 ), đánh giá thiệt hại ở mỗi mật độ so với đối chứng không thả. * Nghiên cứu đặc điểm hình thái châu chấu mía H.tonkinensis: Quan sát đặc điểm hình thái, kích thước, màu sắc các pha phát dục của châu chấu được dựa theo tài liệu hướng dẫn của Blatchley (1920). * Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học châu chấu mía H. tonkinensis - Nghiên cứu thời gian phát triển của các giai đoạn được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 25 o C, ẩm độ 80%, thức ăn là lá lúa. - Nghiên cứu sức sinh sản của châu chấu mía H. tonkinensis trên các loại thức ăn khác nhau được thực hiện trong nhà lưới với 5 loại lá cây làm thức ăn (lá lúa, lá mía, lá ngô, lá luồng, lá lành hanh). Giai đoạn ấu trùng được nuôi quần thể trong các lồng nuôi có kích thước 1,5 x 1,5 x 2m, mỗi lồng nuôi bằng 1 loại thức ăn và nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại của mỗi loại thức ăn nuôi 100 cá thể. Khi châu chấu vũ hóa được ghép đôi từng cặp đực/cái và tiếp tục nuôi riêng rẽ trong các hộp có kích thước 25 x 25 x 50cm với cùng loại thức ăn như cũ để theo dõi thời điểm đẻ trứng và số lượng trứng đẻ. Các ổ trứng thu được của mỗi loại thức ăn được bảo quản riêng trong đất có độ ẩm 74,25 ± 0,32% tới khi trứng nở để tính tỷ lệ nở trứng. - Nghiên cứu tập tính lựa chọn thức ăn của ấu trùng châu chấu được thực hiện với ấu trùng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3. Ở mỗi tuổi thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại nuôi 50 ấu trùng trong lồng nuôi có kích thước 1,5 x 1,5 x 2m, 6 được đặt đồng thời 5 loại thức ăn (lá lúa, lá mía, lá ngô, lá luồng, lá lành hanh). Theo dõi ngày 2 lần vào 8 giờ và 16 giờ liên tục trong 5 ngày để ghi lại số lượng ấu trùng có mặt sử dụng mỗi loại thức ăn, sau mỗi lần theo dõi lại đổi vị trí đặt thức ăn. - Áp dụng công thức của Ananthakrishnan (1986) để tính hiệu suất chuyển hóa thức ăn tiêu thụ (ECI) = (Khối lượng tăng trưởng đạt được của châu chấu / Khối lượng thức ăn tiêu thụ) x100. * Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học châu chấu mía H. tonkinensis - Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình tới việc lựa chọn ví trí đẻ trứng tập trung của châu chấu: Chọn tuyến điều tra ổ trứng châu chấu từ chân đồi lên đỉnh đồi theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng điều tra tại 10 vị trí theo đường dích dắc phân bố đều trên tuyến. Tại mỗi vị trí chọn diện tích điểm điều tra 20m 2 , tại mỗi điểm đó, điều tra 5 hố theo đường chéo góc, diện tích hố 0,2m 2 (40 x 50 cm) để tính số lượng ổ trứng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại đất khác nhau tới sự lựa chọn vị trí đẻ trứng tập trung của châu chấu mía H. tonkinensis được tiến hành từ khi châu chấu vũ hóa 1 ngày tuổi, với 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, Mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức chọn 30 cặp châu chấu khỏe mạnh, thả vào trong lồng nuôi có kích thước 1,5 x 1,5 x 2,0m. Sử dụng lá lúa làm thức ăn nuôi châu chấu và được thay hàng ngày. Chính giữa lồng đặt các khay đất có kích thước 25 x 25 x 15cm. Mỗi khay chứa một loại đất là một công thức thí nghiệm (gồm có đất cát pha ven sông, đất ruộng thịt nặng, 2 loại đất feralit và cát xây dựng). Nuôi đến khi châu chấu chết sinh lý, bỏ đất khỏi khay và tính số lượng trứng thu được trên mỗi loại đất. - Nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ đất tới tỷ lệ nở trứng của châu chấu mía H. tonkinensis: Thí nghiệm bắt đầu vào tháng 3/2011, khi trứng châu chấu đã chấm dứt qua đông, bắt đầu phát dục. Trứng được phát dục trong đất với 5 công thức thí nghiệm ở 5 mức ẩm khác nhau là 32,78 ± 0,16% (mức hạn vừa); 43,16 ± 0,39% (mức chớm hạn); 68,86 ± 0,24% (mức ẩm vừa); 74,25 ± 0.32% (mức ẩm tối ưu) và 93,58 ± 0,55% (mức rất ẩm), mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Khi trứng nở, tính số lượng ấu trùng, từ đó tính tỷ lệ trứng nở ở mỗi độ ẩm đất. * Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trừ châu chấu mía H. tonkinensis và xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp với sự tham gia của cộng đồng - Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm đất tới tỷ lệ sống sót của châu chấu mía H.tonkinensis: Thí nghiệm được tiến hành với 3 công thức gồm để đất tự nhiên; làm đất (bằng biện pháp cuốc và đập để đất có kích thước dưới 10cm) vào tháng 9/2010 sau khi châu chấu đẻ trứng và tháng 2/2011 khi kết thúc qua đông của giai đoạn trứng. Mỗi công thức có diện tích 100m 2 , nhắc lại 3 lần. Đất sau khi cuốc được đập nhỏ, có kích thước dưới 10cm rồi để tự nhiên. Khi trứng nở, tính tỷ lệ trứng sống sót ở mỗi công thức. 7 - Nghiên cứu ứng dụng một số loại chế phẩm sinh học trong phòng chống châu chấu mía H. tonkinensis: Thí nghiệm thực hiện với ấu trùng tuổi 2,3 và châu chấu trưởng thành ở trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng, với các chế phẩm sinh học Beauveria bassiana (2,5-4 x 10 9 bào tử/gr) và Metarhizium anisopliae (7,5-8 x 10 10 bào tử/gr) là các công thức thí nghiệm. Thí nghiệm trong phòng được nhắc lại 3 lần, thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo khảo nghiệm diện rộng, 300m 2 mỗi công thức và không nhắc lại. Tính hiệu lực của chế phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm theo công thức Abbott và ở ngoài đồng ruộng theo công thức Henderson – Tilton. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số loại thuốc hóa học trong phòng chống châu chấu mía H. tonkinensis: Thí nghiệm thực hiện với ấu trùng tuổi 2,3 và châu chấu trưởng thành; cả trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng, với 3 công thức là thuốc Notan 2,8EC, nồng độ 0,1%; thuốc Nibas 50ND, nồng độ 0,25% và thuốc Sumithion 50EC, pha nồng độ 0,15%. Thí nghiệm trong phòng được nhắc lại 3 lần, thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo khảo nghiệm diện rộng, 300m 2 mỗi công thức và không nhắc lại. Tính hiệu lực của chế phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm theo công thức Abbott (1925) và ở ngoài đồng ruộng theo công thức Henderson – Tilton (1955). - Nghiên cứu xây dựng mô hình phòng chống tổng hợp châu chấu mía H. tonkinensis với sự tham gia của cộng đồng: Mô hình gồm có 2 khu đồi thí nghiệm theo 2 công thức phòng chống châu chấu. Khu đồi 1, diện tích 17,3ha, thực hiện biện pháp phòng chống tổng hợp với sự tham gia của người dân (nông hộ tham gia điều tra, xác định khu vực đẻ trứng, theo dõi thời điểm trứng nở, điều tra diễn biến mật độ châu chấu và cùng thảo luận biện pháp xử lý). Khu đồi 2, diện tích 7,4 ha, phòng trừ theo phương thức cũ (chỉ xử lý khi phát hiện châu chấu tấn công gây hại lúa). Đánh giá diễn biến mật độ và mức độ gây hại của châu chấu trong diện tích tham gia mô hình và diện tích đối chứng; hiệu quả thực hiện mô hình. 2.6. Phương pháp tính toán xử lý số liệu Toàn bộ các số liệu thu thập được tính toán và xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel và chương trình IRRISTAT 4.0. Các số liệu tỷ lệ phần trăm, trước khi xử lý phân tích phương sai được đổi biến thành dạng căn bậc 2 hoặc dạng Arcsine căn bậc 2. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài châu chấu, mức độ phổ biến và mức độ gây hại của châu chấu mía H.tonknensis ở tỉnh Hòa Bình 3.1.1 Thành phần loài châu chấu ở tỉnh Hòa Bình Kết quả điều tra trong 2 năm 2010, 2011, chúng tôi đã thu thập, định loại được 17 loài châu chấu tại khu vực nghiên cứu ở tỉnh Hòa Bình (bảng 3.1). 8 Bảng 3.1. Thành phần loài châu chấu thuộc họ Acrididae ở tỉnh Hòa Bình (2010 - 2011) TT Tên khoa học Tên Việt Nam Mức độ ph ổ bi ế n I Phân họ châu chấu lớn (Acridinae) 1 Ceracris sp. Châu chấu tre ++ 2 Ceracris kiangsu Tsai, 1929 Châu chấu tre lưng vàng +++ 3 Phlaeoba antennata Brunner v. Wattenwyl, 1893 Châu chấu mũ phật ++ 4 Phlaeoba infumata Brunner v. Wattenwyl, 1893 (*) Châu chấu mũ phật ++ II Phân họ châu chấu vân đùi (Catantopinae) 5 Diaboloatantops innotabilis (Walker, 1870) + 6 Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 Châu chấu mía +++ 7 Oxya chinensis (Thunberg, 1815) Châu chấu lúa Trung hoa +++ 8 Oxya velox (Fabricius, 1787) Châu chấu lúa +++ 9 Oxyrrhepes extensa Walker, 1859 (*) + 10 Pseudoxya diminuta ( Walker, 1871 ) Châu ch ấ u cánh ng ắ n +++ 11 Pseudoxya sp. + 12 Stenocatantop splendens (Thunberg, 1815) Châu chấu vệt đen đốt đùi ++ 13 Xenocatantop humilis (Serville, 1838) Châu chấu vệt đen đốt đùi ++ III Phân họ châu chấu vân cánh (Oedipodinae) 14 Trilophidia annulata (Thunberg, 1815) Châu chấu u ngực + IV Phân họ cào cào (Pyrgomorphynae) 15 Atractomorpha chinensis Bolivar, 1905 Cào cào nhỏ ++ 16 Atractomorpha lata (Motschulsky, 1866) (*) Cào cào xanh nhỏ + 17 Atractomorpha crenulata (Fabricius, 1793) (*) Cào cào xanh lớn + Ghi chú: (*) - Loài mới ghi nhận ở Hòa Bình. (+) - Ít phổ biến, độ thường gặp < 5% (++) - Phổ biến, độ thường gặp từ 5-25% (+++)- Rất phổ biến, độ thường gặp > 25% So sánh kết quả bảng 3.1 với danh lục 36 loài châu chấu đã được các tác giả phát hiện tại tỉnh Hòa Bình trước đây (Viện BVTV 1976; Phạm Thị Thùy, 1998; Lưu Tham Mưu, 2000; Nguyễn Thế Nhã, 2003) thì đề tài đã ghi nhận mới 4 loài cho tỉnh Hòa Bình là Phlaeoba infumata, Oxyrrhepes extensa, Atractomopha lata và Atractomopha crenulata. Như vậy, số loài châu chấu đã được phát hiện tại tỉnh Hòa Bình đến nay là 40 loài. 3.1.2. Mức độ phổ biến và mức độ gây hại của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình H. tonkinensis là loài duy nhất trong 17 loài đã phát hiện tại Hòa Bình ghi nhận được sự tập trung gây hại với số lượng cá thể lớn, không chỉ ở giai đoạn ấu trùng mà cả trong giai đoạn trưởng thành. Do vậy, chúng thường chiếm số lượng áp đảo trong quần xã châu chấu ở khu vực nghiên cứu vào thời gian vũ hóa, giao phối và đẻ trứng (bảng 3.2). [...]... (ECI) trong các giai đoạn phát triển của châu chấu mía H tonkinensis Ghi chú: GP - Giao phối 3.4 Đặc điểm sinh thái học của loài châu chấu mía H tonkinensis 3.4.1 Đặc điểm phát sinh gây hại của châu chấu mía H tonkinensis Sau khi vũ hóa, trong thời gian ăn bổ sung, châu chấu mía H tonkinensis hoạt động mạnh, sức gây hại lớn, di chuyển nhanh và thành từng đàn Đàn châu chấu lúc này có thể ở trên khu vực... trứng, thời gian qua đông và tỷ lệ sống sót của trứng đối với loài châu chấu mía chày xanh Hieroglyphus tonkinensis (Orthoptera: Acrididae) , Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4, trang 7-12 3- Nguyễn Hồng Yến, Hồ Thị Thu Giang và Nguyễn Văn Đĩnh (2013) “Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn tới sự thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis (Orthoptera: Acrididae) , Tạp chí... thường gặp trong năm của trưởng thành châu chấu mía H tonkinensis (Trung Hòa, Tân Lạc, Hòa Bình, 2010-2011) 3.4.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến châu chấu mía H tonkinensis Sau giai đoạn qua đông ở trong đất, trứng châu chấu bắt đầu phát dục và nở vào đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 tùy từng năm Kết quả theo dõi trong 3 năm (20102012) tại khu vực nghiên cứu cho thấy thời điểm nở trứng năm 2010... giám sát và xử lý muộn KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận 1- Đã xác định được 17 loài châu chấu ở tỉnh Hòa Bình, trong đó ghi nhận mới 4 loài cho khu hệ châu chấu ở tỉnh này là Atractomorpha lata (Motschulsky, 1866); Atractomorpha crenulata (Fabr., 1793); Oxyrrhepes extensa Walker, 1859 và Phlaeoba infumata Brunner V Wattenwyl, 1893 Loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 là loài có ý... nghiên cứu thể hiện ở phương thức gây hại của châu chấu trong giai đoạn lúa trỗ bông Nếu loài H banian ở Madras gây hại tới năng suất lúa bằng cách tấn công các hoa lúa còn non thì loài H tonkinensis ở Hòa Bình chỉ chủ yếu tấn công bộ lá đòng, ít ăn đến hoa lúa 3.2 Đặc điểm hình thái của châu chấu mía H tonkinensis Cả trưởng thành đực và cái châu chấu mía H tonkinensis đều có màu xanh lục, trên mảnh... sống sót của trứng châu chấu trong giai đoạn phát triển phôi Đây là giai đoạn mẫn cảm của trứng với các tác động bên ngoài, đặc biệt là yếu tố ẩm độ, vì trứng của mọi loài châu chấu đều phải hấp thụ nước ở giai đoạn cuối để hoàn thành phát dục (Dempster, 1963), kết quả thực nghiệm của chúng tôi đã chứng minh kết luận này là đúng 3.5 Biện pháp phòng chống châu chấu mía H .tonkinensis 3.5.1 Biện pháp canh... 20,00 5,26 Để đánh giá mức độ thiệt hại của châu chấu mía H .tonkinensis tới năng suất lúa, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong nhà lưới với các mật độ thả châu chấu khác nhau, ở các giai đoạn sinh trưởng của lúa khác nhau, kết quả được trình bày trong bảng 3.4 Bảng 3.4 Thiệt hại do châu chấu mía H tonkinensis tới năng suất lúa (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) Mật độ châu chấu thí nghiệm... Khả năng tiêu thụ thức ăn của châu chấu mía H tonkinensis Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn của châu chấu mía H tonkinensis cho thấy ấu trùng loài này tiêu thụ khối lượng thức ăn tăng dần từ tuổi 1 đến tuổi 7, trong đó tăng mạnh nhất ở tuổi 6, tuổi 7 (bảng 3.20) Bảng 3.20 Khối lượng thức ăn tiêu thụ của ấu trùng cái loài châu chấu mía H tonkinensis (Chi cục BVTV Hòa Bình, TP Hòa Bình, 2011) Khối lượng... trứng của châu chấu Việc xác định được loại đất loài châu chấu này ưa thích đẻ trứng nhất (đất đồi màu vàng nâu) rất có ý nghĩa thực tiễn trong việc điều tra, khoanh vùng để xác định khu vực đẻ trứng của loài châu chấu này, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nguyên tắc phát hiện và phòng trừ sớm trong quản lý châu chấu Thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của ẩm độ đất tới tỷ lệ sống sót của trứng châu. .. dịch châu chấu mía H tonknensis, thậm chí đã hình thành những người chuyên đi bắt châu chấu Nếu như thời điểm thu bắt châu chấu lúa thường phổ biến từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7, trong giai đoạn sau khi thu hoạch lúa vụ chiêm xuân, chuẩn bị cấy lúa vụ mùa thì việc thu bắt châu chấu mía H tonkinensis xẩy ra muộn hơn, từ cuối tháng 6 trở đi vì trưởng thành loài này vũ hóa muộn hơn so với châu chấu . triển của châu chấu mía H. tonkinensis Ghi chú: GP - Giao phối. 3.4. Đặc điểm sinh thái học của loài châu chấu mía H. tonkinensis 3.4.1. Đặc điểm phát sinh gây hại của châu chấu mía H. tonkinensis. cập và hạn chế đã nêu trên, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae) và biện pháp. Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912. - Xác định vị trí phân loại và nghiên cứu đặc điểm hình thái của châu chấu mía H. tonkinensis. - Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của châu chấu mía H. tonkinensis.

Ngày đăng: 24/07/2014, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w